Tuy nhiên khi cất câu hát đầu Một ngày nào đó nếu ánh dương sẽ không còn, loài người..., Bằng Kiều đã bỏ lửng, òa khóc nức nở. Khán giả đã vỗ tay cổ vũ tinh thần ca sĩ. Mất 1 phút, Bằng Kiều mới lấy lại bình tĩnh.
Anh chia sẻ: "Hồi ấy, tôi chủ yếu hát tiếng Anh tại các vũ trường, tụ điểm, không thuộc nhiều bài tiếng Việt. Đến khi thi Giọng hát hay chuyên nghiệp toàn quốc năm 1991, tôi mới nói với anh Châu: Anh viết cho em một bài vui nhộn, tiết tấu nhanh một chút và hợp tuổi em với. Vì bài tiếng Anh em chọn thi đã là điệu slow rồi. Thế là anh đã viết cho riêng tôi bài Ngây thơ. Sau đó, bài Ngây thơrất được yêu thích, nhiều ca sĩ hát nhưng tôi lại hiếm khi thể hiện. Hôm nay, em hát bài Nếu điều đó xảy ratiễn anh, anh tiếp sức để em hát trọn vẹn bài này nhé".
Sau đó, Bằng Kiều tập trung hát trọn vẹn nhạc phẩm của nhạc sĩ Ngọc Châu. Ca sĩ nói: "Rất cảm ơn khán giả đã thông cảm và chia sẻ với tôi hôm nay. Anh Châu ra đi là mất mát của riêng tôi và của cả khán giả. Nhiều người chưa từng gặp nhạc sĩ Ngọc Châu nhưng đã rất xót xa, chia sẻ khi anh mất".
Nhạc sĩ Ngọc Châu sinh năm 1967. Anh mất lúc 7h20' ngày 17/3 tại Bệnh viện 108 (Hà Nội) do suy tim giai đoạn cuối. Với nhạc sĩ, Bằng Kiều luôn khắc ghi ân tình đặc biệt. Không chỉ được sáng tác riêng bài Ngây thơ, Bằng Kiều và đàn anh từng có thời gian hoạt động trong nhóm Chìa Khóa Vàng. Nhiều đêm đi diễn về muộn, Bằng Kiều đã qua nhà Ngọc Châu ngủ nhờ, chứng kiến đàn anh thường thức đến 3 - 4 giờ sáng để viết nhạc.
Năm 1998, Bằng Kiều được nhạc sĩ Ngọc Châu đỡ đầu hoạt động trong nhóm Quả Dưa Hấu. Ngọc Châu đào tạo nhân tố trẻ thiếu kinh nghiệm, định hướng họ cách hát, biểu diễn và cả việc giao lưu với khán giả. Sau khi Quả Dưa Hấu tan rã, nhạc sĩ vẫn nhiệt tình hỗ trợ các đàn em phát triển con đường ca hát solo.
Cẩm Loan
Sự ra đi đột ngột của nhạc sĩ Ngọc Châu ở tuổi 55 khiến nhiều người sốc và đau xót. Rất đông nghệ sĩ đã đến nhà tang lễ trưa 19/3 để tiễn biệt tác giả 'Thì thầm mùa xuân'.
" alt=""/>Bằng Kiều khóc òa, hát tiễn biệt nhạc sĩ Ngọc ChâuNhiều sinh viên lớp Tài chính ngân hàng K36, Trường ĐH Cần Thơ phát hiện luận văn tốt nghiệp file PDF bị đăng bán trên mạng.
![]() |
Sinh viên phản ánh luận văn tốt nghiệp bị bán |
Sinh viên cho rằng luận văn là công sức tốt nghiệp, sinh viên gửi về trường để lưu trữ và cho các sinh viên khóa sau tham khảo nhưng đã bị thành phần xấu trục lợi đem bán lên mạng.
Theo phản ánh luận văn tốt nghiệp đã được công khai bán trên website 123doc.
Ông Đỗ Văn Xê, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ cho rằng sau khi nhận được tin nhắn và đọc một số thông tin trên trang cá nhân của sinh viên phản ánh tình trạng luận văn tốt nghiệp của sinh viên Trường ĐH Cần Thơ bị rao bán trên mạng, ông đã kiểm tra và ghi nhận phản ảnh của sinh viên là đúng sự thật.
Theo ông Xê, nguyên tắc chung các file luận văn tốt nghiệp được đưa lên website của thư viện để đọc, không được download toàn luận văn tốt nghiệp. Trường cũng không chủ trương cung cấp các tài liệu này ra bên ngoài.
Sau khi nhận phản ánh trường đang điều tra tìm nguyên nhân rò rỉ thông tin này và sẽ xử lý đến nơi đến chốn những người vi phạm quy định.
Ngoài ra trường cũng nhờ công an làm việc với chủ của website 123doc và xử lý theo quy định của pháp luật.
Ông Xê cũng thay mặt ban giám hiệu nhà trường xin lỗi các em sinh viên và đề nghị các sinh viên phối hợp với trường tìm ra những người đánh cắp tài liệu.
Lê Huyền
" alt=""/>Sinh viên bất bình vì luận văn tốt nghiệp bị rao bán trên mạngTheo Quy chế, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội là trường đại học công lập, trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Viện Hàn lâm), chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo của Bộ GD-ĐT, chịu sự quản lý hành chính theo lãnh thổ của UBND thành phố Hà Nội.
Trường có chức năng và nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, đặc biệt trong những lĩnh vực khoa học, công nghệ mũi nhọn.
Bên cạnh đó, đào tạo các trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ; gắn kết chặt chẽ hoạt động đào tạo với hoạt động nghiên cứu khoa học.
Sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh hoàn thành chương trình đào tạo được trường cấp bằng tương ứng với trình độ đào tạo; nghiên cứu khoa học và công nghệ trong mối liên hệ chặt chẽ với doanh nghiệp; phổ biến kết quả nghiên cứu và thực hiện chuyển giao công nghệ.
Trường được xây dựng theo hướng đề cao nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tự do học thuật trong đào tạo và nghiên cứu. Trong đó, trường được quyết định về cơ cấu tổ chức các đơn vị trực thuộc và ban hành các quy định nội bộ phù hợp với quy định của pháp luật. Trường được tuyển dụng, quản lý và sử dụng cán bộ, giảng viên, người lao động theo quy định của Nhà nước. Trường được quyết định số lượng người làm việc và được thành lập Hội đồng chức danh giáo sư cơ sở.
Trường được quyền huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo của Trường, được tự quyết định sử dụng nguồn kinh phí theo quy chế chi tiêu nội bộ của Trường.
Cơ cấu tổ chức Trường có Hội đồng trường, Hội đồng Nội trị (Senat), Ban Giám hiệu, Hội đồng khoa học và đào tạo, các khoa, phòng, ban, các đoàn thể và tổ chức chính trị - xã hội.
Hội đồng trường là tổ chức chịu trách nhiệm quyết định về phương hướng hoạt động của Trường, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho Trường, gắn Trường với cộng đồng và xã hội.
Các thành viên của Hội đồng trường do Chủ tịch Viện Hàn lâm bổ nhiệm theo đề nghị của hai Bên (Bên Việt Nam do Chủ tịch Viện Hàn lâm đề xuất; Bên Pháp do Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam đề xuất). Hội đồng trường gồm 20 thành viên (trong đó có 1 Chủ tịch và 2 Phó Chủ tịch) không thuộc biên chế của Trường, không hưởng lương, nhưng được hưởng thù lao và phụ cấp khi tham gia các hoạt động của Hội đồng trường. Mức thù lao, phụ cấp sẽ được xác định trong quy chế chi tiêu nội bộ của Trường. Thành viên Hội đồng trường của mỗi Bên bao gồm: 2 đại diện do Chính phủ hai nước cử; 3 đại diện các trường đại học và tổ chức nghiên cứu; 2 nhà khoa học ở ngoài Trường; 3 đại diện từ các tổ chức kinh tế - xã hội.
Hiệu trưởng không là thành viên của Hội đồng trường, được mời tham gia các cuộc họp của Hội đồng trường nhưng không có quyền biểu quyết.
Nhiệm kỳ của Hội đồng trường là 5 năm. Hết nhiệm kỳ, mỗi Bên bổ nhiệm mới 50% và bổ nhiệm lại 50% số thành viên. Thành viên không tham gia Hội đồng trường quá hai nhiệm kỳ liên tục.
Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội còn được gọi là Trường ĐH Việt Pháp, được thành lập theo Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Pháp ngày 12/11/2009 và Quyết định số 2067/QĐ-TTg ngày 09/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội. Trường được đầu tư 190 triệu USD để xây dựng theo mô hình đại học xuất sắc.
Tuệ Minh
" alt=""/>Thủ tướng ban hành Quy chế hoạt động của Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội