Ngoài khả năng phòng ngự, cơ động và gây sát thương tốt, nhiều vị tướng cũ và mới được làm lại – tiêu biểu là Aatrox và Irelia trong năm 2018 – đang tỏ ra quá khác biệt. Chúng khiến cho đội ngũ cân bằng game gặp khó khăn trong nỗ lực duy trì metagame ở trạng thái ổn định.
Rõ ràng những vị tướng mới hoặc được làm lại đều nhận được sự chú ý từ đông đảo người chơi. Nhưng nếu như chúng không sở hữu bất cứ điểm yếu nào đáng kể, thì chắc chắn đội ngũ phát triển đã không thành công.
Theo Riot, định hướng trong tương lai của họ sẽ rất khác.
“Với tất cả những tướng mới và được làm lại toàn diện từ giờ trở đi, mục tiêu (được chúng tôi đặt ra là) chúng phải có nhược điểm rõ ràng”, Riot viết trong bài đăng. “Và nói chung là một số lượng đáng kể các vị tướng (khoảng 20 trở lên) hoặc một cơ chế thông dụng (như khống chế cứng) đều sẽ bị làm yếu đi.”
Một ví dụ tiêu biểu cho vị tướng LMHTrất mạnh nhưng vẫn có điểm yếu rõ rệt là Darius. Hắn ta hoàn toàn có thể hạ gục bạn chỉ sau một chuỗi combo chiêu thức nhưng lại dễ dàng bị thả diều.
Hay như Jhin, một Xạ Thủ có thể gây ra lượng sát thương khủng khiếp không thể đong đếm được, lại phải đánh đổi nó bằng sự thiếu cơ động.
Ở bản cập nhật 9.3sắp sửa ra mắt, Akali đã bị loại bỏ khả năng hồi máu của kỹ năng Q và W không còn giúp cô ta ẩn thân trong tầm trụ…
Có nhiều đợt nâng cấp và ra mắt tướng mới đã được lên lịch trình trong năm 2019 – bao gồm làm lạu Kayle, Morgana và Mordekaiser cùng vị tướng Hỗ Trợ mới thuộc lớp Thuật Sư cổ điển.
Nếu Riot giữ lời, người chơi LMHTsẽ có thêm ít nhất là bốn vị tướng nữa không bị rơi vào trạng thái mạnh ngoài tầm kiểm soát (overpowered).
Gnar_G(Theo Dot Esports)
" alt=""/>LMHT: Riot sẽ bổ sung nhiều yếu điểm và hạn chế cho các vị tướng trong năm 2019Xem clip cận cảnh hệ thống treo hiện đại của ISUZU mu-X:
Nguy hiểm từ việc nghe âm thanh quá lớn trong thời gian dài đã được nhắc đến từ lâu, và mới đây, Liên Hợp Quốc tiếp tục đưa ra cảnh báo cho toàn bộ người dân trên thế giới, đồng thời đề xuất các tiêu chuẩn mới về mức âm lượng an toàn.
Theo hãng thông tấn AFP, tổ chức Y Tế thế giới (WHO) thuộc Liên Hợp Quốc và Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) mới đây đã ban hành bộ quy tắc tiêu chuẩn quốc tế không ràng buộc dành cho các nhà sản xuất thiết bị âm thanh.
Tiêu chuẩn mới yêu cầu các thiết bị và hệ thống nghe an toàn phải có phần mềm kiểm soát và theo dõi âm lượng, thời gian phát để đưa ra cảnh báo sớm tới người dùng và tránh những rủi ro với thính giác của họ.
Theo thống kê của WHO, có khoảng một nửa số người trong độ tuổi 12-35 tuổi, tương đương 1,1 tỷ người trên thế giới đang nằm trong nhóm có nguy cơ hỏng thính giác cao do "tiếp xúc quá lâu và quá nhiều với các thiết bị âm thanh cá nhân".
Người đứng đầu WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cho rằng, thế giới đã có bí quyết để ngăn tình trạng suy giảm thính lực ở người trẻ.
Ông Tedros cũng nhấn mạnh: "Không nên để nhiều người trẻ tiếp tục làm hại thính giác của họ trong lúc nghe nhạc. Phải hiểu rằng, một khi đã mất thính giác, nó sẽ không thể hồi phục trở lại được".
Hiện tại trên thế giới có khoảng 5% dân số, tương đương 466 triệu người, bao gồm 34 triệu trẻ em bị mất khả năng nghe. Mặc dù vậy, WHO chưa thể thống kê hết số ca bị mất thính lực vì các thiết bị âm thanh là bao nhiêu.
Tuy nhiên, WHO tin tưởng, tiêu chuẩn âm thanh mới vừa được ban hành sẽ là cơ sở để bảo vệ thính lực của những người trẻ tuổi trước các tác động của âm thanh quá lớn mà họ không hề hay biết.
WHO khuyến cáo, việc nghe âm lượng trên 85 decibel trong vòng 8 giờ hoặc 100 decibel trong 15 phút là điều tuyệt đối nguy hiểm cho thính lực của bạn. Tổ chức Y tế thế giới cũng kêu gọi các bậc phụ huynh nên điều chỉnh âm lượng tự động trên các thiết bị âm thanh để ngăn việc sử dụng mức âm lượng quá lớn.
Mặc dù đã có nhiều mẫu smartphone có tích hợp hệ thống cảnh báo âm thanh quá lớn cho thính giác nhưng WHO muốn mọi thứ phải đồng bộ trên tất cả các thiết bị, bao gồm cả TV, loa thông minh.
" alt=""/>WHO cảnh báo: hơn 1 tỷ người có nguy cơ hỏng thính giác vì dùng tai nghe và loa quá nhiều