您现在的位置是:NEWS > Công nghệ
Nhận định, soi kèo Argentinos Juniors vs Platense, 7h30 ngày 4/2: Ưu thế sân nhà
NEWS2025-02-05 06:59:04【Công nghệ】3人已围观
简介 Chiểu Sương - 03/02/2025 13:10 Argentina tin nhanh 24/7tin nhanh 24/7、、
很赞哦!(2)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Gloria Buzau vs Botosani, 21h00 ngày 4/2: Chủ nhà thắng thế
- Ca sĩ Ai Kago làm tiếp viên quán bar, bị tẩy chay vì đi cùng trùm xã hội đen
- Phá vỡ vòng luẩn quẩn thuốc lá, bệnh tật, đói nghèo
- 4 cô giáo bị yêu cầu kỷ luật vì đi du lịch nước ngoài không xin phép
- Nhận định, soi kèo Deportivo Pereira vs Petrolera, 06h30 ngày 4/2: Ám ảnh xa nhà
- Nguyên nhân khiến người đàn ông Hà Nội đau răng 2 tuần, miệng bốc mùi khó chịu
- iPhone 16 Pro giá từ 999 USD, iPhone 16 Pro Max giá từ 1.199 USD
- Đi nội soi dạ dày phát hiện ung thư dạ dày giai đoạn sớm
- Siêu máy tính dự đoán Cagliari vs Lazio, 2h45 ngày 4/2
- Tra cứu điểm thi, điểm chuẩn vào lớp 10 ở Hà Nam và Hải Dương năm 2021
热门文章
站长推荐
Soi kèo góc Chelsea vs West Ham, 3h00 ngày 4/2
- Đáp án chính thức môn Toán thi tốt nghiệp THPT 2023Đáp án chính thức môn Toán thi tốt nghiệp THPT 2023 chính thức của Bộ GD-ĐT được cập nhật nhanh và chính xác nhất trên báo VietNamNet.">
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Vật lý năm 2021
3 người đẹp của Miss World khoe nét đẹp rực rỡ, mỗi người mỗi vẻ trong những trang phục mới nhất sẽ được triển lãm tại Melange De Blanc - New York. Ảnh: Phúc Lợi Phạm - Kiếng Cận Team
">Top 3 Miss World Vietnam 2022 hút hồn trong trang phục cưới
- -Giống như chị Hạ, từ các tỉnh thành, nhiều phụ huynh cũng khăn gói cùng con lên Hà Nội chuẩn bị nhập học. Tất cả đều có chung ba nỗi lo: nỗi lo tiền ăn ở, học phí; lo môi trường mới có nhiều cám dỗ và nỗi lo về nghề nghiệp trong tương lai.
Từ đầu tháng 8, nhiều trường ĐH, CĐ trên khắp cả nước đã bắt đầu tổ chức nhập học cho các tân sinh viên. Bên cạnh niềm vui của con là đầy rẫy nỗi lo của những bậc cha mẹ.
Bên cạnh niềm vui của con là đầy rẫy nỗi lo của những bậc cha mẹ Có con thi đỗ vào ngành Quan hệ công chúng của Học viện Báo chí & Tuyên truyền, chị Nguyễn Thị Hạ (quê Tân Mỹ, Bắc Giang) cho biết: “Cho con đi học cũng lo lắm! Nhà mình đông con lại làm ruộng nên cân nhắc mãi thôi.
Con mình thì cứ thích đi học nên hai vợ chồng phải động viên nhau “Ừ, thôi nó quyết tâm thì đành cố”. Mình không biết con học ngành gì đâu, cũng không biết học cái ngành đó rồi ra trường có xin được việc không nữa”.
“Cho con đi học cũng lo lắm” – chị Nguyễn Thị Hạ (Tân Mỹ, Bắc Giang) Từ khi quyết định để con được đi học, vợ chồng chị triền miên trong nỗi lo toan. “Nó chưa ra Hà Nội bao giờ nên đủ thứ lo. Gia đình cũng muốn con vào ở ký túc xá cho tiết kiệm mà không thuộc diện nên phải tìm phòng trọ bên ngoài.
Ba bạn đồng hương ở cùng nhau trong phòng trọ 1,4 triệu/ tháng. Giờ nó thích đi học thì bố mẹ cũng phải cố gắng cho theo bằng các bạn thôi. Dù thế nào thì tiền ăn uống rồi đóng học cũng phải đầy đủ”.
Chị Hạ ngồi nhẩm tính, mỗi tháng vợ chồng chị dự định sẽ chu cấp cho con 2 triệu. Với mức tiền đó, chị nghĩ con sẽ “sống đủ” nếu chi tiêu vun vén.
Con đi học phải đóng tiền thì bố mẹ cũng phải tìm việc để có nguồn thu chứ trông chờ vào làm ruộng sao được”. Người mẹ ngân ngấn nước mắt khi nhắc về những nỗi lo toan.“Con cũng động viên bố mẹ sắp tới sẽ đi làm thêm để bố mẹ đỡ vất vả nhưng mình cũng sợ lắm. Mình ở quê mới ra Hà Nội còn nhiều bỡ ngỡ. Vậy nên cứ ổn định đã rồi tính đến những chuyện tiếp. Từ tháng trước vợ chồng mình cũng xin đi xách vữa thuê. Có công có việc nên thu nhập cũng tăng được gần 4 triệu/ tháng.
Giống như chị Hạ, từ các tỉnh thành, nhiều phụ huynh cũng khăn gói cùng con lên Hà Nội chuẩn bị nhập học. Tất cả đều có chung ba nỗi lo: nỗi lo tiền ăn ở, học phí; lo môi trường mới có nhiều cám dỗ và nỗi lo về nghề nghiệp trong tương lai.
Hầu hết phụ huynh đều có chung ba nỗi lo Quê ở Lạng Sơn, chị Hoàng Thanh Lan phải cho con xuống Hà Nội nhập học từ 5 giờ sáng hôm trước. Lần này đi, hành trang của hai mẹ con chị vỏn vẹn hơn 6 triệu đồng.
Khoản tiền này đã được chị phân chia rõ ràng. Ngoài hơn 1 triệu đi đường, ăn uống trong mấy ngày ở Hà Nội nhập học và tiền phải nộp cho nhà trường là 2,5 triệu, chị sẽ đưa con 2,5 triệu chi tiêu trong những ngày tới đây.
“Do con đã đi học nội trú tỉnh và nội trú huyện từ lớp 6 nên tính tự lập rất cao. Tôi không lo lắng nhiều về môi trường vì con luôn ý thức được rằng, nhà mình nghèo. Học là cách duy nhất để có thể thoát nghèo.
Điều tôi lo lắng hơn cả là tiền hàng tháng phải gửi cho con. Cháu thuộc diện được ở ký túc xá của trường nên mỗi tháng chỉ mất 250 nghìn thôi. Tiền học cũng đã được miễn giảm rồi. Nhưng còn tiền sinh hoạt, sách vở nữa.” – chị Lan bộc bạch.
Đi cùng với sự mừng vui cũng là không ít những nỗi lo toan Chị Loan kể, ngày biết tin con gái đỗ đại học, anh chị vừa khấp khởi mừng lại vừa thấy “lo lo”. Cả gia đình 5 người trông chờ vào 5 sào ruộng và 3 sào đất màu. Cộng thêm mấy con lợn, con gà cũng tạm đủ ăn. Khi con lên Hà Nội học, với số tiền 1-2 triệu/ tháng, chị sợ không thấm vào đâu so với mức sống ở thành phố.
“Nhưng con học được nên tôi cũng động viên và tạo điều kiện cho cháu học hành. Đời bố mẹ đã khổ rồi nên tôi chỉ mong con cái học để thoát khỏi cảnh “con trâu đi trước, cái cày theo sau”. Học lấy cái nghề thì sau ngồi văn phòng làm việc chứ không phải dầm mưa, dãi nắng như bố mẹ nữa”.
"Điều tôi mong mỏi nhất lúc này là con được học hành đến nơi đến chốn" - Anh Lê Phúc Dụng (quê Kỳ Anh, Hà Tĩnh) Ước mơ của chị Lan cũng là ước mơ chung của anh Lê Phúc Dụng (quê Kỳ Anh, Hà Tĩnh). Anh tâm sự: “Giờ tôi phải kiếm nhiều nghề để xoay sở cho cháu nó đi học. Cháu ham mê đi học quá! Đi học để kiếm được nhiều kiến thức phục vụ cho tương lai nên mình phải cố cho con đi học thôi. Điều tôi mong mỏi nhất lúc này là con được học hành đến nơi đến chốn”.
Và đó không chỉ là ước mơ của chị Lan, anh Dụng mà còn là ước mơ của biết bao phụ huynh khác nữa.
Thúy Nga
Thủ khoa đến từ Hòa Bình chưa có tên trong danh sách xác nhận nhập học Học viện Hậu cần
Trong danh sách những thí sinh trúng tuyển đã nộp giấy chứng nhận kết quả thi THPT quốc gia 2018 để xác nhận nhập học vào Học viện Hậu cần, chưa thấy có tên của thủ khoa đến từ Hòa Bình.
">“Cho con theo đại học, tôi lo lắm”
Siêu máy tính dự đoán Girona vs Las Palmas, 3h00 ngày 4/2
Theo đó, huyện đã ban hành Quyết định số 1775 về việc tạm thời đánh giá, công nhận "Dòng họ số” trên địa bàn huyện Văn Chấn với 12 tiêu chí. Các tiêu chí tập trung hướng tới thúc đẩy các cá nhân, gia đình, dòng họ ứng dụng công nghệ số vào cuộc sống hàng ngày, nâng cao chất lượng công tác học tập, lao động, sản xuất, phát triển kinh tế, dòng họ”.
Được biết để triển khai có hiệu quả kế hoạch của UBND huyện, UBND xã Suối Giàng, xã Cát Thịnh đã nhanh chóng thành lập ban vận động ra mắt mô hình "Dòng họ số” với thành viên là các cá nhân có uy tín thuộc dòng họ tiêu biểu trên địa bàn. Đồng thời, chỉ đạo Ban vận động ra mắt mô hình "Dòng họ số” tích cực tuyên truyền, vận động về nội dung, ý nghĩa của mô hình.
Ông Sa Quang Phụng - Trưởng dòng họ Sa xã Cát Thịnh chia sẻ: "Khi triển khai mô hình, chúng tôi được Trung tâm Chuyển đổi số tỉnh hỗ trợ, hướng dẫn cập nhật thông tin gia phả, dòng họ như về tổ tiên, lịch sử và truyề (n thống lên hệ thống gia phả số online một cách khoa học, hiệu quả. Như vậy, bất kỳ thành viên nào cũng có thể tìm kiếm thông tin về dòng họ. Ngoài ra, chúng tôi cũng được hướng dẫn thành lập nhóm chung để trao đổi thông tin, liên lạc trên ứng dụng xã hội”.
Bên cạnh đó, nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của chuyển đổi số, mỗi cá nhân, gia đình trong "Dòng họ số” ở Văn Chấn đều không ngừng học hỏi nâng cao kỹ năng số cho bản thân, chủ động, tích cực thay đổi cách sống, làm việc, lao động, sản xuất, kinh doanh trên cơ sở ứng dụng các công nghệ số hiện nay để nâng cao chất lượng cuộc sống, công việc. Đến nay, từ 2 "Dòng họ số” xây dựng điểm, huyện Văn Chấn đã có 4 "Dòng họ số”.
100% hộ trong các "Dòng họ số” có tối thiểu một trong các thiết bị thông minh điện thoại thông minh, máy vi tính, máy tính bảng, ti vi để sử dụng, khai thác thông tin, học tập thường xuyên. 100% số hộ được tiếp cận, sử dụng dịch vụ Internet; 100% số hộ thanh toán tiền điện, nước, cước viễn thông, nộp học phí, lĩnh lương hàng tháng, mua bán hàng hóa… qua ví điện tử hoặc tài khoản ngân hàng.
Các thành viên từ 14 tuổi trở lên trong dòng họ có điện thoại thông minh, sim chính chủ và căn cước công dân được xác thực định danh số qua ứng dụng VNeID mức độ 2 và có tài khoản dịch vụ công trực tuyến. Đảng viên trong dòng họ đã tham gia sinh hoạt trên nền tảng "Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh”. Các hộ tích cực tham gia các phong trào xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư…
Có thể thấy, "Dòng họ số” bước đầu đã góp phần quan trọng làm thay đổi đời sống của dòng họ, thúc đẩy phát triển xã hội số, kinh tế số.
Thời gian tới, để "Dòng họ số” thành công và lan tỏa hơn nữa cần sự nỗ lực chung tay của các cấp chính quyền, sự tham gia tích cực của người dân và các dòng họ.
Từ những mô hình sáng tạo trong chuyển đổi số này, công tác chuyển đổi số trên địa bàn huyện Văn Chấn sẽ thành công, góp phần đắc lực vào mục tiêu chuyển đổi số chung của tỉnh, đưa quê hương Yên Bái ngày càng phát triển phồn vinh, hạnh phúc.
Theo Lê Thương (Báo Yên Bái)
">Văn Chấn với những 'Dòng họ số'
Người mẫu Hương Ly (bên phải) trong show diễn. Ảnh cắt từ video. Tuy nhiên, ngay khi chương trình diễn ra, phát ngôn của Phương Trinh Jolie về ngoại hình của Hương Ly, Huỳnh Tú Anh trên livestream bị nhiều khán giả chỉ trích.
Trong phần trình diễn của Hương Ly, Phương Trinh Jolie nhận xét: “Chê bắp tay, phải đi tập lại nha. Bắp tay này bự hơn của mẹ hai con. Trời ơi, cái vai kìa! Người mẫu là phải thon thả, không có được vậy”.
Phương Trinh Jolie cũng bình luận thiếu tinh tế về ngoại hình của Quán quân The Face 2023 Tú Anh: “Bụng hơi mỡ, ngấn ngấn nha. Tôi không chấp nhận người mẫu có bụng mỡ”.
Video Phương Trinh Jolie nhận xét ngoại hình của Hương Ly:
Sau show diễn, đoạn video Phương Trinh Jolie trực tiếp chê bai ngoại hình của á hậu Hương Ly và Quán quân The Face 2023 Tú Anh được khán giả chia sẻ trên mạng xã hội. Phần đông phản ứng về phát ngôn và thái độ của Phương Trinh Jolie.
Họ cho rằng những lời nhận xét của cô thiếu tôn trọng đối với các người mẫu. Độc giả Minh Quân bình luận: "Là một nghệ sĩ có tầm ảnh hưởng, Phương Trinh Jolie nên cẩn trọng hơn trong lời nói của mình''.
Độc giả Hiền Hương nhận định: "Ngành thời trang ngày nay đang dần hướng đến sự đa dạng và tôn vinh mọi vóc dáng cơ thể. Việc Phương Trinh Jolie chỉ trích ngoại hình của Hương Ly một cách thiếu tinh tế đi ngược lại xu hướng này và tạo nên thông điệp tiêu cực về tiêu chuẩn cái đẹp".
Độc giả Lương Trang viết: "Làm nghệ sĩ, cô ấy cần có trách nhiệm hơn với việc sử dụng ngôn từ, đừng vô tình gây tổn thương người khác''.
Chiều 27/5, Phương Trinh Jolie chính thức lên tiếng xin lỗi Hương Ly vì những phát ngôn động chạm của mình. Người đẹp nhận ra lỗi vì là đã quá khắt khe với bản thân, tự kỷ ám thị về vóc dáng nên trong phút chốc đã không kiểm soát được lời nói làm tổn thương người khác.
Chuyện Phương Vy Idol bị miệt thị ngoại hình lên sàn diễn?Chuyện ca sĩ Phương Vy bị người dùng mạng miệt thị ngoại hình sau khi sinh con được NTK Lê Viết Thanh biến thành bộ sưu tập thời trang, sẽ mang lên sàn diễn sắp tới.">Phương Trinh Jolie bị chỉ trích vì miệt thị ngoại hình Hương Ly, Tú Anh
Nhân viên Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chi nhánh Chương Dương hỗ trợ các hộ kinh doanh tại chợ Thượng Thanh (quận Long Biên) tạo mã QR tài khoản thanh toán. Giao dịch không tiền mặt tăng 348,54%
Theo số liệu mới nhất của Ngân hàng Nhà nước, đã có 82 tổ chức tín dụng triển khai thanh toán qua internet và 52 tổ chức tín dụng triển khai thanh toán qua điện thoại, 51 tổ chức trung gian thanh toán có giấy phép hoạt động.
Thanh toán, chi tiêu không dùng tiền mặt đạt 6,85 tỷ giao dịch với giá trị 138,3 triệu tỷ đồng, tăng 348,54% về số lượng và 69,84% về giá trị so với năm 2022.
Vụ trưởng Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước) Phạm Anh Tuấn cho biết, thanh toán qua internet tăng trưởng trên 66%, thanh toán thông qua thiết bị di động tăng trưởng trên 63%, thanh toán qua QR code tăng trưởng hơn 124% so với năm 2022.
Đáng chú ý, các tổ chức tín dụng, tổ chức trung gian thanh toán đã đầu tư, xây dựng và phát triển hệ thống nền tảng vận hành, xử lý nghiệp vụ tin cậy dựa trên công nghệ, dữ liệu và có thể tiếp cận khách hàng qua các kênh số.
Rõ ràng, thói quen thanh toán không dùng tiền mặt của người dân ngày càng tăng nhờ sự nhanh chóng, thuận tiện và an toàn.
Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS) Nguyễn Quang Minh cho hay, các hình thức thanh toán trước đây, bao gồm cả thẻ vật lý, đã được số hóa để đưa lên điện thoại di động.
Với việc ứng dụng công nghệ vào đổi mới sáng tạo, thanh toán không tiếp xúc và thanh toán qua điện thoại di động là xu hướng tất yếu trong tương lai.
Mới đây, NAPAS đã ra mắt dịch vụ VietQRCash. Với dịch vụ này, khách hàng có thẻ NAPAS và sử dụng ứng dụng mobile banking của các ngân hàng có thể rút tiền trên hệ thống ATM bằng phương thức quét mã VietQR mà không cần mang theo thẻ vật lý.
Việc thanh toán bằng hình thức quét mã QR không chỉ phổ biến ở các trung tâm thương mại, siêu thị... mà còn len lỏi vào từng góc chợ, đến gần hơn với các tiểu thương, gánh hàng rong, người lớn tuổi xưa nay chỉ quen dùng tiền mặt.
Vietcombank chi nhánh Chương Dương đã triển khai mô hình “Chợ 4.0” - chợ không dùng tiền mặt, hỗ trợ tạo mã QR tài khoản thanh toán cho các hộ kinh doanh và tiểu thương tại chợ Thượng Thanh (quận Long Biên).
Theo đại diện Vietcombank chi nhánh Chương Dương, việc ứng dụng mã thanh toán không chỉ tạo sự thuận lợi, nhanh chóng và an toàn, mà còn hạn chế các rủi ro trong quá trình giao dịch hoặc sử dụng tiền mặt.
Hoàn thiện hành lang pháp lý
Để tiếp tục đẩy mạnh phát triển chi tiêu không dùng tiền mặt, việc phát triển hạ tầng hệ thống thanh toán qua POS chiếm vị trí quan trọng.
Đại diện Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cho biết, doanh số thanh toán trung bình hiện nay của Sacombank đạt 500 tỷ đồng/ngày, với 3.000 giao dịch/phút. Những con số này cho thấy nhu cầu thị trường rất lớn.
Trong khi đó, chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Cấn Văn Lực nhận định, xu hướng thanh toán, chi tiêu không dùng tiền mặt sẽ tăng trưởng 40-60% trong 5 năm tới khi khung pháp lý tiếp tục hoàn thiện, hạ tầng công nghệ ngày càng phát triển.
Thực tế, các ngân hàng cũng có nhiều chính sách, giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ trên nền tảng số, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ xu hướng ngân hàng số.
Các doanh nghiệp cũng phối hợp với ngân hàng và tổ chức trung gian thanh toán xây dựng nhiều chương trình ưu đãi không dùng tiền mặt khi thanh toán bằng tài khoản, app điện thoại...
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Tiến Dũng thông tin, Ngân hàng Nhà nước đã nghiên cứu, ban hành và trình ban hành nhiều quy định nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý về lĩnh vực thanh toán, chuẩn hóa, liên thông trong ngành Ngân hàng và giữa ngành Ngân hàng với ngành, lĩnh vực khác.
Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các sản phẩm, dịch vụ thanh toán mới, hiện đại, an toàn và thuận tiện.
Cơ sở hạ tầng và công nghệ phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt nói chung, thanh toán thẻ nói riêng luôn được chú trọng đầu tư, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả nhằm thiết lập hệ sinh thái số an toàn và hiện đại.
Các ngân hàng thường xuyên nghiên cứu, phát triển, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ thanh toán mới, nhiều tiện ích, bảo đảm an toàn, đem lại lợi ích thiết thực cho khách hàng.
Có thể thấy, những chính sách, quy định kịp thời, phù hợp nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt đã khuyến khích các ngân hàng đầu tư hạ tầng kỹ thuật và phát triển các sản phẩm dịch vụ thanh toán số, biến thanh toán điện tử ngày càng trở nên quen thuộc, phổ biến trong đời sống hằng ngày của người dân, doanh nghiệp.
"Trước đây, thanh toán thẻ, chi tiêu không dùng tiền mặt chỉ thấy ở siêu thị lớn, giờ đây, có thể thấy ở mọi nơi, mọi hoạt động thường nhật. Nhiều hình thức thẻ mới ra đời, tiêu chuẩn bảo mật ngày càng nâng cao.
Đặc biệt, số hóa thẻ ngân hàng để khách hàng không cần cầm thẻ vật lý, tránh rủi ro mất mát, bị lợi dụng. Tôi có 2 chữ “tiện - lợi”, vì dù có làm gì thì người dân cũng cần phải thấy tiện dụng, dễ dùng, và phải thấy lợi ích về kinh tế, bên cạnh bảo đảm an ninh, an toàn, bảo mật”, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Tiến Dũng nói.
TheoHà Linh(Báo Hà nội mới)
">Chi tiêu không dùng tiền mặt trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống