您现在的位置是:NEWS > Nhận định
Giả chết để khỏi phải nuôi 8 con
NEWS2025-02-12 13:13:06【Nhận định】1人已围观
简介ảchếtđểkhỏiphảinuômu hôm nayKeith MacDonald có lẽ là người cha vô trách nhiệm nhất ở Anh vì đã tìm cmu hôm naymu hôm nay、、
![](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/04/15/14/20110415141518_MacDonald.jpg)
很赞哦!(48)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Auxerre vs Toulouse, 23h15 ngày 9/2: 'Con mồi' quen thuộc
- Bị chê đủ thứ, Ngân Anh vẫn lọt top 6 Miss Intercontinental
- Đáp án tham khảo môn Giáo dục công dân thi tốt nghiệp THPT 2020, mã đề 307
- Mối tình của tài tử 76 tuổi và bạn gái kém 27 tuổi
- Soi kèo góc Empoli vs AC Milan, 0h00 ngày 9/2
- Cùng con ‘chơi mà học’ qua những trò chơi sáng tạo
- Thư chúc mừng của Bộ trưởng nhân 78 năm ngày thành lập ngành TT&TT
- Người ngoài trái đất bị bắn chết ở căn cứ Mỹ
- Soi kèo góc Hellas Verona vs Atalanta, 21h00 ngày 8/2
- Sao Việt 14/5, MC Mai Phương VTV, Quỳnh Nga đăng ảnh '3 vòng bốc lửa'
热门文章
站长推荐
Kèo vàng bóng đá Wolfsburg vs Leverkusen, 21h30 ngày 8/2: Khách đáng tin
Tối 11/10, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tổ chức kỷ niệm 64 năm Ngày truyền thống Hội (15/10/1956 – 15/10/2020), trao giải thưởng “15 tháng 10” và giải thưởng “Thanh niên sống đẹp” năm 2020.
Ông Lại Xuân Lâm, Phó Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan T.Ư và Ông Lê Quốc Phong, Bí thư thứ Nhất T.Ư Đoàn trao tặng giải thưởng "Thanh niên sống đẹp" năm 2020 cho em Ngô Minh Hiếu. Ảnh: Thanh Hùng Năm nay, Trung ương Hội đã trao giải thưởng “Thanh niên sống đẹp” cho 27 gương thanh niên là những người có những hành động đẹp, tạo sự lan tỏa, truyền năng lượng tích cực cho xã hội, đặc biệt là các bạn trẻ.
Mỗi cá nhân đạt giải sẽ được nhận Bằng khen của Ủy ban Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và 10 triệu đồng.
Ngô Minh Hiếu (cựu học sinh lớp 12, Trường THPT Triệu Sơn 5, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa; tân sinh viên của Trường ĐH Y Dược Thái Bình) - nam sinh được biết đến với hành động cõng bạn đi học bền bỉ suốt 10 năm liền - là một trong những cá nhân được tôn vinh.
Ngô Minh Hiếu - nam sinh 10 năm liền cõng bạn đi học được tôn vinh “Thanh niên sống đẹp” năm 2020. Ảnh: Thanh Hùng Chia sẻ với VietNamNet, Hiếu cho hay, việc làm của mình đơn giản xuất phát từ tình cảm với bạn chứ không nghĩ ngày hôm nay lại được tuyên dương.
“Em cũng mong các bạn trẻ sẽ cùng nhau góp sức cống hiến cho xã hội, có thể từ những việc nhỏ nhất, đơn giản là có ích cho cộng đồng”, Hiếu nói.
Cũng tại buổi lễ, Trung ương Hội trao giải thưởng “15 tháng 10” cho 57 cá nhân có nhiều thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong công tác Hội và phong trào thanh niên.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam đã chúc mừng 57 cán bộ Hội tiêu biểu được nhận Giải thưởng “15 tháng 10” và 27 thanh niên tiêu biểu được nhận Giải thưởng “Thanh niên sống đẹp”
"Đây chính là những bông hoa đẹp nhất của tuổi trẻ Việt Nam chào mừng ngày truyền thống của Hội. Hy vọng và mong muốn các cá nhận được nhận các giải thưởng ngày hôm nay tiếp tục có nhiều công hiến, chung sức trẻ vì Tổ quốc giàu đẹp và văn minh", ông Tuấn nói.
Thanh Hùng
Nam sinh 10 năm cõng bạn đến trường: Nếu được đặc cách, em cũng từ chối
“Em rất bất ngờ trước thông tin mọi người muốn ĐH Y Hà Nội đặc cách cho em..., nếu được em cũng xin từ chối", và "Không nên sử dụng sự nổi tiếng của mình là cõng bạn 10 năm qua để xin vào trường đại học", Hiếu chia sẻ.
">Nam sinh 10 năm cõng bạn đến trường được tuyên dương “Thanh niên sống đẹp”
Điều này được ông Độ chia sẻ tại cuộc kiểm tra công tác triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới ở Thái Bình chiều qua (9/9).
Ông Nguyễn Viết Hiển, Giám đốc Sở GD-ĐT Thái Bình cho biết, để triển khai chương trình phổ thông mới, tỉnh đầu tư mạnh về cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy - học. Từ năm 2018 đến nay, địa phương này đã xây mới và đưa vào sử dụng hơn 1.400 phòng học, 145 phòng học bộ môn và 276 công trình phụ trợ.
Trên tinh thần lấy chất lượng làm chính, 100% giáo viên dạy lớp 1 năm học 2020-2021 của Thái Bình đã được bồi dưỡng về chương trình và sách giáo khoa mới. Sở vẫn đang tiếp tục các hoạt động bồi dưỡng cho cán bộ quản lý cơ sở giáo dục và giáo viên theo yêu cầu và lộ trình Bộ GD-ĐT đề ra.
Về thực tế triển khai chương trình phổ thông mới, ông Đinh Bá Khải, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Hưng Hà cho hay: “Chúng tôi đã thành lập các tổ chuyên môn gồm giáo viên cốt cán theo từng môn học để hỗ trợ và tháo gỡ những khó khăn giúp giáo viên đại trà khi triển khai bài dạy”, ông Khải nói.
Trưởng phòng GD-ĐT huyện Thái Thuỵ thì cho biết, cứ mỗi tuần các tổ chuyên môn dạy lớp 1 của các trường tiểu học trên địa bàn đều sinh hoạt chuyên đề, dự giờ liên trường để trao đổi kinh nghiệm. Giáo viên lớp 2 cũng phải tham gia các hoạt động này để tìm hiểu, làm quen và sẵn sàng thực hiện chương trình mới trong năm học tới.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: “Mong thầy cô giáo nói ít đi để học sinh được nói nhiều hơn” Dành thời gian cho học sinh
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho hay, Nghị quyết T.Ư 29 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo chú trọng đổi mới tư duy, trong đó nhấn mạnh việc chuyển từ thế mạnh phát triển quy mô sang chú trọng phát triển chất lượng.
“Giáo dục mà không có chất lượng, học sinh lớp 1 vào đầu năm chưa biết đọc, viết; hay đến hết năm học vẫn chưa biết đọc thông viết thạo thì coi như chưa được giáo dục và như thế là lãng phí”, ông Độ nói.
Ông Độ cũng dẫn lời của cố Thủ tướng Singapore - Lý Quang Diệu: “Mong thầy cô giáo nói ít đi để học sinh được nói nhiều hơn” với hàm ý các giáo viên nên dành nhiều thời gian cho học sinh suy nghĩ, nghiên cứu bài học và đưa ra ý kiến của bản thân, tự chiếm lĩnh kiến thức.
Cô Đặng Thị Thu Lan (giáo viên chủ nhiệm lớp 1A Trường Tiểu học Đông La, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) cùng học sinh trong một giờ học theo chương trình phổ thông mới. Thứ trưởng Độ cho rằng, đây cũng là điểm mới trong chương trình phổ thông mới khi yêu cầu giáo viên tổ chức dạy học thông qua các hoạt động giáo dục để khuyến khích sự chủ động, tích cực, sáng tạo của học trò. Giáo viên khi đó chỉ là người hỗ trợ, định hướng cho các em tự tìm hiểu, khám phá các bài học.
“Với lớp 1 năm nay là lớp đầu tiên áp dụng chương trình mới, phải chú trọng về chất lượng. Phải ưu tiên những gì tốt nhất từ đội ngũ nhà giáo đến cơ sở vật chất cho khối mở màn sự đổi mới này”, ông Độ nhấn mạnh.
Ông Độ cũng lưu ý, do có nhiều đổi mới so với chương trình hiện hành nên trong công tác thanh - kiểm tra, cần phải chọn những người hiểu về chương trình mới để có nhận định đúng đắn, tránh dùng tư duy và hiểu biết cũ làm cản trở những đổi mới, sáng tạo tích cực của giáo viên và cơ sở.
Hải Nguyên
Bộ Giáo dục yêu cầu không ép học sinh mua tài liệu tham khảo ngoài SGK
Bộ GD-ĐT vừa có công văn gửi sở GD-ĐT các tỉnh/thành yêu cầu thực hiện nghiêm việc trang bị sách giáo khoa (SGK) và tài liệu tham khảo trong trường tiểu học.
">“Mong thầy cô giáo nói ít đi để học sinh được nói nhiều hơn”
Nhà thơ Đặng Nguyệt Anh cùng chồng. Cảm hứng từ cuộc đời
Cảm hứng làm thơ của Đặng Nguyệt Anh chính là từ đời sống và sách vở. Những chuyến đi gặp gỡ, giao lưu với bạn bè mang đến cho bà rung cảm đẹp. Đọc sách, đọc báo đã cho bà cơ hội tìm hiểu nhiều danh nhân, thiên tài, những con người vĩ đại.
“Tôi hay viết về các danh nhân trong và ngoài nước, trước hết vì kính yêu, ngưỡng vọng và biết ơn họ. Chính họ đã góp phần làm nên lịch sử, văn hóa nhân loại. Trong các nhà thơ Đông Tây kim cổ, không ít người là thần tượng của tôi. Việt Nam có Nguyễn Trãi, Nguyễn Du... tôi không chỉ ngưỡng mộ tài năng, mà cả nhân cách lớn lao. Tôi rất thích Đỗ Phủ, thiên tài xuyên suốt mọi thời đại. Thích Puskin và phong cách quý tộc của ông: Danh dự đặt lên hàng đầu! Cùng một tình yêu cao đẹp: Cầu mong em yêu được người như tôi đã yêu em...”- là những lời tâm huyết của bà.
Khi được hỏi về bí kíp để “ngôn từ sử dụng như có phép màu” với “những vần thơ nâng bổng tâm hồn người đọc”, nhà thơ Đặng Nguyệt Anh tâm sự: “Tôi phải đội ơn Thượng đế cho mình được sinh ra, lớn lên trong một gia đình và quê hương giàu truyền thống văn hóa. Cha tôi là nhà giáo, nhà thơ, gia đình truyền đời đi dạy học. Tôi học Văn ở Đại học Sư phạm, có thời gian dài dạy Văn ở trường THPT Marie Curie. Đó chính là nền tảng của văn chương. Bản thân được học hành tử tế và luôn luôn có ý thức rèn luyện, tích lũy vốn liếng.
"Tôi kính yêu, ngưỡng vọng và biết ơn các danh nhân, chính họ đã góp phần làm nên lịch sử, văn hóa nhân loại" Ngay bây giờ, nếu gặp một câu thơ, câu văn mới lạ, một lời hay, ý đẹp là tôi lại ghi chép, rồi học thuộc (giống như học ngoại ngữ). Nếu thơ tôi có thể hòa điệu với tâm hồn bạn đọc, có lẽ vì mình viết bằng tấm lòng chân thật, cảm xúc chân thành, giản dị nhất, gần gũi và luôn hướng tới độc giả”.
Làm thơ với trái tim đôn hậu
Nhà giáo - nhà thơ Đặng Nguyệt Anh đến với thi ca bằng trái tim nhân hậu, đó là nhận xét của rất nhiều người. Thật ngạc nhiên khi một nữ thi sĩ đã qua tuổi cổ lai hy song tâm hồn lại trong trẻo như hạt sương mai đầu xuân. Nụ cười hồn nhiên, tiếng nói nhẹ nhàng, dáng người mảnh mai như muốn thách thức thời gian, bà luôn mang đến sự thư thái và an yên cho người đối diện.
Cảm động hơn khi biết Đặng Nguyệt Anh là một trong số hiếm hoi những nhà thơ tâm huyết với mong muốn kết nối giao lưu, quảng bá văn học Việt Nam ra nước ngoài để bạn bè quốc tế cùng chiêm nghiệm, thưởng thức.
Bà cho biết: “Thơ cần có độc giả. Với người làm thơ như tôi, thêm một độc giả là thêm một niềm vui. Không chỉ có độc giả trong nước, mà tôi ước muốn đông đảo bạn bè trên thế giới cùng đồng cảm chia sẻ với mình. Thơ ca có thể vượt qua biên giới quốc gia. Được như thế là hạnh phúc lớn lao. Vì vậy, tôi quyết định đưa đứa con tinh thần ra nước ngoài. Tập thơ Trái tim không biết quỳđược Ukiyoto xuất bản đầu năm 2023, tôi đã viết rải rác suốt hành trình sáng tạo hơn nửa thế kỷ. Tôi chọn những bài ngắn dịch đơn giản và bạn đọc ngoại quốc dễ tiếp cận hơn”.
Sau này, khi gửi thơ đã chuyển ngữ cho đồng nghiệp nước ngoài thẩm định, họ nhận xét: “Đó là những áng thơ giúp chúng tôi hiểu hơn về Việt Nam, về những con người chịu thương chịu khó, bình dị nhưng vô cùng đẹp, khắc họa lên một đất nước yêu chuộng hòa bình”.
Đọc những câu thơ uyển chuyển, súc tích của nữ sĩ Đặng Nguyệt Anh, trí tưởng tượng của độc giả có dịp được bay xa, bay cao, trở về miền ký ức xưa từng được xem qua màn ảnh nhỏ cũng như những câu chuyện kể của cha mẹ. Tình cảm dành cho quê hương quá đỗi sâu nặng, những câu thơ nhẹ nhàng, êm ái với hình ảnh người bà, người mẹ khiến tâm hồn xao xuyến.
Có nhiều bài thơ về những địa danh, khung cảnh đất trời, thiên nhiên bao la mà qua đó người đọc bị “dẫn dụ” cùng thưởng ngoạn với tâm hồn thi sĩ. Chúng ta như quên hết mọi sầu lo, chỉ muốn thăng hoa cùng câu chữ để rồi sực tỉnh: “hẳn là tác giả với sự trải nghiệm sâu sắc của mình cùng với trái tim đa cảm mới có thể truyền thụ một cách tự nhiên đến thế!”.
Những áng thơ khi lục bát, khi tự do, khi hào hùng như trường ca không làm nhà thơ bị lệ thuộc vào sự cầu kỳ bay lượn chữ nghĩa mà đặc biệt xúc động, thậm chí có lúc thổn thức, day dứt về phận đời.
Qua những sáng tác của Đặng Nguyệt Anh, người đọc hiểu thêm về nội tâm của nữ sĩ không cao vọng chức phận, không mưu cầu danh lợi, chắt chiu từng khoảnh khắc đẹp giữa đời thường để dâng hiến cho người đồng cảm.
Nhà giáo Đặng Nguyệt Anh sinh năm 1948 ở Ninh Trực, Nam Định. Bà là một trong những gương mặt nữ rất được yêu mến trên thi đàn Việt Nam với bút danh: Đặng Diệu Hằng, Ninh Giang, Đặng Túy Hồng. Năm 1973, Đặng Nguyệt Anh vào chiến trường miền Nam và công tác tại Tiểu ban giáo dục thuộc Ban Tuyên huấn Trung ương Cục Miền Nam. Sau 1975, bà chuyển công tác vào TP. HCM, làm giáo viên dạy văn tại trường THPT Marie Curie. Đặng Nguyệt Anh là hội viên Hội Nhà văn TP. HCM, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Bà có 12 tập thơ trong nước và 1 tập thơ xuất bản ở nước ngoài.
Một số tác phẩm tiêu biểu: Trường ca Mẹ (NXB Phụ nữ, 1994); Nếu anh biết được(NXB Hội Nhà văn, 1995); Bâng khuâng chiều(NXB Văn học, 1998); Ai đẻ ra trời(NXB Giáo dục, 2001); Trời em áo lụa(NXB Hội Nhà văn, 2006); Thao thức đường trăng(NXB Hội Nhà văn, 2017); Thơ chọn tập 1(NXB Hội Nhà văn, 2019); Trái tim không biết quỳ(NXB Ukiyoto tại Bắc Mỹ, 2023)…
Khánh Phương
">Chân dung nữ sĩ Đặng Nguyệt Anh
Kèo vàng bóng đá Empoli vs AC Milan, 00h00 ngày 9/2: Đối thủ kỵ giơ
Anh Phan Thanh Nhân bên vườn bơ ông Tĩnh của Avocado Farm. Tháng 8/2023, huyện Đơn Dương vừa công nhận 4 sản phẩm OCOP 3 sao, trong đó có một sản phẩm là trái bơ với tên đăng kí: Bơ ông Tĩnh. Đó là sản phẩm của một nhà vườn tại thôn Quảng Lợi, xã Quảng Lập, huyện Đơn Dương, Avocado Farm, nông trại bơ đồng thời là nông trại du lịch.
Chủ vườn bơ Avocado Farm, anh Phan Thanh Nhân vốn là người con của đất Quảng Lợi. Sau 15 năm làm việc ở TP Hồ Chí Minh, anh “về vườn”, quyết tâm theo đuổi một nông trại bơ kèm theo làm du lịch trên mảnh đất cha ông. Và giống “bơ ông Tĩnh” được anh chọn để trồng trên mảnh đất gia đình.
Theo anh Phan Thanh Nhân, gốc của cây bơ ông Tĩnh vốn xuất phát từ một gia đình ngay trên đất Quảng Lập, được một nhà vườn tại Đức Trọng tuyển lựa, nhân giống thành công, phát triển rộng diện tích và đăng ký thương hiệu. Đánh giá chất lượng của trái bơ ngon, đồng thời vốn là cây bơ bản địa Đơn Dương, anh mua lại giống bơ này và nhân rộng trên mảnh vườn của gia đình.
Trên mảnh đất 2 ha, anh Phan Thanh Nhân trồng 600 gốc bơ. Với mục tiêu trồng bơ vừa đạt sản lượng, vừa phục vụ du lịch nên anh Nhân áp dụng kỹ thuật ép ngọn từ rất sớm, cây bơ ra gốc to nhưng cây thấp, cành ngang phát triển nhiều.
Chính từ những cành ngang, hàng trăm trái bơ được neo lủng lẳng trên cây, mang lại một khung cảnh đẹp mắt. Anh Nhân chia sẻ: “Cây bơ ông Tĩnh cũng như các giống bơ khác, không đòi hỏi việc chăm sóc quá đặc biệt. Tôi chú trọng tới trồng bơ theo hướng hữu cơ do vườn là vườn du lịch sinh thái, gia đình cũng sống ngay trong vườn.
Vì vậy, vườn bơ được canh tác hoàn toàn thuần tự nhiên, đảm bảo môi trường an toàn nhất. Tôi xây dựng sản phẩm OCOP 3 sao cho trái bơ tươi với mục tiêu giới thiệu đến người tiêu dùng một dòng bơ chất lượng cao, canh tác sạch”.
Theo anh Phan Thanh Nhân, để xây dựng sản phẩm OCOP, nhà vườn phải đảm bảo rất nhiều tiêu chí, từ giống, quy trình chăm sóc, nguồn gốc, phân bón, chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm…
Với tất cả các sản phẩm OCOP nói chung và trái bơ tươi nói riêng, thương hiệu OCOP coi như một “bảo chứng” về chất lượng, độ an toàn với người tiêu dùng. Anh chia sẻ: “Sau khi trực tiếp thực hiện hồ sơ, thủ tục, quy trình xây dựng sản phẩm OCOP, tôi xác nhận các sản phẩm đạt OCOP có chất lượng tốt vì quy trình xây dựng rất nghiêm túc, với các tiêu chí thực sự sát với yêu cầu của người tiêu dùng”.
Và, trái bơ ông Tĩnh của Avocado Farm chọn lựa một con đường tiêu thụ mới: tiêu thụ trên các sàn thương mai điện tử. Ngay trong kỳ livestream bán hàng nông sản Lâm Đồng vừa qua trên mạng xã hội tiktok, trái bơ ông Tĩnh đã được bán với giá rất tốt.
Anh Phan Thanh Nhân cho biết, dù giá bơ trên thị trường khá là thấp, trái bơ trong farm của anh vẫn bán được với giá trung bình 60 - 70 ngàn đồng/kg do đảm bảo được chất lượng.
Người tiêu dùng có thể nhìn thấy vườn bơ với thảm cỏ sạch, với cây bơ được chăm sóc chu đáo, trái bơ trực tiếp cắt từ trên cây xuống, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và họ sẵn sàng trả giá xứng đáng để có được sản phẩm ngon, tốt.
Anh Phan Thanh Nhân cũng chia sẻ với nông dân, cần có sự tính toán khi tiếp cận các giống cây trồng, nhất là cây trồng lâu năm như bơ, sầu riêng. Theo anh, cần tìm các giống cây có thời điểm ra lệch vụ, giúp nông sản không bị ứ đọng trong một thời gian thu hoạch ngắn.
Trái bơ ông Tĩnh có ưu điểm là thời gian neo trái trên cây khá lâu, khi trái đến kỳ thu hoạch vẫn có thể neo trên cây 3 tuần so với thời gian chỉ 3 - 5 ngày của nhiều dòng bơ khác. Vỏ của trái bơ dai, cứng, giúp việc vận chuyển đi xa dễ dàng hơn. Anh cũng động viên bà con chủ động xây dựng các tiêu chuẩn canh tác như OCOP để đảm bảo chất lượng nông sản.
Việc đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử là cách để người nông dân chủ động trong việc tiêu thụ nông sản, giảm phụ thuộc vào thương lái trung gian, tăng thu nhập cho nông dân và làm phong phú thị trường trái cây Việt.
Theo Diệp Quỳnh(Báo Lâm Đồng)
">Chàng trai đưa bơ OCOP lên tiktok
">Ảnh: foursprung Đánh cắp ô tô bằng… file MP3
Trường Tiểu học Kiện Khê A (Thanh Liêm) được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị tổ chức tốt việc dạy học môn Tin học cho học sinh. Tại các trường tiểu học, trong phòng học tin học, ngoài việc có tương đối đầy đủ máy vi tính, bố trí cho học sinh các khối lớp được học môn Tin học đúng thời lượng 2 tiết/tuần/lớp, còn tăng cường các hoạt động cho học sinh làm quen với cách học, tham gia các cuộc thi môn học trên internet dành cho học sinh tiểu học. Ở Trường Tiểu học Kiện Khê A (huyện Thanh Liêm) do được đầu tư đồng bộ nên việc dạy và học môn Tin học thực sự nền nếp và có chất lượng, học sinh có thêm điều kiện làm quen và hình thành các kỹ năng sử dụng máy tính. Nhiều học sinh rất thành thạo sử dụng máy tính khi tham gia các cuộc thi môn học trên mạng Internet. Ngoài thời gian học môn Tin học trên lớp, học sinh còn được tham gia các câu lạc bộ (CLB) do nhà trường tổ chức, như: Trạng nguyên Tiếng Việt, Toán tuổi thơ, Em yêu Tiếng Việt... Đây đều là các CLB hoạt động trên cơ sở khai thác và sử dụng hệ thống máy tính. Qua đó, đã giúp nâng cao chất lượng dạy và học môn Tin học trong nhà trường.
Với sự quan tâm, hỗ trợ của nhiều nguồn, các trường học trên địa bàn huyện đã được xây dựng, sửa chữa bổ sung cơ sở vật chất thường xuyên, bảo đảm đủ phòng học Tin học và có đủ trang thiết bị dạy học từ 14- 16 máy tính/phòng học tin, được kết nối internet để triển khai dạy Tin học theo yêu cầu. Ông Đỗ Văn Bính, Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Thanh Liêm cho biết: Để tăng cường dạy và học trên nền tảng công nghệ số, khuyến khích học sinh tiếp cận và làm quen với công nghệ, Phòng GD&ĐT huyện đã chỉ đạo các nhà trường tổ chức dạy học môn Tin học cho học sinh. Riêng với cấp tiểu học, thực hiện dạy Tin học cho học sinh lớp 4, lớp 5 ở những trường dạy học 2 buổi/ngày, có đủ điều kiện về đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất; dành thời gian thích hợp cho học sinh lớp 5 được tiếp cận môn Tin học theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 để tạo tâm thế sẵn sàng cho học sinh học lên lớp 6. Đồng thời, chỉ đạo các trường tiểu học thực hiện dạy Tin học cho 100% học sinh khối lớp 3 theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018; chủ động cho học sinh lớp 1, lớp 2 được tiếp cận với chương trình giáo dục môn Tin học thông qua CLB Tin học, CLB giải toán qua internet, CLB Trạng nguyên Tiếng Việt, CLB Tiếng Anh trên internet IOE…
Hằng năm, Phòng GD&ĐT các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với một số đơn vị tổ chức Hội thi Tin học trẻ, thu hút sự tham gia của đông đảo học sinh các trường tiểu học, trường THCS trên địa bàn. Đây là hoạt động phát triển phong trào học tập, sáng tạo và ứng dụng tin học trong thanh, thiếu nhi, góp phần tạo nguồn nhân lực trẻ về công nghệ thông tin, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa của đất nước. Tại các hội thi, hầu hết thí sinh đã thể hiện tốt kiến thức lập trình, tự tin trình bày các phần mềm sáng tạo, được bồi dưỡng bài bản nên có tư duy và cách làm bài linh hoạt, sáng tạo. Chất lượng các phần thi của thí sinh được đánh giá có tính thực chất cao, khẳng định tính hiệu quả trong việc dạy và học môn Tin học trong các nhà trường. Đồng thời, cũng đã chứng minh được vai trò và tính thích ứng của công nghệ số đối với quá trình học tập của học sinh hiện nay.
Ứng dụng công nghệ trong dạy và học được thực hiện có hiệu quả trong các nhà trường. Trong ảnh: Thực hành thí nghiệm ảo môn Hóa học cho học sinh Trường THPT A Phủ Lý. Ảnh: Hà Trần Trên thực tế, việc đưa công nghệ số vào dạy học được giáo viên các cấp học rất chú trọng, quan tâm nhằm bắt kịp phương hướng đổi mới của nền giáo dục, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin để việc dạy học đạt hiệu quả cao, giúp học sinh tiếp cận kiến thức dễ dàng hơn và qua đó khơi gợi cho học sinh niềm đam mê các môn học.
Phương pháp dạy học mới bằng công nghệ số hóa lấy học sinh làm trung tâm, giúp học sinh chủ động hơn, tiếp thu kiến thức nhanh hơn, kích thích phát triển về kỹ năng và tư duy; gia tăng sự tương tác giữa giáo viên và học sinh. Trên cơ sở nền tảng kiến thức về công nghệ, hầu hết các hoạt động giáo dục của giáo viên và học sinh các nhà trường đã được thực hiện thông qua hệ thống công nghệ số. Từ các nhiệm vụ được giáo viên môn học giao, học sinh đã tự lên kế hoạch, xây dựng nội dung bài tập, làm powerpoint trình chiếu… khá bài bản, phát huy được tối đa sự hiểu biết, kỹ năng của các em.
Quá trình giảng dạy, giáo viên cũng chủ động khuyến khích học sinh tiếp cận với công nghệ số và thực hiện các nhiệm vụ học tập trên nền tảng số. Bên cạnh đó, từ sự hỗ trợ của công nghệ đã giúp học sinh có thể tiếp cận với nguồn học liệu mở phong phú, đa dạng, tìm và khai thác được nhiều kiến thức, rèn kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin vào học tập.
TheoThanh Hà(Báo Hà Nam)
">Hà Nam nỗ lực tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận với công nghệ số