Mở đầu vòng 1/16, sẽ là màn đối đầu “tâm điểm của khu vực phía Bắc”, theo mô tả của VNG trong thông cáo báo chí, giữa Dragon vs Cerberus vào lúc 18g00.
“Dragon là đại diện mạnh nhất của clan TOP còn Cerberus thì không cần phải nói gì nhiều, đội game đã quá nổi tiếng với nhiều kinh nghiệm chinh chiến ở phiên bản Trung Quốc”, VNG viết. “Theo nhận định của đội trưởng team Dragon thì Cerberus mạnh hơn nhưng Dragon sẽ thi đấu hết mình để đạt mục tiêu vào vòng 1/8.”
Đội giành chiến thắng trong cặp đấu này sẽ gặp VG02 đã chờ đợi sẵn ở vòng Tứ kết vào lúc 19g00 ngày mai (03/6).
Chuyển sang khu vực miền Trung, người chơi CF Legends có dịp “mục sở thị” kỹ năng của game thủ chuyên sử dụng súng Default, CR丶89Kg.͜✿҉..., khi BanMe. Star gặp Tứ Phương vào lúc 19g00 ngày hôm nay.
Thi đấu chậm hơn hai miền còn lại hai ngày, vòng 1/16 CF2L SS1 miền Nam sẽ khởi động với cặp đấu giữa SK GAMING vs Shadow vào lúc 14g00 ngày 04/6. Theo VNG đề cập, màn so tài thú vị nhất ở khu vực miền Nam là khi Avenger đụng WePro vào lúc 16g00 – “đây hứa hẹn là một trận đấu đầy duyên nợ.”
Tất cả các trận đấu thuộc khuôn khổ vòng 1/16 CF2L SS1 đều theo thể thức Bo3 và được VNG livestreaming trên kênh YouTube CrossFire Legends TV.
Crossfire Legends League (CF2L) 2017, với tổng giá trị giải thưởng hơn 600 triệu đồng (124 triệu đồng tiền mặt), được VNG tổ chức với mục đích tìm ra hai đại diện sáng giá nhất của Việt Nam tham gia hệ thống giải đấu CF Legendsquốc tế trong năm.
Chịu
" alt=""/>Crossfire Legends: Những cặp đấu đầy “duyên nợ” tại vòng 1/16 CF2L SS1Phát biểu tại diễn đàn, chuyên gia công nghệ đến từ hãng bảo mật AhnLab đã có dịp chia sẻ tới các lãnh đạo cấp cao và chuyên viên CNTT đến từ các Ngân hàng trong nước về giải pháp AhnLab MDS (Malware Defense System - Hệ thống phòng thủ mã độc) - Một mô hình bảo mật mạng tiên tiến có khả năng đối phó với các cuộc tấn công có chủ đích (APT), mã độc tống tiền (Ransomware) và đặc biệt là các mã độc mới hình thành có khả năng vượt qua các biện pháp phòng thủ truyền thống.
![]() |
Danh mục các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của các bộ, ngành, địa phương tích hợp, đăng tải trên Cổng dịch vụ công quốc gia năm 2018 hiện đang được Văn phòng Chính phủ chủ trì xây dựng.
Đề cập đến sự cần thiết của việc xây dựng dự thảo Quyết định ban hành Danh mục các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của các bộ, ngành, địa phương tích hợp, đăng tải trên Cổng dịch vụ công quốc gia năm 2018, Văn phòng Chính phủ cho biết, để đẩy mạnh việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành. Trong đó, giao rõ chỉ tiêu cho các bộ, ngành, địa phương về việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến để phục vụ người dân, doanh nghiệp.
“Tuy nhiên, việc triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến của các bộ, ngành, địa phương chưa đạt được hiệu quả cao, trong đó phải kể đến việc các dịch vụ công tuyến tuy đã được triển khai nhưng ít được người dân, doanh nghiệp khai thác sử dụng”, Văn phòng Chính phủ nhận định.
Theo thống kê của Văn phòng Chính phủ, trong quý I/2018, đã có thêm 13.909 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 được các bộ, ngành, địa phương xây dựng và vận hành nhưng số lượng dịch vụ công trực tuyến có phát sinh hồ sơ lại giảm đáng kể so với quý trước.
Cụ thể, số lượng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 được các bộ, cơ quan ngang bộ và Bảo hiểm xã hội Việt Nam cung cấp hiện nay là 1.551 dịch vụ nhưng số lượng dịch vụ công trực tuyến có phát sinh hồ sơ trực tuyến trong quý I/2018 chỉ có 376 dịch vụ, đạt tỷ lệ 24,24% (quý IV/2017, tỷ lệ này là 64,14%). Số lượng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 được các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cung cấp hiện nay là 45.374 dịch vụ, tuy nhiên số lượng dịch vụ công trực tuyến có phát sinh hồ sơ trực tuyến trong quý I/2018 chỉ là 4.396, đạt tỷ lệ 9,69% (tỷ lệ này trong quý IV/2017 là 15,42%).
Vì vậy, để bảo đảm việc cung cấp hiệu quả dịch vụ công trực tuyến của các bộ, ngành, địa phương, Văn phòng Chính phủ đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, rà soát, lựa chọn các dịch vụ công trực tuyến có số lượng giao dịch lớn, thực sự thiết yếu với người dân và doanh nghiệp để đưa vào Danh mục các dịch vụ công trực tuyến mức độ, 3, 4 trình Thủ tướng Chính phủ ban hành, làm cơ sở cho các bộ, ngành, địa phương thực hiện trong năm 2018. Danh mục này cũng sẽ là cơ sở để Văn phòng Chính phủ tổ chức kết nối, tích hợp các dịch vụ công trực tuyến của các bộ, ngành, địa phương trong quá trình xây dựng Cổng Dịch vụ công quốc gia, theo đúng tinh thần của Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 1/1/2018 của Chính phủ.
" alt=""/>Đề xuất 288 dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4 bộ, ngành, địa phương thực hiện năm nay