Hình ảnh khiến Ngọc Châu bị chỉ trích.
Nguyễn Thị Ngọc Châu sinh năm 1994, cao 1,74 m với số đo 85-64-95 cm. Cô giành danh hiệu Quán quân Vietnam's Next Top Model 2016 và Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022. Tại Miss Universe lần thứ 71, Ngọc Châu thuộc nhóm ứng viên có sắc vóc cân đối. Tuy nhiên, người đẹp trượt top 16.
Sau đó, hoa hậu xin lỗi công chúng vì không đạt thành tích tốt. Cô cho biết: "Châu muốn gửi lời xin lỗi đến mọi người, đến những người đã luôn theo dõi và ủng hộ Châu từ những ngày đầu tiên. Châu xin lỗi vì đã không thể khiến cho hai tiếng Việt Nam được hô vang nhiều lần trên sân khấu Miss Universe".
Gần đây, cô vướng tranh cãi chưa tốt nghiệp và bị quá hạn đào tạo của Đại học Tôn Đức Thắng (TP.HCM). Tới 2/2, ông Trần Việt Bảo Hoàng - CEO của Unicorp, công ty nắm bản quyền Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam - xác nhận thông tin.
Theo ông Bảo Hoàng, thời điểm thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022, thông tin trong hồ sơ của Ngọc Châu là trình độ học vấn 12/12 và đang học ngành Công nghệ sinh học, Đại học Tôn Đức Thắng. Ngọc Châu chưa tốt nghiệp Đại học Tôn Đức Thắng. Hiện, cô gần hoàn thiện các học phần, đợi thời điểm để thực tập và tốt nghiệp.
Theo Zing
" alt=""/>Hoa hậu Ngọc Châu bị chỉ trích vì mặc áo dài xuyên thấuPhòng, chống lừa đảo trên không gian mạng là trách nhiệm chung của toàn xã hội và cần sự chung tay của các doanh nghiệp, bộ, ngành, địa phương. Để ngăn chặn lừa đảo trực tuyến một cách hiệu quả, cần giải quyết hai vấn đề chính: sự luân chuyển dòng tiền từ bị hại đến đối tượng lừa đảo; việc đối tượng lừa đảo sử dụng ứng dụng, dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp để lừa đảo.
Trong khuôn khổ phiên chuyên đề, nhiều giải pháp cụ thể từ các chuyên gia và lãnh đạo doanh nghiệp đã được đưa ra thảo luận để chia sẻ góc nhìn, kinh nghiệm trong thiết kế xây dựng sản phẩm, phương án ngăn chặn hai yếu tố nói trên.
Đại diện các doanh nghiệp nhận định, các hình thức lừa đảo ngày càng đa dạng. Tội phạm lợi dụng sự phát triển của công nghệ để xây dựng các phương pháp lừa đảo mới, dù vẫn là mục tiêu cũ nhưng các đối tượng dùng công nghệ mới để dễ dàng lấy thông tin, dữ liệu. Hiện nay, người dùng Việt tiếp xúc với nguy cơ lừa đảo trực tuyến hằng ngày, hằng giờ... Tuy nhiên, nhiều người có thói quen dùng phần mềm không bản quyền, là môi trường lan tỏa ứng dụng độc hại, trojan. Bên cạnh đó, còn có xu hướng tội phạm sử dụng AI deepfake để tái tạo gương mặt người dùng, tạo tài khoản trùng tên để lừa đảo người thân...
Một số doanh nghiệp như Viettel, VNPAY, MK, Momo đã sử dụng AI, Big Data để cải tiến sản phẩm theo hướng thông minh hơn, an toàn hơn, cảnh báo sớm các hình thức lừa đảo mới, hành vi bất thường cũng như các nhóm khách hàng dễ gặp rủi ro.
Theo đại diện Viettel, cần tăng cường hợp tác chia sẻ dữ liệu, cùng xây dựng và làm giàu nguồn dữ liệu giữa các doanh nghiệp. Viettel phát triển giải pháp hạ tầng số để triển khai cho cả người dân ở vùng sâu vùng xa với phương châm "không bỏ ai ở lại phía sau".
Để phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng, "mỗi người dân cũng cần tự bảo vệ chính mình vì nếu không, không ai có thể bảo vệ họ cả". Đây là khuyến nghị của Thiếu tá thạc sĩ Đào Đức Triệu, Phó Tổng thư ký Trưởng ban nghiên cứu, tư vấn chính sách, pháp luật Hiệp hội An ninh mạng quốc gia. Ông nhận định luồng chảy dữ liệu như một con sông, nhưng nhận thức về bảo vệ dữ liệu cá nhân còn mất cân bằng, mọi người có tâm lý sẵn sàng đánh đổi thông tin đời tư, thông tin cá nhân để lấy sự tiện ích về mặt công nghệ.
Do đó, bên cạnh các biện pháp kỹ thuật, mấu chốt để phòng, chống lừa đảo là liên tục nâng cao nhận thức và kỹ năng cơ bản của người dân, đặc biệt là nhóm người yếu thế, không có kiến thức về an ninh mạng. Truyền thông là một kênh quan trọng, giúp họ nhận thức đúng đắn về các nguy cơ, rủi ro để tiếp cận, phòng ngừa trong thời gian tới.
Ông Nguyễn Thanh Bình, chuyên gia tư vấn an ninh mạng toàn cầu FPT IS, đưa ra ba đề xuất: các tổ chức, doanh nghiệp đưa hoạt động phishing chủ động vào chương trình đào tạo nhận thức cho cán bộ, nhân viên, khách hàng; cơ quan quản lý nhà nước cân nhắc triển khai nền tảng phishing chủ động quy mô lớn phục vụ hoạt động đào tạo nhận thức an toàn thông tin ở quy mô toàn quốc; thường xuyên xây dựng, cập nhật các hình thức phishing theo tình hình thực tế để nâng cao hiệu quả truyền thông rộng rãi.
Ngoài ra, có thể chọn một tháng làm tháng nâng cao nhận thức an toàn thông tin, liên tục thông tin tuyên truyền để nâng cao nhận thức chung; nghiên cứu đưa giáo dục an toàn thông tin vào chương trình đào tạo.
Ông Thái Trí Hùng, Phó Tổng Giám đốc cấp cao – Giám đốc công nghệ Momo, nhận thức khách hàng là một phần trách nhiệm của công ty. Vì vậy, Momo đã xây dựng các chương trình và áp dụng cơ chế game hóa để lồng ghép kiến thức cơ bản cho khách hàng dễ dàng hiểu và nắm được. Do các vùng tấn công (surface attack) trên môi trường số ngày càng rộng, Momo phải cập nhật liên tục nội dung truyền đạt. Ngoài ra, ví điện tử này cũng đang nắm trong tay đội ngũ data AI hơn 200 người, hai đội bảo mật độc lập và đội giám sát mạng xã hội để phân tích hành vi mới nhất, xây dựng biện pháp phòng, chống hiệu quả.
" alt=""/>Phòng, chống lừa đảo trực tuyến: Chỉ biện pháp kỹ thuật là chưa đủBan tổ chức ra mắt chương trình Chinh phục năm 2017. Ảnh: Thanh Hùng. |
Theo ban tổ chức, ngay trong phần thi tuyển sinh online và trực tiếp, các thí sinh trải qua các phần thi IQ, EQ và được các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tâm lý, âm nhạc và hội họa gợi mở để tư vấn hướng phát triển phù hợp nhất. Từ những phần thi này, các bạn nhỏ được bộc lộ toàn bộ kiến thức, khả năng sáng tạo, tiềm năng, ước mơ, khát vọng cống hiến.
Năm nay, trong số hàng chục nghìn thí sinh, ban tổ chức đã chọn được 72 bạn ở lứa tuổi 13, 14 để tham gia phần Ghi hình diễn ra tại Đài Truyền hình Việt Nam.
Vòng ghi hình với 12 cuộc thi tuần sẽ chọn ra 12 thí sinh bước vào cuộc thi chung kết. Hành trình đến với Chinh Phục không đơn thuần là cuộc đấu trí kiến thức toàn diện mà còn là sự trải nghiệm chính sở trường, đam mê của từng cá nhân.
Định hướng của cuộc thi hoàn toàn phù hợp với bước chuyển mình của nền giáo dục Việt Nam đổi mới khi chương trình giáo dục phổ thông tổng thể bổ sung nhiều hoạt động trải nghiệm, định hướng nghề nghiệp sớm, chú trọng STEM.
Nhà báo Đặng Diễm Quỳnh, Trưởng ban Thanh Thiếu niên, Đài truyền hình Việt Nam thông tin về chương trình mùa thứ 3. Ảnh: Thanh Hùng. |
Nhà báo Đặng Diễm Quỳnh, Trưởng ban Thanh Thiếu niên, Đài truyền hình Việt Nam cho rằng, trẻ em giờ có rất nhiều công cụ để tiếp nhận thông tin qua Internet, mạng xã hội nên kiến thức tích lũy được cũng khác trước. Vì vậy, hệ thống câu hỏi của Chinh phục sẽ không chỉ gói gọn kiến thức trong nhà trường, mà sẽ có nhiều câu hỏi mở để đánh giá hiểu biết toàn diện của các em.
Năm 2017, Chinh Phục sẽ chọn ra quán quân giành một suất học bổng toàn phần học phí và sinh hoạt cho 3 năm học THPT tại hệ thống trường TH School trị giá lên tới 1,5 tỷ đồng, do quỹ Vì tầm vóc Việt trao tặng.
Trường của thí sinh quán quân cũng sẽ nhận được quỹ xây dựng thư viện Vì tầm vóc Việt trị giá 30 triệu đồng. Ngoài ra, các thí sinh xếp hạng Nhì và Ba cũng được trao tặng các suất học bổng toàn phần trong suốt 3 năm học tại Hệ thống trường TH School.
Chinh Phục mùa thứ 3 sẽ chính thức lên sóng trên kênh VTV6 lúc 20h thứ 4 hàng tuần, bắt đầu từ ngày 25/10/2017.
Thanh Hùng
" alt=""/>Ra mắt chương trình gameshow cho học sinh THCS mùa thứ 3