Theo Siam Sport, đoàn kiểm tra của LĐBĐ châu Á (AFC) đã đến Thái Lan kiểm tra kế hoạch chuẩn bị cho giải U23 vào năm sau, và cho rằng phía chủ nhà không đáp ứng được yêu cầu."Thái Lan đối mặt nguy cơ mất quyền chủ nhà U23 châu Á 2020", Siam Sport chạy dòng tít, trong bài báo được dư luận rất quan tâm.
 |
U23 Thái Lan có nguy cơ làm khán giả ở U23 châu Á 2020 |
Mới đây, đoàn kiểm tra của AFC đã đến Thái Lan để kiểm tra về công tác chuẩn bị. Dẫn đầu đoàn là ông Jin Ho Yoon - trưởng nhóm kiểm tra của AFC, đã đến xứ Chùa Vàng hôm 30/4, và thị sát 4 khu vực.
Các địa điểm mà đoàn kiểm tra có sân quốc gia Rajamangala, Chiang Mai, Đại học Thammasat, Songkhla. Tuy nhiên, theo Siam Sport, mọi thứ đều chưa sẵn sàng.
Theo kế hoạch, Thái Lan tổ chức giải U23 châu Á trên 7 SVĐ khác nhau. Ông Jin Ho Yoon khẳng định đoàn kiểm tra không hài lòng với tốc độ chuẩn bị của Thái Lan.
"AFC sẽ tiến hành đánh giá lần cuối cùng vào tháng 10. Trong trường hợp Thái Lan không đáp ứng được yêu cầu về công tác chuẩn bị, AFC sẽ tước quyền đăng cai để trao cho quốc gia khác".
Ngoài 4 địa điểm kể trên, còn 3 sân khác nằm trong kế hoạch tổ chức U23 châu Á. Đây là lần thứ hai AFC cử đại diện kiểm tra công tác chuẩn bị, và Thái Lan đang mất điểm trong mắt các quan chức liên đoàn.
Trong trường hợp xấu nhất, U23 Thái Lan sẽ không được tham dự giải đấu châu lục.
Hiện tại, Thái Lan tham dự với tư cách chủ nhà. Nếu AFC tước quyền đăng cai, đồng nghĩa "Voi chiến" bị loại. Bởi vì, sau trận thua U23 Việt Nam, họ chỉ xếp thứ 9 trong các đội hạng nhì có thành tích tốt nhất (chỉ 4 đội nhì bảng dẫn đầu được dự, với 11 đội đầu bảng).
U23 châu Á 2020 có 16 đội tranh tài. Đội vô địch, á quân và hạng Ba châu lục sẽ giành quyền dự Olympic mùa Hè 2020 ở Nhật Bản.
Giải đấu sắp tới là lần thứ 3 U23 Việt Nam tham dự giải đấu châu lục, nằm ở nhóm hạt giống số 1, cùng Thái Lan (nếu không bị tước quyền chủ nhà), Qatar và Uzbekistan.
Xem lại U23 Việt Nam 4-0 U23 Thái Lan:
Thiên Thanh
" alt="U23 Thái Lan nguy cơ không dự U23 châu Á 2020"/>
U23 Thái Lan nguy cơ không dự U23 châu Á 2020
Express cảnh báo, ngoài việc cần hồi phục nhanh chóng thể lực sau chuyến làm khách từ Italy trở về, MUphải cháy lại tinh thần để nghênh chiến Man City lúc giữa trưa (12h30 địa phương) – tức 19h30 ngày 6/11 giờ VN. |
Harry Maguire liên tục là nỗi ác mộng cho hàng thủ MU |
Theo đánh giá của Paul Scholes, MU chơi ổn ở chiến thắng 3-0 Tottenham hôm cuối tuần, nhưng lại rơi vào lộn xộn ở tái đấu Atalanta và chỉ thoát thua vào phút cuối nhờ Ronaldo.
Và Solskjaer cũng được Express đưa ra lời khuyên, trước một Man Citykhác hẳn so với Atalanta, muốn có niềm vui chiến thắng, HLV người Na Uy cần gạt 3 cầu thủ này khỏi đội hình xuất phát sau những gì họ thể hiện tại Italy, gồm đội trưởng Harry Maguire, Paul Pogba và Marcus Rashford.
 |
Solskjaer được cho thật may vì Pogba bị... thẻ đỏ, vắng mặt ở derby với Man City |
Nguồn này chỉ ra: “Harry Maguire không đảm bảo được phong độ kể từ khi trở lại sau chấn thương (từ trận MU 2-4 Liverpool) và một lần nữa có lỗi trong bàn thua của đội nhà.
Roy Keane thậm chí còn chê trách, Maguire chơi bóng vô hồn, không có bất kỳ niềm đam mê nào khi đại diện cho Quỷ đỏ.
Trong khi đó, Eric Baily ấn tượng trong lần đá chính hiếm hoi. Nếu Varane và Lindelof có thể chiến Man City, không nghi ngờ gì, Maguire là người tệ nhất trong bộ tứ này”.
 |
Rashford không tạo được nhiều mối đe dọa khi chơi cạnh Ronaldo. Xem ra chỉ cặp Ronaldo - Cavani được 'kết' nhất sau lần đầu tiên ra chính cùng nhau hôm cuối tuần |
Còn với Paul Pogba, Express nhấn mạnh: “Pogba một lần nữa chơi kém hiệu quả trong trận đấu mà MU cần anh tỏa sáng. Thật may cho Solskjaer, không cần đưa ra quyết định vì tiền vệ này bị… loại sẵn rồi sau chiếc thẻ đỏ ở trận gặp Liverpool dẫn đến bị treo giò 3 trận”.
Về Rashford được nêu ra: “Cậu ấy mới chỉ trở lại gần đây sau chấn thương. Ở trận đấu với Atalanta đêm qua, Rashford không tạo ra được nhiều mối đe dọa khi chơi cạnh Ronaldo.
Đấu Man City, Solskjaer có thể trở lại với cặp đôi tấn công như trận MU 3-0 Tottenham là Ronaldo và Cavani”.
L.H

MU sẽ bị Man City cho ‘no đòn’, ghi 4-5 bàn ở derby cuối tuần
Solskjaer cùng Quỷ đỏ nhận cảnh báo gắt, nếu tiếp tục chơi như hiệp 2 hòa hú vía Atalanta, sẽ bị Man City cho ‘no đòn’, ghi 4 đến 5 bàn ở derby lúc 19h30 ngày 6/11.
" alt="MU phải loại 3 cầu thủ này để thắng ở derby với Man City"/>
MU phải loại 3 cầu thủ này để thắng ở derby với Man City
Báo chí Thái Lan mới đây đưa tin, Kiatisuk Senamuang từ chối trở lại dẫn dắt ĐTQG nước này, chuẩn bị cho King Cup 2019.Đồng thời, có tin "Zico Thái" đang được CLB Muangthong United liên hệ.
 |
Kiatisuk là ứng viên hàng đầu cho ghế HLV của Muangthong United |
Muangthong United vừa chia tay Pairoj Borwonwatanadilok - người chủ động từ chức khi thua 3 trong 5 vòng đầu mùa Thai League 2019.
Sau 5 vòng đấu Thai League, Muangthong không ổn định về lối chơi, và chỉ có Đặng Văn Lâm thi đấu nổi bật nhất.
Hiện tại, Jetsada Jitsawad đang làm HLV tạm quyền của The Kirins, trong khi tìm kiếm nhà cầm quân mới.
Chủ tịch Wilak Lohtong muốn một HLV danh tiếng, có nhiều kinh nghiệm và quản được ngôi sao.
Theo tờ MThai, Kiatisuk là ứng viên hàng đầu mà ông Wilak Lohtong đang nhắm đến cho chiếc ghế huấn luyện ở sân SCG.
Ngoài kinh nghiệm với bóng đá Thái Lan, Kiatisuk còn có thời gian dài làm việc với nền bóng đá Việt Nam.
Vì thế, nếu Muangthong United ký hợp đồng với Kiatisuk, ông có thể góp phần giúp Đặng Văn Lâm tiến lên đẳng cấp cao hơn trong sự nghiệp.
Thiên Thanh
" alt="Kiatisuk dẫn dắt Đặng Văn Lâm ở Muangthong United?"/>
Kiatisuk dẫn dắt Đặng Văn Lâm ở Muangthong United?
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Thống kê và Bộ GD-ĐT, luồng học sinh tốt nghiệp THCS vào THPT mỗi năm có khoảng từ 90 - 95% học sinh. Năm 2015, ở TPHCM, có trên 75.000 học sinh tốt nghiệp THCS, nhưng chỉ khoảng 1.000 học sinh theo hướng học nghề (chiếm 1,33%).
Tại Quảng Ninh, luồng học lên THPT cũng chiếm quá lớn, trong khi đó luồng học lên giáo dục nghề nghiệp quá nhỏ. Tỷ lệ tốt nghiệp THCS đạt 99,6% nhưng chỉ có gần 15% học sinh sau THCS được phân luồng vào học các chương trình giáo dục nghề nghiệp.
 |
Học sinh học nghề tại Trường CĐ Quốc tế TP.HCM |
Công tác phân luồng học sinh sau THCS rất được quan tâm thông qua các Nghị quyết 29/NQ-TW của Đảng và Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội nhưng thực tế việc phân luồng không đạt kế họach và nhiều chính sách được suy diễn méo mó.
TP.HCM đang tăng cường các biện pháp phân luồng học sinh sau THCS. Theo lộ trình từ năm 2015 đến 2020 phấn đấu có 30% số học sinh tốt nghiệp THCS hoặc THPT sẽ học nghề tại các trường trung cấp hoặc trung cấp nghề. Thành phố cũng giảm dần tỉ lệ học sinh vào học lớp 10 công lập với mục tiêu đến năm 2020 còn khoảng 60% học sinh tốt nghiệp THCS được vào học lớp 10 công lập.
Hổng kiến thức vẫn muốn con đi học văn hóa
Phân luồng học sinh sau THCS được xác định là giải pháp để nâng cao chất lượng bậc học trung học phổ thông và hướng tới nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tuy nhiên, trên thực tế việc thực hiện kế hoạch, lộ trình phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Hầu như học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học lên trung học phổ thông, sau đó thi vào đại học. Từ đó tỷ lệ học sinh sau THCS sang học các hệ nghề nghiệp còn thấp so với chỉ tiêu đề ra, điều này gây áp lực rất lớn cho các trường trung cấp chuyên nghiệp, trường nghề tuyển sinh gặp khó khăn.
Sau khi tốt nghiệp THCS, học sinh có rất nhiều hướng đi. Ngoài việc tiếp tục học THPT công lập, các em có các hướng đi chính như học THPT dân lập; học văn hóa rút gọn (7 môn) tại các Trung tâm Giáo dục thường xuyên; Học nghề và học hệ 9+ tại các truờng Cao đẳng đang triển khai gần đây.
Trong số học sinh không tự tin để học tiếp THPT, phần lớn là do các em bị hổng nhiều kiến thức cơ bản nên không thi, hoặc thi không đỗ. Nhưng có một thực tế khi các em thi trượt, không vào được THPT công lập, nhiều phụ huynh vẫn không muốn cho con em vào học nghề, mà vẫn mong muốn con mình học văn hóa tại THPT dân lập hoặc chí ít là các Trung tâm giáo dục thường xuyên.
Theo Nghị quyết 29/NQ-TW của Đảng và Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội, 30% phân luồng là đi học nghề. Năm 2019, TPHCM đề ra 70% học sinh sau THCS vào trường THPT công lập, 30% vào phân luồng. Tuy nhiên hiện nay cách hiểu phân luồng 30% phân luồng chưa đúng. Học sinh vào hệ phổ thông tại THPT tư thục và hệ văn hoá rút gọn tại các Trung tâm giáo dục thường xuyên vẫn được tính là hệ phân luồng. Thiết nghĩ rất cần một thống kê cụ thể về tỷ lệ chọn hướng đi trong phân luồng hiện nay của 30% đối tượng này. Không được đưa đối tượng học văn hoá ở THPT tự thục và văn hoá rút gọn 7 môn ở các Trung tâm giáo dục thường xuyên vào hệ phân luồng.
Nguyên nhân nào dẫn tới thất bại
Nguyên nhân đầu tiên là do tâm lý e ngại của phụ huynh, trọng bằng cấp, đi theo lối mòn truyền thống. Các trường THCS cần làm tư tưởng cho PHHS để họ thông suốt khi quyết định cho con em mình vào học nghề. Học nghề là một hướng chọn phù hợp cho từng cá nhân chứ không phải không đảm bảo học văn hoá thì mới đi học nghề như cách nghĩ của nhiều người hiện nay.
 |
Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành tại Trường CĐ Quốc tế TP.HCM |
Tỷ lệ học sinh sau khi tốt nghiệp THCS lên học THPT còn cao, nguyên nhân phần lớn là do phân luồng sau tốt nghiệp THCS khi các em còn tuổi vị thành niên. Một phần yêu cầu lao động xã hội còn mang nặng tâm lý phải tốt nghiệp trung học phổ thông mới được coi là đủ trình độ văn hóa. Thêm vào đó phải tốt nghiệp đại học mới thỏa mãn yêu cầu của các bậc phụ huynh dẫn đến một thực trạng xã hội ngày càng tràn lan các cử nhân kém chất lượng được sản xuất hàng năm làm cho xu hướng bất hợp lý về nguồn nhân lực qua đào tạo ngày càng tăng. Hệ lụy là cơ cấu nhân lực trong tình trạng "thừa thầy, thiếu thợ", dẫn đến những người có trình độ cử nhân thì thất nghiệp hoặc không làm đúng chuyên môn, trong khi nhu cầu các công việc mà yêu cầu trình độ không cần phải đại học lại thiếu, mất cân đối nghề nghiệp trong xã hội ngày càng lớn.
Công tác giáo dục hướng nghiệp ở các trường THCS chưa đáp ứng yêu cầu. Giáo viên kiêm nhiệm chưa được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ hướng nghiệp. Cơ sở vật chất - kỹ thuật cho công tác này vẫn còn hạn chế, hoạt động tham quan thực tế lại khó khăn về kinh phí. Học sinh học nghề phổ thông nhưng chỉ học để được cộng điểm cho tốt nghiệp và tuyển sinh THPT. Vì vậy, học sinh học nghề mà không thể làm được nghề và cũng không có nhận thức về nghề.
Mặt khác để phụ huynh có thể tin tưởng trao con em mình, các trường nghề nên công khai chất lượng đầu ra. Có một thực tế diễn ra vài trường nghề là cứ 10 HS vào trường nghề thì cuối năm chỉ còn 4 em theo học, 6 em… rơi rụng. Nguyên nhân là do chương trình học không thu hút, hấp dẫn, quản lý học sinh không chặt. Do vậy, phân luồng hướng nghiệp nếu chỉ riêng các trường THCS cố gắng thì chưa đủ. Các trường nghề cần phải tự làm mới mình để lôi kéo, thu hút được người học. Không chỉ về cơ sở vật chất mà còn phải hấp dẫn về chương trình học..., phối hợp cùng với PHHS quản lý nghiêm giờ giấc học tập.
Công tác tư vấn hướng nghiệp tại các trường nghề còn không được chú trọng. Khi các em xuống tham quan thực tế thì các máy móc trưng bày để phục vụ giảng dạy quá là lạc hậu, vệ sinh kém…
Hướng tiếp cận mới cho phân luồng hiệu quả
Cùng với mô hình đào tạo nghề kép của Đức và mô hình KOSEN của Nhật Bản đang được Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho triển khai. Hiện nay các trường Cao đẳng vận dụng và phát triển thành mô hình 9 + Cao đẳng.
Hệ 9+ Cao đẳng là hình thức học văn hoá rút gọn 7 môn song song với học nghề nghiệp. Đào tạo hướng này học văn hoá các em học sinh sẽ được giảm tải tối đa và dành thời gian còn lại để đào tạo nghề nghiệp. Sau thời gian 4 năm (19 tuổi) học sinh sẽ được thi THPT để lấy bằng THPT quốc gia và lấy được bằng Cao đẳng chính quy.
Mô hình 9+ Cao đẳng có tính mở cao trong hệ thống giáo dục. Người học vào học trình độ Cao đẳng từ sau THCS theo hình thức cấp bậc Trung cấp rồi Cao đẳng. Sau khi tốt nghiệp ở trình độ Cao đẳng, người học chỉ mất 1,5 năm ở của ĐH hướng hàn lâm để lấy bằng Đại học chính quy, đi làm hoặc đi du học nước ngoài. Khi đó người học có thể học cao hơn lấy bằng thạc sĩ, tiến sĩ theo ý muốn.
Hiện nay, ở bậc Cao đẳng các trường đang áp dụng 60-70% thời gian học là thực hành theo tuỳ đặc điểm của từng trường. Chương trình đào tạo gồm 2 phần phần đào tạo chung (văn hoá rút gọn 7 môn và phần môn chung ở bậc cao đẳng) và phần đào tạo chuyên môn nghề nghiệp.
Trong 4 năm học, các trường chia hai giai đoạn, giai đoạn 1 học tỷ lệ học văn hóa tăng dần theo thời gian và ngược lại tỷ lệ học kiến thức chuyên môn giảm dần. Mục tiêu là để học sinh có thể có đủ kiến thức học và thi THPT quốc gia.
Giai đoạn 2 là tập trung 100% thời gian học nghề nghiệp. Việc phát triển kỹ năng học tập được quan tâm chú ý ở 3 khía cạnh: học tập, trải nghiệm thực tế thực hành và hình thành nhân cách. Mỗi giai đoạn đều có mối quan hệ mật thiết, hỗ trợ người học phát triển năng lực nghề nghiệp tốt nhất theo nghĩa tự do khai phóng trí tuệ, phát huy sáng tạo.
Nguyễn Đăng Lý (Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Quốc tế TPHCM)
" alt="Tìm hướng đi hiệu quả cho phân luồng sau THCS"/>
Tìm hướng đi hiệu quả cho phân luồng sau THCS