“Ban tổ chức cho em nhiều đề bài để lựa chọn nên em cảm thấy được linh hoạt và thoải mái nhưng bài luận phụ lại khá thử thách khi em phải đọc nhiều nguồn tài liệu”, Nguyên chia sẻ.
Nói thêm về ý nghĩa của AI trong cuộc sống thường ngày, Nguyên cho rằng trí tuệ nhân tạo đã giúp đỡ bạn tiết kiệm nhiều thời gian trong việc tìm kiếm thông tin, tạo các tranh vẽ ảo hay đưa ra ý tưởng cho các dự án.
Ngoài giải thưởng cao nhất, Phúc Nguyên muốn được cọ xát và trải nghiệm thông qua việc học hỏi từ góc nhìn của các bạn thí sinh khác về trí tuệ nhân tạo. Bên cạnh đó, bạn còn muốn góp phần thay đổi suy nghĩ của mọi người về lĩnh vực này. Nam sinh nói: “Em muốn thay đổi thái độ lo lắng của mọi người về trí tuệ nhân tạo. Bởi em tin rằng sự phát triển của nó cũng như chiếc máy tính vậy, dù gây ra nhiều quan ngại nhưng lại là nền tảng cho sự phát triển đột phá”.
Đến với cuộc thi Trí tuệ nhân tạo - AI Contest 2023 có nhiều học sinh mới vào cấp trung học. Bạn Hoàng Diệu Khuê là một đại diện trong số đó. Noi theo tấm gương đàn anh đang theo học tại khoa Trí tuệ nhân tạo trường Đại học Bách Khoa, bạn muốn tham gia thử sức với lĩnh vực mới mẻ này và cũng kỳ vọng vào kết quả cuộc thi sắp được công bố.
Trước lựa chọn đa dạng của đề bài, bạn cho biết bản thân đã rất phân vân và không biết liệu hướng đi nào sẽ phù hợp với bản thân nhất, bạn đã tìm đến sự trợ giúp của người thân và bạn bè xung quanh để có thêm gợi ý.
Khuê chia sẻ cách làm bài hiệu quả trong thời gian có hạn: “Em đã dành ba đến bốn ngày chỉ để lên ý tưởng. Trong lúc đó, em cũng tranh thủ thời gian giờ ra chơi ở lớp để ghi lại những ý tưởng và các hướng phát triển ý. Sau đó buổi tối sau khi hoàn thành bài tập trên lớp, em sẽ ngồi tập trung triển khai các ý thành các đoạn hoàn chỉnh.”
Trong phần chia sẻ của mình, Khuê gửi gắm thông điệp rằng chúng ta cần nâng cao nhận thức trong việc sử dụng trí tuệ nhân tạo, tránh lạm dụng chúng quá mức dẫn đến lười biếng.
Theo Ban tổ chức, nhiều thí sinh của cuộc thi cho thấy tư duy mạch lạc, các bạn đều đang nuôi dưỡng một hạt mầm ước mơ. Những người thực hiện chương trình kỳ vọng rằng, qua cuộc thi, các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức, phát triển hơn nữa trong tương lai.
" alt=""/>AI Contest 2023: Thí sinh hồi hộp chờ đợi kết quả Vòng chung kết trực tuyến3 cô gái bước vào phần thi ứng xử cuối cùng để quyết định ngôi vị hoa hậu gồm: Nguyễn Quỳnh Anh, Vũ Thúy Quỳnh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên cùng trả lời 1 câu hỏi chung: Các cuộc thi hoa hậu thực chất chỉ để giải trí. Cô gái đăng quang không thể đại diện cho phụ nữ của cả một đất nước. Bạn đồng ý hay phản đối?
Clip 3 người đẹp thi ứng xử:
2 thí sinh Quỳnh Anh và Thuý Quỳnh trả lời lạc đề, không đi vào trọng tâm câu hỏi, chỉ nêu quan điểm chung về những vấn đề liên quan.
Nguyễn Quỳnh Anh chia sẻ rằng mỗi cuộc thi sắc đẹp đều có tiêu chí riêng và Miss Universe Vietnam 2024 sẽ tìm ra cô gái hội tụ đầy đủ các yếu tố để lan tỏa những giá trị tích cực đến cộng đồng. Cô hy vọng sẽ có thêm nhiều cuộc thi như thế, nhằm tìm kiếm những cô gái tài năng và cống hiến cho đất nước.
Vũ Thúy Quỳnh hoàn toàn phản đối quan điểm tiêu cực về hoàn cảnh xuất thân. Là một cô gái đến từ vùng cao với nhiều khó khăn, cô luôn nỗ lực không ngừng để chạm đến ước mơ. Quỳnh có niềm tin vào bản thân là chìa khóa giúp cô phát triển và đạt được thành công.
Kỳ Duyên cho rằng vẻ đẹp của một cô gái không thể đại diện cho phụ nữ của cả một đất nước nhưng câu chuyện của cô ấy có thể truyền cảm hứng đến mọi người. Cô chia sẻ 10 năm qua, bản thân luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thiện bản thân để có thể đại diện Việt Nam trên đấu trường quốc tế. Người đẹp khẳng định việc theo đuổi lý tưởng của bản thân là tiền đề góp phần cho sự phát triển của đất nước.
Top 5 gồm các thí sinh: Paris Bảo Nhi - TPHCM, Vũ Thúy Quỳnh - Điện Biên, Nguyễn Cao Kỳ Duyên - Nam Định, Nguyễn Quỳnh Anh - Hà Nội, Quách Tapiau Maily (Mlee) - TPHCM.
Các thí sinh cùng bước vào phần thi ứng xử. Nhận câu hỏi về việc xu hướng sử dụng túi giấy có làm gia tăng nạn phá rừng hay không?, thí sinh Paris Bảo Nhi - TPHCM cho rằng việc sử dụng túi giấy có gây ảnh hưởng đến rừng và cách tốt nhất để bảo vệ môi trường là hạn chế sử dụng tất cả các loại sản phẩm này.
Thí sinh Vũ Thuý Quỳnh được hỏi về việc các cặp đôi đồng tính nam có nên được pháp luật cho phép sử dụng phương pháp thụ tinh ống nghiệm để có con hay không. Cô đồng tình bởi gia đình được xây dựng từ cơ sở tình yêu chứ không phải giới tính.
Thí sinh Nguyễn Cao Kỳ Duyên bày tỏ quan điểm về tình trạng chảy máu chất xám. Cô tự hào khi chứng kiến những nhân tài của Việt Nam được sinh sống và làm việc ở nước ngoài với cái tên của người Việt. Người đẹp cho rằng việc của chúng ta là cần bồi đắp nhiều hơn nữa cho người trẻ được phát triển.
Thí sinh Nguyễn Quỳnh Anh nhận câu hỏi về việc người chuyển giới nên được tính tuổi nghỉ hưu theo giới tính nam hay nữ nếu họ được pháp luật Việt Nam công nhận. Người đẹp Hà Nội cho rằng họ nên có quyền lựa chọn theo mong muốn và nguyện vọng của bản thân.
Thí sinh MLee nhận câu hỏi về vai trò của giấy đăng ký kết hôn khi giới trẻ đang có xu hướng sống thử. Cô cho biết để xây dựng gia đình cả hai cần hiểu nhau, nhưng việc đăng ký kết hôn là một việc mà pháp luật đề ra để bảo vệ quyền lợi của từng cá nhân.
Trước đó mở màn đêm chung kết là phần hô tên của top 29 trong trang phục váy ngắn màu trắng nổi bật. Các thí sinh khoe nhan sắc rực rỡ và tự tin hô vang tên quê hương của mình. Thí sinh Nguyễn Cao Kỳ Duyên, Nguyễn Quỳnh Anh, Vũ Thúy Quỳnh, Quách Tapiau Maily (Mlee) được nhiều khán giả tại khán phòng ủng hộ.
Sau màn đồng diễn khai mạc, các thí sinh và toàn bộ khán giả đứng dậy tưởng niệm 1 phút dành cho các nạn nhân bão lũ miền Bắc và chiến sĩ hy sinh khi làm nhiệm vụ cứu trợ.
Các giải thưởng phụ được công bố:
Người đẹp Ảnh- Đoàn Tường Linh, Người đẹp Tài năng- Phí Phương Anh, Người đẹp Ứng xử- Đoàn Thị Thu Hà, Thí sinh có dự án cộng đồng hiệu quả nhất- Đỗ Thu Hà và Vũ Thúy Quỳnh, Người đẹp diễn dạ hội xuất sắc nhất- Paris Bảo Nhi, Người đẹp trình diễn trang phục dân tộc xuất sắc nhất- Vũ Thúy Quỳnh, Người đẹp diễn áo tắm xuất sắc nhất- Quách Tapiau Maily (Mlee).
Top 16 các thí sinh đẹp nhất:Nguyễn Quỳnh Anh - Hà Nội, Nguyễn Diễm My - Cà Mau, Nguyễn Thị Trà My - Nam Định, Lương Hoa Đan - Hải Dương, Lê Thị Kim Huyền - TPHCM, Phí Phương Anh - Hà Nội, Nguyễn Thu Thảo - Bình Thuận, Quách Tapiau Maily (Mlee) - TPHCM, Đinh Thị Triều Tiên - Phú Yên, Đoàn Tường Linh - Lâm Đồng, Vũ Thúy Quỳnh - Điện Biên, Phạm Thị Đan Chi - Quảng Ninh, Đỗ Thu Hà (Hà Kino) - Hà Nội, Đoàn Thị Thu Hà - Bình Định, Nguyễn Cao Kỳ Duyên - Nam Định (Người đẹp được yêu thích nhất), Paris Bảo Nhi - TPHCM.
Top 16 trình diễn áo dài truyền thống
Top 16 thí sinh trở lại sân khấu để trình diễn BST áo dài Melody of Moonlight của NTK Linh San. Trên nền nhạc du dương, các thí sinh kết hợp những động tác múa nhẹ nhàng, làm nổi bật vẻ đẹp dịu dàng và nữ tính.
Những thí sinh như Kỳ Duyên, Paris Bảo Nhi, Vũ Thúy Quỳnh và Đoàn Tường Linh đã thể hiện bản lĩnh sân khấu, trình diễn thướt tha và duyên dáng, tôn vinh vẻ đẹp truyền thống của tà áo dài.
Top 10 được BTC công bố:
Phí Phương Anh - Hà Nội, Đinh Thị Triều Tiên - Phú Yên, Paris Bảo Nhi - TPHCM, Nguyễn Thị Trà My - Nam Định, Đỗ Thu Hà - Hà Nội, Nguyễn Quỳnh Anh - Hà Nội, Vũ Thúy Quỳnh - Điện Biên, Quách Tapiau Maily (Mlee) - TPHCM, Đoàn Tường Linh - Lâm Đồng, Nguyễn Cao Kỳ Duyên - Nam Định.
Lương Hoa Đan gây tiếc nuối khi trượt top 10. Trước đó, cô từng đạt danh hiệu Á hậu 1 Hoa hậu các Dân tộc Việt Nam 2022.
10 người đẹp lộng lẫy trong phần thi trang phục dạ hội
Top 10 bước vào vòng trình diễn trang phục dạ hội với những thiết kế lộng lẫy, sang trọng phù hợp với hình thể của mỗi cô gái. Phí Phương Anh mở màn phần thi dạ hội, diện đầm trắng xẻ tà được đính kết tinh tế với điểm nhấn là phần cánh phía sau. Thí sinh Đinh Thị Triều Tiên bị vấp do va phải nhân viên quay phim ngay khi bước ra sân khấu.
Nguyễn Cao Kỳ Duyên diện váy dạ hội màu vàng nổi bật, phần eo khoét sâu kết hợp cùng kiểu tóc xoăn quý phái. Nguyễn Quỳnh Anh, Vũ Thúy Quỳnh và Quách Tapiau Maily (Mlee) tiếp tục nhận được sự ủng hộ từ khán giả nhờ bản lĩnh sân khấu và những bước catwalk đầy tự tin.
Tân Miss Universe Vietnam 2024: Đi qua 'bão giông' để chiến thắng ngọt ngàoBằng sự thông minh, xinh đẹp và bản lĩnh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên đến từ Nam Định vượt qua 28 thí sinh đăng quang Miss Universe Vietnam 2024." alt=""/>Nguyễn Cao Kỳ Duyên đăng quang Miss Universe Vietnam 2024Cụ thể, Trường ĐH Duy Tân có chỉ số trích dẫn đạt 100 (xếp thứ 1 thế giới), Trường ĐH Tôn Đức Thắng có chỉ số trích dẫn đạt 99,3 (xếp thứ 18 thế giới), cao hơn cả các trường đại học hàng đầu như ĐH Harvard, ĐH California,…
ĐH Quốc gia Hà Nội – cơ sở giáo dục từng 2 lần lọt nhóm 801 – 1.000 thế giới, năm nay xếp trong nhóm 1.001 – 1.200.
Ngoài ra, ĐH Quốc gia TP.HCM và Trường ĐH Bách khoa Hà Nội được xếp trong nhóm 1.201+.
2 đại học trẻ của Việt Nam lọt top 1.000 thế giới
Lần xếp hạng này của THE có hơn 1.600 cơ sở giáo dục đại học trên 99 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia. Đây cũng là bảng xếp hạng đại học quy mô và đa dạng nhất cho đến nay.
Xét về tổng thể, đây là năm thứ 6 liên tiếp ĐH Oxford đứng đầu bảng xếp hạng, tiếp theo là Viện Công nghệ California, ĐH Harvard (cùng xếp thứ 2); ĐH Stanford (xếp thứ 3) và sau đó là ĐH Cambridge.
Lần đầu tiên, Trung Quốc có hai đại diện lọt vào top 20, gồm ĐH Bắc Kinh và ĐH Thanh Hoa, cùng đứng vị trí thứ 16.
Mỹ là quốc gia có nhiều đại diện lọt vào bảng xếp hạng này nhất với 183 trường và cũng là nước có nhiều đại diện trong top 200 nhất, với 57 trường, mặc dù tỷ lệ các trường đại học trong nhóm ưu tú này đang giảm.
6 quốc gia mới có đại diện xuất hiện trong bảng xếp hạng năm nay gồm: Azerbaijan, Ecuador, Ethiopia, Fiji, Palestine và Tanzania.
Top 10 đại học thế giới.
Cũng theo bảng xếp hạng THE 2022, ĐH Harvard đứng đầu lĩnh vực giảng dạy, trong khi ĐH Oxford đứng đầu về nghiên cứu; ĐH Khoa học và Công nghệ Macau đứng đầu về triển vọng quốc tế.
Các tiêu chí Xếp hạng đại học thế giới 2022 vẫn được duy trì như kỳ xếp hạng 2021, theo 5 nhóm tiêu chí về hiệu suất gồm:
1. Giảng dạy (môi trường học tập) với trọng số tính điểm xếp hạng là 30%
2. Nghiên cứu (khối lượng, thu nhập và danh tiếng) với trọng số 30%
3. Các trích dẫn khoa học (tầm ảnh hưởng của nghiên cứu) với trọng số 30%
4. Triển vọng quốc tế (của nhân viên, sinh viên và nghiên cứu) với trọng số 7,5%
5. Thu nhập ngành (chuyển giao kiến thức) với trọng số 2,5%
Thúy Nga
ĐH Quốc gia Hà Nội vừa lọt top 1.000 cơ sở giáo dục đại học xuất sắc nhất thế giới với vị trí 959, theo bảng xếp hạng Webometrics do Phòng thí nghiệm Cybermetrics Labs (thuộc Hội đồng nghiên cứu quốc gia Tây Ban Nha) công bố.
" alt=""/>2 đại học Việt Nam lọt top 1.000 đại học tốt nhất thế giới năm 2022