Các đại biểu nhấn chuông khai mạc Phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật lần thứ II năm 2024 (Ảnh: Thanh Xuân).
Theo báo cáo của Trung tâm, nhu cầu tuyển dụng lao động lao động phổ thông là 796 chỉ tiêu, chiếm tỷ lệ 61,9%. Nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ trung cấp - công nhân kỹ thuật là 289 chỉ tiêu, chiếm tỷ lệ 22,5%. Nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ cao đẳng - đại học trở lên là 201 chỉ tiêu.
Mức thu nhập từ trên 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng/tháng có 208 chỉ tiêu, chiếm tỷ lệ 16,2% tổng số chỉ tiêu tuyển dụng. Đây là mức thu nhập của những chỉ tiêu tuyển dụng chất lượng cao vào các vị trí kinh doanh, quản lý, giám sát, dành cho người lao động có kinh nghiệm và chuyên môn tốt, có khả năng chịu áp lực công việc cao.
Mức thu nhập từ trên 7 triệu đồng đến 10 triệu đồng có 491 chỉ tiêu, chiếm tỷ lệ 38,2% tổng số chỉ tiêu tuyển dụng. Đây là mức thu nhập của đại bộ phận các vị trí việc làm ổn định như: Nhân viên kỹ thuật có tay nghề, kế toán…
Mức thu nhập 5-7 triệu đồng/tháng có 582 chỉ tiêu, chiếm 45,3% tổng số chỉ tiêu tuyển dụng. Đây là mức thu nhập dành cho lao động chưa có tay nghề, các bạn sinh viên mới ra trường hoặc các công việc thời vụ, bán thời gian.
Còn lại là mức thu nhập thỏa thuận với 5 chỉ tiêu. Đây là mức lương được thỏa thuận giữa doanh nghiệp và người lao động trong quá trình phỏng vấn. Mức lương thỏa thuận phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kỹ năng, kinh nghiệm, trình độ học vấn, vị trí công việc,… đảm bảo đáp ứng nhu cầu, quyền lợi của người lao động.
Đáng chú ý, cơ hội việc làm tại phiên này tập trung chủ yếu vào nhóm tuổi 18-25 với 526 chỉ tiêu, chiếm 40,9%. Sau đó là nhóm 26-35 tuổi với 482 chỉ tiêu, chiếm 37,5%. Thấp nhất là nhu cầu tuyển lao động ở nhóm tuổi từ 35 trở lên với 278 chỉ tiêu.
Phiên Giao dịch việc làm này có một số doanh nghiệp tuyển nhiều vị trí với mức lương hấp dẫn với các chỉ tiêu tuyển dụng đa dạng như: Công nhân may, công nhân sản xuất nhựa, plastic, công nhân sản xuất điện tử, kinh doanh - marketing, thợ thủ công mỹ nghệ, nhân viên kỹ thuật, lái xe…
Theo Phó Giám đốc Hội Người khuyết tật Hà Nội Trịnh Xuân Dũng, các phiên giao dịch việc làm đã hỗ trợ thanh niên khuyết tật có nhu cầu tìm kiếm công việc ổn định, kết nối doanh nghiệp cũng như mang đến nhiều cơ hội việc làm, tiếp cận thông tin đầy đủ, chính xác, đáng tin cậy của những đơn vị tuyển dụng.
Từ đó, phiên giao dịch việc làm góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về người khuyết tật, thay đổi quan niệm về người khuyết tật, nhìn thấy ở họ khả năng tự lập, đóng góp cho gia đình và xã hội.
Chia sẻ về việc tham gia tại phiên giao dịch việc làm, anh Vương Văn Thú (huyện Đông Anh, Hà Nội) cho biết, 13 năm trước, anh bị tai nạn giao thông, liệt nửa người, đi lại khó khăn. Sau khi học lớp tin học văn phòng, anh nhận làm việc online.
"Hôm nay, tôi đến phiên giao dịch việc làm đã được tiếp cận nhiều thông tin việc làm và muốn tìm một công việc phù hợp với dạng khuyết tật để có thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống", anh Thú cho hay.
Còn anh Nguyễn Quốc Trưởng, Giám đốc Công ty TNHH và thương mại Scoll (Hà Nội) cho biết, đây là lần thứ 3 công ty tham dự phiên giao dịch việc làm dành cho người khuyết tật. Hiện nay, công ty đang có nhu cầu cần tuyển 5-7 người lao động khuyết tật với mức lương khởi điểm học nghề là 4 triệu đồng.
Sau khi học nghề đã thạo công việc, lao động sẽ được trả mức lương từ 7 đến 10 triệu đồng/ tháng. Ngoài tiền lương người lao động được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và hưởng các phúc lợi xã hội khác như ăn ca, thưởng tháng thứ 13…
"Lao động là người khuyết tật dù họ bị khiếm khuyết một phần cơ thể nhưng đa phần đều là những người có ý chí vươn lên rất mạnh mẽ trong cuộc sống. Khi được trao cơ hội việc làm mọi người đều làm việc với thái độ cầu thị, chăm chỉ, năng suất lao động vượt so với lao động bình thường khác", anh Trưởng chia sẻ.
" alt=""/>Hà Nội: Nhiều công việc với mức lương hấp dẫn dành cho người khuyết tậtỞ tuổi 75 nhưng ông Nguyễn Thanh Sơn vẫn miệt mài với vườn tược (Ảnh: Minh Hậu).
"Sau khi mua đất, vợ chồng tôi bắt tay vào phát cỏ, cây bụi, cải tạo đất để trồng cây. Lúc đó tôi cũng chặt tre, nứa, gỗ dựng chòi ngay trên vườn để làm nơi ở cho cả nhà", ông Nguyễn Thanh Sơn kể lại.
Năm 1995, sau khi cải tạo khu vườn rộng 1ha, gia đình ông Sơn mua hạt giống sầu riêng về ươm và trồng. Để có nguồn thu trong giai đoạn chờ sầu riêng ra quả, ông Sơn tiến hành đào ao thả cá, chăn nuôi thêm gà và các loại gia súc khác.
Sau 5 năm, những gốc sầu riêng trên vườn cho thu hoạch và cuộc sống của gia đình ông Nguyễn Thanh Sơn chuyển qua giai đoạn mới. Năm 2001, sau khi thu hoạch sầu riêng bán cho thương lái, gia đình có khoản tiền khá lớn nên đã xây được căn nhà cấp 4 khang trang.
Những năm sau đó, mô hình kinh tế sầu riêng kết hợp chăn nuôi giúp gia đình ông Sơn gia tăng nguồn thu nhập, ổn định cuộc sống.
Ông Nguyễn Thanh Sơn nói: "Số tiền thu được từ mô hình sản xuất nông nghiệp thì tôi sử dụng vào tái đầu tư và mở rộng vườn. Đến nay, gia đình tôi có tổng cộng 2,7ha vườn trồng sầu riêng".
Cũng theo ông Sơn, mùa vụ năm 2024, vườn sầu riêng của gia đình cho thu về gần 40 tấn trái và toàn bộ nông sản được đối tác bao tiêu với giá 70.000 đồng/kg.
Được biết, vào năm 2017, để việc sản xuất sầu riêng đúng quy chuẩn, hiệu quả và có điều kiện vươn ra thị trường, ông Sơn đứng ra thành lập Hợp tác xã nông nghiệp Đạ M'ri với 17 thành viên và đảm nhận vị trí giám đốc.
Đến nay, Hợp tác xã nông nghiệp Đạ M'ri có 70 thành viên chính thức, 55 thành viên liên kết với tổng diện tích sản xuất sầu riêng gần 400ha.
Mùa vụ năm 2024, sầu riêng của Hợp tác xã nông nghiệp Đạ M'ri được đảm bảo về chất lượng, đáp ứng yêu cầu về mã số vùng trồng nên đạt được hợp đồng xuất khẩu qua Trung Quốc. Theo ông Nguyễn Thanh Sơn, mùa vụ sầu riêng vừa qua, hợp tác xã đạt sản lượng gần 6.000 tấn.
"Hiện nay, các thành viên hợp tác xã đều có nguồn thu nhập trung bình 250-300 triệu đồng/ha/năm. Một số hộ có tổng thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm", ông Nguyễn Thanh Sơn chia sẻ.
Ông Nguyễn Công Hà, Trưởng Phòng kinh tế hạ tầng huyện Đạ Huoai, Lâm Đồng nhận xét: "Ông Nguyễn Thanh Sơn là người nhiệt tình, luôn vận động bà con làm ăn và Hợp tác xã Nông nghiệp Đạ M'ri là đơn vị làm ăn tốt của địa phương.
Huyện Đạ Huoai đang xây dựng thương hiệu "sầu riêng Đạ Huoai" và ông Sơn phối hợp với lực lượng chức năng rất nhiệt tình trong việc này".
" alt=""/>Trồng "cây tỷ đô", cụ ông 75 tuổi có thu nhập khiến người trẻ nể phụcVideo ghi lại vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng (Ảnh: Cắt từ clip).
Khi xe lưu thông đến địa bàn xã Đắk Nuê, xe máy bất ngờ lấn sang làn đường ngược chiều, tông thẳng vào ô tô đang di chuyển.
Cú tông mạnh khiến 2 người ngồi trên xe máy văng xuống đường, tử vong tại chỗ.
Tại hiện trường cả ô tô lẫn xe máy đều bị vỡ nát, hư hỏng nhiều bộ phận sau va chạm.
Nguyên nhân vụ tai nạn đang được cơ quan chức năng làm rõ.
" alt=""/>Xe máy bất ngờ lao thẳng vào ô tô, 2 người tử vong tại chỗ