Thời sự

Theo chồng sang Iraq làm vợ, 9X Kinh Bắc 'sốc' văn hóa

字号+ 作者:NEWS 来源:Kinh doanh 2025-02-02 09:56:26 我要评论(0)

 Dù đơn giản chỉ ở nhà nội trợ, chăm con nhưng Huyền hạnh phúc được bên cạnh bên người mình thương ybundesliga hôm naybundesliga hôm nay、、

Theo chồng sang Iraq làm vợ, 9X Kinh Bắc
 

Dù đơn giản chỉ ở nhà nội trợ, chăm con nhưng Huyền hạnh phúc được bên cạnh bên người mình thương yêu.

21 tuổi kết hôn trong khi bạn bè vẫn bay nhảy ở bầu trời rộng lớn kia, Nguyễn Ngọc Huyền (23 tuổi, Bắc Ninh) vẫn không hề hối hận về quyết định của mình bởi cô cảm thấy được nhiều hơn là mất. Cô có được tổ ấm nhỏ hạnh phúc, người chồng hết mực yêu thương, được khám phá một đất nước hồi giáo Iraq hoàn toàn khác với suy nghĩ của mọi người khi sang đây sinh sống cùng chồng.

Kết bạn vì muốn tăng lượt “like” nào ngờ gặp ngay định mệnh

Nguyễn Ngọc Huyền và ông xã hơn 11 tuổi Nguyễn Văn Biên cùng lớn lên và sinh ra ở Bắc Ninh. Tuy nhiên, cả 2 lại quen nhau vô cùng đặc biệt nhờ mạng xã hội kết nối khi một người đang ở TP. HCM còn một người ở tận Iraq xa xôi.

Nhớ lại ngày đầu quen nhau, Ngọc Huyền lại cười, bởi cô là người chủ động kết bạn với Biên trước chỉ vì mục đích tăng lượt “like”. Khi ấy, Huyền là sinh viên năm 2 của Cao đẳng Y Thái Nguyên, trong một buổi tối khi vào thăm bố mẹ ở Tp. HCM, cô lướt zalo phần địa phương Bắc Ninh tìm người kết bạn và vô tình gặp anh.

Chỉ đơn giản để vơi nỗi buồn chia tay bạn trai cũ 2 tháng, hơn nữa thấy ảnh Biên ưa nhìn, điển trai nên Huyền đã chủ động gửi lời mời kết bạn mà không hề hay biết người ấy đang làm việc ở tận Iraq.

“Mình là người kết bạn trước nhưng chồng lại là người nhắn tin trước. Vì chồng hơn 11 tuổi nên mới bắt đầu nhắn tin mình xưng hô “chú – cháu”. Mình được biết, trước đây anh làm ở Ả Rập Xê Út 3 năm. Không biết một từ tiếng Anh nào nhưng anh cố gắng phấn đấu để lên làm quản lý. Năm 2016, anh chuyển sang Sulaymaiyah, Iraq làm kỹ sư bình thường nhưng công ty có chế độ đãi ngộ tốt lắm”, Huyền chia sẻ.

Nói chuyện được 1 tháng, Huyền nhận lời yêu Biên. Huyền kể, vì ám ảnh chuyện tình cảm trước nên suốt một tháng trò chuyện nhiều lần Huyền lảng tránh khi Biên chuẩn bị nói lời yêu cho đến một ngày Biên nản lòng, định dừng lại, cô mới khóc nức nở nhận ra tình cảm của mình.

“Hay anh dừng tại đây vậy, vì anh sợ…”  - tin nhắn ấy của Biên vừa gửi đi khiến Huyền ngồi bật dậy khóc như mưa, cô chẳng hiểu sao mình lại buồn đến thế, cái cảm giác hối hận tràn đầy khi cô không nắm bắt cơ hội.

Huyền nhắn lại trong tức giận “Anh nói anh hẹn gặp tôi. Anh hẹn đã đời rồi nói thế này à. Anh không thoát khỏi tay tôi đâu”.

Và đúng từ câu nói ấy, Biên không thoát khỏi tay Huyền. Cả 2 yêu nhau và trở thành một cặp cho đến tận bây giờ.

Theo chồng sang Iraq làm vợ, 9X Kinh Bắc
 

Mới đầu nghe chồng làm việc ở Iraq, Huyền đã rất sợ. 

Mặc dù nhận lời yêu chỉ sau 1 tháng trò chuyện nhưng mãi đến hơn 1 tháng sau, Huyền và Biên mới cuộc hẹn đầu tiên ở Thái Nguyên trong lần anh nghỉ phép về nước. Cuộc gặp ấy trái tim của Huyền và cả Biên đều bị loạn nhịp khi nhìn thấy nhau. Huyền ngại ngùng chẳng dám nhìn mặt anh còn Biên run run đến nỗi đỗ nhầm xe bị bà chủ phải nhắc.

“Anh ấn tượng nhất với mình về khoản ăn uống. Buổi tối đi ăn, mình cầm điện thoại trả lời tin nhắn bạn, anh nhắc mình “em có thể tập trung ăn trước được không?”. Thế là mình đặt điện thoại xuống và “oánh chén” vô tư không ngẩng đầu lên nhìn anh một cái.

Anh cứ chăm chú nhìn mình ăn còn bồi bàn cứ cười. Mình ăn xong ngẩng lên nhìn bên mình quá trời xương còn bên anh thì… Mình hỏi, anh chỉ bảo “nhìn em ăn là đủ rồi”.

Anh nói sao mình không giống những cô gái khác anh gặp trước đây luôn chụp ảnh đồ ăn rồi mới ăn, không đòi anh xe SH, hay Iphone dù anh có đủ điều kiện mua.

Trái lại, mình rất ấn tượng về sự ga lăng, lãng mạn, để ý từng ly từng ý của anh. Không mua được hoa lần đầu gặp mặt anh cũng xin lỗi, một bên khuyên tai mình bị rơi mất, anh không nhớ để mua cũng xin lỗi trong khi mình không hề quan tâm điều ấy”, Huyền cười nhớ lại. 

Theo chồng sang Iraq làm vợ, 9X Kinh Bắc
 

Cô nhận lời yêu sau một tháng nói chuyện với Biên. 

Đám cưới chóng vánh và cuộc sống "sốc nhiệt" ở Iraq

Sau lần gặp mặt đầu tiên, Huyền và Biên yêu xa 6 tháng. Trong suốt khoảng thời gian ấy, cả 2 gửi những nhớ thương của mình qua những cuộc trò chuyện mỗi ngày. Hễ giải lao Biên lại gọi cho Huyền. Chẳng hiểu sao đủ thứ chuyện trên trời dưới biển không đầu không cuối cũng khiến cả 2 cuốn hút có thể tám chuyện 6-7 tiếng/ngày không hết. Từ đó, giấc mơ về một happy ending cứ thế cháy bỏng trong lòng Huyền và Biên.

Vậy là nửa năm sau, Biên quay về Việt Nam. Vì lần về phép này chỉ có nửa tháng nên cả 2 phải gấp rút để 2 bên gia đình gặp gỡ, tổ chức ăn hỏi, đăng ký kết hôn. Và tháng 30/4-1/5/2018 sau khi ra trường, Huyền và Biên đã có một đám cưới hạnh phúc trước sự chúc phúc của gia đình bạn bè.

“Sau lễ ăn hỏi, mình lên Bắc Kạn thực tập, anh đưa mình lên đấy có ở mấy hôm và cầu hôn mình sau đó. Nhắc lại cầu hôn... mình xấu hổ thật.

Khi đi ăn lẩu, anh quỳ gối xuống cầu hôn và đeo nhẫn cho mình như trong phim. Vì được cầu hôn, mình vui vẻ uống 2 cốc bia trong khi không uống được. Bia ngấm mình nói đủ thứ nôn ra hết cửa quán.

Hôm sau, vợ chồng mình đi ăn 20/10 với đám bạn ở quán đó nhưng không được. Chồng mình có bảo vì mình nôn ở cửa quán nên nay họ nhìn thấy không cho vào”, Huyền cười.

Theo chồng sang Iraq làm vợ, 9X Kinh Bắc
 
 
 

Cả 2 tổ chức đám cưới vào năm 2018. 

Sau khi kết hôn, Huyền được chồng bảo lãnh sang Iraq sống cùng. Tuy nhiên, lúc đó tình hình ở Sulaymaiyah khá nhạy cảm, có chút trục trặc, nên phải 3 tháng sau khi mọi thứ ổn định, sân bay mở cửa trở lại cô mới được sang hội ngộ cùng chồng.

Vợ chồng Huyền thuê một chung cư riêng ở đây. Hàng ngày Biên đi làm còn cô ở nhà vun vén gia đình. Huyền cho biết, khoảng thời gian đầu mới sang cô dự định sẽ xin vào làm ở một bệnh viện, tuy nhiên mọi dự định của cô đều tiêu tan khi có sự xuất hiện của em bé.

Nhớ lại khoảng thời gian ấy, cô lại sợ vì bị khủng hoảng trầm trọng, khó chịu với đồ ăn, cáu gắt thường xuyên hơn. Đặc biệt, cô bị khủng hoảng về vấn đề ăn uống khi không có quán bún, phở, cháo, trà sữa, đồ ăn vặt... giống như ở Việt Nam. Thậm chí, thịt lợn, nước mắm cũng không hề có ở đất nước Hồi giáo này. Ngay cả hải sản cũng trở nên đắt đỏ đến cả triệu vì phải nhập từ nơi có biển về.

Đó chưa kể, những văn hóa ở nơi đây như không được tự do yêu đương, đàn ông được lấy 4 vợ, luôn phải xin phép khi chụp ảnh một ai và nhiều luật lệ nữa khiến cô bị sốc văn hóa.

Trong khi, vợ chồng Huyền đều không biết về sự xuất hiện của thành viên nhí nên Biên đã nghĩ vợ không hợp Iraq. Anh đã từng có ý định đưa cô quay trở về Việt Nam sống.

May mắn sống ở khu vực an ninh an toàn, người dân thân thiện, và cởi mở, phụ nữ được đi làm, ăn mặc thoải mái, không phải mặc những trang phục truyền thống gò bó, nóng bức khiến Huyền thoải mái hơn phần nào.

“Trong thời gian nghén hầu như mình không làm gì, chồng vừa đi làm vừa về nấu cơm rửa bát, dọn dẹp tận giường cho mình. Sau đó mình về sinh em bé ở Việt Nam. Hiện nay, mình và con đã sang đây với chồng”, Huyền chia sẻ.

Theo chồng sang Iraq làm vợ, 9X Kinh Bắc
 

Mỗi sáng thức dậy cô luôn có cảm giác được ở một nơi xa, được học hỏi và sáng tạo những điều mới lạ về văn hóa, lối sống, ẩm thực trên mảnh đất cách Việt Nam 7000km.

Ở Iraq thực phẩm khiêm tốn, rau củ quả không nhiều, vì muốn bù đắp cho chồng nên hàng ngày Huyền cứ lên mạng tìm hiểu, mày mò cách làm bánh chưng không cần lá, làm bánh trung thu không có khuôn và làm cả trà sữa trân châu, đậu hũ, sữa chua để chồng vơi nỗi nhớ quê nhà. Cô muốn mỗi ngày chồng về nhà được nhìn thấy cơm canh tươm tất để vơi đi mệt mỏi.

Chia sẻ về bí quyết giữ lửa hạnh phúc, Huyền tâm sự, vợ chồng cô từ khi yêu nhau đến bây giờ chưa bao giờ nói lời chưa tay. Dù giận hay cáu gắt chồng cô luôn im lặng đợi khi cô nguôi ngoai mới phân tích mọi chuyện. Cô cảm thấy mình may mắn vì có một người chồng tâm lý, hiểu mình hơn cả bố mẹ đẻ, yêu thương, chiều chuộng vợ con.

"Xin lỗi anh vì nhiều lúc em hay bốc đồng, không kiềm chế cảm xúc, nói những lời làm anh buồn nhưng anh và con trai là 2 người em yêu thương, quan trọng nhất trong cuộc sống này. Mai sau dù có chuyện gì mình vẫn mãi luôn bên cạnh nhau, nắm tay nhau cho đến cuối đời anh nhé”, Huyền nhắn gửi đến ông xã.

Cậu bé bán báo ở ga Hàng Cỏ trở thành thầy giáo tiếng Anh

Cậu bé bán báo ở ga Hàng Cỏ trở thành thầy giáo tiếng Anh

‘Trải qua những ngã rẽ cuộc đời, may mắn gặp được người tốt, tôi mới trở thành người có ích, sống cuộc đời lương thiện', anh Sáng xúc động nói.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
- Trường đại học Fulbright Việt Nam -Fulbright University Vietnam (FUV) dự kiến sẽ khởi công xây dựng trong năm 2016 sau khi được trao giấy chứng nhận đầu tư vào ngày 10/7 vừa qua.

Diện tích xây dựng 15 hecta, vốn đầu tư 70 triệu USD

Theo giấy chứng nhận đầu tư, Trường Đại học Fulbright Việt Nam đặt trụ sở chính tại Khu công nghệ cao TP.HCM với diện tích đất là 15 héc-ta.

Đại học Fulbright Việt Nam được xây dựng với mô hình là một cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận.

{keywords}

Ông Thomas Vallely, Giám đốc Chương trình VN tại ĐH Harvard cùng các cộng sự nhận giấy chứng nhận đầu tư. Ảnh: TTXVN

Trường được xây dựng trên cơ sở phát huy nguồn vốn và con người của Trường Fulbright. Vốn đầu tư thực hiện dự án Trường Đại học Fulbright Việt Nam là 70 triệu đô la Mỹ. Trong đó, mức đầu tư giai đoạn đầu (đến năm 2016) là 5,3 triệu đô la Mỹ, giai đoạn hai (2017 – 2020) là 20 triệu đô la Mỹ, và giai đoạn ba (2020 – 2030) là 44,7 triệu đô la Mỹ.

Hoạt động theo cơ chế không vì lợi nhuận

Trường ĐH Fulbright là một cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài không vì lợi nhuận. FUV do Quỹ tín thác sáng kiến ĐH Việt Nam (TUIV) đầu tư tại TP.HCM.

Tài chính của quỹ dựa vào học phí, đóng góp thiện nguyện, các khoản tài trợ và nguồn thu từ quỹ trường. Do đó về quản trị, trường sẽ không có cổ đông như các trường tư thục khác mà do một hội đồng tín thác độc lập quản lý, hội đồng này sẽ thuê hiệu trưởng điều hành trường.

Trường tuân thủ những nguyên tắc quản trị thiết yếu của nền giáo dục ưu tú. Đó là tự do hàn lâm, đánh giá và tuyển dụng dựa trên năng lực, minh bạch và trách nhiệm giải trình.

FUV cũng sẽ đăng ký kiểm định chất lượng từ các tổ chức kiểm định chất lượng của Hoa Kỳ.

Ngoài ra, trường chú trọng vào việc tuyển dụng các học giả tài năng và các nhà khoa học người Việt Nam thông qua thiết lập môi trường làm việc chuyên nghiệp và cơ chế khuyến khích tương tự như những đại học hàng đầu ở nước ngoài.

FUV dạy gì?

Dựkiến, Trường ĐH Fulbright sẽ tuyển sinh sớm nhất vào cuối năm 2016. Hoạt động đào tạo và nghiên cứu của FUV sẽ tập trung vào các lĩnh vực chính sách công và quản lý, các ngành STEM (khoa học, kỹ thuật, cơ khí, toán) và y khoa, các ngành khoa học xã hội – nhân văn và các ngành khoa học liên ngành.

Ban đầu sẽ tập trung đào tạo bậc thạc sĩ các chuyên ngành chính sách công, quản lý và kỹ thuật. Sau đó mở rộng đào tạo bậc đại học và tiến sĩ. Các chương trình đào tạo khác của trường được phát triển với sự hợp tác một số đại học Mỹ.

FUV sẽ tiếp nhận chương trình thạc sĩ chính sách công (MPP) cùng hoạt động nghiên cứu hiện nay của Trường Fulbright.

Với chương trình MPP học viên trúng tuyển đượcnhận học bổng gồm học phí toàn bộ hai năm học và trợ cấp sinh hoạt, đi lại trong năm học đầu tiên.

Với chương trình MBA, học phí cao hơn.

Với một số chương trình khác, trường sẽ có có chính sách cấp học bổng cho người có khả năng nhưng ít có điều kiện về kinh tế.

Dừng hợp tác chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright

Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright nằm trong khuôn khổ hợp tác giữa Trường Đại học Kinh tế TP. HCM và Trường Quản lý Nhà nước John F. Kennedy thuộc Đại học Harvard, Hoa Kỳ, đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Chính sách Công. 

Trong giai đoạn này, chương trình Thạc sĩ Chính sách công (MPP) và các hoạt động nghiên cứu của Trường Fulbright vẫn được tiến hành với sự hợp tác vốn có giữa Đại học Harvard và Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.

Tuy nhiên, đến năm 2016 khi Trường ĐH Fullbright Việt Nam chính thức đi vào hoạt động, hợp đồng thỏa thuận chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright với Trường ĐH Kinh tế TP.HCM sẽ chấm dứt - Bà Hoàng Ngọc Lan, bộ quản lý đào tạo chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright cho biết.

Dự án ĐH Fulbright Việt Nam lần đầu tiên đượcđề cập trongTuyên bố chung của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Barack Obama ngày 25/7/2013.

Sau đó, điều này được khẳng định lại một lần nữa trong chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry vào tháng 12/2013.

Đến ngày 3/6/2014, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã ký công văn 821 đồng ý chủ trương đầu tư Dự án thành lập Trường ĐH Fulbright Việt Nam theo loại hình trường ĐH có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận, do Quỹ tín thác Sáng kiến ĐH Việt Nam (TUIV) đầu tư tại TP.HCM. Đồng thời giao Bộ GD-ĐT chủ trì, phối hợp Bộ KHĐT, UBND TP.HCM…chỉ đạo, hướng dẫn việc xây dựng Dự án thành lập Trường Đại học Fulbright Việt Nam theo Nghị định số73/2012/NĐ-CP.

Ngày 10/7/2015 vừa qua, dự án Trường Đại học Fulbright Việt Nam được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

  • Lê Huyền
" alt="Diện mạo của Trường ĐH Fulbright Việt Nam như thế nào?" width="90" height="59"/>

Diện mạo của Trường ĐH Fulbright Việt Nam như thế nào?

Cuộc thi ảnh “Thách thức để thay đổi” do Ban Thanh niên nông thôn phối hợp với Cổng Thông tin điện tử Trung ương Đoàn và Trung tâm truyền thông tài nguyên và môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường nhằm lan truyền mạnh mẽ thông điệp giới trẻ thử thách bản thân để thay đổi, hướng tới nâng cao nhận thức cộng đồng cùng chung tay vào các hoạt động tình nguyện bảo vệ môi trường, cải tạo cảnh quan, an sinh xã hội...

Cuộc thi được triển khai từ ngày 18.3 đến hết ngày 31.8. Đối tượng là cá nhân hoặc nhóm người mang quốc tịch Việt Nam, không quá 35 tuổi.

{keywords}

Thể loại dự thi là tác phẩm ảnh có nội dung phản ánh được các hoạt động theo các chủ đề như: bảo vệ môi trường (dọn rác, phân loại rác, dọn dẹp kênh mương, làm sạch bờ biển...), cải tạo cảnh quan môi trường (biến điểm đen về rác thành vườn hoa, sơn tường, vẽ tranh bích họa, trồng cây hoặc hoa cải thiện môi trường sống xung quanh...), hoạt động tình nguyện vì an sinh xã hội (xây mới, sửa chữa nhà cho gia đình chính sách, khó khăn; dọn dẹp làm mới nghĩa trang, khu di tích; xây mới, sửa chữa đường, cầu giao thông nông thôn…).

Tác phẩm dự thi là 2 ảnh về hoạt động được thực hiện trong khoảng thời gian từ Tháng Thanh niên đến hết thời hạn nhận bài dự thi. Tác phẩm dự thi phải có hình ảnh của cá nhân/nhóm thực hiện hoạt động, thể hiện rõ sự khác biệt trước và sau khi thực hiện hoạt động, gồm: 1 ảnh hiện trạng trước khi thực hiện và 1 ảnh sau khi đã thực hiện xong. Mỗi tác phẩm kèm theo mô tả bằng văn xuôi khoảng 200 - 300 từ, cung cấp thông tin về thời gian, địa điểm diễn ra hoạt động, cảm xúc của tác giả (nếu có).

Thời hạn nhận bài dự thi từ 15.3 đến hết ngày 2.8. Các bài dự thi đạt yêu cầu sẽ được đăng tải trên fanpage tại địa chỉ: https://www.facebook.com/ thachthucthaydoi2019/ để bình chọn. Tác phẩm tham dự cuộc thi gửi về ban tổ chức thông qua email: [email protected] .

Mỗi tuần, tác phẩm có số lượt bình chọn cao nhất trên fanpage cuộc thi sẽ được trao giải tuần. Sau 4 tuần, ban giám khảo sẽ chấm lựa chọn giải tháng dựa trên nội dung hoạt động và chất lượng tác phẩm ảnh. Tác phẩm đạt giải tháng sẽ được vào thẳng vòng chung kết.

Tại vòng chung kết, 20 tác phẩm (gồm: 5 giải tháng, 5 tác phẩm có lượt tương tác lớn nhất trên mạng xã hội facebook và 10 tác phẩm do ban giám khảo lựa chọn) sẽ tiếp tục được chấm điểm lựa chọn 10 tác phẩm tổng kết và trao giải. 10 tác phẩm này sẽ được trao giải nhất, nhì, ba, khuyến khích dựa trên kết quả bình chọn trên fanpage.

Ban tổ chức cũng cho biết, các thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba sẽ được nhận bằng khen của Ban Chấp hành T.Ư Đoàn và phần thưởng tiền mặt với 1 giải nhất: 10 triệu đồng, 2 giải nhì: 5 triệu đồng, 3 giải ba: 3 triệu đồng, 4 giải khuyến khích: 2 triệu đồng và giấy chứng nhận của ban tổ chức

Ban tổ chức cũng sẽ trao 3 giải phụ cho 3 tác phẩm có lượt bình chọn cao nhất và 1 giải phong trào cho tập thể có số lượng tác phẩm dự thi nhiều nhất, với phần thưởng 2 triệu đồng và giấy chứng nhận của ban tổ chức; trao các giải thưởng tuần gồm giấy chứng nhận và 500.000 đồng; giải tháng gồm giấy chứng nhận và 1 triệu đồng.

Thùy Linh

" alt="Phát động cuộc thi ảnh 'Thách thức để thay đổi'" width="90" height="59"/>

Phát động cuộc thi ảnh 'Thách thức để thay đổi'

Ngày 15/3, tỉnh Bạc Liêu tổ chức triển khai quyết định về công tác cán bộ. Theo đó, Bạc Liêu tổ chức lại 2 Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ; Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch, để tái lập 4 sở.

4 sở gồm: Giáo dục và Đào tạo; Khoa học và Công nghệ; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thông tin và Truyền thông.

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu trao quyết định bổ nhiệm và tặng hoa chúc mừng Ban Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông. Ảnh: Thiện Chí

Bà Lâm Thị Sang (55 tuổi), Giám đốc Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.

Ông Lưu Văn Liêm,  Bí thư huyện Vĩnh Lợi, được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ.

Bà Trần Thị Lan Phương, Giám đốc Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch, được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Ông Bùi Thanh Toàn, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch, được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông.

Trước đó, năm 2018, tỉnh Bạc Liêu đã sáp nhập Sở Giáo dục và Đào tạo với Sở Khoa học và Công nghệ thành Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ; sáp nhập Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch với Sở Thông tin và Truyền thông thành Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch.

" alt="Ông Bùi Thanh Toàn làm Giám đốc Sở TT&TT Bạc Liêu" width="90" height="59"/>

Ông Bùi Thanh Toàn làm Giám đốc Sở TT&TT Bạc Liêu