CRISPR Cas-9 (viết tắt của "Clustered Regularly Interspaced Short Palindromic Repeats") là công nghệ chỉnh sửa gen có khả năng tìm và loại bỏ các đoạn đột biến DNA. Khi vật liệu này được loại bỏ, công nghệ Crispr có thể thay thế các phần đột biến bằng các biến thể bình thường.
Kết quả là Crispr có khả năng loại bỏ vĩnh viễn một số loại bệnh di truyền. Công nghệ này đã được sử dụng để loại bỏ ung thư ở một số bệnh nhân và kết quả ban đầu cho thấy nó có thể loại bỏ bệnh mù do di truyền.
Các công ty như Boston Dynamics đã phát triển rất nhiều trợ lý robot có thể được sử dụng trong các nhà máy hoặc trên chiến trường. Boston Dynamics ban đầu là một bộ phận của MIT và sau đó đã trở thành một công ty đi tiên phong trong việc phát triển các robot thông minh hoạt động hiệu quả trong thế giới thực.
Knightscope là một công ty khác đang phát triển một đội quân trợ lí robot cho lĩnh vực an ninh. Ví dụ, robot K5 của họ có 4 máy quay và có thể kiểm tra 300 giấy phép (licenses) mỗi phút. Nó cũng có thể phát hiện các mạng đáng ngờ có thể được khai thác bởi tin tặc.
Chỉ một vài năm trước đây, không ai dám chắc liệu công nghệ tăng cường thực tế hoặc thực tế hỗn hợp sẽ cất cánh. Nhưng hiện nay, với việc những công ty công nghệ khổng lồ như Apple đang đầu tư hàng tỷ USD vào phần cứng tăng cường thực tế thì ngày AR trở thành phổ biến cũng không còn xa nữa.
Ví dụ, điện thoại mới nhất của Apple được trang bị một tính năng tăng cường thực tế. Thậm chí, một số tin đồn gần đây còn cho rằng Apple đang phát triển một thiết bị đeo AR có thể thay thế iPhone trong 2 hay 3 năm tới.
Mặc dù điều này nghe có vẻ như khoa học giả tưởng nhưng trong tương lai các bác sỹ có thể sản xuất các bộ phận của cơ thể theo đơn đặt hàng. Để bắt đầu, các bác sĩ sẽ lấy các tế bào ra khỏi bộ phận cơ thể và đặt chúng vào một đĩa petri. Theo thời gian, phần cơ quan này sẽ phát triển đầy đủ và được cấy ghép trở lại cơ thể bệnh nhân.
Một công ty có tên là Organovo đã phát triển một máy in có khả năng in 3D các bộ phận của cơ thể. Theo thời gian, công nghệ này sẽ được thừa nhận và cung cấp cho bệnh nhân khả năng thay thế các bộ phận của cơ thể trong trường hợp khẩn cấp.
Các nhà sản xuất ô tô như Tesla, General Motors và Volvo đã phát triển các loại xe bán tự động. Nhưng công nghệ xe tự lái đang phát triển nhanh chóng. General Motors thông báo sẽ tung ra một chiếc xe không có tay lái hoặc bàn đạp vào năm 2019.
Trong khi đó Uber – công ty đang dẫn đầu trong lĩnh vực nghiên cứu ô tô bay – đang hợp tác với NASA để phát triển một hệ thống kiểm soát không lưu. Uber cũng đang làm việc với các nhà sản xuất máy bay để phát triển các nguyên mẫu của xe bay và dự kiến sẽ đưa vào thử nghiệm vào năm 2020.
Một trong những khía cạnh quan trọng của việc thăm dò không gian là nghiên cứu và phát triển các tên lửa tinh vi, mạnh mẽ để vận chuyển các hàng hóa cần thiết vào không gian. Thực tế chúng ta đã và đang nghiên cứu các loại tên lửa có thể tái sử dụng – có thể quay ngược và đáp lại mặt đất sau khi phóng vật tư lên không gian – để giảm chi phí cho các nhiệm vụ thám hiểm không gian.
Cryptocurrency (tiền mã hóa) như Bitcoin có thể đang gây ra các cuộc tranh cãi nhưng có một thực tế là chúng ngày càng trở nên phổ biến. Một số quỹ đầu tư mạo hiểm đang đặt cược vào Bitcoin – và các chuyên gian dự đoán đây chỉ là sự khởi đầu của cuộc cách mạng Cryptocurrency.
Mặc dù các máy tính ngày nay khá mạnh nhưng chúng vẫn có những hạn chế đáng kể để xử lí các vấn đề của công nghệ máy học.
Máy tính lượng tử dựa vào các bit lượng tử để chứa thông tin. Những bit này có thể cho phép máy tính lượng tử xử lí dữ liệu tốt hơn nhiều so với các máy tính truyền thống. Kết quả là, máy tính lượng tử có thể giúp tạo ra những đột phá về công nghệ máy học mà các thế hệ máy tính trước đây không giải quyết được.
Mặc dù công nghệ máy tính lượng tử vẫn đang ở trong giai đoạn phát triển ban đầu nhưng các công ty như Microsoft và Google đã đầu tư hàng tỷ USD vào việc phát triển siêu máy tính có khả năng phát triển các mô hình dự đoán với sự chính xác cao. Những mô hình này có thể được sử dụng cho mọi lĩnh vực từ xe tự lái đến các chiến dịch tiếp thị.
Nhiều thương hiệu lớn nhất thế giới đang chuyển dần sang tự động hóa để phục vụ khách hàng tốt hơn và giảm chi phí. Các nhà bán lẻ quy mô lớn sử dụng các kho tự động để phân loại và vận chuyển các sản phẩm, trong khi các mạng truyền thông xã hội sử dụng tự động hóa để kiểm duyệt bình luận và các công ty phát hành thẻ tín dụng thì ứng dụng nó để phát hiện gian lận.
Bên cạnh tự động hóa, trí tuệ nhân tạo (AI) cũng đang từng ngày thay đổi nhiều lĩnh vực của cuộc sống, từ hỗ trợ cho các thiết bị di động đến việc trở thành "quản gia" trong các ngôi nhà thông minh.
" alt=""/>10 công nghệ có thể thay đổi thế giớiTheo Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hà Nội , việc sử dụng thẻ học đường để đóng học phí thay tiền mặt sẽ giúp tiết kiệm thời gian, công sức của cả phụ huynh học sinh và nhà trường.
Hiện ở Hà Nội có khoảng 1,8 triệu học sinh các cấp. Việc thu học phí cùng các khoản phí khác tại các trường học phần lớn vẫn thực hiện theo hình thức nộp tiền mặt.
Việc sử dụng thẻ học đường để đóng học phí sẽ giúp tiết kiệm thời gian, công sức của cả phụ huynh học sinh và nhà trường. Bên cạnh đó, việc thu các khoản phí qua thẻ sẽ giúp cơ quan quản lý kiểm soát tốt hơn vấn đề thu chi của các cơ sở giáo dục, hạn chế lạm thu.
Đây là nhiệm vụ của ngành giáo dục theo Kế hoạch của UBND thành phố Hà Nội triển khai thực hiện Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2018 - 2020.
" alt=""/>Hà Nội: Thu học phí qua thẻ học đường thay tiền mặtSau bê bối để lộ tới 50 triệu tài khoản Facebook thông qua công ty Cambridge Analytics, #DeleteFacebook nhanh chóng trở thành từ khóa nóng nhất lan truyền trên mạng Internet lúc này.
Sở dĩ làn sóng tẩy chay và xóa tài khoản Facebook có cơ hội dấy lên mạnh mẽ do tính chất đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến chính trị và số tài khoản bị thao túng lên tới 50 triệu. Đó là chưa kể, câu chuyện xóa bỏ Facebook từ lâu đã trở thành vấn đề cháy "âm ỉ" trong lòng thế giới Internet và chỉ đợi có điều kiện sẽ bùng nổ như pháo hoa vậy.
Dạo quanh Twitter và gõ từ khóa từ khóa #DeleteFacebook, thứ bạn nhìn thấy ngay trước mắt sẽ là hàng loạt tweet của người dùng kêu gọi tẩy chay mạng xã hội lớn nhất hành tinh.
Thậm chí ngay cả đồng sáng lập WhatsApp Brian Acton mới đây cũng đã đăng đoạn tweet gây sốc: "It is time. #deletefacebook" kèm theo đó là lời mời gọi tới với nền tảng nhắn tin Signal mới của ông.
Điều đáng nói là WhatsApp đang là công ty con của Facebook và đồng sáng lập vừa có lời phát biểu gây sốc này đã từ chức hồi năm ngoái. Ông hiện đang tự đầu tư vốn phát triển nền tảng nhắn tin bảo mật của riêng mình với tên Signal.
Một độc giả của trang Trusted Reviewschia sẻ về quyết định xóa tài khoản Facebook nhiều lần nhưng bất thành:
"Tôi không biết nên nói từ đâu với mọi người về số lần quyết định vô hiệu hóa tài khoản trong nhiều năm qua. Tôi nghĩ rằng, tôi đã có suy nghĩ dừng sử dụng Facebook từ năm 2011. Tuy nhiên, cứ khoảng 6-8 tuần tôi lại nhận được một email từ Facebook nhắc nhở rằng, tôi đã không đăng nhập một thời gian. Tôi sẽ phải đăng nhập và làm lại thao tác vô hiệu hoá. Mỗi lần như vậy tôi lại tự hỏi tại sao phải làm thế và tôi rất muốn xóa tài khoản Facebook. Và nay, tình cờ đọc được bài viết liên quan đến khủng khoảng quyền riêng tư của Facebook, tôi rất vui mừng vì sẽ sớm có một cuộc đại di cư người dùng từ nền tảng này. Tôi hy vọng Facebook sẽ xóa tài khoản của tôi vĩnh viễn".
Trong một diễn biến khác, Google UK đã thống kê trong vòng 7 ngày qua và phát hiện, chưa bao giờ từ khóa #DeleteFacebook lại tăng mạnh đến vậy.
Từ khóa #deletefacebook bất ngờ được tìm kiếm chóng mặt tại V.Q Anh trong suốt tuần qua
Kết quả tại Mỹ cũng chẳng khác gì hơn.
Câu chuyện giữa Facebook và cuộc bầu cử Mỹ có mối quan hệ rất phức tạp nếu không muốn nói là liên đới tới nhiều bên.
Cambridge Analytica là công ty tham gia trợ giúp cho chiến dịch tranh cử của Tổng thống Donal Trump hồi năm 2016. Công ty có nhiệm vụ cung cấp những tư vấn chiến lược cho nhóm tranh cử của ông Donal Trump nhằm lấy được nhiều nhất phiếu bầu của cử tri Mỹ.
Đặc biệt, Cambridge Analytica cũng có mối quan hệ với hãng truyền thông SCL Group (Anh), một đơn vị chuyên phân tích và cung cấp dữ liệu cho chính phủ các nước.
Trong khi đó, Aleksandr Kogan, giáo sư tâm lý học tại Đại học Cambridge là người đã thu thập dữ liệu người dùng Facebook thông qua một ứng dụng trên nền tảng này từ năm 2015. Kogan khẳng định, dữ liệu chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu học thuật.
Bất ngờ thay, Kogan lại đem toàn bộ số dữ liệu người dùng lên tới 50 triệu tài khoản, bán lại cho SCL Group và Cambridge Analytica.
Vụ việc trở nên rối ren hơn sau khi Christopher Wylie, anh chàng chuyên gia phân tích dữ liệu 28 tuổi tại Cambridge Analytica bất ngờ tố cáo Facebook và Cambridge Analytica "nắm thóp" nhiều tài khoản của người dùng.
Về phía Facebook, sau khi phát hiện Kogan vi phạm quy định của Facebook về việc bán dữ liệu người dùng cho bên thứ ba, mạng xã hội đã nhanh chóng xóa bỏ ứng dụng và yêu cầu Kogan cùng các bên liên quan nhanh chóng xóa bỏ dữ liệu.
Phía Cambridge Analytica cũng khẳng định đã xóa sạch dữ liệu mua từ Kogan từ năm 2015 sau khi nhận ra vi phạm điều khoản của Facebook. Mặc dù vậy mới đây lại có thông tin phát giác rằng các dữ liệu trên chưa hề bị xóa và vẫn có nguy cơ gây ảnh hưởng tới người dùng.
Facebook hiện đang bị giới chức Mỹ và Châu Âu gây sức ép, buộc phải giải trình cặn kẽ chi tiết vụ việc. Trong khi đó, Ủy ban thương mại Liên bang Mỹ (FTC) và Hội luật sư New York, Massachusetts đã bắt tay điều tra Facebook.
Động thái mới nhất của Facebook là phong tỏa tài khoản Cambridge Analytica, SCL và Christopher Wylie. Thậm chí công ty còn đề nghị kiểm tra Cambridge Analytica để xác minh số dữ liệu trên đã được xóa sạch triệt để hay chưa.
Mark Zuckerberg đang phải đối diện với nhiều chỉ trích từ dư luận và giới công nghệ. Đặc biệt đã có người đề nghị Mark nên sớm từ chức và nhường chỗ cho COO Sheryl Sandberg, một người dày dạn năng lực để giải quyết ổn thỏa cuộc đại khủng hoảng này.
" alt=""/>Từ khóa #DeleteFacebook gây sốt sau bê bối Facebook để lộ thông tin người dùng