Tôi kết hôn đã 15 năm, ngày trước mới cưới, bố mẹ chồng cho một căn nhà nên tôi chưa bao giờ phải chịu cảnh làm dâu.Mẹ chồng tôi tâm lý, yêu thương chiều chuộng tôi chẳng khác gì con gái. Tình cảm vợ chồng có lúc mâu thuẫn, chưa hiểu nhau, thậm chí chúng tôi từng gửi đơn ra tòa nhưng bà luôn làm ‘trọng tài’, hàn gắn các con.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2019/11/28/15/con-dau-tai-mat-nghe-bo-chong-76-tuoi-buong-loi-ga-gam-voi-giup-viec-tre.jpg) |
Con dâu tái mặt nghe bố chồng 76 tuổi buông lời gạ gẫm với giúp việc trẻ. |
Việc mua nhà cho vợ chồng tôi ở riêng cũng xuất phát từ suy nghĩ tiến bộ của bà. Mẹ chồng muốn con dâu thoải mái, tự tạo lập cuộc sống.
Cách đây 3 năm, mẹ chồng bị tai biến, gia đình tôi dọn về bên đó, tiện chăm sóc, cơm nước cho ông bà. Hai năm sau, mẹ chồng qua đời.
Lúc này, tôi được đề bạt lên làm giám đốc kinh doanh phía Bắc của công ty. Để hỗ trợ việc nhà, có thời gian cho các dự án mới, tôi thuê giúp việc.
Chẳng hiểu sao, chỉ vài hôm là họ nghỉ. 10 người đến rồi đi trong vòng 6 tháng. Đang lúc chán nản, tôi được đồng nghiệp giới thiệu cho Lan, cô bé mới 18 tuổi.
Gia đình khó khăn, chưa học hết cấp 3 Lan xuống Hà Nội làm thuê. Đồng nghiệp tôi thuê Lan trong thời gian mang bầu, sinh con. Giờ con cứng cáp, cô ấy không có nhu cầu thuê nữa.
Sau một tháng đến nhà, tôi thấy Lan nấu ăn ngon, chu đáo, sạch sẽ rất ưng bụng. Tôi chỉ lo em cũng bỏ đi như các giúp việc trước nên quyết định tăng lương cho Lan. Mỗi tháng mua quà gửi về cho bố mẹ em dưới quê. Lan rối rít cảm ơn, hứa sẽ làm ở nhà tôi lâu dài.
Tuy nhiên, tôi luôn cảm giác Lan có chuyện khó nói. Tối đến, bao giờ em cũng xin phép đi ngủ lúc 10 giờ, khóa chặt cửa. Em dặn, nếu cần sai gì, tôi nháy máy điện thoại, em sẽ dậy làm.
Trời nóng, tôi mua cho em bộ quần áo cộc tay để mặc cho thoải mái, Lan nhất quyết không nhận mà chỉ mặc quần áo dài tay. Lắm lúc tôi bật cười vì thái độ quá nghiêm túc của em, bảo em cứ coi đây là nhà mình, tự nhiên thoải mái.
Tôi không phải người quá hẹp hòi, xét nét, càng không có thói ghen tuông vô lối, nghi ngờ lung tung. Những lúc đó, Lan chỉ lí nhí ‘vâng, dạ’.
Rồi một ngày, tôi cũng phát hiện ra lý do khiến Lan có hành xử lạ lùng như vậy.
Cơ quan tôi tổ chức cho các gia đình đi giao lưu ở Vĩnh Phúc 2 ngày 1 đêm. Ban đầu, tôi tính cho Lan đi cùng, tiện trông 2 đứa nhỏ nhưng sau bố chồng tôi kêu mệt, lo ông có vấn đề gì, tôi bảo Lan ở nhà. Lan ngần ngừ một lúc, đôi mắt nhìn tôi như sắp khóc.
Tôi vô tâm, không để ý điều đó, chuẩn bị đồ đạc cho chồng và các con. Chuyến đi vui vẻ, thi thoảng tôi gọi về hỏi thăm, bố chồng đều nói ổn nên tôi yên tâm.
Do tôi có việc bận, nên cả gia đình về sớm hơn dự định nửa ngày. Đến Hà Nội, chồng tôi đưa lũ trẻ ra ngoài mua ít đồ. Tôi về nhà trước, thay đồ đi gặp gỡ đối tác.
Tôi về vào buổi trưa, nhưng cả bố chồng và Lan đều không hay biết. Đi lên tầng 2, tôi giật mình nghe tiếng Lan thút thít khóc: ‘Cháu xin ông, ông đừng làm thế, anh chị Hoa mà biết, kiểu gì cháu cũng mất việc, cháu còn phải nuôi các em ăn học’.
Sau đó là tiếng bố chồng tôi gạ gẫm, buông lời khiếm nhã với Lan, ông đập cửa, đòi vào phòng cô bé.
Tôi hắng giọng, cố ý báo hiệu mình đã về, lúc này bố chồng tôi vờ xuống gác. Lan khẽ mở cánh cửa, từ trong phòng bước ra, đôi mắt đỏ hoe.
Nghi hoặc, tôi gọi em vào hỏi han nhưng Lan lắc đầu không nói, chỉ bảo nhớ nhà nên khóc.
Cố gắng 3 ngày trời thuyết phục Lan không hiệu quả. Cuối cùng tôi dùng biện pháp lắp camera an ninh.
Ngồi trên cơ quan, mở màn hình theo dõi, tôi tá hỏa chứng kiến cảnh cô bé giúp việc bị chính bố chồng mình quấy rối. Lan khổ sở né tránh, thậm chí tỏ rõ thái độ nhưng bố chồng tôi vẫn tiếp tục hành vi đó.
Tôi vội gọi cho chồng, thông báo tình hình. Hai vợ chồng về nhà, gọi Lan ra nói chuyện, lần này em òa khóc, kể hết sự tình.
Suốt thời gian làm ở nhà tôi, em luôn sống trong sợ sệt, hoang mang vì bị ông sàm sỡ. Có lần buổi đêm, ông mở cửa phòng, em vội vùng dậy, chạy ra ngoài. Lan sợ vợ chồng tôi biết, sẽ cho em nghỉ, mà em rất cần công việc.
Mặc dù rất tiếc nhưng sau khi thống nhất, vợ chồng tôi hỗ trợ Lan 2 tháng lương rồi cho em nghỉ. Tôi sợ, lâu dài có vấn đề gì với em, bản thân tôi sẽ áy náy.
Về phần bố chồng, tôi để chồng nói chuyện, khuyên nhủ bố tiết chế hành động lại. Tôi cũng sắp xếp việc công ty cho hợp lý, cùng chồng đảm đương việc nhà. Cuối tuần nghỉ ngơi thì thuê giúp việc theo giờ.
![Nỗi chán chường của người đàn bà có chồng nhưng đêm lén lút gặp nhân tình](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2019/11/27/14/noi-chan-chuong-cua-nguoi-dan-ba-co-chong-nhung-dem-len-lut-gap-nhan-tinh-2.jpg?w=145&h=101)
Nỗi chán chường của người đàn bà có chồng nhưng đêm lén lút gặp nhân tình
Lấy người chồng hơn 30 tuổi vì bị 'ép duyên'. Khi gặp lại bạn trai cũ, tôi lao vào vòng tay anh không chút đắn đo. Thế nhưng, chưa lúc nào tôi cảm thấy vui vẻ.
" alt="Nàng dâu đỏ mặt nghe bố chồng 76 tuổi buông lời gạ gẫm giúp việc trẻ"/>
Nàng dâu đỏ mặt nghe bố chồng 76 tuổi buông lời gạ gẫm giúp việc trẻ
![](<p></p><strong><p>Nếu cơ hội phát triển cùng các chế độ đãi ngộ khác không đi kèm thì rấtkhó giữ nhân tài, dù lương thưởng là yếu tố đầu tiên người lao độngquan tâm. </p></strong><p></p><p>Chỉ còn 2 tuần nữa, Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) chính thức thành lập, trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 trên thế giới, sẽ cho phép sự tự do luân chuyển lao động tại cả 10 nước ASEAN. Trước mắt, 8 ngành nghề: kế toán, kiến trúc sư, nha sĩ, bác sĩ, kỹ sư, y tá, vận chuyển và nhân viên ngành du lịch sẽ cùng được “thừa nhận” tại thị trường chung này. Cũng vì vậy mà câu chuyện tuyển dụng, giữ chân nhân sự đang là vấn đề nóng bỏng khiến nhiều doanh nghiệp Việt đau đầu.</p><table width=)
![{keywords} {keywords}](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/2015/12/16/09/20151216095225-nhansu1.jpg)
|
Chưa bao giờ câu chuyện giữ chân người lao động lại khiến các doanh nghiệp đau đầu như thời điểm này. Ảnh: N.Ý. |
Bà Nguyễn Thị Vân Anh, Giám đốc điều hành Công ty tư vấn nguồn nhân sự Navigos seach chia sẻ, khi thực hiện một cuộc khảo sát nhỏ mới đây, bà khá bất ngờ và... buồn vì rất nhiều trong những người lao động được hỏi, cho biết họ sẽ tìm cơ hội làm việc ở nước láng giềng như Singapore, Philipines, Thái Lan…, thậm chí định cư. Trong khi hầu hết doanh nghiệp Việt Nam được hỏi lại chưa biết hoặc không quan tâm đến ACE.
Theo ông Lê Quốc Vinh, Chủ tịch Le Group, đội ngũ nhân sự tốt chính là nguồn lực quý giá nhất cho việc xây dựng một doanh nghiệp thành công và phát triển trong nền kinh tế có sự thách thức về nguồn lực như hiện nay.
Nhưng chưa bao giờ câu chuyện tuyển dụng nhân sự lại gay gắt như giai đoạn này.
“Giá nhân sự tăng rất nhanh và doanh nghiệp phải cạnh tranh gay gắt để giữ chân người lao động", ông Vinh nói.
Ông cho biết mức lương với nhân sự giỏi hiện đã tăng gấp đôi so với cách đây 5 năm. Các doanh nghiệp cùng lĩnh vực nhưng yếu thế hơn đang rất khó giữ lao động giỏi.
"Tại doanh nghiệp tôi, giám đốc nhân sự và giám đốc tài chính gần như tháng nào cũng tranh nhau đặt lịch làm việc với lãnh đạo, mà nội dung chính là bài toán nhân lực”, ông Vinh chia sẻ.
Tuy nhiên, theo lãnh đạo nhiều doanh nghiệp, mức lương, thưởng không phải là yếu tố để người lao động gắn bó với doanh nghiệp.
Bà Phạm Thị Việt Nga, Tổng giám đốc Dược Hậu Giang cho biết, uy tín doanh nghiệp, môi trường làm việc và cơ hội thăng tiến mới là điều quan trọng để thu hút nhân tài. Bởi cùng ngành nghề sẽ có những doanh nghiệp rất mạnh và những công ty nhỏ cùng hoạt động. Nếu doanh nghiệp nào cũng mang tiền ra để “mua” nhân sự thì doanh nghiệp nhỏ sẽ không thể cạnh tranh nổi.
Nữ CEO ngành dược chia sẻ, là doanh nghiệp dược lớn nhất sàn chứng khoán Việt, nhưng công ty của bà lại không có lợi thế trong tuyển dụng nhân sự. Những người giỏi ở khu vực Hà Nội, TP HCM thường không chấp nhận về miền Tây làm việc, chưa kể phải bám trụ tại vùng sâu, vùng xa của các tỉnh lẻ, nên khó có thể mang mức lương cao ra "chiêu dụ" họ.
![{keywords} {keywords}](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/2015/12/16/09/20151216095225-nhansu2.jpg)
|
Lương, thưởng không phải là vấn đề quan trọng giữ chân nhân tài mà uy tín doanh nghiệp, môi trường lao động, định hướng phát triển doanh nghiệp mới là yếu tố doanh nghiệp cần quan tâm. Ảnh: N.Ý. |
Theo bà Nga, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp mới là nền tảng để xây dựng nhân lực cho công ty.
Đảm bảo thu nhập đủ sống và đủ để họ tự hào với bạn bè, người thân là một yếu tố trong tuyển dụng, bà Nga nói. Tuy nhiên, theo bà, trên hết, doanh nghiệp phải luôn tạo cho người lao động cảm nhận được môi trường làm việc giúp họ có thể phát huy hết khả năng sáng tạo, năng lực, cơ hội phát triển.
Ngoài ra, người lao động gắn bó với doanh nghiệp còn bằng một “món nợ ân tình”. “Người thân của lao động được hỗ trợ bảo hiểm, con cái được tham gia các hoạt động của doanh nghiệp. Những chăm lo nhỏ nhặt nhưng thể hiện sự quan tâm trong các ngày lễ, Tết… chính là sợi dây gắn bó nhân sự”, bà Nga chia sẻ.
Đại diện VinGroup, đơn vị đang có hơn 14.000 lao động cũng đồng tình với chia sẻ này. Bà Hoa Xim, Phó tổng giám đốc Vinpearl Golf cho biết, các chế độ phúc lợi mới là yếu tố quan trọng doanh nghiệp mang ra giữ chân nhân tài. Bà đơn cử chính sách hỗ trợ mua nhà, hỗ trợ con cái người lao động học hành.
"Tiền là yếu tố hút nhân sự, nhất là nhân sự cao cấp, nhưng các vấn đề khác, trong đó có định hướng phát triển, sự quan tâm đến đời sống nhân viên mới là điều gắn kết người lao động với doanh nghiệp”, bà Hoa Xim nói.
Tại hội thảo nhân sự 2016 với chủ đề: Vũ khí tối ưu trong thu hút và nhân tài được tổ chức tại TP HCM chiều 15/12, rất nhiều doanh nghiệp cùng chia sẻ mối lo “chảy máu chất xám” khi ACE đi vào hoạt động.
Bí quyết tuyển dụng, giữ chân người lao động được các doanh nghiệp lớn chia sẻ với công ty nhỏ là sáng tạo gắn với quan tâm, hỗ trợ người lao động.
“Các doanh nghiệp nhỏ không cần thiết phải săn những CEO quá giỏi để phải chịu chi phí đắt đỏ, lại nớp nớp lo mất người. Hãy chú ý đến việc tuyển đúng và phù hợp, tạo đất dụng võ cho nhân viên sẽ giảm thiểu nỗi lo mất người tài vào tay doanh nghiệp lớn hơn”, ông Bùi Ngọc Quốc Hưng, CEO Career Builder Vietnam chia sẻ.
Theo khảo sát của tổ chức Lao động quốc tế (ILO), gần 50% doanh nghiệp trong ASEAN rất có nhu cầu về lao động lành nghề, bất kể họ ở đâu. Do lực lượng lao động phổ thông, thậm chí cử nhân mà họ đang sử dụng chưa có đủ kỹ năng doanh nghiệp cần. Theo dự báo của ILO, khi tham gia ACE, số việc làm của Việt Nam sẽ tăng lên 14,5% vào năm 2025. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam lại thấp hơn nhiều so với các nước khu vực |
(Theo H.Linh/ Zing)
" alt="Đừng mang tiền 'mua' nhân tài"/>
Đừng mang tiền 'mua' nhân tài