当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > Kèo vàng bóng đá Leganes vs Rayo Vallecano, 03h00 ngày 1/2: Khách thắng thế 正文
标签:
责任编辑:Nhận định
Nhận định, soi kèo Juventus vs Benfica, 3h00 ngày 30/1: Hòa là đủ
Nhóm ngành mỹ phẩm, nước hoa, trang sức có mức doanh thu online trung bình cao nhất (chiếm trung bình 48% tổng doanh thu).
Nhà thuốc là nhóm ngành có tỷ lệ các cửa hàng không bán online nhiều nhất (40%) nên doanh thu online trung bình cũng thấp nhất (chỉ chiếm 12% tổng doanh thu).
Gần 80% cửa hàng chia sẻ năm 2017 doanh thu có tăng trưởng so với năm 2016, trong đó 44% tăng trưởng trên 10%.
Thời trang - phụ kiện, đồ mẹ và bé là 2 nhóm ngành có tỷ lệ các cửa hàng có tăng trưởng cao nhất (92% shop thời trang - phụ kiện và 83% shop đồ mẹ và bé có tăng trưởng).
33% các cửa hàng không tăng trưởng hoặc thụt lùi cho biết họ không dành ngân sách cho tiếp thị, 65% tiếp thị với ngân sách dưới 20 triệu đồng/tháng.
Trong khi đó, với các shop chi tiếp thị trên 20 triệu đồng/tháng thì có tới 62% shop có tăng trưởng doanh thu tốt mức trên 30% so với năm 2016.
Cũng theo kết quả khảo sát, doanh thu trung bình của các cửa hàng trong năm 2017 khoảng 1,3 tỷ đồng.
Cùng đó, khảo sát cũng chỉ ra top 5 kênh bán hàng được nhiều cửa hàng đánh giá mang lại hiệu quả nhất lần lượt là bán hàng tại cửa hàng (87%), Facebook (80%), website (53%), Zalo-Instagram (51%) và phát triển đại lý, cộng tác viên (49%).
Trong đó, 3 kênh bán hàng tại cửa hàng, Facebook và website tạo thành thế "chân kiềng" trong kinh doanh.
Gắn liền với các kênh bán hàng là các kênh tiếp thị phổ biến. Top 3 kênh tiếp thị được các cửa hàng sử dụng nhiều nhất đó là tiếp thị trên Facebook (87%), tổ chức các chương trình tiếp thị tại cửa hàng (70%) và tiếp thị online qua các kênh khác như email marketing, đăng bài trên diễn đàn, YouTube... (51%).
Việc chạy quảng cáo Google Adwords chỉ chiếm 38% (chưa bằng 1 nửa so với quảng cáo Facebook).
Dịch vụ quảng cáo báo chí với chi phí cao ít được sự hưởng ứng của các chủ shop (chỉ 26% cửa hàng đã từng sử dụng).
Đa phần các shop quy mô 1-2 cửa hàng, nên chủ yếu là chủ shop tự làm các hoạt động tiếp thị. Trong đó có tới 61% là tự chạy quảng cáo trên Facebook, 44% tự tổ chức các hoạt động tiếp thị tại cửa hàng và 31% tự khai thác trên các kênh online (đăng bài trên diễn đàn, email marketing...).
Về các phương thức thanh toán, trong năm 2017, trả tiền trực tiếp tại cửa hàng vẫn là phương thức thanh toán phổ biến và thường xuyên nhất (96% cửa hàng có sử dụng, 76% cửa hàng sử dụng thường xuyên tối thiểu 1-2 lần/tuần), sau đó là chuyển khoản ngân hàng (93%), nhận hàng thanh toán - COD (90%).
Thanh toán trực tuyến qua thẻ tín dụng/ghi nợ cũng có dấu hiệu khả quan, khi có tới 41% cửa hàng có sử dụng, trong đó 26% sử dụng trên 1-2 lần/tuần. Trong khi đó, ví điện tử ít được sử dụng nhất (18% có sử dụng).
Phía Sapo nhận định, kinh doanh offline và online đang dần không còn khoảng cách mà hơn hết, 2 kênh này đang giao thoa và bổ trợ nhau để tạo ra một xu hướng kinh doanh hiệu quả viết tắt là O2O (offline to online).
Kênh bán hàng offline trở thành điều kiện cần để các kênh bán hàng online tối ưu hóa trải nghiệm về sản phẩm và ngược lại, kênh online sẽ trở thành điều kiện đủ để "kéo khách" giúp kênh bán hàng offline phát huy tối đa sức mạnh.
Theo GenK
" alt="Kinh doanh online ngày càng phụ thuộc vào Facebook"/>Mặc dù việc chia sẻ các bộ phim "lậu" không phải điều gì quá xa lạ với người dùng Internet ngày nay, song gần đây, có một diễn biến mới rất đáng chú ý: các trang web chia sẻ torrent hiện đang lưu hành một file phim "Aquaman" lậu có kèm hậu tố "Web-DL" trong tên phim, cho thấy rằng đây là một bộ phim được tải về từ mạng Internet, thông qua các dịch vụ stream phim như Netflix, Amazon và iTunes.
Do bộ phim xuất hiện ngay sau khi cửa hàng iTunes bắt đầu cho phép người dùng mua phim "Aquaman", với tùy chọn độ phân giải 4K, trong khi phiên bản này chưa xuất hiện trên các dịch vụ như Netflix và Amazon, khiến nhiều nguồn tin cho rằng những người chia sẻ file phim đó chắc hẳn đã tìm ra cách "hạ gục" hệ thống bảo vệ bản quyền của các bộ phim iTunes 4K do Apple phát triển.
Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng tình với quan điểm này. Một số báo cáo cho rằng có thể file phim bị đặt tên nhầm. Tuy nhiên, việc phiên bản 4K của bộ phim vẫn chưa xuất hiện trên bất kỳ dịch vụ nào khác khiến người ta tin rằng nguồn gốc của tập tin này chắc chắn đến từ cửa hàng iTunes. "Aquaman" 4K hiện đã xuất hiện trên dịch vụ Vudu, song file phim lậu đã được phát tán từ trước cả khi Vudu cung cấp bản phim này.
Nếu đây là sự thật, thì điều này sẽ mở đường cho nhiều bộ phim lậu có độ phân giải cực cao xuất hiện tràn lan trên mạng Internet trong tương lai.
Ở thời điểm hiện tại, không có cách nào để xem các bộ phim iTunes độ phân giải 4K trên các thiết bị iOS hoặc máy tính chạy macOS. Các nội dung 4K hiện mới chỉ xuất hiện trên Apple TV 4K, nhưng người dùng chỉ có thể xem chứ không thể tải về. Với một công ty chú trọng về bảo mật như Apple, rất có thể hãng đang điều tra nguyên nhân và sẽ sớm tung ra bản vá lỗi để "bịt" lỗ hổng này.
" alt="Phim ‘Aquaman’ 4K lậu bị rò rỉ, nguy cơ công cụ bảo vệ bản quyền DRM của iTunes đã bị bẻ khóa"/>Phim ‘Aquaman’ 4K lậu bị rò rỉ, nguy cơ công cụ bảo vệ bản quyền DRM của iTunes đã bị bẻ khóa
Là đơn vị duy nhất được lựa chọn cung cấp dịch vụ truyền hình truyền thống và truyền hình vệ tinh phục vụ các hãng thông tấn báo chí trong và ngoài nước tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên, VNPT đã đáp ứng tốt yêu cầu của các đài truyền hình tác nghiệp tại Hội nghị. Trong đó, 3 đài CNN, Fox News và NHK sử dụng truyền hình vệ tinh của VNPT với tốc độ nhanh, độ an toàn bảo mật cao cùng khả năng đáp ứng tốt theo yêu cầu và tiêu chuẩn của Đài truyền hình hàng đầu thế giới.
Đại diện VNPT cho biết, đối với dịch vụ truyền hình vệ tinh, đơn vị này đã dành 2 trạm phát hình vệ tinh tại Trung tâm báo chí quốc tế, 3 trạm đặt tại khách sạn Marriot (đài Fox News), Daewoo (đài CNN) và Nikko (đài NHK) cung cấp tổng 14 đường truyền cùng lúc; cùng với 20 kênh truyền hình HD. Ngoài ra, VNPT còn chuẩn bị các vệ tinh Vinasat 1, Vinasat 2 với tổng hiệu suất 48%, sẵn sàng phục vụ khi có yêu cầu.
Đối với kênh mặt đất, VNPT là đối tác cung cấp độc quyền cho Đài truyền hình Việt Nam VTV, 11 hãng truyền hình Hàn Quốc, Tổ chức phát thanh Truyền hình Châu Âu (EBU – European Broadcasting Union), Tân hoa xã (Trung Quốc). Truyền hình mặt đất, VNPT cũng cung cấp hơn 20 đường truyền tốc độ cao, nâng tổng số kênh phát hình (vệ tinh và mặt đất) lên hơn 40 kênh.
Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo hệ thống kết nối hạ tầng thông suốt, VNPT đã triển khai thiết bị đảm bảo dự phòng tối thiểu 1+1 (100%) cho tất cả các hệ thống thiết bị, đồng thời dự phòng theo vùng địa lý tại các miền trong nước và quốc tế. Băng thông Internet trực tiếp do VNPT triển khai phục vụ hội nghị là 90Gbps, gấp 3 lần yêu cầu của Ban tổ chức.
Nhờ những nỗ lực này, hoạt động truyền tin của giới báo chí tại Trung tâm Báo chí Quốc tế được đánh giá là “mượt mà”, không bị gián đoán và đặc biệt là không có sự cố nào làm ảnh hưởng tới quá trình tác nghiệp của các phóng viên.
Theo đánh giá của đại diện phụ trách kỹ thuật của Đài Truyền hình Việt Nam- VTV thì “Tất cả các tín hiệu truyền hình trực tiếp đều đạt chất lượng tốt về âm thanh, hình ảnh. Bên cạnh đó, VNPT còn cung cấp dịch vụ Internet tốc độ cao và Hotline thoại hỗ trợ hoạt động đưa tin của chúng tôi diễn ra thuận lợi và đảm bảo chất lượng”.
Bên cạnh việc trang bị hạ tầng cho Hội nghị, VNPT còn tặng miễn phí sim 4G với 12GB, cáp sạc cho các phóng viên tác nghiệp tại sự kiện. Đơn vị này còn cho biết có hơn 700 kỹ sư cao cấp của VNPT được huy động để phục vụ Hội nghị với 200 kỹ sư túc trực tại hiện trường cùng 500 người trực tại các đơn vị cơ sở để phục vụ cho Hội nghị.
Thúy Ngà
" alt="VNPT hoàn thành sứ mệnh ‘kết nối’ các hãng thông tấn thế giới"/>VNPT hoàn thành sứ mệnh ‘kết nối’ các hãng thông tấn thế giới
Nhận định, soi kèo Esteghlal vs Esteghlal Khuzestan, 20h30 ngày 30/1: Cơ hội cho chủ nhà
Phương án tổ chức tàu chạy từ Triều Tiên sang Trung Quốc đến VN cũng được cơ quan chức năng của 3 nước họp tại TP Bằng Tường (Trung Quốc), sau đó Triều Tiên thống nhất tàu sẽ dừng tại ga Đồng Đăng nếu Chủ tịch Kim Jong-un đi bằng đường sắt.
Ông Vũ Anh Minh chia sẻ, khi nhận được thông tin tàu chở Chủ tịch Triều Tiên sang VN bằng đường sắt, bản thân ông và ngành khá lo lắng, nhưng do hàng tuần vẫn có chuyến tàu chạy từ ga Gia Lâm (Hà Nội) đi Nam Ninh (TQ) nên ngay khi có phương án, công tác phối hợp khá thuận lợi và không có trở ngại lớn.
Công tác an toàn được đặt lên hàng đầu, đoạn tuyến 4,7km từ Đồng Đăng sang Trung Quốc liên tiếp được phía đường sắt VN khảo sát nhiều lần trong ngày.
Ông Minh chia sẻ thêm, ngay sau khi phía Triều Tiên cung cấp thông số tàu bọc thép của họ tương đồng với tàu Trung Quốc thì việc lưu thông qua Đồng Đăng không phải là vấn đề lớn.
Công tác đón tiễn Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đảm bảo an toàn tuyệt đối |
"Dù tàu của Triều Tiên có tải trọng nặng nhưng không thể nặng bằng tàu hàng vẫn chạy từ Trung Quốc sang VN hàng tuần nên không gặp trở ngại nào", lời ông Minh.
Một điều quan trọng khác là quy trình tác nghiệp trong ga, các cầu lên xuống cho Chủ tịch Kim Jong-un và xe chống đạn của ông lên xuống ga được phía Triều Tiên yêu cầu độ chuẩn xác đến từng cm.
Do trên tàu có 2 ô tô chống đạn khá dài nên ngành đường sắt đã phải làm cầu lên xuống dựa theo kịch thước phía Triều Tiên yêu cầu.
Phía Triều Tiên yêu cầu bậc lên xuống của Chủ tịch Kim Jong-un tại ga Đồng Đăng phải chuẩn xác từng cm |
“Họ yêu cầu độ chính xác đến từng cm, từ độ cao, chiều dài, tải trọng phải đảm bảo an toàn cho xe. Sàn cầu đưa 2 ô tô chống đạn lên - xuống tàu, sau khi làm xong chúng tôi đã đưa xe lu 8 tấn vào thử tải.
Do vậy khi đoàn tàu đến ga Đồng Đăng, chưa đầy 2 phút, 2 chiếc ô tô chống đạn (trọng tải 2 tấn) đã được đưa ra khỏi tàu về sảnh nhà ga”, ông Minh cho hay.
Sử dụng đầu máy và lái tàu Trung Quốc
Đoàn tàu bọc thép của ông Kim Jong-un xuất phát từ Bình Nhưỡng chiều 23/2, vượt qua hơn 4.000km đường sắt sang Trung Quốc. Sau 65 tiếng đoàn tàu đã đến ga Đồng Đăng sáng 26/2.
Theo quy trình, sau khi tàu của Triều Tiên vượt qua địa phận Trung Quốc sẽ được đổi đầu máy kéo toa xe kèm theo lái tàu của Trung Quốc theo từng chặng dọc tuyến tàu đi qua.
Trong đó chặng từ Bằng Tường sang Đồng Đăng, cả trưởng phó tàu cũng như đầu máy đều của Trung Quốc. Trưởng tàu là nam giới, còn phó tàu là nữ.
Quy trình vận hành tàu ở ga Đồng Đăng đối với lái tàu cũng khá đặc biệt, lái tàu lúc đầu phải đỗ ở vị trí ke ga cho 2 ô tô chống đạn của Triều Tiên xuống trước, sau đó phải lùi dịch lại đúng vị trí đã được sắp xếp sẵn cho Chủ tịch Kim Jong-un bước xuống.
Sau khi đưa ông Kim Jong-un đến Đồng Đăng khoảng 1 tiếng, tàu bọc thép được đưa trở lại ga Bằng Tường đỗ trong 5 ngày. Đúng 9h30 sáng qua, tàu quay lại đón ông Kim Jong-un. Do tàu chờ sẵn 3 tiếng trước khi ông từ Hà Nội trở lại ga Đồng Đăng nên công tác đưa xe bọc thép lên tàu cũng diễn ra nhanh chóng, thuận tiện.
Theo ông Minh, khi họp bàn về phương án chạy tàu, ngành đường sắt nói rõ ga Đồng Đăng hoàn toàn có thể đảm bảo hạ tầng và an toàn cho tàu lưu trú tại ga, tuy nhiên phía Triều Tiên đã quyết định đưa tàu trở về Trung Quốc.
Ông Minh cho biết vẫn chưa rõ vì sao Triều Tiên lại chọn ga Đồng Đăng. Trước khi chuẩn bị sang thăm VN, đoàn Triều Tiên cũng chỉ nói, đi bằng đường sắt đến Đồng Đăng chỉ là một phương án không chắc chắn. Họ có thể đi bằng đường hàng không.
“Họ đã khảo sát và đưa ra các phương án, trong đó có cả đi đường hàng không, đi tàu và cả phương án đi ô tô từ Lạng Sơn về Hà Nội. Nhưng dù sao phương án họ đưa ra như vậy cũng rất thuận vì đi tàu sang Đồng Đăng và từ Đồng Đăng về Hà Nội bằng đường bộ cũng rất thuận tiện, an toàn”, ông Minh cho hay.
Phó chủ tịch tỉnh Lạng Sơn Nguyễn Công Trưởng |
Phó chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Nguyễn Công Trưởng cho hay, ga Đồng Đăng vinh dự và tự hào khi được đón ông Kim Jong-un vào Việt Nam thực hiện chuyến công du. Đây cũng là cơ hội hiếm có để Lạng Sơn quảng bá hình ảnh của địa phương tới bạn bè quốc tế.
Lạng Sơn kỳ vọng sau sự kiện này, nhiều người dân trên thế giới sẽ biết tới nhiều hơn, từ đó thúc đẩy phát triển các thế mạnh văn hóa, du lịch, lễ hội của tỉnh biên giới.
" alt="Điều bất ngờ về tàu bọc thép của ông Kim Jong"/>Trong tờ trình của Thế Giới Di Động, ông Đào Thế Vinh là Tổng giám đốc kiêm chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần thương mại dịch vụ Cổng Vàng, công ty chủ sở hữu các chuỗi ăn uống danh tiếng như Vuvuzela, Kichi-Kichi, SumoBBQ, Gogi House, lẩu nấm Ashima, Ba Con Cừu,...
Ông Đào Thế Vinh (bên trái), trong một dịp ký kết giữa Cổng Vàng (Golden Gate) với Vietinbank.- Ảnh: Vietinbank |
Thế Giới Di Động thành lập năm 2004, được Mekong Capital đầu tư năm 2007. Khi thoái vốn khỏi công ty này năm 2018, Tổng giám đốc Mekong Capital cho biết khoản đầu tư vào Thế Giới Di Động là một trong những khoản đầu tư thành công nhất trong lịch sử đầu tư cổ phần tư nhân của châu Á, vượt ra ngoài phạm vi Việt Nam.
Một năm sau khi đầu tư vào Thế Giới Di Động, Mekong Capital rót 2,6 triệu USD vào Cổng Vàng. Từ 5 nhà hàng tại thời điểm Mekong Capital đầu tư, Cổng Vàng có 67 nhà hàng với 11 thương hiệu sau 5 năm, trong đó có các thương hiệu được biết đến nhiều như đề cập phía trên. Ông Đào Thế Vinh chính là một trong 3 người sáng lập nên Cổng Vàng, khi ông xấp xỉ 30 tuổi.
Theo các tài liệu, ông Vinh học đại học tại Nga và làm việc một thời gian sau đó trở về Hà Nội. Ông mở nhà hàng lẩu nấm Ashima đầu tiên tại Hà Nội cuối năm 2005, một năm sau mở tại TP.HCM. Đến năm 2008, công ty của ông Vinh được Mekong Capital đầu tư và bắt đầu phát triển các chuỗi ăn uống với các tên tuổi được biết đến như hiện nay.
Cùng thành lập trong những năm 2000, cùng được nhận đầu tư từ quỹ ngoại, cùng đón đầu làn sóng tiêu dùng mới và tạo ra những quy chuẩn mạnh mẽ trong ngành nghề của hai công ty, Thế Giới Di Động và Cổng Vàng rõ ràng có nhiều điểm chung, nhiều giá trị cốt lõi giống nhau.
" alt="Đào Thế Vinh, 'kẻ ngoại đạo' được đề cử vào hội đồng quản trị Thế Giới Di Động, là ai?"/>Đào Thế Vinh, 'kẻ ngoại đạo' được đề cử vào hội đồng quản trị Thế Giới Di Động, là ai?
Một nhóm tài xế GrabFood, Now đang xếp hàng chờ lấy thức uống trong một quán cà phê tại TP.HCM - Ảnh: H.Đ |
Lala - “đứa con" của Scommerce bất ngờ biến mất vào tháng 10/2018, thời gian hoạt động chưa đến nửa năm. Đầu tháng 3/2019, startup tỷ USD Woowa Brothers (Hàn Quốc) tuyên bố mua lại Vietnammm - một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực giao thức ăn qua mạng tại Việt Nam.
Trong khi đó, các tân binh như GrabFood, Go-Food lại đang sở hữu những lợi thế để bứt phá trong cuộc chiến sống còn tranh giành “miếng bánh" được định giá sẽ vượt 38 triệu USD vào 2020 (theo Euromonitor).
Theo khảo sát được thực hiện bởi Kantar TNS vào tháng 1/2019, GrabFood hiện là dịch vụ giao thức ăn được sử dụng thường xuyên nhất tại Việt Nam với 68% số người bình chọn, xếp sau là Now với 19% và Go-Food của Go-Viet với 1%.
Bài toán chiêu mộ người dùng
Theo hãng khảo sát Gcomm, tốc độ giao hàng nhanh chóng là yếu tố quan trọng hàng đầu khi người dùng Việt lựa chọn ứng dụng đặt món. Mỗi dịch vụ ứng dụng lợi thế riêng biệt của mình để rút ngắn thời gian giải quyết đơn hàng, đưa thức ăn còn ấm nóng đến tay khách hàng.
Now chọn cách thâm nhập sâu vào hệ thống kinh doanh của các nhà hàng bằng thiết bị nhận yêu cầu món. Thiết bị của Now đặt sẵn trong các hàng quán để khi khách gọi đồ ăn trên điện thoại thì thiết bị đặt trong nhà hàng sẽ báo, món ăn sẽ được làm ngay. Khi nhân viên giao hàng đến quán cũng là lúc thức ăn đã chuẩn bị sẵn sàng giao đi.
GrabFood không kết nối thiết bị với nhà hàng mà chính tài xế sẽ đi mua hộ thức ăn uống cho khách. Nhờ mạng lưới 175.000 đối tác tài xế phủ rộng, GrabFood thành công trong việc tối ưu thời gian giao hàng trung bình còn 20 phút. Khách hàng và tài xế có thể trao đổi, gửi yêu cầu thông qua những đoạn hội thoại mà không cần thông qua một tổng đài trung gian như Now. Quy trình giao món cũng được cập nhật theo thời gian thực đến ứng dụng nhằm loại bỏ tâm lý chờ đợi của người dùng.
Dễ bắt gặp hình ảnh tài xế Grab (áo xanh) trên đường, và có nay có thêm nhiều tài xế Go-Viet (áo đỏ) - Ảnh: H.Đ |