Giàu có, sống trong căn biệt thự đồ sộ ở Hải Phòng những năm 1930 của thế kỷ trước nhưng doanh nhân Nguyễn Sơn Hà và gia đình có lối sống giản dị, tiết kiệm đến mức khó tin.Chuyện rút nhẫn kim cương, hiến 10.5kg vàng của doanh nhân đất Cảng
Lễ tang cụ Hoàng Thị Minh Hồ, người hiến 5.000 lạng vàng
Gặp chúng tôi vào giữa tháng 10, họa sĩ Nguyễn Thị Sơn Trúc (SN 1944) không khỏi xúc động khi nhắc đến cha mình - cụ Nguyễn Sơn Hà (1894 - 1980), vị doanh nhân tiếng tăm đầu thế kỷ 20.
Họa sĩ Sơn Trúc tiết lộ, một trong những yếu tố làm nên thành công của doanh nhân Nguyễn Sơn Hà chính là chữ tín.
Doanh nhân lừng lẫy từ chối chức Bộ trưởng
Lần giở từng trang ký ức, họa sĩ Sơn Trúc chia sẻ: “Tôi vẫn nhớ như in những câu chuyện cha kể về thời gian ông làm thuê cho hãng sơn của người Pháp.
Thấy họ đối xử bất công với người Việt, cha tự nhủ: “Tôi phải quyết tâm làm chủ, để có đủ quyền lực làm mọi việc nhưng tôi sẽ chia sẻ với mọi người”.
Khi người Pháp muốn tăng lương cho cha tôi từ 30 đồng lên 100 đồng Đông Dương, cụ vẫn dứt áo ra đi với mong muốn xây nghiệp lớn của mình".
|
Doanh nhân Nguyễn Sơn Hà (1894 - 1980). |
Việc đầu tiên cụ Sơn Hà nghĩ đến khi khởi nghiệp là học ngoại ngữ. Cụ cho rằng muốn nghiên cứu, chế tạo thứ sơn tốt hơn sơn của chủ cũ phải đọc sách tiếng Pháp.
Ban ngày ông cùng những người bạn nhận quét vôi, sơn nhà. Buổi tối ông nhờ người Pháp dạy tiếng. Do chăm chỉ, một thời gian sau, vốn tiếng Pháp của ông khá thành thạo.
Những quyển sách khoa học, vật lý và hóa chất của nước ngoài cũng đều được ông nghiền ngẫm, tìm tòi. Cuối cùng, loại sơn do chính người Việt ra đời đã gây ra tiếng vang thời bấy giờ.
|
Bà Sơn Trúc bên những kỷ vật của cha. |
Bên cạnh đó, cụ Sơn Hà luôn đề cao triết lý kinh doanh: “Làm ăn phải có lãi nhưng không phải bằng cách đánh lừa, treo đầu dê, bán thịt chó”.
Nhờ đó triết lý đó, doanh nhân Nguyễn Sơn Hà thành công. Mỗi khi có người phàn nàn về chất lượng sơn, vị doanh nhân này thường tự đến tìm hiểu nguyên nhân rồi về khắc phục.
Một lần, đại lý sơn ở miền Nam phản ánh về lô hàng sơn lâu khô, kém chất lượng. Cụ lập tức vào, lấy mẫu hàng kiểm nghiệm và phát hiện do người thợ làm sai kỹ thuật, nấu mẻ dầu còn non, chưa đạt chuẩn đã mang pha chế.
Thấy vậy, cụ Sơn Hà cho người đi đến các đại lý xin lỗi và thương lượng thu hồi lô hàng trên. Sau lần đó, các đơn đặt hàng đến với xưởng sơn của cụ ngày một nhiều.
|
Một số dụng cụ doanh nhân Nguyễn Sơn Hà dùng để nghiên cứu sơn từ ngày đầu khởi nghiệp. |
Lần khác, 1 viên công sứ ở Quảng Ninh phàn nàn rằng ông ta dùng sơn của Sơn Hà nhưng cửa gỗ sơn 7 ngày chưa khô. Cụ Sơn Hà đích thân lái xe sang tìm hiểu.
Tại đây, cụ phát hiện, viên công sứ làm cửa bằng gỗ dầu, loại này khi sơn lâu khô hơn gỗ thường.
Để chứng minh nhận định của mình đúng, cụ đã lấy hai loại gỗ đó sơn ngay trước mặt viên công sứ. Sau một ngày, sơn trên loại gỗ thường đã khô còn sơn trên gỗ dầu vẫn còn ướt. Từ lần đó, viên quan người Pháp này tỏ ra rất khâm phục trí tuệ và tính cách của doanh nhân người Việt.
Cùng với việc xây dựng thương hiệu uy tín, sản phẩm chất lượng, doanh nhân Sơn Hà rất chú trọng đến đời sống người lao động. Cụ từng nói với các con: "Người ta có cuộc sống tử tế, đầy đủ mới tận tâm làm cho mình".
“Cụ hứa với nhân viên làm tốt sẽ có thưởng. Nói là làm, ngay sau đó, cha tôi trích quỹ ra mua 41 căn hộ, rộng 120m2/căn đặt tên là ngõ Sơn Lâm.
Trước cách mạng đã có 4 gia đình ở ngoài đó. Ngoài ra, ông còn dựng 4 căn nhà ở gần nhà máy để thợ đỡ mất thời gian đi về, tăng điều kiện nghỉ ngơi. Vì vậy cha tôi luôn được người lao động rất kính trọng”, nữ họa sĩ kể tiếp.
|
Thư mời doanh nhân Nguyễn Sơn Hà tham dự hội nghị kinh tế quốc tế. |
Khi Pháp tấn công Hải Phòng, cả gia đình cụ sơ tán lên chiến khu Đông Triều (Quảng Ninh) rồi lại di chuyển lên chiến khu Việt Bắc. Ở Việt Bắc, cụ tổ chức sản xuất giấy than, mực in, vải che mưa, lương khô và thuốc ho - những sản phẩm rất hữu ích đối với Việt Minh trong hoàn cảnh lúc đó.
Sau kháng chiến chống Pháp, cụ Sơn Hà trở về Hà Nội và tiếp tục trúng cử vào Quốc hội khoá II, III, IV, V.
“Mãi sau này cha tôi mới cho các con biết, ông từng được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị giữ chức Bộ trưởng Bộ kinh tế sau Cách mạng tháng Tám nhưng ông đã khiêm nhường từ chối.
Ông cho rằng mình học ít, tài sơ, nên không dám nhận chức vụ quá to lớn ngoài sức mình... ", bà Sơn Trúc kể lại.
Cuộc sống khó tin trong căn biệt thự lớn
Kinh doanh phát đạt, sở hữu hàng loạt bất động sản, xe hơi nhưng ít ai biết doanh nhân Nguyễn Sơn có lối sống vô cùng giản dị.
Xuất phát điểm từ hai bàn tay trắng, vất vả mới làm nên cơ nghiệp vì vậy dù bận rộn với công việc sản xuất, kinh doanh song cụ Sơn Hà vẫn không quên dành thời gian chăm lo, giáo dục các con.
|
Căn biệt thự của gia đình doanh nhân Nguyễn Sơn Hà. |
Doanh nhân này rèn cho các con lối sống tự lập, lao động từ bé. Với con gái, cụ mua bông và khung cửi yêu cầu con học quay xa, kéo sợi, dệt vải và trồng dâu nuôi tằm.
Khi đi học, các con của doanh nhân này chỉ mặc 2 màu đen và trắng, con gái không được đeo nữ trang. Cụ nói: “Con nhà càng giàu càng phải giản dị”.
Nghỉ hè, vợ chồng doanh nhân Nguyễn Sơn Hà thường đưa con về quê sống với họ hàng, học cấy lúa, làm ruộng… Trong mắt các con, cụ Sơn Hà là người tình cảm, hết mực thương yêu con nhưng nóng nảy và nghiêm khắc.
“Cha tôi tiết kiệm, không thích xa hoa, hưởng thụ, cụ luôn dạy con phải biết quý trọng đồng tiền. Mỗi khi họp gia đình, chị em vẫn hay nhắc chuyện chị tôi bị cha trách phạt vì phung phí.
Chị tôi vốn không thích ăn cơm nếp. Một lần cả nhà ăn sáng bằng cơm nếp, chị lén bỏ đồ ăn vào thùng nước gạo. Cha biết được, đã nổi giận.
Cụ nói: “Hạt gạo là hạt ngọc, người nông dân phải một nắng hai sương mới làm ra. Mình không biết quý trọng, bỏ đi như vậy là lãng phí”.
|
Vợ chồng doanh nhân Nguyễn Sơn Hà và các con |
Cụ Sơn Hà còn chăm lo đến sự phát triển toàn diện và sức khỏe của các con. Hàng ngày vào sáng sớm, cụ gọi các con dậy tập thể dục.
“Do đó anh chị em tôi sau này ai cũng khỏe mạnh, chịu đựng được nhiều gian khó của cuộc sống, nhất là khi theo cha từ bỏ hết vinh hoa phú quý lên khu kháng chiến sống cuộc đời kham khổ.
Cha tôi rất lạc quan, không bao giờ kêu ca, phàn nàn về những khó khăn vật chất.
Cụ vẫn giữ vững tinh thần đó cho đến tận những ngày cuối đời...”, bà Sơn Trúc nhớ lại.
(Còn nữa)
Chiếc bát vàng thương gia buôn vải tặng con gái dịp sinh nhật
Nhận chiếc bát bằng vàng từ tay thợ kim hoàn, vị thương gia nở nụ cười mãn nguyện. Đây là món quà đặc biệt mà ông muốn tặng cô con gái đầu lòng của mình...
" alt="Cuộc sống khó tin trong biệt thự của thương gia giàu có"/>
Cuộc sống khó tin trong biệt thự của thương gia giàu có
Với tính chất khử mùi, lá trà xanh không chỉ giúp món cá lóc kho trở nên thơm ngon hơn mà còn đánh bật mùi tanh khiến cả nhà đều yêu thích món ăn này. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn cách làm món cá lóc kho lá trà xanh mới lạ và hấp dẫn này nhé.Nguyên liệu làm món cá lóc kho với lá trà xanh
- Cá lóc: 1 - 2 con to vừa (khoảng 1 - 1,5kg)
- Trà xanh: 20 gr
- Tỏi: 1 củ
- Hành khô: 1 củ
- Ớt: 1 - 2 quả
- Gừng: 1 nhánh nhỏ
- Tiêu, đường, nước mắm, dầu ăn, hạt nêm, nước hàng.
Cách làm món cá lóc kho với lá trà xanh
- Bước 1: Cá lóc mua về đập mổ bụng, bỏ ruột, mang, cạo sạch vẩy nhớt bên ngoài và phần màng đen trong bụng cá (đây là phần rất gây ra mùi rất tanh). Đập dập gừng trộn với rượu trắng rồi dùng hỗn hợp này chà xát trong ngoài cá, sau đó đem đi rửa sạch lại với nước. Chặt cá thành những khúc vừa ăn, đối với món cá lóc kho lá trà xanh, bạn chỉ sử dụng những khúc ở giữa, còn phần đầu và đuôi bạn có thể nấu món canh riêu cá.
Tỏi, hành khô bóc vỏ, đập dập, băm nhuyễn. Ớt rửa sạch, thái khúc. Trà xanh cho vào nồi, đổ ngập nước rồi cho lên bếp nấu sôi trong khoảng 5 phút rồi tắt bếp để hãm.
- Bước 2: Cho cá vào tô cùng với 1/2 lượng hành tỏi ớt băm + 2 thìa nước mắm + 1 thìa cà phê tiêu + 1 thìa cà phê đường + 1 thìa cà phê bột nêm + 1 bát con nước trà xanh, trộn đều rồi để ướp trong khoảng 20 phút cho cá ngấm gia vị.
- Bước 3: Sau khi đã ướp xong cá, các bạn đặt 1 chiếc nồi lên bếp (nên chọn nồi đất, gang hoặc nồi áp suất), cho vào nồi 1 muỗng canh dầu ăn, đun sôi rồi cho lượng hành tỏi ớt băm thái còn lại vào nồi phi thơm. Đến khi thấy dậy mùi thơm, hành tỏi hơi chuyển màu vàng bạn nhanh tay trút cá vào nồi chiên sơ cho hai mặt cá săn lại thì đổ nốt phần nước ướp ban đầu vào nồi.
- Bước 4: Tiếp tục chế thêm nước trà xanh vào nồi sao cho lượng nước xâm xấp mặt thịt + 1 thìa canh nước hàng đun với lửa lớn, đến khi nước trong nồi sôi lên thì các bạn giảm lửa nhỏ vừa để cá được kho chín mềm và ngấm gia vị. Kho đến khi thấy nước cạn dần, chỉ còn sền sệt các bạn nêm nếm lại lần nữa cho vừa miệng, nếu thích các bạn có thể rưới thêm chút xíu dầu ăn nữa lên trên để cá nhìn bóng đẹp và ngậy hơn. Kho thêm khoảng 2 - 3 phút nữa thì tắt bếp rồi bày cá lóc kho trà xanh lên đĩa và thưởng thức.
Món các lóc kho lá trà xanh ngon nhất khi ăn với cơm nóng. Chúc các bạn thành công với món ăn này nhé!
Luật 'ngầm' trong gia đình đại gia 70 tuổi ở Hà thành
Cách vài tháng lại xuất hiện một phụ nữ ôm bụng bầu đến nhà đòi vị đại gia 70 tuổi phải có trách nhiệm. Trước tình hình này, các con ông đưa ra luật ngầm: Bất kể ai mang con đến, đòi tiền bạc phải đưa đi giám định ADN.
" alt="Cách làm món cá kho hết tanh lại thơm ngon khó cưỡng"/>
Cách làm món cá kho hết tanh lại thơm ngon khó cưỡng
Cách vài tháng lại xuất hiện một phụ nữ ôm bụng bầu đến nhà đòi vị đại gia 70 tuổi chu cấp tiền bạc. Trước tình hình này, các con ông đưa ra luật ngầm: Bất kể ai mang con đến, đòi tiền bạc đều phải đi giám định ADN.MC điển trai người Nga bất ngờ về nước, không hẹn ngày quay lại VTV
Cuộc sống của mẹ đơn thân Việt kiều sau ly hôn vì chồng ngoại tình
Đám cưới trong gia đình người Hà Nội xưa qua ảnh
Người thân giật mình trước kết quả giám định ADN của đại gia 70 tuổi
Vợ mất từ khi mới 40 tuổi, ông Thái (70 tuổi)- một đại gia trong lĩnh vực đất đai ở vậy, không đi bước nữa. Thế nhưng, vài năm nay, các con ông liên tục đau đầu giải quyết hậu quả từ những mối tình “ngắn ngày” của bố.
Cách vài tháng lại xuất hiện một cô gái trẻ đến nhà, đòi ông Thái chịu trách nhiệm về cái thai trong bụng hoặc gây sự để vòi tiền thai sản. Có người còn đòi hỏi gia đình ông phải mua nhà cửa, chu cấp nuôi dưỡng đứa trẻ …
Ban đầu, con cái ông dùng tiền để mọi việc được êm xuôi nhưng sau thấy tình trạng đó diễn ra liên tục, họ đưa ra quyết định: Bất cứ ai đến đòi tiền nuôi con, phải đi giám định ADN. Nếu đúng là máu mủ của bố, gia đình sẽ có trách nhiệm.
Điều đó dường như đã trở thành luật “ngầm” trong gia đình ông Thái. Có khi một năm, họ đưa 3 phụ nữ mang thai đến trung tâm giám định ADN của anh Trần Anh Tuấn chọc ối làm xét nghiệm gen.
Lần đó, kết quả cho thấy, ông Thái không phải “tác giả” của 3 đứa trẻ trong bụng những cô gái này.
|
Giám đốc trung tâm ADN Trần Anh Tuấn |
Các con cũng nhiều lần khuyên giải, muốn bố bớt ham vui lại. Dẫu sao ở tuổi này ông đã có cháu chắt đề huề, cần gương mẫu cho con trẻ.
Một thời gian, không thấy ai đến nhà nữa, các con tưởng bố đã thay đổi. Tuy nhiên, trong ngày giỗ mẹ, khi mấy bố con đang tất bật chuẩn bị cơm cúng thì người phụ nữ khoảng 35 tuổi, bụng bầu vượt mặt, tay dắt bé trai xuất hiện.
Chị ta cho biết mình và ông Thái có quan hệ tình cảm từ lâu, sinh được một bé trai và đang có thai đứa con gái, giờ muốn cho con đến nhận họ.
Lúc này, ông Thái tái mặt, liên tục chối. Ông kể, đây là cô gái làm nghề mát-xa, họ từng vài lần “vui vẻ” nhưng hai đứa trẻ chắc chắn không phải con mình.
Nghe người tình phủ nhận, chị ta bỗng lu loa, rủa xả ông không tiếc lời. Trách ông bạc bẽo, không muốn hai đứa trẻ hưởng quyền thừa kế gia sản.
"Do có khách khứa nên gia đình phải tìm cách xoa dịu. Họ đề nghị chị ta đưa con đi giám định huyết thống.
Các con ông Thái nghĩ chị ta cũng giống các cô gái trước, dùng chiêu trò để moi tiền. Nhờ kỹ thuật khoa học mà những phụ nữ đó đều bị lật tẩy, phải ra về tay trắng", anh Tuấn nói.
Tuy vậy, anh Tuấn cho biết, người thân của ông Thái đã phải giật mình trước kết quả giám định ADN. Theo đó, bé trai không có quan hệ cha con với ông.
Nhưng cái thai trong bụng nữ nhân viên mát-xa đích thị là giọt máu của ông Thái. Cuối cùng, các con ông phải đón chị ta về nhà chăm sóc, chờ ngày sinh nở, tránh ầm ĩ, mất mặt với xóm giềng.
Xấp tiền lẻ và bí mật của người cha khắc khổ
Lần khác, anh Tuấn tiếp đón vị khách vào buổi chiều muộn. Đó là người đàn ông trung tuổi, mặc bộ quân phục đã úa màu, cũ kỹ.
Ông đến trung tâm với tâm trạng mệt mỏi, lo âu. Gặp anh Tuấn, sau một hồi ngập ngừng, ông bắt đầu chia sẻ những nỗi niềm của mình.
Ông tên Khang (quê Quảng Bình). Thời trẻ ông đi bộ đội, bị thương nặng và nhiễm chất độc màu da cam. Hòa bình, ông về quê lập gia đình, bắt đầu cuộc sống mới.
Tuy nhiên, nhiều năm trôi qua, vợ chồng ông mòn mỏi chờ đợi mãi không có tin vui. Năm đó, vợ bàn với ông xin một đứa trẻ sơ sinh về nuôi dưỡng.
Để tránh miệng lưỡi người đời làm tổn thương đến đứa bé sau này ông quyết định đưa vợ con ra Hà Nội sinh sống.
Nhờ người đồng đội, vợ chồng ông mua được căn nhà rộng 15 m2 làm chỗ tá túc. Cuộc sống nơi đất khách, quê người tuy chật vật nhưng gia đình ba người họ luôn hạnh phúc, tràn ngập tiếng cười.
Sáng sáng, vợ ông chở thúng xôi đi khắp các ngõ ngách của thủ đô bán còn ông chạy xe ôm ở bến xe Giáp Bát. Khi sức khỏe kém hơn thì ông mở quán sửa xe tại nhà.
Cậu con trai lớn lên bằng tình yêu thương của bố mẹ nhưng không hề hay biết mình chỉ là con nuôi.
Cho đến một ngày, bố đẻ của con trai ông Khang xuất hiện, đòi gặp con. Ông ta cho biết, ngày xưa, mình và cô gái cùng làng yêu nhau, khi cô có thai, ông sợ mất tiền đồ nên phũ phàng chối bỏ.
Sau này, ông lấy vợ nhưng vợ khó sinh con, lần nào cấn thai cũng hỏng. Từ các mối quan hệ, ông tìm được tung tích con trai. Ông ta thấy hối lỗi, muốn nhận con về, lo hương hỏa cho dòng họ.
Lòng ông Khang bỗng giận sôi lên. Suốt mấy chục năm, ông ta rũ bỏ máu mủ một cách vô lương tâm như vậy, giờ còn muốn đòi con.
Lúc này, ông Khang mới cất lời, nói dối rằng người đó đã nhận nhầm, bởi đứa trẻ là con đẻ của vợ chồng mình. Trước đây hai người định xin con nuôi nhưng vợ bỗng nhiên có thai nên thôi. Tuy nhiên, ông ta không tin, nằng nặc đòi đi giám định ADN.
Sau hôm đó, vợ chồng ông Khang cũng bán nhà, chuyển đi. Thế nhưng, ông vẫn sợ một ngày người bố đẻ của con tìm được nên ông đã tìm đến trung tâm giám định ADN nhờ làm giả kết quả.
Theo đó, ông muốn kết quả khẳng định mình và con trai có quan hệ huyết thống. Ông làm việc này cũng một phần để tránh con trai bị sốc và tổn thương.
Nói xong, ông rút từ trong chiếc túi nilon một xấp toàn tiền lẻ 2 nghìn đồng, 5 nghìn đồng đặt trước mặt anh giám đốc trung tâm.
Nghe câu chuyện của ông, anh Tuấn rất xúc động, tuy vậy, với trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp của mình, anh đã từ chối.
"Tôi khuyên ông Khang hãy thẳng thắn, cởi mở nói rõ mọi chuyện với con. Dẫu sao, con ông cũng đã lớn, đến tuổi trưởng thành. Chắc chắn anh ta sẽ biết suy xét và vững càng đối diện với sự thật", anh Tuấn nhớ lại.
*Tên nhân vật trong bài được thay đổi theo yêu cầu
Gia đình giàu có ở Sài Gòn sốc nặng trước kết quả ADN của 2 bé gái
Trong thâm tâm, gia tộc nhà ông Cường vẫn cho rằng 2 bé gái không có máu mủ gì với nhà mình nên ra sức dằn hắt, rủa xả người mẹ. Tuy nhiên, họ đã sốc nặng khi đọc kết quả ADN...
" alt="Luật 'ngầm' trong gia đình đại gia 70 tuổi ở Hà thành"/>
Luật 'ngầm' trong gia đình đại gia 70 tuổi ở Hà thành