Mạnh tay xử lý vi phạm bản quyền trong ngành Xuất bản
Ngày 21/12,ạnhtayxửlýviphạmbảnquyềntrongngànhXuấtbảerena Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Xuất bản Việt Nam đồng tổ chức Hội nghị giao ban cơ quan chủ quản nhà xuất bản năm 2022.
Hội nghị có sự tham gia của Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Trần Thanh Lâm, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm, Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam Hoàng Vĩnh Bảo, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành Nguyễn Nguyên…
Đánh giá về hoạt động xuất bản năm 2022, ông Nguyễn Nguyên – Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành cho biết, hiện nay cả nước có 57 nhà xuất bản thuộc 53 cơ quan chủ quản, trong đó có 48 nhà xuất bản thuộc Trung ương và 9 nhà xuất bản thuộc địa phương. Doanh thu của các nhà xuất bản ước tính đạt 3.200 tỷ, tăng 6%.
“Tính đến hết tháng 11/2022, chúng ta đứng số 1 tại Đông Nam Á về số lượng năm 2022 với 34.496 đầu sách. Thái Lan hay Indonesia xếp nhóm thứ 2 với số lượng từ 24.000 đến 27.000 đầu sách. Con số 487.385.939 bản (chưa bao gồm sách nói và sách điện tử khác), giảm 13,1% về số cuốn, tăng 5,4% về số bản cũng là một sự bất ngờ lớn trong ngành. Những con số thống kê này cho thấy niềm tin vào văn hóa đọc hiện nay của chúng ta”, ông Nguyễn Nguyên chia sẻ.
Cũng theo Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành, một điểm nhấn nữa trong năm 2022 của hoạt động xuất bản là quá trình chuyển đổi số và phát triển xuất bản điện tử của các nhà xuất bản đang được đẩy nhanh. Nếu năm 2018 chỉ có 2 nhà xuất bản, 2019 có 4 nhà xuất bản, 2020 có 6 nhà xuất bản, 2021 có 11 nhà xuất bản thì năm 2022 có 19 nhà xuất bản. Đó là con số chưa nhiều so với khu vực nhưng là nỗ lực lớn trong điều kiện năng lực, tiềm lực, quy mô của các nhà xuất bản còn hạn chế.
Ông Nguyễn Thanh Lâm – Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ghi nhận những ý kiến của các đại biểu chia sẻ tại hội nghị và cho biết, trong năm tới, cơ quan quản lý sẽ tiến hành sửa đổi nghị định về nhuận bút trong xuất bản. Đồng thời, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng ban hành những quy định về việc xử lý in lậu, xuất bản, phát hành sách trái phép, mạnh tay trong việc kiểm soát nội dung. Việc xây dựng văn hóa lên án việc mua sách lậu, in ấn vi phạm bản quyền, xây dựng văn hóa mua sách, văn hóa tặng sách cũng là những điều cần lưu ý.
“Chúng ta phải dần coi xuất bản là ngành kinh tế công nghệ. Chúng ta phải xây dựng các công cụ đo, tiêu chí xếp hạng để đánh giá sách, nhà xuất bản, nhà sách, các đơn vị sinh thái trong ngành xuất bản. Chúng ta cũng cần thận trọng với những dự án chuyển đổi số, chú trọng đầu tư các giải pháp công nghệ để quản lý bản quyền, khuyến khích phát triển sách tinh gọn trong nhiều lĩnh vực”, ông Nguyễn Thanh Lâm chia sẻ.
Ông Trần Thanh Lâm - Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương trong phát biểu tại hội nghị, nhấn mạnh về xuất bản điện tử, chuyển đổi số trong năm vừa qua.
“Chúng ta loay hoay về khái niệm xuất bản điện tử mấy năm qua, nhưng sự chỉ đạo của cấp trên đã truyền cảm hứng, truyền quyết tâm để các nhà xuất bản cùng thực hiện tốt nhiệm vụ. Lĩnh vực này đã có khởi sắc, có sản phẩm. Trong đại dịch, chúng ta có đổi mới, sáng tạo, bứt phá. Những sách điện tử của chúng ta có rất nhiều người đọc, đến được với mọi người, đến được các vùng miền. Đó là những thuận lợi của xuất bản điện tử, một nét chấm phá tương đối đậm của ngành”, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu.
Ông cũng nhận định, công tác lãnh đạo của các cơ quan chủ quản thực hiện tốt, bài bản giúp các nhà xuất bản làm tốt nhiệm vụ, đồng thời cũng đã có nhiều đổi mới trong chỉ đạo, quản lý dù trong điều kiện khó khăn khi đi qua đại dịch. Ngành xuất bản có được sự phát triển như hiện tại nhờ vào lực lượng cán bộ, nguồn nhân lực chất lượng, đảm bảo yêu cầu.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế như buông lỏng, chưa quan tâm tới định hướng nội dung đề tài…. Năm 2023, ngành xuất bản cũng tiếp tục thực hiện tốt phát triển ngành theo hướng tinh gọn, xây dựng văn hóa, tạo ra nhiều sản phẩm ý nghĩa.
Ảnh: Thụy Trang
Kiến nghị Quốc hội xem xét giao Bộ TT&TT lập hồ sơ sửa đổi luật Xuất bản