当前位置:当前位置:首页 > Kinh doanh > Chênh vênh như mua hàng trực tuyến 正文

Chênh vênh như mua hàng trực tuyến

[Kinh doanh] 时间:2025-01-16 13:20:29 来源:NEWS 作者:Ngoại Hạng Anh 点击:123次

 - Đầu tháng 12/2010 báo VietNamNet nhận được đơn thư của anh Hoàng Văn Tuế (Long Biên,ênhvênhnhưmuahàngtrựctuyếars Hà Nội). Anh Tuế phản ánh rằng mình mua hàng trực tuyến nhưng sau đó bị “xù” với lời giải thích qua loa… Từ thông tin trong vụ việc của anh Tuế chúng tôi lấy ý kiến của luật sư, phản ánh về vấn đề còn tương đối mới mẻ ở Việt Nam là mua hàng qua phương thức trực tuyến.  

“Xin lỗi… vì đã  nhầm giá” .

 
Thông tin bán hàng online của “Hệ thống thế giới điện máy Mediamart”, trên đó ghi rõ đơn giá, khuyến mại với từng sản phẩm.

Ngày 26/11/2010 anh Hoàng Vạn Tuế ở Long Biên, Hà Nội vào website bán hàng trực tuyến http://www.mediamart.vn của Công ty CP  Mediamart Việt Nam, tại đây có thông tin chào bán tivi Samsung Plasma Full HD 50C550, giá niêm yết 2,49 triệu đồng và các thông tin khác liên quan đến sản phẩm.
 Anh Tuế đã đặt mua một chiếc với tổng giá trị đơn hàng là 2,49 triệu  đồng theo đúng hướng dẫn và các quy định về của mua hàng trực tuyến của website này, ngay sau đó anh Tuế được xác nhận là “đơn hàng đã được nhận”. 
Anh Tuế tiếp tục đặt đơn hàng thứ hai với số lượng 20 chiếc và tổng giá trị đơn hàng là 49,8 triệu đồng và cũng được xác nhận lại là “đơn hàng đã được nhận” và kèm theo là chi tiết hai đơn hàng theo đúng thông tin anh Tuế đã đặt, cùng ngày bên bán hàng trực tuyến gửi tới anh Tuế thông điệp điện tử xác nhận “đã chuyển hàng”.
  

Xác nhận các đơn hàng mà anh Tuệ đặt của Mediamart

Tuy nhiên, khi phản ánh với chúng tôi anh Tuế cho biết: “Nhà cung cấp không giao hàng như đã xác nhận. Khi tôi gọi điện và gửi công văn khiếu nại thì nhận được sự xin lỗi của nhân viên Công ty Mediamart là do lỗi hệ thống chức năng bán hàng online nên bị nhầm giá và từ chối giao hàng”.  

Thương mại điện tử không mới nhưng… bấp bênh
Theo tìm hiểu của chúng tôi, E-commerce (Electronic commerce – thương mại điện tử) là hình thái hoạt động thương mại bằng phương pháp điện tử; là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện công nghệ điện tử mà nói chung là không phải in ra giấy trong bất cứ công đoạn nào của quá trình giao dịch, nên còn được gọi  là “thương mại không giấy tờ”.  
Tại Việt Nam, thương mại điện tử đã trở thành một khái niệm quen thuộc và được nhiều doanh nghiệp và người tiêu dùng sử dụng. Tuy nhiên, còn rất nhiều tranh cãi về tính chất pháp lý và lòng tin của khách hàng trong các giao dịch trực tuyến. Nhân sự việc này, chúng tôi xin nêu thêm ý kiến phân tích của luật sư dựa trên tài liệu anh Tuế cung cấp, để rộng đường dư luận với mong muốn có cái nhìn đúng đắn về vấn đề này.
  
Luật sư cho rằng đây là một phần của giao kết hợp đồng trong thương mại điện tử. “Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu”


Luật sư Bùi Đình Ứng – Đoàn luật sư TP.Hà Nội - nói: “Cần phải áp dụng các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành để giải quyết phát sinh tranh chấp từ việc mua hàng qua phương thức trực tuyến như của anh Tuế”.  

Cụ thể, Thông tư số 09/2008/TT-BCT ngày 21/7/2008 của Bộ Công Thương hướng dẫn Nghị định thương mại điện tử về cung cấp thông tin và giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử ở điều 4 ghi rõ: “Nếu một website thương mại điện tử có chức năng đặt hàng trực tuyến cho từng hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể được giới thiệu trên website đó, thì các thông tin giới thiệu về hàng hóa, dịch vụ và các điều khoản liên quan được xem là thông báo về đề nghị giao kết hợp đồng của thương nhân sở hữu hàng hóa hoặc dịch vụ đó”.
Điều 5: “Chứng từ điện tử do khách hàng khởi tạo và gửi đi bằng cách sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến được xem là đề nghị giao kết hợp đồng của khách hàng đối với hàng hóa hoặc dịch vụ gắn kèm chức năng đặt hàng trực tuyến đó”.
Ngoài ra, Nghị định số 57/2006/NĐ-CP ngày 9/6/2006 của Chính phủ về thương mại điện tử cũng ghi tại điều 13 và 14: “Hợp đồng được giao kết từ sự tương tác giữa một hệ thống thông tin tự động và một cá nhân, hoặc giữa các hệ thống thông tin tự động với nhau, không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì không có sự kiểm tra hay can thiệp của con người vào từng ành động cụ thể do các hệ thống thông tin tự động thực hiện hay hợp đồng được giao kết”.  
“Trong trường hợp thông qua các hệ thống thông tin, một bên đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng và bên đề nghị có thể tiếp cận được đề nghị đó thì trong khoảng thời gian hợp lý bên đưa ra đề nghị phải cung cấp cho bên được đề nghị chứng từ điện tử hoặc các chứng từ liên quan khác chứa những nội dung của hợp đồng. Các chứng từ này phải thỏa mãn điều kiện lưu trữ và sử dụng được”.  
Như vậy, Luật Giao dịch điện tử (điều 33): Thừa nhận giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử: “Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu”.
Trong đó Bộ luật dân sự (điều 404) có quy định về thời điểm giao kết hợp đồng dân sự: “Hợp đồng dân sự được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết”. Thêm vào đó (điều 405) có quy định về hiệu lực của hợp đồng dân sự “hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”.
 
Có thể khởi kiện?  
Căn cứ các quy định của pháp luật, thì rõ ràng Công ty CP Mediamart đã giao kết hợp đồng mua bán với anh Tuế, hợp đồng có hiệu lực và các bên đã phát sinh quyền và nghĩa vụ từ thời điểm Công ty CP Mediamart Việt Nam xác nhận bằng thông điệp điện tử gửi tới anh Tuế với nội dung “đã chuyển hàng”.  

Theo luật sư Bùi Đình Ứng thì hợp đồng đã được xác lập. Bên “Hệ thống thế giới điện máy Mediamart” không thể chỉ giải thích là nhầm, xin lỗi là xong.

Cũng theo luật sư Bùi Đình Úng, sự việc có bị coi “hòa cả làng” hay không còn phụ thuộc vào các bên thỏa thuận với nhau như thế nào. Trường hợp không thể thỏa thuận được, anh Tuế có quyền gửi đơn đến Tòa án Nhân dân quận Hoàn Kiếm, Hà Nội khởi kiện Công ty CP Mediamart Việt Nam với yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do bị đơn phương chấm dứt hợp đồng.  
Hình thức mua hàng trực tuyến hiện nay ở nước ta đã và đang trở thành phổ biến. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết và sử dụng thành thạo hình thức “thương mại không giấy tờ” vốn còn rất mới mẻ này. Nhân sự việc trên, hy vọng mọi người cần cân nhắc thận trọng khi lựa chọn cho mình phương thức mua sắm sao cho để tránh bị thiệt thòi.  

Ban Bạn Đọc  

Tranh luận về tính pháp lý của “hợp đồng trực tuyến” qua vụ việc trên và những vụ việc bạn biết, vui lòng gửi đến địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ tên, tuổi, địa chỉ để chúng tôi tiện liên hệ)  

(责任编辑:Thời sự)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接