Ông Nguyễn Ngọc Liên (SN 1948 - Hà Nội) - cựu thẩm phán tòa án cho rằng, phụ nữ và trẻ em luôn là đối tượng được bảo vệ.‘Mỗi cuộc hôn nhân tan vỡ, dù thế nào, phụ nữ cũng thiệt thòi hơn. Nếu như người chồng có thể nhanh chóng đi tìm đối tượng mới thì phụ nữ thường đắm đuối vì con, khó mở lòng với ai’, ông Liên nói.
Trên cương vị thẩm phán nhiều năm, thụ lý hàng nghìn vụ án ly hôn, ông Liên chứng kiến không ít cảnh người vợ bị đẩy ra khỏi nhà chồng giàu có với hai bàn tay trắng.
|
Cựu thẩm phán tòa án Nguyễn Ngọc Liên |
Như vụ án ly hôn của vợ chồng anh Nguyễn Tiến Huy ở khu phố cổ (Hà Nội) ông từng thụ lý. Gia đình anh kinh doanh vàng bạc, bố mẹ sở hữu nhiều cửa tiệm lớn.
Thời sinh viên, Huy quen biết Chinh (Nam Định) - cô bạn cùng khóa. Gia cảnh nhà Chinh nghèo, bố mẹ đều làm ruộng.
Xuất thân nông thôn, hoàn cảnh không khá giả nên Chinh chịu khó học hành, tự kiếm tiền trang trải sinh hoạt phí ở đất thủ đô. Tính cách cô cũng có phần giản đơn, không đua đòi như bạn bè cùng phòng kí túc.
Khi biết con trai yêu Chinh, mẹ anh kịch liệt phản đối. Nhưng bất chấp sự ngăn cản của mẹ, anh Huy quyết tâm lấy Chinh. Trong mắt anh lúc đó, Chinh là mẫu phụ nữ tốt, phù hợp làm vợ.
Vượt qua sóng gió, hai người hạnh phúc tổ chức đám cưới. Chinh trúng tuyển vào ngân hàng làm việc, Huy trở thành cán bộ nhà nước.
Cuộc sống làm dâu của Chinh với mẹ chồng khó tính không hề dễ dàng. Vốn có ác cảm với cô ngay từ đầu, bà thường xuyên gây sự, mâu thuẫn với con dâu.
Ban đầu, Huy còn bênh vực vợ nhưng sau này anh cho rằng, vợ cư xử hỗn láo mới khiến mẹ phải phản ứng bất mãn như vậy.
Anh vốn là con nhà giàu, nổi tiếng ăn chơi đất Hà Nội. Trong khi Chinh hiền lành, chân chất. Nếu chồng rủ cô tụ tập, ăn nhậu cô sẽ khước từ, chọn ở nhà với con. Ra ngoài, nhìn vợ bạn nhan sắc ngời ngời, váy áo lộng lẫy, Huy càng ngày càng cảm thấy chán ghét cô vợ quê mùa ở nhà.
Hình mẫu phụ nữ lý tưởng anh thấy ở Chinh thuở nào giờ trở nên cục mịch, xấu xí. Huy chê vợ không khéo giao tiếp, mỗi lần ngoại giao, cần sự xuất hiện của vợ, anh cảm thấy xấu hổ vì cô không biết ăn mặc, nhan sắc mờ nhạt…
Anh yêu cầu vợ đi học trang điểm, nhảy đầm, học uống rượu… để tháp tùng chồng đến các bữa tiệc sang trọng. Thậm chí người chồng này còn ‘ép’ vợ lên quán bar, sàn nhảy đến 2, 3 giờ sáng, hòa vào các thú vui của mình. Tuy nhiên, Chinh đến được nửa tiếng là bỏ về vì không thể chịu nổi tiếng nhạc xập xình đó.
Anh Huy cho rằng vợ làm mất thể diện của mình nên không tiếc lời nhiếc móc cô.
Sống cảnh bị mẹ chồng đè nén, chồng dày vò, một lần bị anh xúc phạm, Chinh đã phản ứng lại và bị chồng đánh đập thậm tệ.
Con gái 22 tháng tuổi, Huy đòi ly hôn. Chồng bạc tình là vậy nhưng ngày ra tòa hòa giải Chinh vẫn tha thiết xin chồng cho cơ hội hàn gắn, cùng nuôi dạy con cái. Dẫu vậy, anh chồng vẫn giữ nguyên ý định.
Về tài sản, hai vợ chồng ở nhà bố mẹ chồng nên không có tài sản chung. Tuy nhiên, khi xây lại nhà, Chinh có đóng góp khoản tiền 200 triệu, Huy tuyên bố sẽ hoàn trả lại cho vợ một nửa, do cô cũng ở đây vài năm, việc đóng góp xây dựng là đương nhiên.
Trước thái độ của Huy, Chinh khẳng định không cần lấy lại số tiền đó mà chỉ cần quyền nuôi con.
Giọng chậm rãi, ông Liên cho biết, ‘Người chồng cũng nằng nặc đòi quyền nuôi con vì vợ anh không có nhà cửa. Mẹ chồng Chinh còn đến gặp riêng tôi, đề nghị đưa ra một khoản cảm ơn nếu tôi xử cho con trai bà nuôi cháu. Thế nhưng, tôi từ chối, mời bà ra về.
Quan điểm của tôi là xử theo đúng trình tự pháp luật. Bố mẹ ly hôn, cháu bé dưới 36 tháng tuổi cần có sự chăm sóc của người mẹ. Mẹ cháu dù không có nhà riêng nhưng vẫn có công ăn việc làm ổn định, đủ điều kiện kinh tế nuôi con’.
Vẫn theo lời vị thẩm phán, bên cạnh vấn đề kinh tế, ông cũng đánh giá về vấn đề tâm sinh lý khi phân định quyền nuôi con trong án ly hôn. 'Cháu bé là con gái, sau này nhiều giai đoạn phát triển, phụ nữ thường đủ tinh tế để trò chuyện, dạy dỗ con hơn nam giới. Vì vậy thường con gái tôi giao cho mẹ, con trai giao cho bố nuôi dưỡng', ông Liên chia sẻ.
Cuối cùng, tòa án quyết định cho Chinh nuôi con, Huy có trách nhiệm cấp dưỡng hàng tháng đến năm cháu đủ 18 tuổi. Người đàn ông này lấy lý do lương thấp, phụ thuộc kinh tế bố mẹ nên chỉ cấp dưỡng cho con 1 triệu đồng/ tháng.
'Nhìn anh Huy mặc đồ hiệu, đi xe sang, tôi không nghĩ anh có thể đối xử với vợ con như vậy', ông Liên nói tiếp.
Ngày nhận quyết định ly hôn, mẹ Huy cũng có mặt. Nhìn cảnh Chinh đến tòa với dáng vẻ mệt mỏi, đôi mắt thâm quầng vì thiếu ngủ, ông Liên đã gọi mẹ Huy lại trò chuyện sau buổi trao quyết định.
Bằng lời lẽ chân thành và sự hiểu biết của mình, ông khuyên mẹ Huy, nếu điều kiện vật chất dư dả, nhiều nhà cửa, bà nên cho mẹ con Chinh một căn nhà hoặc số tiền đủ mua căn nhà nhỏ. Dẫu sao, cháu bà cũng cần một cuộc sống mới ổn định.
'Tôi không nói cho con dâu mà nói cho cháu để đánh vào tâm lý của bà mẹ chồng.
Sau này gặp Chinh ngoài đường, cô kể, ly hôn tròn 5 tháng, mẹ chồng tự sang tên cho mẹ con Chinh một căn hộ tập thể rộng 20 m2. Hành động của bà mẹ chồng dù muộn nhưng ít ra cũng an ủi phần nào cho cô con dâu đáng thương', ông thở dài nói.
Sau 2 tuần ly hôn, thiếu phụ xông vào phòng thẩm phán làm điều không ngờ
Sau 2 tuần ly hôn, người vợ trẻ bất ngờ xông vào phòng thẩm phán, xin được thay đổi quyền nuôi con vì lý do: người yêu mới không nhận nuôi con riêng của cô.
" alt="Nổi tiếng ăn chơi, thiếu gia phố cổ ứng xử tệ bạc ngày ra tòa ly hôn vợ"/>
Nổi tiếng ăn chơi, thiếu gia phố cổ ứng xử tệ bạc ngày ra tòa ly hôn vợ
Gom rác làm sạch 3km bãi biểnCuối tháng 3/2019, văn phòng miền Bắc hãng hàng không Vietjet đã phối hợp cùng Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Quảng Ninh tổ chức hoạt động thu gom rác tại bãi biển Tuần Châu, Hạ Long. Chương trình được Ban lãnh đạo Vietjet phát động với mục đích nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường biển trong nội bộ CBNV Vietjet.
Hoạt động thu gom rác trải dài gần 3km đường bờ biển tại bãi biển Tuần Châu có sự góp mặt của hơn 150 đại lý, các đối tác của Vietjet và nhân viên các phòng ban Văn phòng miền Bắc cùng lực lượng đoàn viên thanh niên Hội liên hiệp thanh niên tỉnh Quảng Ninh.
Sau gần 2 giờ tham gia các hoạt động tham gia dọn vệ sinh bãi biển, các thành viên trong đoàn đã thực sự hài lòng và nhận thức sâu sắc ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường trong cộng động. Đây là một trong những hoạt động nằm trong chương trình Hội nghị đại lý khu vực miền Bắc do Văn phòng miền Bắc khởi xướng và chủ trì nhằm gửi đến thông điệp với các thành viên tham gia hãy cùng Vietjet chung tay bảo vệ môi trường biển thân yêu và tươi đẹp của chúng ta.
Trước đó, từ tháng 6/2018 - 10/2018, Vietjet đã đồng hành cùng chuỗi hoạt động thiết thực, ý nghĩa: ngày hội “Hãy làm sạch biển” cấp Trung ương tại Phú Quốc (Kiên Giang), cuộc thi thiết kế poster và sáng kiến “Hãy làm sạch biển”.
Vietjet cũng đã trao tặng xe tuyên truyền lưu động, trang phục, dụng cụ, quà cho đội hình nòng cốt “Hãy làm sạch biển” trên địa bàn huyện Phú Quốc; tặng quà cho học sinh là con em ngư dân có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập trên địa bàn huyện Phú Quốc… đồng thời tham gia các hoạt động dọn vệ sinh bãi biển công cộng ô nhiễm rác thải và khu vực ngư dân sinh sống.
Chung tay thúc đẩy phát triển du lịch
Với mạng bay rộng khắp tới các điểm đến trong nước và quốc tế, trong đó có các đường bay nổi bật về du lịch biển như Đà Nẵng, Nha Trang, Quảng Bình, Phú Quốc, Hải Phòng, Thanh Hóa… Vietjet luôn đồng hành và góp phần vào sự phát triển du lịch địa phương và quốc gia.
Tàu bay Vietjet mang biểu tượng “Tôi yêu Tổ quốc tôi” hợp tác cùng Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam trong chương trình phát động phong trào hành động đẹp trong tuổi trẻ cả nước. Vietjet cũng tiên phong sơn lên thân tàu bay biểu tượng Du lịch Việt Nam cùng với giai điệu Hello Vietnam, cờ đỏ sao vàng cất cánh trên bầu trời quốc tế được bạn bè, đối tác 5 châu hân hoan chào đón.
Vietjet không ngừng mở thêm các đường bay, tăng cường vận chuyển hành khách trong nước và quốc tế. Vietjet tiếp tục thúc đẩy du lịch, đầu tư; hỗ trợ các chương trình an sinh xã hội; quảng bá hình ảnh, văn hóa, du lịch của Việt Nam tại các điểm đến quốc tế của Vietjet; góp phần biến Việt Nam trở thành trung tâm dịch vụ và du lịch chất lượng cao của quốc tế và khu vực, nhất là du lịch biển. Cạnh đó, Hãng cũng nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường biển cho hành khách trên các chuyến bay, các đầu sân bay và cán bộ nhân viên…
Chiến dịch “Hãy làm sạch biển” được khởi xướng và tổ chức từ năm 2016 tại 28 tỉnh, thành phố có đường bờ biển. Chiến dịch thu hút đông đảo sự tham gia của đoàn viên, thanh niên, học sinh, người dân, các tổ chức, doanh nghiệp trong nước và quốc tế, được ghi nhận, đánh giá cao.
Không chỉ mang đến cho người dân hàng triệu cơ hội đi lại bằng máy bay với chi phí tiết kiệm, Vietjet luôn đồng hành cùng các hoạt động từ thiện, xã hội, văn hóa, thể thao, giải trí ý nghĩa như Ngày hội Khinh khí cầu quốc tế, Đêm nhạc tưởng nhớ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, Hoa hậu Hoàn Vũ, Tiếp sức mùa thi, Festival Hoa Đà Lạt… Vietjet tiếp tục mang đến nhiều chương trình ưu đãi về giá vé cũng như đồng hành cùng các hoạt động thiết thực, mang lại nhiều lợi ích cho hành khách, người dân.
Xuân Thạch
" alt="Vietjet chung tay làm sạch bãi biển Hạ Long"/>
Vietjet chung tay làm sạch bãi biển Hạ Long
Nằm trong chuỗi hoạt động hướng tới sự kiện Vesak 2019, ngày 22/4, Thượng toạ Thích Thanh Quyết – Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Hội Giáo Hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh Hà Nam đã đến thăm và trao 180 suất quà cho thương bệnh binh nặng tại Trung tâm điều dưỡng Thương binh Duy Tiên và Trung tâm điều dưỡng Thương binh Kim Bảng, Hà Nam; hỗ trợ 4 ngôi nhà đại đoàn kết, mỗi suất 50 triệu đồng cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Hà Nam.Ông Nguyễn Sỹ Lương – Giám đốc Trung tâm Điều dưỡng Thương binh Duy Tiên, Hà Nam cho biết: Trung tâm điều dưỡng thương binh Duy Tiên được thành lập từ năm 1957. Trung tâm hiện đang nuôi dưỡng và phục hồi chức năng cho 60 thương, bệnh binh đến từ 18 tỉnh, thành phố trên cả nước. Hầu hết các thương binh ở đây đều có tình trạng thương tật nặng, suy giảm 81% sức lao động trở lên.
|
|
“Những năm gần đây các thương bệnh binh được sự quan tâm, hỗ trợ của lãnh đạo Trung ương, địa phương, trong đó có Trung ương giáo hội Phật giáo Việt Nam, các thày trụ trì chùa trên địa bàn Hà Nam. Đặc biệt, thương bệnh binh của Trung tâm được các thày giảng Phật pháp, sau khi nghe, họ được sống như những phật tử, từ đó họ cảm thấy thanh thản, tích cực và yêu đời hơn”, ông Nguyễn Sỹ Lương chia sẻ.
Đến thăm hỏi và tặng quà các đồng chí thương bệnh binh, Thượng toạ Thích Thanh Quyết bày tỏ sự xúc động, trân trọng những cống hiến, hy sinh bảo vệ Tổ quốc của các đồng chí thương bệnh binh tại trung tâm.
“Với tâm nguyện từ bi của nhà Phật và truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam, tâm niệm Ngày Đức Phật đản sinh sẽ mang lại sự an lạc, chúng ta rất vui mừng được tổ chức Liên Hợp Quốc cho phép Việt Nam tổ chức Vesak 2019, đặc biệt sự kiện được tổ chức tại Hà Nam. Phật giáo Hà Nam luôn hướng về những người có công với Tổ quốc, với dân tộc. Việc chăm sóc thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng là bổn phận và trách nhiệm cao cả, để báo đáp những hy sinh to lớn của các đồng chí trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc”, Thượng toạ Thích Thanh Quyết nhấn mạnh.
Cùng ngày, Thượng toạ Thích Thanh Quyết đã thăm hỏi, động viên và tặng quà cho các thương, bệnh binh đang điều dưỡng tại Trung tâm điều dưỡng thương binh Kim Bảng. Hiện nay, trung tâm đang chăm sóc, nuôi dưỡng hơn 114 thương bệnh binh, trong đó có 50 thương bệnh binh nặng, hạng đặc biệt, mất sức lao động từ 81% trở lên và 33 đối tượng là thân nhân liệt sĩ bị nhiễm chất độc hóa học và người có công của hơn 20 tỉnh, thành phố.
|
Trong chuỗi hoạt động ngày 22/4, Thượng toạ Thích Thanh Quyết đã trao kinh phí hỗ trợ 4 ngôi nhà đại đoàn kết, mỗi suất 50 triệu đồng cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Hà Nam. |
Trong chuỗi hoạt động ngày 22/4, Thượng toạ Thích Thanh Quyết đã trao kinh phí hỗ trợ 4 ngôi nhà đại đoàn kết, mỗi suất 50 triệu đồng cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Hà Nam. “Chung tay chăm lo cho hộ nghèo, những người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống là việc làm thiết thực, thể hiện sự quan tâm sâu sắc đối với người nghèo. Hy vọng các hộ gia đình tập trung làm ăn, phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo”, Thượng toạ Thích Thanh Quyết nói.
Dịp này, Thượng toạ Thích Thanh Quyết đã tới thăm và có lẵng hoa chúc mừng các vị linh mục ở giáo xứ Kim Bảng, giáo xứ Tràng Châu (TP. Phủ Lý) và giáo xứ An Phú, xã Thanh Hương, huyện Thanh Liêm nhân dịp Lễ Phục sinh năm 2019.
Tình Lê
" alt="Trao 180 suất và và 4 nhà đại đoàn kết cho thương binh và người nghèo tỉnh Hà Nam"/>
Trao 180 suất và và 4 nhà đại đoàn kết cho thương binh và người nghèo tỉnh Hà Nam