![]() |
Dù mát rượi nhưng Sa Pa vẫn nắng rực rỡ không khác gì mùa thu Hà Nội. Mây lững lờ trôi ngay tầm mắt, những thửa ruộng bậc thang đang lên màu mạ, suối chảy, tiếng lá reo… trên những thảm rừng xanh ngút ngàn, hiếm có chốn nào thơ như Sa Pa.
Chính vì combo cảnh đẹp như mơ, trời mát như kem này mà cứ đến mùa hè, dường như cả thế giới lại đổ về Sa Pa trốn nóng. Bên cạnh những phút “chill” vừa phiêu vừa chảnh tại những quán cà phê săn mây, những bể bơi vô cực view núi rừng hùng vỹ thì khu vực đỉnh Fansipan được nhiều du khách lựa chọn check-in để tận hưởng trọn vẹn cảm giác đón đông giữa mùa hè.
Chị Ngọc Anh, một du khách lặn lội từ TP.HCM đến đây cho biết chỉ mới đi trên cáp treo thôi là đã thấy cả một trời khác biệt, cảm nhận rõ nền nhiệt đang giảm dần.
“Ở chân núi đã thấy mát, lên đỉnh thấy lạnh. Nhà mình lên Fansipan dù đúng hôm nắng đẹp mà vẫn phải mặc áo khoác vì nhiệt độ chỉ còn tầm 18 độ”, chị Ngọc Anh cho hay.
Tại khu vực đỉnh Fansipan, sau những trải nghiệm cầu an bái Phật tại quần thể tâm linh, chinh phục chóp đỉnh huyền thoại thì quán cà phê nhỏ ngay dưới chân cột cờ là địa điểm được du khách check-in nhiều nhất.
![]() |
Nơi đây có món cacao nóng “ngon tụt lưỡi” rất hợp với tiết trời se lạnh, view cực phẩm nhìn ra biển mây kỳ ảo hay đại ngàn Hoàng Liên hùng vỹ. Check-in cùng cây kẹo bông đầy màu sắc ở quán cafe trên mây này dường như đang là trend mới của giới trẻ.
Một điểm sống ảo nữa cũng đang sốt rần rần là thung lũng hoa hồng và vườn hoa tím siêu lãng mạn tại khu du lịch Sun World Fansipan Legend. Trải dài trên diện tích lên tới 50.000 m2 ngay trước ga đi cáp treo Fansipan là Thung lũng hoa hồng lớn nhất Việt Nam, hơn 300.000 gốc hồng thuộc 150 giống hoa hồng nức tiếng nhất Sa Pa, Việt Nam và thế giới đều đặn bung nở, thơm ngát một vùng.
![]() |
Đồi hoa tím cạnh ga đến tàu hoả Mường Hoa cũng không kém phần ảo diệu với 75.000 m2 ngợp ngời hoa, như một đám mây tím bồng bềnh ôm lấy triền núi, đẹp chẳng thua gì những cánh đồng oải hương vùng Provence nước Pháp.
Bởi thế mà nơi đây đã trở thành đệ nhất thiên đường sống ảo tại Sa Pa. Nhiều nhóm chụp thời trang cũng tranh thủ khung cảnh tuyệt sắc của những khu vườn địa đàng này để ra mắt những bộ sưu tập long lanh. Chỉ cần đứng vào background xinh đẹp ấy, cùng với một chút diễn xuất thật sâu, bức ảnh “hút like” đã ra đời.
Du khách Thảo Vy cùng nhóm sinh viên từ Hà Nội không khỏi phấn khích trước góc check-in hảo hạng này: “Đã nghe danh các đồi hoa tại Sa Pa từ lâu nhưng mình không nghĩ lại đẹp đến như vậy”.
![]() |
Thêm một lý do nữa để Sa Pa lên “top trending” của các tín đồ du lịch là điểm đến này đang có chiến dịch giảm giá kích cầu khủng nhất từ trước đến nay. Từ dịch vụ di chuyển, lưu trú đến vui chơi đều giảm giá từ 30-60%. Mới đây nhất, những điểm tham quan nổi tiếng Sa Pa như Thác Bạc, Hàm Rồng … cũng được giảm phí tham quan từ 25-30%.
![]() |
Cùng với đó, nhiều đơn vị du lịch lớn cũng đã liên kết, cho ra mắt các gói combo du lịch siêu tiết kiệm. Chẳng hạn như khu du lịch Sun World Fansipan Legend đã bắt tay cùng các doanh nghiệp du lịch địa phương và hai công ty lữ hành lớn là Bình Minh Lào Cai và Viettravel Hanoi tung 3 gói combo vi vu Sa Pa trọn gói 2 ngày -1 đêm và 3 ngày- 2 đêm với giá chỉ từ 2 triệu đồng. Các combo đã bao gồm vé xe ô tô khứ hồi cao cấp của hãng xe Interbus Lines, lưu trú khách sạn từ 3 sao đến khách sạn 5 sao sang chảnh nhất Sa Pa - Hotel de la Coupole MGallery, vé tàu hoả Mường hoa và cáp treo Fansipan. Sử dụng các combo này, du khách sẽ tiết kiệm được ít nhất từ 600.000 đồng cho đến gần 2.000.000 đồng mỗi người.
Với chương trình giảm giá kịch sàn, cảnh đẹp mê hồn, thung lũng hoa hồng lãng mạn như trời tây, còn thời tiết thì rất biết chiều lòng người, thật chẳng khó lý giải vì sao Sa Pa lại sốt xình xịch đến thế. Còn tín đồ du lịch nào vẫn đang chần chừ đi hay không đi thì rất nên “chốt” nhanh, bởi đến 15/7/2020 là hạn cuối của chương trình giảm giá “siêu to khổng lồ” trên toàn Sa Pa.
Doãn Phong
" alt=""/>Trốn nắng nóng, đi chơi Sapa với áo khoác, khăn quàngLàm việc một lúc trên hai màn hình rất tiện cho công việc tra cứu văn bản, ngoài ra còn giúp tránh mỏi cổ do cúi nhìn laptop lâu. Phòng làm việc có cửa sổ nhìn ra công viên gần nhà, tôi có thể thư giãn mắt và hít khí trời.
Đói, tôi chạy vào bếp tìm đồ ăn. Mệt, tôi ra phòng khách ngả lưng nằm nghe nhạc. Tôi giải lao giữa các phiên làm việc bằng cách dọn nhà hoặc học đàn.
Thế rồi, con trai thứ hai của tôi, như hầu hết học sinh Việt Nam, gần 19 tháng qua hầu như chỉ học online ở nhà. Một cuộc chiến nho nhỏ xảy ra giữa hai mẹ con mà dĩ nhiên tôi là người thua cuộc. Con tôi sử dụng phòng làm việc để học, chốt cửa ngăn bố mẹ vô tình ló vào màn hình. Tôi chỉ được nhón chân vào sau khi lịch sự gõ cửa, thông báo mẹ tiếp tế đồ ăn và nước uống.
Tôi tiu nghỉu xách laptop ra phòng khách, chỉ tranh thủ dùng phòng làm việc vào khung giờ con nghỉ tiết. Vậy mà thi thoảng cũng có sự cố.
Có hôm, tôi đang hăng hái phát biểu, con cần lấy sách. Biết mẹ đang bật camera, cu cậu bò dưới sàn nhà để tránh "hiện ra" trong cuộc họp của mẹ. Nhìn cậu con 11 tuổi vận công lăn như trong phim chưởng, tôi không tránh khỏi bật cười. Các đồng nghiệp bên Singapore cười theo, dù chủ đề tôi đang nói chẳng có gì hài hước.
Nhưng có lẽ trải nghiệm làm việc từ xa của tôi khá dễ chịu so với nhiều người. Hội thảo trực tuyến với hơn 300 đại biểu tôi mới tham gia thỉnh thoảng bị ngắt quãng bởi tiếng chó sủa, tiếng nồi niêu loảng xoảng, tiếng trẻ con khóc và cả câu "đang bận họp" hơi gắt lên của một ông chồng với vợ. Lần khác, chúng tôi đang họp qua màn hình, những đứa trẻ leo vào lòng bố mẹ đang phát biểu. Có đứa không leo thì bò lổm ngổm xung quanh.
Với hơn 20 triệu học sinh, sinh viên học trực tuyến cùng hàng triệu nhân viên văn phòng chuyển sang chế độ làm việc từ xa do giãn cách xã hội, cách thức học tập, làm việc mới mẻ này chắc chắn không dễ với nhiều gia đình Việt Nam, vốn ít điều kiện chăm lo góc làm việc tại gia.
Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, thế giới chứng kiến xu hướng "về nhà" chưa từng có. Các gia đình biến bếp ăn thành trường học, phòng ngủ thành nơi làm việc và sân nhà thành công viên.
IKEA, hãng nội thất hàng đầu châu Âu ghi nhận lượng bán hàng online tăng tới 45% so với thời kỳ trước dịch, với 4 tỷ lượt ghé thăm trang web trong một năm. Vào tháng 8 năm ngoái, từ khóa "bàn làm việc" được tìm kiếm nhiều thứ hai trên Amazon, chỉ sau "khẩu trang".
Quá trình chuyển đổi từ văn phòng sang làm việc tại nhà diễn ra nhanh chóng và cấp tập với nhiều tổ chức. Tuy nhiên, sau thời gian bố trí cho nhân viên làm việc ở nhà mang tính tạm thời, nhiều công ty nhận ra làm việc linh hoạt, làm việc từ xa là tương lai của văn hóa doanh nghiệp, dù có đại dịch hay không.
Chỉ số Niềm tin lực lượng lao động do LinkedIn khảo sát năm ngoái cho thấy, 55% người được hỏi cho biết họ duy trì hiệu quả công việc khi làm việc từ xa. Nhóm lạc quan nhất là các nhân viên thuộc các ngành ứng dụng kỹ thuật số mạnh mẽ, bao gồm phần mềm, tài chính và truyền thông.
Tới giữa năm nay, các công ty gồm nhiều tên tuổi lớn như Facebook, Amazon, Microsoft, SAP, Siemens liên tiếp tuyên bố triển khai các chương trình làm việc từ xa lâu dài cho nhân viên, với những lựa chọn linh hoạt như làm việc ở nhà toàn thời gian hoặc bán thời gian kèm chế độ hỗ trợ. Cơ sở của mô hình mới này là sự thay đổi tư duy của lãnh đạo, từ cách quản lý nhân viên thông qua thời gian có mặt của họ tại văn phòng sang quản lý dựa trên lòng tin và hiệu suất công việc.
Vài năm trước thôi, tôi còn nhận được ánh mắt nghi hoặc của một quản lý bộ phận khi xin làm việc tại nhà, nhưng nay thì không. Đại dịch góp phần phá tan những nếp nghĩ quen thuộc, vô hiệu hóa các hình mẫu tư duy truyền thống và đòi hỏi mọi tổ chức, cá nhân tăng cường khả năng thích ứng nghịch cảnh. Nhiều đối tác của tôi đã chấp nhận cho nhân viên vừa họp vừa bế con.
Cũng nhờ đại dịch, ý thức của mỗi cá nhân về sự an toàn và sức khỏe cũng tiến bộ. Các không gian làm việc kín, tập trung đông người sẽ nhường chỗ cho không gian làm việc mở và linh hoạt. Nhiều gia đình có thể biến thành những văn phòng vệ tinh - văn phòng ngoài văn phòng - của các công ty. Do vậy, các tổ chức và cá nhân làm việc từ xa cũng phải xây dựng cho mình một chiến lược hiệu quả.
Từ kinh nghiệm bản thân, tôi nghiệm ra rằng làm việc ở nhà hiệu quả đòi hỏi ban lãnh đạo các doanh nghiệp sự hỗ trợ về cả vật chất lẫn tinh thần. Bởi, như ta thấy, hầu hết chi phí điện, nước, sinh hoạt của các gia đình đều tăng mạnh trong đại dịch. Và nhiều người phải vừa làm việc, vừa chăm sóc người già, trẻ nhỏ trong nhà, không tránh khỏi căng thẳng.
Bên cạnh đó, làm việc tại gia cần sự hợp tác và chia sẻ rất lớn từ các thành viên trong gia đình. Điều này bao gồm việc tổ chức thời gian biểu sinh hoạt rõ ràng, mọi người báo trước cho nhau về kế hoạch làm việc, học tập trong ngày. Việc nhànên được san sẻ giữa các thành viên để các ông bố bà mẹ tránh cảnh đầu bù tóc rối khi họp trực tuyến.
Quan trọng nhất, làm việc ở nhà không có nghĩa làm việc bất kể giờ nào. Mỗi người đều có nhu cầu đảm bảo quỹ thời gian dành cho vận động, nghỉ ngơi và các sở thích cá nhân để duy trì cảm hứng, lối sống lành mạnh. Đó là lý do vợ chồng tôi thi thoảng vẫn hát cùng nhau và chia sẻ trên mạng.
Làm việc ở nhà kéo dài, chúng ta có lúc bị kém tập trung trong không gian gia đình, bị trì trệ và mất hứng do thiếu tương tác trực tiếp với đồng nghiệp, đối tác và thiếu hoạt động nhóm.
Dù ta muốn hay không, kỷ nguyên làm việc từ xa đã bắt đầu.
Cẩm Hà
Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn" alt=""/>Làm việc tại giaNhà cửa ổn định, công việc tốt nên cuộc sống hôn nhân của chúng tôi ít sóng gió, va chạm. Thi thoảng, 2 vợ chồng bất đồng về cách giáo dục con nhưng chỉ một lúc là làm hòa.
![]() |
Ảnh: B.N |
Từ khi mẹ đẻ tôi dưới quê lên chữa bệnh, nhiều chuyện mới nảy sinh.
Mặc dù mẹ tôi ốm nhưng hàng ngày vẫn hỗ trợ con dâu nấu nướng, đón cháu ở trường mầm non. Mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu không quá thân thiết nhưng ít xảy ra mâu thuẫn.
Mẹ tôi ít nói, tôn trọng con dâu. Bà hầu như không tham gia vào cuộc sống riêng tư của hai vợ chồng.
Hai tháng trôi qua, bệnh tình mẹ tôi thuyên giảm, chỉ còn đầu gối vẫn đau do thoái hóa khớp.
Mẹ tôi thấy sức khỏe khá hơn, ngỏ ý muốn về quê. Bà nói, dưới đó có hàng xóm láng giềng, gặp gỡ trò chuyện thấy khuây khỏa hơn. Ở thành phố, nhà nào biết nhà nấy, ít khi giao lưu, cuộc sống buồn tẻ.
Tâm tư tôi lại không muốn mẹ về mà muốn bà ở hẳn trên này với vợ chồng mình. Bố tôi mất đã nhiều năm. Ông bà chỉ sinh được tôi.
Họ hàng dưới quê cũng ít. Giờ bà về, không ai chăm sóc, tôi cảm thấy day dứt. Vài năm trước, bà khỏe mạnh, tôi còn yên tâm. Nay bệnh tật tuổi già ập xuống, cần phải có con cái bên cạnh.
Tôi cũng thừa hiểu, bà muốn sống bên con cháu cho vui vầy năm tháng tuổi già nhưng ngại con dâu.
Tôi bàn bạc với vợ về ý định của mình. Vợ tôi không phản đối. Cô ấy nói rất sẵn lòng. Tuy nhiên, vợ đưa ra yêu cầu, hàng tháng bà nội phải đóng góp khoản tiền lương hưu 3 triệu cho cô ấy lo phí sinh hoạt gia đình.
“Bà có tuổi rồi, lương hưu chẳng tiêu pha gì, đưa cho vợ chồng mình là hợp lý. Bà cần gì mình mua cho bà.
Nhà thêm 1 miệng ăn là thêm 1 khoản chi phí. Lương em với anh 30 triệu, cho 2 đứa đi học tiếng Anh, học ở trường, ăn uống, quần áo, điện nước... chỉ tạm đủ”, vợ tôi rạch ròi chi ly từng khoản tiền sinh hoạt.
Tôi ngã ngửa khi vợ thốt ra lời lẽ như vậy. Căn nhà vợ chồng tôi ở hiện tại, là do mẹ bán mảnh đất, mua tặng.
Cả đời bà dành dụm, chắt chiu, dành hết cho con cái. Việc phụng dưỡng, chăm sóc bà là điều đúng đắn và cần thiết, thể hiện tấm lòng hiếu thuận. Hơn nữa, bà đã già yếu, chúng tôi không sống cùng, làng xóm sẽ dị nghị, điều tiếng.
Tôi bày tỏ sự phẫn nộ của mình với vợ nhưng cô ấy phớt lờ. Hôm sau, tôi đi vắng, cô ấy không ngần ngại, mang chuyện đó ra nói với mẹ chồng. Mẹ tôi sầu não, thu dọn hành lý bỏ đi.
Tôi chạy ra các bến tàu, bến xe tìm mẹ nhưng vô vọng. Sau đó, dì ruột tôi gọi điện, thông báo mẹ đang ở với dì. Dì tôi lấy chồng trên Hà Nội.
Tôi sang đón mẹ về nhưng mẹ không chịu. Vợ chồng tôi cãi nhau 1 trận khá to. Tôi bắt vợ sang xin lỗi mẹ nhưng cô ấy từ chối.
Trong lúc nóng giận, tôi lỡ tay tát cô ấy. Hiện, gia đình tôi đang căng thẳng, có nguy cơ tan vỡ.
Lúc này, tôi rất rối ren, xin hãy cho tôi lời khuyên!
Tôi hoảng sợ hủy hôn khi biết người bố xa cách nhiều năm của Huy là người từng bao nuôi mình.
" alt=""/>Con dâu yêu cầu mẹ chồng đóng góp phí sinh hoạt 3 triệu/tháng