- Lần đầu “Nam tiến”, Meey Land muốn gửi thông điệp gì tới thị trường phía Nam, vốn còn khá mới mẻ với công ty?
Là đơn vị đang phát triển công nghệ cho lĩnh vực BĐS, Meey Land cung cấp sản phẩm và giải pháp cho thị trường toàn quốc, trong đó thị trường miền Nam, thị trường TP.HCM là thị trường trọng điểm. Thời gian tới, Meey Land sẽ đẩy mạnh cung cấp các sản phẩm số trong ngành BĐS đến cho khách hàng, là những người có nhu cầu về giao dịch BĐS, những nhà môi giới, sàn giao dịch.
Trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp BĐS có nhu cầu rất lớn trong việc chuyển đổi số; các sàn giao dịch BĐS thì có nhu cầu lớn trong việc thúc đẩy bán hàng. Các sản phẩm Meey Land phát triển và đưa ra thị trường đều tập trung giải quyết những vấn đề như vậy trong suốt chuỗi hành trình giao dịch BĐS. Chúng tôi tin rằng khi được áp dụng triệt để, “chuyển đổi số” sẽ là cơ hội thúc đẩy sự phát triển của thị trường BĐS phía Nam nói riêng và cả nước nói chung.
Doanh nhân Hoàng Mai Chung – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Meey Land |
- Thông điệp này dường như gắn liền với xu hướng “chuyển đổi số” đang là “hot trend” của cả nền kinh tế nói chung và BĐS nói riêng?
Thực tế thì trong những năm gần đây, khái niệm chuyển đổi số thường xuyên được nhắc đến. Tuy nhiên với riêng ngành BĐS, số hóa còn là vấn đề chưa được các doanh nghiệp, chủ đầu tư và cộng đồng quan tâm đúng mức. Đây cũng là lý do chúng ta nhìn thấy thực trạng một số doanh nghiệp có các dự án không minh bạch; các sản phẩm không đáp ứng nhu cầu người dùng.
Chuyển đổi số là công cụ tối ưu nhất đảm bảo sản phẩm BĐS làm ra “đánh trúng” phân khúc khách hàng. Khi chưa hoàn thiện sản phẩm, chủ dự án chưa thể xác định được ai sẽ là người mua, giá bao nhiêu, nhu cầu ra sao và đây chính là cơ sở để cho việc lưu thông, hạn chế khủng hoảng và minh bạch hóa thị trường kinh doanh BĐS.
Kiên định với mục tiêu phát triển sản phẩm chuyển đổi số cho ngành BĐS, Hệ sinh thái Meey Land vẫn đang tiếp tục được hoàn thiện. Trong tương lai, chúng tôi tin rằng 26 sản phẩm cốt lõi trong chiến lược của công ty sẽ giải quyết được các vấn đề ở tầm vĩ mô đối với thị trường BĐS. Ở tầm vi mô, Meey Land đang bám đuổi theo từng hành trình, từng hành vi để chuyển đổi số giúp khách hàng có trải nghiệm tối ưu nhất.
Người dùng thích thú trải nghiệm sản phẩm Meey Map tại VNITO 2021 |
- Ông có thể nói thêm về hệ sinh thái sản phẩm của Meey Land?
Mỗi sản phẩm số Meey Land phát triển sẽ giải quyết một mảng vấn đề trong ngành BĐS.
Ví dụ các ứng dụng meeyland.com; ứng dụng Meey Land; Meey CRM, Meey Ads và Meey Map… đều phát triển dựa trên các nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây (Cloud Computing) và công nghệ GIS (Geographic Information Systems - Hệ thống thông tin địa lý).
VNITO 2021 đã đưa Meey Land đến gần hơn với cộng đồng BĐS phía Nam |
Đây là những công cụ hỗ trợ trực tiếp các nhà môi giới BĐS ở các hoạt động: tiếp cận người có nhu cầu mua, thuê và nhận chuyển nhượng các BĐS; quản lý hiệu quả nguồn hàng và nhu cầu của khách để đưa ra các đề xuất bán hàng hiệu quả; hỗ trợ nhà môi giới tìm kiếm khách hàng thông qua các nền tảng quảng cáo trực tuyến và đặc biệt là hỗ trợ kiểm tra quy hoạch chi tiết đối với các BĐS giao dịch.
Đây chính là những cơ sở để cho thị trường có được những dữ liệu thông tin đầy đủ về hoạt động giao dịch BĐS ở các khu vực, các vùng miền, các phân khúc. Trong đó, thị trường miền Nam là thị trường trọng điểm mà Meey Land đang hướng tới ít nhất là trong năm 2022.
Xuân Thạch
" alt=""/>Meey Land tham dự chuỗi hội thảo công nghệ số VNITO Tech SeriesThiểu nữ bên hoa huệ. Tác giả: Tô Ngọc Vân
Tháng tư về, con đường Tô Ngọc Vân và cả làng Quảng Bá như ướp trong mùi hương nhẹ nhàng và sắc trắng tinh khiết của loa kèn. Người yêu hội hoa nhìn hoa lại nhớ đến bức tranh “Thiếu nữ bên hoa huệ” của cố hoạ sĩ.
Còn các thế hệ trường Đại học Mỹ Thuật Việt Nam thì không chỉ ngậm ngùi thương tiếc một tài năng ra đi quá sớm mà còn day dứt khôn nguôi về một mong mỏi ấp ủ bấy lâu mà với họ còn chưa hoàn thành là chưa trọn vẹn nghĩa tình với người hiệu trưởng đầu tiên của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam (nay là Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam). Đó là đề nghị Nhà nước truy tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân cho thầy giáo, liệt sỹ, họa sỹ Tô Ngọc Vân.
Bộ GD&ĐT bỏ quên một nhà giáo lớn?
Năm 2012, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam đã có công văn số 80/ĐHMTVN – TCCB đề nghị Nhà nước truy tặng danh hiệu này cho họa sỹ Tô Ngọc Vân. Nhưng không hiểu vì lý do gì, hồ sơ không được thông qua.
Người ký công văn là PGS, NGND. Họa sỹ Lê Anh Vân lúc đó là Hiệu trưởng trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Nay dù đã về hưu nhưng trong lòng ông vẫn canh cánh một nhiệm vụ mà mình vẫn chưa hoàn thành. Ông nói: “Thầy Tô Ngọc Vân là một người đáng kính trọng, hoàn toàn xứng đáng được vinh danh là Nhà giáo Nhân dân, không có gì để bàn cãi. Chúng ta làm được việc này là rất tốt vì tôn vinh một người có đóng góp như thế và đã hi sinh rồi sẽ thể hiện được sự quan tâm, đánh giá công bằng của Nhà nước”.
PGS, NSND. Họa sỹ Ngô Mạnh Lân, là một trong số 21 sinh viên khóa Kháng chiến do Hiệu trưởng Tô Ngọc Vân trực tiếp giảng dạy cũng cho rằng: “Danh hiệu Nhà giáo Nhân dân tặng cho những nhà giáo có công với sự nghiệp giáo dục thì thầy Tô Ngọc Vân là một trong những người đứng hàng đầu. Nếu thầy của chúng tôi được truy tặng thì là một việc hoàn toàn xứng đáng. ”
HS Tô Ngọc Vân - thầy của mọi người thầy
Không chỉ là một danh họa nổi tiếng với những tác phẩm như “Thiếu nữ bên hoa huệ”, “Hà Nội vùng đứng lên”…thầy giáo Tô Ngọc Vân còn có công đào tạo nhiều thế hệ họa sỹ từ Trường Đại học Mỹ thuật Đông Dương đến Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam.
Tên tuổi của các học trò của ông đã đi vào lịch sử mỹ thuật Việt Nam cận hiện đại – đương đại như Nguyễn Tư Nghiêm, Bùi Xuân Phái, Huỳnh Văn Gấm, Quang Phòng, Phan Thông, Mai Văn Hiến, Dương Bích Liên, Phan Kế An…(Trường Mỹ thuật Đông Dương); Lưu Công Nhân, Trọng Kiệm, Trần Lưu Hậu, Lê Huy Hòa, Mai Long, Lê Lam, Đào Đức, Ngọc Linh, Ngô Mạnh Lân…(khóa Kháng chiến, Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam).
“Thầy Tô Ngọc Vân là thầy của mọi người thầy, ai cũng biết vậy. Là một hoạ sỹ tài danh rồi là hiệu trưởng đầu tiên của Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam. Ở trong kháng chiến khó khăn gian khổ là thế, ông cùng với gia đình đã không tiếc tiền của và vàng bạc bỏ ra để tạo điều kiện mở trường và duy trì việc dạy học” – PGS. NGND. Họa sỹ Lê Anh Vân nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam cho biết.
Họa sỹ Tô Ngọc Vân (ngồi thứ 5, hàng dưới, từ trái sang) cùng các giảng viên và sinh viên Trường Mỹ thuật Kháng chiến, tại Việt Bắc |
Trường công nhưng tiền nhà nuôi sinh viên. Họa sỹ Vũ Giáng Hương, Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam nguyên là Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội, lúc còn sống thường hay kể lại những kỷ niệm về những năm tháng gian khó theo học thầy Tô Ngọc Vân ở chiến khu Việt Bắc khi bà mới chỉ 15 tuổi. Không chỉ được thầy Tô dạy dỗ mà bà còn được gia đình Thầy chăm sóc như con cái trong nhà. Họa sỹ Vũ Giáng Hương bùi ngùi nhớ lại những bữa cơm chiến khu mà thầy Tô Ngọc Vân đã nhường cho cô những bát cơm đong đầy nghĩa tình.
Những năm tháng ấy, thầy Tô Ngọc Vân là thủ lĩnh tinh thần, niềm cảm hứng của các sinh viên trong việc học tập nghệ thuật. Trong thành công trong bước đường sự nghiệp của mình, PGS, NSND. Họa sỹ Ngô Mạnh Lân cũng không bao giờ quên những tháng ngày học tập ở chiến khu Việt Bắc khi ông mới 16 tuổi. Ông kể: “Đó là những bài học đầu tiên, những kiến thức cơ bản đầu tiên về mỹ thuật, về tạo hình mà thầy Tô Ngọc Vân đã tận tụy truyền dạy cho chúng tôi. Những bước cơ bản đó cực kỳ quan trọng, nó đem lại sự thành công sau này cho sự nghiệp sáng tác của chúng tôi”.
“Cách giảng dạy của thầy rất cập nhật làm sao đào tạo các anh em hoạ sĩ có khả năng phục vụ công tác kháng chiến, phục vụ chính sách Đảng và Chính phủ và tập trung vẽ tranh về đời sống sinh hoạt của quân và dân trong đời sống kháng chiến” – họa sỹ Ngô Mạnh Lân chia sẻ.
Truy tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, sự tri ân cần thiết
Những học trò của thầy Tô Ngọc Vân sau này hầu hết đều trở thành những tên tuổi nổi tiếng, những Nghệ sỹ Nhân dân, Nhà giáo Nhân dân… có nhiều đóng góp cho sự nghiệp mỹ thuật nước nhà. Họ đã được người thầy ấy truyền nhiệt huyết, đam mê và tư tưởng nghệ thuật vì nhân dân, vì cuộc sống mà đã trở thành những tác nhân nghệ thuật, đẩy lịch sử nghệ thuật tiến tới với một cấp số nhân về mỹ thuật Việt Nam.
Đề nghị truy tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân cho thầy giáo Tô Ngọc Vân hoàn toàn không xuất phát từ phía gia đình họa sỹ, mà đến từ tấm lòng tha thiết của các thế hệ học trò của thầy giáo Tô Ngọc Vân.
“Chúng tôi - thế hệ sau nghĩ rằng nếu chúng tôi làm được điều này cho một người thầy lớn như thế thì đó là một điều đáng quý và nó tác động rất nhiều đến các thế hệ sau – những thế hệ luôn cần phải biết sống có trước có sau, sống nghĩa tình” - Họa sỹ Lê Anh Vân bày tỏ./.
(Theo VOV)" alt=""/>Bộ Giáo dục đã bỏ quên một nhà giáo mỹ thuật lớn?Giải thưởng năm nay tiếp tục được Công ty Honda Việt Nam (HVN) phối hợp cùng QuỹHonda Foundation (HOF), Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ(NISTPASS) - Bộ Khoa học Công nghệ tổ chức tại 6 trường đại học liên kết tạiViệt Nam, bao gồm: ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Công nghệ - ĐHQG HN, Đại học Khoa họcTự nhiên - ĐHQG HN, Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội, ĐH Bách khoa Đà Nẵng vàĐH Bách khoa TP.HCM.
Giải thưởng Honda Y-E-S năm thứ 9 sẽ bắt đầu tiếp nhận hồ sơ đăng kí trực tuyếncủa sinh viên từ 15/4 - 23/6/2014. Sau khi sơ loại hồ sơ, các thí sinh đủ điềukiện ứng tuyển sẽ nộp hồ sơ trực tiếp cho đến hết ngày 15/7/2014. Các sinh viêntại các trường Đại học liên kết có thành tích cao trong lĩnh vực khoa học côngnghệ và tích cực tham gia các hoạt động xã hội, ngoại khóa đều có thể nộp hồ sơtham gia Giải thưởng.
Giải thưởng Honda Y-E-S (Honda Young Engineer and Scientist Award) một trongnhững Giải thưởng thường niên được sáng lập bởi Quỹ Honda Foundation dành chonhững sinh viên xuất sắc tại các nước đang phát triển.
Việt Nam vinh dự là quốc gia đầu tiên triển khai Giải thưởng này từ năm 2006 -nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập Công ty Honda Việt Nam.
Từ năm 2008, Quỹ Honda Foundation và Công ty Honda Việt Nam chính thức thiếtlập hệ thống hỗ trợ các thí sinh đoạt Giải thưởng tìm kiếm các khóa học sau đạihọc tại Nhật Bản. Hiện tại, đã có 10 sinh viên nhận Phần thưởng Y-E-S Plus và 9trong số đó hiện đang học tập và nghiên cứu tại Nhật Bản, 1 thực tập sinh đã trởvề làm việc tại Việt Nam.
Giải thưởng Honda Y-E-S đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt và trở thành mụctiêu phấn đấu của rất nhiều thế hệ sinh viên từ các trường đại học khoa học côngnghệ hàng đầu Việt Nam. Đây thực sự là một sân chơi đầy thách thức mà các kỹ sưvà nhà khoa học trẻ muốn vượt qua để khẳng định mình.
TS. Nguyễn Việt Hà - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ - ĐH Quốc gia Hà Nộicho biết: “Trong những năm qua, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia HàNội đã có 19 sinh viên vinh dự được nhận Giải thưởng Honda Y-E-S. Giải thưởngkhông chỉ hỗ trợ trực tiếp về tinh thần, vật chất cho các bạn sinh viên mà quantrọng hơn, còn mở ra cánh cửa cho các bạn tiếp xúc với truyền thống văn hóa củaNhật Bản và cơ hội học tập, nghiên cứu chuyên sâu tại Nhật Bản.”
Ngô Xuân Bách |
Ngô Xuân Bách - Thí sinh đạt giải Honda Y-E-S 2006 & Honda Y-E-S Plus 2008 chiasẻ: “Năm 2006 mình nhận được Giải thưởng Honda Y-E-S và đến 2008 mình nhận tiếpphần thưởng Y-E-S Plus. Từ lâu mình đã ấp ủ ước mơ đi du học tại Nhật Bản vì đâylà đất nước của khoa học công nghệ, đặc biệt mình cũng muốn học được cách làmviệc và phẩm chất của người Nhật. Nhờ sự giúp đỡ của Quỹ Honda Foundation mìnhđã đăng ký thành công khóa học thạc sỹ tại Viện JAIST và nhận được hỗ trợ tàichính là 10.000 USD. Cảm ơn Quỹ Honda Foundation và Giải thưởng Honda Y-E-S rấtnhiều".
Minh Ngọc
" alt=""/>Khởi động Giải thưởng Honda Y