Trả lời phỏng vấn các phóng viên bên lề sự kiện, ông Nguyễn Kim Anh, Giám đốc sản phẩm của VinBigdata cho biết, phiên bản dành cho cộng đồng sẽ giúp người dùng tra cứu những thông tin về lịch sử, văn hoá đặc trưng của người Việt Nam. Phiên bản này sẽ được cung cấp miễn phí, nhưng đơn vị triển khai sẽ phải trả các chi phí về hạ tầng như cloud hay các tài nguyên khác khi sử dụng.
Đơn cử, VinBigdata đang có một dự án triển khai với Bộ TT&TT về việc ứng dụng phiên bản ViGPT để cung cấp những thông tin liên quan đến các nghị định, chính sách, quy định pháp luật về ngành Thông tin và Truyền thông. Để từ đó lấy làm cơ sở khi người dân bình thường có thể vào trang web của Bộ TT&TT tra cứu trực tiếp các nội dung mình cần liên quan đến ngành. Hay công ty cũng sẽ cung cấp các phiên bản miễn phí này cho các trường học có nhu cầu để đưa vào phục vụ việc dạy và học của giáo viên và học sinh. Đây là một cách để phục vụ cho cộng đồng.
Ông Nguyễn Kim Anh cho biết, với bản cộng đồng, dữ liệu lịch sử người dùng tương tác thông qua các luồng hội thoại sẽ được lưu lại. Tuy nhiên, dữ liệu được lưu lại sẽ là những phần hội thoại ngắn, việc này để chống lại người dùng có thể hỏi những thông tin “nhạy cảm” mà công ty không mong muốn. Bên cạnh đó, VinBigdata phải luôn đảm bảo tính chân thực và chính xác của nội dung nên các phần hội thoại sẽ được lọc, để loại bỏ những thông tin độc hại cho người dùng cuối.
Đại diện VinBigdata chia sẻ, hiện ViGPT sẽ được mở thử nghiệm cho hơn một nghìn người sử dụng trước, còn để mở rộng ra cho số đông sẽ rất tốn chi phí, chẳng hạn như OpenAI một ngày duy trì ChatGPT có chi phí lên tới 700.000 USD, đây là điều công ty không thể chi trả. Sau khi tính toán về mặt chi phí của từng người dùng giai đoạn thử nghiệm, bước đầu tiên công ty sẽ cung cấp dịch vụ cho khoảng 10.000 người. Còn để cung cấp đại trà, mà cụ thể ở đây cho 100 triệu người dân Việt Nam vẫn còn phải xem xét trong tương lai.
Riêng bản cho doanh nghiệp, ông Nguyễn Kim Anh cho biết, VinBigdata sẽ tập trung tối ưu cho doanh nghiệp khi vận hành, bởi như OpenAI phát triển Model ChatGPT lên tới 175 tỷ tham số, để duy trì hạ tầng đó hết 700.000 USD/ngày. Với mức giá như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam khó có thể tự triển khai hạ tầng công nghệ cho mô hình ngôn ngữ lớn. VinBigdata đã xây dựng những mô hình cho bản thân các doanh nghiệp tối ưu xuống thấp hơn rất nhiều, đến vài trăm lần, so với giá ChatGPT vận hành.
Bên cạnh đó, VinBigdata tạo mô hình tuỳ biến một cách dễ dàng nhất cho các doanh nghiệp. Mô hình giá tuỳ thuộc vào chính sách của từng khách hàng, có những khách hàng họ yêu cầu về bảo mật dữ liệu sẽ cung cấp các gói tính phí bản quyền và khách hàng sẽ chi trả phần hạ tầng để triển khai nó. Với những khách hàng sử dụng nền tảng Private cloud của VinBigdata, sẽ tính chi phí bản quyền trong quá trình sử dụng.
Bản cho doanh nghiệp, tuỳ theo từng doanh nghiệp có thể may đo. Ví dụ như ngân hàng sẽ có bản riêng dành cho lĩnh vực này, thậm chí các ngân hàng khác nhau sẽ có các bản khác nhau do có các kho dữ liệu, văn bản khác nhau. Hoặc lĩnh vực giao thông vận tải sẽ có bản riêng cho taxi, hay bản riêng cho công ty sản xuất và bán xe như Vinfast. Các phiên bản này sẽ may đo tuỳ vào nhu cầu các đơn vị.
Hãng tin Bloomberg dẫn kết quả một cuộc khảo sát hơn hai chục địa điểm của hãng tư vấn bất động sản toàn cầu Knight Frank cho biết như vậy.
Gia nhập nhóm 1% những người giàu có nhất thế giới chưa bao giờ là dễ dàng và nó đặc biệt khó ở Monaco. Theo Báo cáo Thịnh vượng 2021 của Knight Frank, nếu muốn gia nhập nhóm siêu giàu tại công quốc vùng Địa Trung Hải, nơi người dân không phải đóng thuế thu nhập, bạn phải có khoảng 8 triệu USD.
Trong khi đó, nếu ở Thụy Sĩ hay Mỹ, bạn sẽ phải có lần lượt 5,1 triệu USD và 4,4 triệu USD. Tại Singapore, số tiền này là 2,9 triệu USD.
"Bạn có thể thấy rõ sự ảnh hưởng của chính sách thuế ở cấp cao nhất. Sau đó, bạn có thể thấy chiều rộng và chiều sâu của thị trường Mỹ", Liam Bailey - trưởng bộ phận nghiên cứu toàn cầu của hãng Knight Frank cho thấy.
Báo cáo trên cho thấy đại dịch đã làm khoảng cách giữa các nước giàu và nghèo bị mở rộng như thế nào. Điểm đầu vào đối với 1% người siêu giàu ở Monaco cao hơn gần 400 lần so với Kenya, quốc gia xếp hạng thấp nhất trong số 30 địa điểm mà Knight Frank nghiên cứu.
Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính, khoảng 2 triệu người ở quốc gia châu Phi trên đã rơi vào cảnh đói nghèo vì cuộc khủng hoảng Covid-19. Trong khi đó, 500 người giàu có nhất thế giới đã có thêm 1,8 nghìn tỷ USD trong năm 2020, theo Dữ liệu Tỷ phú của Bloomberg. Trong số này, các đại gia về công nghệ ở Mỹ như Elon Musk và Jeff Bezos là những người kiếm được nhiều tiền nhất.
Hiện, Mỹ đang dẫn đầu về số cá nhân siêu giàu bất chấp mức tăng trưởng giàu có tăng vọt ở Châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt là ở Trung Quốc. Các tỷ phú giàu có nhất khu vực này hiện có tổng số tài sản trị giá 2,7 nghìn tỷ USD, dữ liệu do Bloomberg thống kê cho thấy. Con số này cao gấp 3 lần so với hồi cuối năm 2016.
Từ năm 2020 tới 2025, Châu Á-Thái Bình Dương được dự báo sẽ tiếp tục vượt mức tăng trưởng toàn cầu về số cá nhân có giá trị tài sản ròng cao, những người có trên 30 triệu USD. Theo Knight Frank, Ấn Độ và Indonesia là những nước đứng đầu về chỉ số này.
Hoài Linh
Với sự phát triển vượt bậc, các thành phố này trở thành điểm đến lý tưởng dành cho giới siêu giàu trên thế giới.
" alt=""/>Tiết lộ điều kiện gia nhập nhóm 1% siêu giàu của thế giới