![](<p style=)
- Trường ĐH Sư phạm TP.HCM vừa giới thiệu danh sách sinh viên tiêu biểu sau 40 năm hình thành và phát triển. 40 năm qua, cựu sinh viên của trường là hàng ngàn nhà giáo công tác trong ngành giáo dục, nhiều cựu sinh viên công tác ngoài ngành.
Dưới đây là một số gương mặt cựu sinh viên của nhà trường.
Bốn cựu sinh viên là giám đốc, phó giám đốc của Sở GD-ĐT TP.HCM
Đó là các cựu sinh viên Lê Hồng Sơn, Nguyễn Tiến Đạt, Nguyễn Văn Hiếu, Lê Hoài Nam.
Ông Lê Hồng Sơn, hiện là Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM
![{keywords} {keywords}](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/2017/03/17/12/20170317125529-1.JPG)
|
Ảnh:VietNamNet |
Sau khi tốt nghiệp đại học, ông Sơn từng là giáo viên Trường THPT Quang Trung, Huyện Củ Chi. Ông cũng là một cán bộ đoàn của Sở trước khi được bổ nhiệm làm chuyên viên tổng hợp, rồi Phó Chánh Văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM.
Sau đó, ông Sơn có thời gian làm quản lý tại Trường THPT Tân Phong, Quận 7, với vai trò hiệu trưởng, trước khi được bổ nhiệm làm Chánh Văn phòng Sở.
Năm 2009, ông Sơn được bổ nhiệm vào chức vụ Phó Giám đốc và hai năm sau thì giữ chức Giám đốc của Sở này.
Ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM
![{keywords} {keywords}](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/2017/03/17/12/20170317125529-2.jpg)
|
Ảnh: VOH |
Ông Đạt là cựu sinh viên ngành Sư phạm Toán, cử nhân chính trị và thạc sĩ quản lý giáo dục. Ông vào ngành giáo dục đào tạo từ tháng 12/1979, đến nay đã gần 40 năm.
Ông Đạt được bổ nhiệm giữ chức Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM vào tháng 2/2009. Trước đó, ông là Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Sở GD-ĐT, Thường vụ Công đoàn GD-ĐT Việt Nam và là Chủ tịch Công đoàn ngành GD-ĐT TP.HCM.
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM
![{keywords} {keywords}](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/2017/03/17/12/20170317125529-3.jpg)
|
Ảnh: VietNamNet |
Ông Hiếu là cựu sinh viên ngành Sư phạm Toán. Tốt nghiệp đại học năm 1989, ông Hiếu trải qua nhiều vị trí công tác. Trước khi giữ chức Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, ông là phó Trưởng Phòng Giáo dục trung học của Sở.
Ông Lê Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM
Ông Nam là cựu sinh viên Khoa Sư phạm Vật lý. Ông tốt nghiệp đại học năm 1995 và bảy năm sau thì giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng Trường THPT Trường Chinh (Quận 12), sau đó là Trưởng Phòng GD-ĐT Quận 9.
Ông Nam có thời gian gắn bó với “những con số” khi là Trưởng Phòng Kế hoạch Tài chính của Sở. Tới năm 2011, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở.
Bà Nguyễn Thị Quyên Thanh, Giám đốc Sở GD-ĐT Vĩnh Long.
![{keywords} {keywords}](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/2017/03/17/12/20170317125529-5.JPG) |
Ảnh: Báo Vĩnh Long |
Bà Thanh được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở GD-ĐT Vĩnh Long năm 2016, lúc 38 tuổi. Bà là là cựu sinh viên ngành Tiếng Anh và sau đó là giáo viên dạy Tiếng Anh Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Bà Thanh đảm nhiệm vai trò quản lý khi tuổi đời khá trẻ như Phó Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hiệu trưởng Trường THPT Vĩnh Long, rồi Trưởng Phòng Giáo dục Thành phố Vĩnh Long.
Năm 2015, bà Thanh được bổ nhiệm giữ chức Phó Giám đốc Sở GD-ĐT của tỉnh này và được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc một năm sau đó.
Sáu giáo sư, phó giáo sư và tiến sĩ công tác tại trường
Điều đặc biệt, trong những gương mặt cựu sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Sư Phạm TP.HCM, có nhiều người đang đang công tác ngay tại ngôi trường mình đã học.
PGS.TS Lê Thu Yến
![{keywords} {keywords}](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/2017/03/17/12/20170317125529-6.JPG) |
Ảnh: Nguyên Nam |
Bà Thu Yến cựu sinh viên của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, tốt nghiệp năm 1981. Năm 1997, bà cũng bảo vệ luận án Tiến sĩ Ngữ văn ngay tại ngôi trường này. Hiện tại bà Yến là Phó trưởng Khoa Ngữ văn
PGS.TS Đoàn Văn Điều
![{keywords} {keywords}](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/2017/03/17/12/20170317125529-7.jpeg) |
PGS.TS Đoàn Văn Điều, hàng ngồi chính giữa (Ảnh:Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) |
Ông Điều là Phó trưởng Khoa Tâm lý giáo dục. Ông đảm nhận giảng dạy nhiều môn như Tâm lý học, Trắc nghiệm (Tâm lý và Giáo dục), Lý luận và Phương pháp dạy học Tâm lý học, Tâm lý học lao động, Phát triển chương trình học, Quản lý dự án, Tâm lý học tham vấn, Nghiên cứu khoa học giáo dục và xã hội.
TS Trần Hoàng
![{keywords} {keywords}](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/2017/03/17/12/20170317125529-8.jpg) |
Ảnh: Báo Gia Lai |
Ông Hoàng là một sinh viên xuất sắc. Sau khi tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, ông Hoàng được giữ lại trường làm giảng viên công tác ở Khoa Ngữ văn. Ông Hoàng được mệnh danh là “3 nhà” trong một người gồm nhà giáo, nhà báo và nhà thơ.
TS Nguyễn Thị Minh Hồng
![{keywords} {keywords}](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/2017/03/17/12/20170317125529-9.jpg) |
Ảnh: Trường ĐH Sư phạm TP.HCM |
TS Nguyễn Thị Minh Hồng giữ chức Phó Hiệu trưởng nhà trường từ năm 2011. Bà phụ trách công tác hợp tác Quốc tế, Khoa học công nghệ - Môi trường, Tạp chí Khoa học, Dự án và Thông tin - Truyền thông.
PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ
![{keywords} {keywords}](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/2017/03/17/12/20170317125529-10.jpg) |
Ảnh: Báo Thanh Niên |
Ông Vũ là Trưởng Khoa Tiếng Anh, là một thầy giáo trẻ thuộc thế hệ 8X, được giữ lại trường làm cán bộ giảng dạy vào năm 2003.
Giảng dạy Tiếng Anh, nhưng ông Vũ từng được Tập đoàn Microsoft công nhận là một trong 50 giảng viên toàn cầu sáng tạo trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giáo dục. Dù vậy, ông Vũ cho hay ông được tiếp xúc với máy tính khá muộn, năm cuối cùng đại học mới mua được bộ máy vi tính để bàn đầu tiên...
PGS.TS Nguyễn Thanh Tùng
Ông Tùng là được công nhận là tiến sĩ khi giảng dạy Tiếng Anh tại Trường ĐH Melbourne, Australia. Ông cũng được công nhận là Tiến sĩ Ngôn ngữ học Trường ĐHKHXH - NV TP.HCM. Ông Tùng hiện là Phó trưởng Khoa Tiếng Anh.
Cựu sinh viên tiêu biểu của trường còn nhiều gương giữ vai trò quan trọng như ông Nguyễn Ngọc Minh, Hiệu trưởng THPT Hoàng Hoa Thám TP.HCM; ông Lâm Triều Nghi, Hiệu trưởng THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM; ông Bùi Minh Tâm, Hiệu trưởng THPT Lương Thế Vinh, TP.HCM; ông Nguyễn Thanh Tòng, Hiệu trưởng THPT Lê Minh Xuân, TP.HCM... và hàng ngàn nhà giáo đang thầm lặng công tác trong ngành giáo dục.
Lê Huyền
" alt="Trường ĐH Sư phạm TP.HCM: Nhiều cựu sinh viên tiêu biểu đang là giám đốc, phó giám đốc Sở Giáo dục"/>
Trường ĐH Sư phạm TP.HCM: Nhiều cựu sinh viên tiêu biểu đang là giám đốc, phó giám đốc Sở Giáo dục
![](<p style=)
Trường ĐH Y Hà Nội vừa chính thức công bố phương thức tuyển sinh đại học năm 2017. Theo đó, nhà trường sẽ sử dụng các tiêu chí phụ để xác định khả năng trúng tuyển. Đặc biệt, năm 2018 trường sẽ sử dụng môn Ngoại ngữ thêm ở tiêu chí phụ.Trường sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 có tổ hợp 3 bài thi/ môn thi Toán, Hóa học, Sinh học (B00) để xét tuyển.
![{keywords} {keywords}](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/2017/02/21/18/20170221182640-y-ha-noi.jpg) |
Thí sinh dự thi vào trường (Ảnh: Văn Chung)
|
Các quy định liên quan đến điều kiện, hồ sơ, thời gian và địa điểm đăng ký xét tuyển, quy định tiêu chí và ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy đinh chung của Bộ GD-ĐT.
Trường xác định điểm trúng tuyển theo ngành và sử dụng tiêu chí phụ nếu các thí sinh cuối cùng của chỉ tiêu tuyển sinh có điểm thi bằng nhau. Thứ tự ưu tiên của các tiêu chí phụ dùng để xét tuyển như sau: Ưu tiên 1 Điểm bài thi Toán; Ưu tiên 2 Điểm môn thi Sinh học.
Nhà trường tiếp tục tuyển thẳng vào các ngành học đối với các trường hợp sau: Những thí sinh tham dự kỳ thi chọn đội tuyển Quốc gia dự thi Olympic Quốc tế các môn Toán, Hóa, Sinh; Những thí sinh đạt giải Nhất Quốc gia môn Sinh, Toán, Hóa.
Những thí sinh đạt giải Quốc tế Nhất, Nhì, Ba, Tư trong cuộc thi Khoa học kỹ thuật và đã tốt nghiệp THPT được tuyển thẳng vào tất cả các ngành.
Những thí sinh đạt giải Nhì và Ba trong cuộc thi chọn học sinh giỏi Quốc gia môn Sinh, Toán, Hóa và đã tốt nghiệp THPT được tuyển thẳng vào ngành Y học Cổ truyền, Y học Dự phòng, Điều dưỡng, Xét nghiệm Y học, Y tế Công cộng, Dinh dưỡng và Cử nhân Khúc xạ.
Những thí sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong cuộc thi Khoa học kỹ thuật Quốc gia đã tốt nghiệp trung học phổ thông. Hiệu trưởng, Hội đồng khoa học của trường sẽ xem xét cụ thể kết quả dự án hoặc đề tài mà thí sinh đạt giải để tuyển thẳng vào một số ngành hệ cử nhân.
Tổng số thí thí tuyển thẳng không quá 10% mỗi ngành.
Trường ưu tiên xét tuyển (áp dụng cho các thí sinh không đạt điều kiện tuyển thẳng hay không dùng điều kiện tuyển thẳng) đối với thí sinh đạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc Gia môn Toán, Sinh, Hóa được cộng điểm thưởng vào tổng điểm bài thi Toán và mô thi Hóa học, Sinh học: Đạt giải Nhất: Cộng 4,0 điểm, Đạt giải Nhì: Cộng 3,0 điểm, Đạt giải Ba: Cộng 2,0 điểm.
Đối với thí sinh tốt nghiệp các năm trước không sử dụng kết quả điểm thi THPT Quốc gia các năm trước để xét tuyển vào trường.
Thí sinh cần lưu ý từ năm 2018, Trường ĐH Y Hà Nội sẽ lấy kết quả thi THPT Quốc gia môn Ngoại Ngữ làm tiêu chí phụ xét tuyển vào trường.
Năm 2018, trường chỉ tuyển thằng những thí sinh trong đội tuyển dự thi Olympic Quốc tế môn Toán, Sinh, Hóa và những thí sinh đạt giải Nhất Quốc gia môn Toán, Sinh, Hóa, đã tốt nghiệp THPT được tuyển thẳng vào tất cả các ngành. Những thí sinh đạt giải Nhì và Ba Quốc gia môn Sinh, Toán, Hóa, đã tốt nghiệp THPT được tuyển thẳng vào ngành: Y học Cổ truyền, Y học Dự phòng, Điều dưỡng, Xét nghiệm Y học, Y tế Công cộng, Dinh dưỡng và Cử nhân Khúc xạ. Số lượng tuyển thẳng 5-10% chỉ tiêu của mỗi chuyên ngành.
Ngân Anh - Thanh Hùng
" alt="Tuyển sinh 2017: Trường ĐH Y Hà Nội xác định khả năng trúng tuyển bằng tiêu chí phụ"/>
Tuyển sinh 2017: Trường ĐH Y Hà Nội xác định khả năng trúng tuyển bằng tiêu chí phụ
Dịch bùng phát, phụ huynh có con vào lớp 1 thêm lo lắngChương trình Giáo dục Phổ thông mới (GDPT mới) sẽ bắt đầu được áp dụng với khối lớp 1 trên toàn quốc từ năm học 2020 - 2021 sắp tới. Đây là thách thức lớn với các giáo viên và các em học sinh, nhưng cũng là thử thách với phụ huynh các em trong vai trò đồng hành cùng con vào lớp 1, đặc biệt trong thời điểm dịch Covid-19 đang có những diễn biến khó lường.
Bộ GD&ĐT đã đề xuất 3 hình thức học trực truyến trong năm học mới, tuy nhiên, dù có lựa chọn hoặc buộc phải áp dụng hình thức nào, vai trò của phụ huynh trong việc đồng hành cùng con cũng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
“Là năm học đầu tiên áp dụng sách giáo khoa mới lại gặp dịch bệnh Covid-19, chắc chắn, ba mẹ phải đồng hành và hỗ trợ con rất nhiều trong quá trình học lớp 1. Hiện tại mình khá lo lắng vì chưa nắm hết các thay đổi của sách giáo khoa mới, đặc biệt là môn Tiếng Việt.” - Chị Hoa (Thanh Xuân, Hà Nội) lo lắng.
“Tiếng Việt và Toán là hai môn quan trọng, nền tảng của lớp 1, dù đã nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình từ phía nhà trường, nhưng việc làm quen với sách giáo khoa mới của hai môn học này với tôi còn khá bỡ ngỡ. Tôi chưa tự tin để có thể giúp con học trong trường hợp bắt buộc phải học trực tuyến như năm học trước.” - Chị Yến (Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ.
Thực tế, đây không phải lo lắng của số ít phụ huynh. Trên các diễn đàn, hội nhóm đồng hành cùng con vào lớp 1, rất nhiều ba mẹ cũng đang gặp phải tình trạng tương tự.
Trẻ chơi và học với Chương trình Học vần của VMonkey
Hiểu được nỗi lo chung của hầu hết các ba mẹ, với mong muốn giúp ba mẹ đồng hành cùng con học lớp 1 hiệu quả ở môn tiếng Việt, Monkey Việt Nam đã ra mắt Chương trình Học vần của VMonkey trong tháng 8/2020. Chương trình Học vần được xây dựng theo sách giáo khoa tiếng Việt 1 đã được Bộ trưởng Bộ GD& ĐT phê duyệt sử dụng trong chương trình GDPT từ năm học 2020 - 2021.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/08/24/14/bao-boi-giup-tre-lop-1-hoc-van-hieu-qua.jpg) |
Chương trình đã nhận được những phản hồi tích cực từ cộng đồng phụ huynh khi toàn bộ nội dung bám sát theo chương trình GDPT mới của Bộ. |
Học vần trên ứng dụng VMonkey gồm 112 bài học, kết hợp những thế mạnh nổi bật của Monkey trong hơn 5 năm qua với những ứng dụng học tiếng Anh nổi tiếng như Monkey Junior và Monkey Stories, Học vần của VMonkey phát huy sự chủ động của trẻ khi học - giúp trẻ tiếp thu kiến thức theo cách “chơi mà học” mà vẫn đạt hiệu quả.
Mỗi bài học của chương trình Học vần gồm 2 phần: phần truyện và phần hoạt động.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/08/24/14/bao-boi-giup-tre-lop-1-hoc-van-hieu-qua-1.jpg) |
Phần truyện: gồm các mẩu truyện sinh động giúp trẻ làm quen với âm/vần/thanh điệu trong bài học. |
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/08/24/14/bao-boi-giup-tre-lop-1-hoc-van-hieu-qua-2.jpg) |
Phần Hoạt động tương tác: gồm 5 - 7 hoạt động mỗi bài học. Thông qua các trò chơi tương tác vui nhộn để giúp trẻ nhận diện, phân biệt các âm/vần/thanh, tìm kiếm các âm/vần/thanh trong từ, câu… |
Học 1 bài mỗi ngày theo lộ trình bài học được xây dựng sẵn, trẻ không cần học vẹt, nhồi nhét kiến thức, mà vẫn dễ dàng ghi nhớ mặt chữ, nắm vững các quy tắc đánh vần, quy tắc chính tả, từ đó đọc thông viết thạo. Bên cạnh đó, giọng đọc chuẩn và rõ ràng cũng sẽ giúp cho các con tránh được các lỗi sai do thói quen vùng miền.
Ngoài ra, khi học xong mỗi bài học, VMonkey còn gửi tặng cho phụ huynh học liệu miễn phí để ôn tập ngoài ứng dụng cho con. Nhờ việc kết hợp học online trên ứng dụng và học offline cùng học liệu, ba mẹ và các con sẽ có thêm nhiều hoạt động thú vị đồng thời tăng hiệu quả tiếp thu khi học.
Các phụ huynh dù chưa có điều kiện tìm hiểu về chương trình mới của Bộ GD&ĐT vẫn có thể dễ dàng đồng hành cùng con, thông qua việc cùng con khám phá ứng dụng và ôn tập với các học liệu.
Chị Hà Anh Phan (Hà Nội) chia sẻ: “Mới chỉ học được 1 tuần nhưng bé Khoa nhà Hà Anh đã thích mê phần Học vần vì có rất nhiều trò chơi thú vị, mỗi bài học ngoài câu chuyện đầu tiên giới thiệu về vần ra thì các hoạt động tiếp theo đều là trò chơi.”
“Mon đã học Monkey Junior rồi đến Monkey Stories từ khi 3 tuổi. Tháng 9 này Mon vào lớp 1, Monkey thật hiểu lòng mẹ Mon khi ra hẳn 1 phần Học vần dành cho các bạn lớp 1.” - Mẹ Huế Ngọc Nguyễn chia sẻ trên Facebook cá nhân khi nhận được thông báo Học vần trên VMonkey chính thức ra mắt.
Với “Học vần”, VMonkey tự tin sẽ làm tốt hơn nữa vai trò là một ứng dụng Học tiếng Việt theo chương trình GDPT mới cho trẻ Mầm non và Tiểu học.
Để trải nghiệm phần Học vần của Vmonkey, tải miễn phí ứng dụng tại https://vmonkey.vn/tai-mien-phi.html
Doãn Phong
" alt="‘Bảo bối’ giúp trẻ lớp 1 học vần hiệu quả"/>
‘Bảo bối’ giúp trẻ lớp 1 học vần hiệu quả