您现在的位置是:Thời sự >>正文
'Bí thư tỉnh ủy Thái Nguyên lý giải vì sao giảm 50% lệ phí dịch vụ công trực tuyến'
Thời sự43299人已围观
简介Ngày 20/7,íthưtỉnhủyTháiNguyênlýgiảivìsaogiảmlệphídịchvụcôngtrựctuyếiran tỉnh Thái Ngu...
Ngày 20/7,íthưtỉnhủyTháiNguyênlýgiảivìsaogiảmlệphídịchvụcôngtrựctuyếiran tỉnh Thái Nguyên ban hành Nghị quyết số 11 về việc Quy định mức thu lệ phí đối với hoạt động cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trên địa bàn.
Theo đó, sẽ giảm 50% mức thu đối với 6 loại lệ phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên khi người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 (toàn trình) bao gồm: Lệ phí đăng ký cư trú; Lệ phí hộ tịch và lệ phí cấp Chứng minh nhân dân; Lệ phí cấp giấy phép cho người nước ngoài làm việc tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoạt động trên địa bàn tỉnh; Lệ phí cấp giấy phép xây dựng; Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
![](https://static-images.vnncdn.net/files/publish/2022/8/15/nghi-quyet-hdnd-dich-vu-cong-thai-nguyen-566.jpg)
Ngoài ra, đối tượng được miễn, giảm; chế độ miễn, giảm và chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng lệ phí đối với hoạt động cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 thực hiện theo quy định hiện hành tại các nghị quyết của HĐND tỉnh. Nghị quyết của HĐND tỉnh Thái Nguyên ban hành nhằm kích cầu, thu hút người dân, các doanh nghiệp, đơn vị ứng dụng chuyển đổi số, sử dụng các dịch vụ công trực tuyến trong giải quyết thủ tục hành chính, giao dịch hàng ngày. Thái Nguyên đã có 1.036 dịch vụ công tỉnh được tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia, tạo sự thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp.
Hiện cả nước có 5 tỉnh, thành phố đã ban hành quy định mức thu phí, lệ phí đối với dịch vụ công trực tuyến (TP.HCM quy định mức thu 50% lệ phí; Lạng Sơn là 60% đối với phí, lệ phí; mức thu của Quảng Nam là 50% đối với phí, lệ phí; Thái Bình và Quảng Bình quy định mức thu cụ thể đối với từng loại).
Trao đổi với VietNamNet, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên, bà Nguyễn Thanh Hải cho biết, mục đích của việc giảm 50% mức phí dịch vụ công nhằm triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số hiệu quả, thiết thực, thực sự vì người dân, thực sự đi vào cuộc sống.
![](https://static-images.vnncdn.net/files/publish/2022/8/15/nguyenthanhhai-1-569.jpg)
“Sau khi Nghị quyết về chuyển đổi số ra đời, Thái Nguyên đã nhận được sự đồng tình của người dân và đạt nhiều kết quả. Tuy nhiên, điều mong muốn là phải chuyển đổi số thực chất; tuyên truyền người dân cài dặt các ứng dụng để sử dụng hiệu quả, có tương tác, phản hồi. Ví dụ, từ phản ánh của người dân về sự cố một cây cột điện đổ nằm chắn ngang đường, ngay sau khi tiếp nhận thông tin, chính quyền sẽ vào cuộc xử lý. Chúng tôi cũng mong nhận được phản hồi của người dân về kết quả sau khi xử lý, thể hiện sự tương tác chặt chẽ, hiệu quả”, bà Nguyễn Thanh Hải nói.
Đó cũng là mục tiêu Thái Nguyên đặt ra trong những năm tiếp theo, khi chuyển đổi số được triển khai tại 100% xã phường, hình thành thói quen sử dụng dịch vụ công trực tuyến thay vì trực tiếp.
“Giảm 50% lệ phí đối với các dịch vụ trực tuyến là một quyết định mạnh dạn của Thái Nguyên. Khi mới thực hiện chuyển đổi số chỉ có 40% dịch vụ công cấp độ 4 đưa lên mạng. Sau 5 tháng, Thái Nguyên đã có 100% dịch vụ công cấp độ 4 đưa lên mạng. Nhưng thực tế số người dùng là bao nhiêu mới là vấn đề. Giống như một con đường hẹp chúng ta xây lên thành đại lộ, có người đi hay không, đó mới là hiệu quả. Câu chuyện chuyển đổi số cũng như vậy”, Bí thư Nguyễn Thanh Hải nhấn mạnh.
![](https://static-images.vnncdn.net/files/publish/2022/8/15/2sott22-9-20212-570.jpg)
Theo Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên, địa phương đã xây dựng các tổ hỗ trợ chuyển đổi số đến từng nhà dân để hướng dẫn bà con cài đặt ứng dụng, thực hiện thao tác trên điện thoại, tuyên truyền những lợi ích thiết thực khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến… Sự hỗ trợ của hơn 1.000 tổ công nghệ cộng đồng sẽ giúp bà con hình thành thói quen sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
“Có những nơi địa bàn tự nhiên rất rộng, đường xá, hạ tầng khó khăn. Người dân trực tiếp đi làm thủ tục hành chính mất nửa ngày mới lên tới xã. Thay vì đó nếu làm trực tuyến, bà con không mất thời gian, không tốn tiền xăng xe, tránh ùn tắc giao thông, lại được giảm 50% phí thì thuận lợi hơn rất nhiều. Ngoài ra, còn tránh tiếp xúc với cán bộ để hạn chế cơ hội nhũng nhiễu, hạch sách. Chúng tôi cũng rất quan tâm tới tỷ lệ hồ sơ phát sinh, ví dụ tháng này có 100 dịch vụ nhưng chỉ có 10 hồ sơ, tháng sau phát sinh thêm 20 hồ sơ… Sau 2 năm tiến hành chuyển đổi số, tỷ lệ hồ sơ phát sinh thực hiện trực tuyến của Thái Nguyên là 60%. Một số địa phương vùng sâu vùng xa có tỷ lệ phát sinh hồ sơ lên tới 85% như Võ Nhai", bà Nguyễn Thanh Hải chia sẻ.
![](https://static-images.vnncdn.net/files/publish/2022/8/15/bai-3-thai-nguyen-chon-xa-ngheo-nhat-tinh-de-chuyen-doi-so-8-571.jpg)
Bà Nguyễn Thanh Hải cho biết thêm, sau mục tiêu xây dựng chính quyền số sẽ là nhiệm vụ tăng tính tương tác của người dân (xã hội số), giúp bà con làm giàu bằng chuyển đổi số. Trong thời gian diễn ra dich bệnh Covid, số lượng tiêu thụ nông sản như chè, miến dong của Thái Nguyên thậm chí còn nhiều hơn so với bình thường nhờ các ứng dụng số hoá trong thương mại điện tử.
"Bộ TT&TT vừa công bố Chỉ số đánh giá chuyển đổi số - DTI 2021, tỉnh Thái Nguyên tăng 4 bậc so với năm trước, đứng thứ 8/63 tỉnh, thành phố. Đây là kết quả của một chủ trương đúng, đồng thuận cao, hành động quyết liệt từ lãnh đạo tỉnh đến tất cả các sở, ngành, địa phương và sự tham gia, ủng hộ nhiệt tình của người dân, doanh nghiệp", GĐ Sở TT&TT Thái Nguyên Đỗ Xuân Hoà cho biết. |
Kiên Trung - Thu Hằng (thực hiện)
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Kapaz vs Neftchi Baku, 19h00 ngày 5/2: Tin vào chủ nhà
Thời sựHư Vân - 05/02/2025 04:30 Nhận định bóng đá g ...
【Thời sự】
阅读更多Ẩn ý của ông Biden trong bài trí lại phòng Bầu Dục
Thời sựPhòng Bầu dục mới được trang hoàng lại theo ý của tân Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: Washington Post Phòng Bầu dục đồng nghĩa với quyền lực và sự uy nghiêm của tổng thống Mỹ. Mọi tổng thống mới lên nắm quyền đều thay đổi cách trang trí của căn phòng mang tính biểu tượng này để thể hiện tính cách cá nhân cũng như phong cách lãnh đạo mà họ theo đuổi. Ông Biden đã thổi luồng gió mới cho Phòng Bầu dục bằng vô số ảnh chân dung và tượng bán thân của những nhân vật lịch sử nổi tiếng Mỹ.
Ảnh chân dung các vị lãnh đạo và nhân vật lịch sử được treo theo cặp. Ảnh: Washington Post Một số món trang trí được xếp đặt theo kiểu ghép đôi, ví dụ các tranh chân dung cựu Tổng thống Thomas Jefferson và cựu Bộ trưởng Tài chính Alexander Hamilton được treo gần nhau, trong khi hai người này khi sinh thời thường xuyên bất đồng. Việc bố trí các bức tranh đó cạnh nhau hàm chỉ những lợi ích đến từ các quan điểm khác biệt, “điều cần thiết cho nền dân chủ".
“Đây là phòng Bầu dục cho ngày đầu tiên (lên nắm quyền). Điều quan trọng là Tổng thống Biden phải bước vào một phòng Bầu dục trông giống như nước Mỹ và bắt đầu cho thấy toàn cảnh về mẫu tổng thống ông ấy hướng tới”, Ashley Williams, Phó giám đốc phụ trách các hoạt động của Phòng Bầu dục giải thích khi dẫn phóng viên báo Washington Post đi tham quan văn phòng làm việc của tân lãnh đạo Nhà Trắng trước khi ông đặt chân vào bên trong.
Tượng Martin Luther King Jr. Ảnh: Washington Post Các bức tượng bán thân mục sư Martin Luther King Jr. và Robert F. Kennedy được đặt bên cạnh một lò sưởi trong phòng. Ông Biden thường đề cập đến ảnh hưởng của hai người đàn ông này đối với nước Mỹ như phần không thể thiếu của phong trào dân quyền. Phía sau bàn làm việc của tổng thống (Bàn Kiên định) là một bức tượng bán thân của nhà hoạt động dân quyền Cesar Chavez.
Trong phòng còn có tượng bán thân của Rosa Parks và Eleanor Roosevelt cùng một bức điêu khắc một người đang cưỡi ngựa của nghệ sĩ Allan Houser đến từ bộ lạc Chiricahua Apache. Tác phẩm điêu khắc nói trên từng thuộc sở hữu của cố Thượng nghị sĩ Dân chủ Daniel K. Inouye ở Hawaii, người Mỹ gốc Nhật đầu tiên đắc cử vào cả hai viện thuộc Quốc hội.
Một bức tranh chân dung Benjamin Franklin nhằm thể hiện sự quan tâm của ông Biden đối với việc theo đuổi khoa học. Bức tranh được đặt gần bộ sưu tập đá Mặt trăng trên giá sách nhằm nhắc nhở người Mỹ về tham vọng và sự đồng hành của các thế hệ trước.
Tấm thảm trải sàn trong phòng Bầu dục. Ảnh: Washington Post Những tấm phông rèm màu vàng nhạt thời cựu Tổng thống Donald Trump được thay thế bằng một màu vàng khác, sẫm hơn như từng được trang hoàng trong Phòng Bầu dục của cựu Tổng thống Bill Clinton. Các tấm thảm màu xanh đậm cũng được sử dụng như văn phòng của ông Clinton vì ông Biden thích màu sắc trầm của chúng. Các đồ nội thất, bao gồm cả trường kỷ và bàn đều đến từ bộ sưu tập của Nhà Trắng, nên chúng sẽ trông quen thuộc với những ai quan sát kỹ căn phòng.
Một trợ lý tiết lộ, tất cả các đồ trang trí đều được thay đổi hôm 20/1. Trong chuyến tham quan, phóng viên được yêu cầu tránh giẫm chân lên tấm thảm mới để nó ở nguyên trạng khi ông Biden đến.
Tượng bán thân nhà hoạt động dân quyền Cesar Chavez được đặt cạnh các ảnh chụp tân Tổng thống Biden và gia đình ông. Ảnh: Washington Post Các lá cờ của các binh chủng quân đội Mỹ mà ông Trump bày sau bàn tổng thống đã được thay bằng một lá quốc kỳ Mỹ và một lá cờ có hình con dấu tổng thống.
Bức chân dung của cựu Tổng thống Andrew Jackson do ông Trump treo trong phòng cũng bị loại bỏ. Cả ông Trump và ông Jackson đều theo đường lối dân túy. Ông Jackson là tổng thống đầu tiên được bầu trực tiếp và ông đã đề xuất bỏ chế độ cử tri đoàn. Ông Jackson cũng duy trì các nô lệ và ký Đạo luật loại bỏ người Anh-điêng, dẫn đến cái chết của hàng nghìn thổ dân bản địa Mỹ khi hàng chục nghìn người buộc phải di dời chỗ ở để nhường nơi định cư cho người da trắng.
Trong ngày làm việc đầu tiên trên cương vị tổng thống Mỹ, ông Joe Biden đã ký hàng loạt sắc lệnh hành pháp đảo ngược chính sách của người tiền nhiệm. Ảnh: ABC News Tuy nhiên, phòng Bầu dục có một thứ không thay đổi là bàn Kiên định, bàn làm việc của ông Biden cũng như người tiền nhiệm Trump và các cựu tổng thống trước đây. Một trợ lý nói, không ai chạm tới bàn kể từ khi ông Trump rời Nhà Trắng sáng 20/1.
Sau lễ tuyên thệ nhậm chức, tại chiếc bàn này, ông Biden đã ký 15 sắc lệnh hành pháp đầu tiên nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ cuộc khủng hoảng Covid-19 đến đưa Mỹ tái gia nhập hiệp định Paris về biến đổi khí hậu và đảo ngược một số chính sách của người tiền nhiệm Trump.
Tuấn Anh
Tổng thống Biden kêu gọi nước Mỹ đoàn kết, chỉnh sửa quan hệ với thế giới
"Nền Dân chủ đã thắng thế" - ông Biden tuyên bố và nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt.
">...
【Thời sự】
阅读更多Gỡ khó dạy học trực tuyến, qua truyền hình đợt dịch Covid
Thời sựChia sẻ tại cuộc họp, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM cho rằng, thực tế cơ sở và điều kiện của các nhà trường để dạy qua internet không đồng đều. “Cơ bản của việc dạy học trực tuyến là phải sử dụng đường truyền và các thiết bị đầu, cuối. Do đó cần bổ sung các thiết bị dạy học tối thiểu. Ngoài ra, về chế độ chính sách đối với giáo viên, một tiết dạy trên internet được quy đổi và tính toán thời lượng ra sao?”, ông Hiếu nói. Với việc dạy học qua truyền hình, từ ngày 24/2, Sở đã phối hợp với đài truyền hình địa phương phát sóng những bài học cho học sinh lớp 9 và lớp 12.
Song, Sở GD-ĐT TP.HCM không dạy theo nội dung tuần tự trong chương trình mà xây dựng thành các chủ đề dạy học khác nhau và tóm tắt đảm bảo được lượng kiến thức cơ bản.
Tuy nhiên, vướng mắc đặt ra là đài truyền hình địa phương không thể hỗ trợ phát sóng bài học mới tất cả môn từ lớp 1 đến 12.
Qua khảo sát, tỷ lệ tham gia của học sinh không cao, chỉ đạt khoảng 70-80%. Ở một số trường ở khu vực ngoại thành khó khăn hơn thì con số này chỉ khoảng 60%. Do đó, TP.HCM xác định khi học sinh đi học trở lại, vẫn phải có một khoảng thời gian nhất định để rà soát khả năng tiếp thu của học sinh và tổ chức ôn tập, phụ đạo thêm.
Một giờ học trực tuyến. Về việc dạy trực tuyến, ông Thái Văn Thành, Giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An cho rằng địa phương cũng như nhiều tỉnh thành khác là ở vùng sâu, vùng xa, không có điều kiện thực hiện.
“Có những nơi trong thời gian này phụ huynh phải đến trường lấy bài về cho học sinh làm rồi lại mang bài đến nộp cho giáo viên, chứ chưa triển khai dạy học qua internet được”.
Riêng với cấp tiểu học, theo ông Thành, nên tăng cường giảm tải, vì việc yêu cầu học trên truyền hình, học trực tuyến là khó khả thi với đối tượng này.
Nói về dạy học trên truyền hình, ông Trịnh Thế Truyền, Giám đốc Sở GD-ĐT Phú Thọ cho rằng điều kiện tổ chức và phát sóng cũng rất khó khăn. “Các đài truyền hình địa phương thường chỉ có một kênh sóng nên việc chọn giờ phát sóng các bài học gặp rất nhiều khó khăn. Chưa kể kinh phí để thực hiện phát sóng, hỗ trợ kỹ thuật và các điều kiện để xây dựng chương trình,...".
Tuy vậy, Phú Thọ cũng cố gắng xây dựng được 175 video bài giảng cho 9 môn học văn hóa để học sinh lớp 12 ôn thi THPT quốc gia và hơn 30 video cho học sinh lớp 9 ôn thi lớp 10.
Ông Truyền cũng đề xuất Bộ GD-ĐT đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông, VTV dành riêng một kênh sóng cho giáo dục để phát các bài học. “Như vậy, việc học mới không bị lẫn vào các chương trình khác và phù hợp với điều kiện thực tiễn của các vùng miền”.
Giáo viên dạy qua truyền hình. Đồng quan điểm, Giám đốc Sở GD-ĐT Nam Định Cao Xuân Hùng cho rằng, nhiều năm nay, địa phương cũng đã từng tổ chức dạy qua truyền hình, nhưng chỉ xác định để tổ chức ôn tập và là một kênh tham khảo chứ chưa bao giờ đặt ra là kênh chính thức để thay chương trình dạy chính khóa ở trường.
"Bộ GD-ĐT yêu cầu các tỉnh, thành dạy bài mới cho tất cả các lớp trên truyền hình, tôi không biết các tỉnh khác thế nào, nhưng với Nam Định là không khả thi”. Ông Hùng cho hay địa phương không đủ điều kiện để làm bởi cả tỉnh chỉ có một kênh truyền hình, không thể nào dạy đủ bài mới ở tất cả môn học cho 12 khối lớp.
Hiện, tỉnh này mới tổ chức các bài giảng qua truyền hình cho học sinh lớp 9 và 12. Những khối lớp khác, giáo viên dạy học qua ứng dụng trực tuyến. Tuy nhiên, không phải tất cả học sinh đều có điều kiện học qua Internet nên địa phương vẫn chưa thể triển khai dạy bài mới.
Chung tay tìm giải pháp
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, trong giai đoạn học sinh không thể đến trường này, các trường, giáo viên vẫn có trách nhiệm tổ chức dạy học bằng nhiều hình thức khác nhau để đảm bảo quyền lợi và nhu cầu được học tập của các em, đảm bảo việc hoàn thành, đáp ứng chuẩn đầu ra của chương trình.
“Trong các hình thức dạy học khác này, dạy học trên internet và qua truyền hình là giải pháp tình thế cần áp dụng rộng rãi”, ông Độ nói.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cũng nhìn nhận, với học sinh các vùng điều kiện cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, kết nối internet hạn chế, việc học tập có thể không đảm bảo. Còn với việc học trên truyền hình, với khung giờ phát sóng cố định, có thể gây khó khăn cho học sinh theo dõi hoặc lĩnh hội được đầy đủ nội dung bài giảng…
“Nhưng trong tình huống việc tổ chức dạy học trực tiếp quá khó khăn như hiện nay, cần áp dụng và phát huy tối đa ưu điểm của các phương thức dạy học trực tuyến, để đảm bảo việc học tập của học sinh, đảm bảo việc hoàn thành chương trình”.
Hiện, Bộ GD-ĐT đang phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông để có những giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng cường hỗ trợ kỹ thuật, dịch vụ, giúp việc tổ chức dạy học qua internet, trên truyền hình của các nhà trường, giáo viên, học sinh được thuận lợi. Ví dụ như phối hợp với các đài truyền hình để tăng số lượng kênh phát sóng, tăng thời lượng phát sóng các chương trình dạy học. Ngoài ra, các bài giảng ngoài phát sóng trên truyền hình sẽ được đăng tải trên các nền tảng số khác, để học sinh có thể học lại và lĩnh hội được đầy đủ kiến thức.
Mới đây, ngày 26/3, các doanh nghiệp và đơn vị trong ngành thông tin và truyền thông đã ký những cam kết hỗ trợ ngành giáo dục trong giai đoạn chống dịch Covid-19.
Ngành thông tin và truyền thông cam kết đồng hành, hỗ trợ ngành giáo dục trong đợt dịch Covid-19. Theo đó, các doanh nghiệp và đơn vị trong ngành thông tin và truyền thông sẽ hỗ trợ phát sóng miễn phí các bài giảng đã được Bộ GD-ĐT thẩm định lên truyền hình; miễn phí toàn bộ cước phí truy cập dữ liệu cho học sinh, sinh viên và giáo viên liên quan đến các chương trình học từ xa của ngành giáo dục và đào tạo.
Hỗ trợ miễn phí sử dụng giải pháp phục vụ đào tạo và quản lý giáo dục cho tất cả 43.000 trường học, miễn phí dịch vụ thuê máy chủ, băng thông phục vụ đào tạo từ xa cho các trường đại học,...
Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, giá trị của gói hỗ trợ này lên tới hàng ngàn tỷ đồng mỗi tháng. Cũng theo ông Hùng, đây là gói cam kết ban đầu của các doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin Việt Nam cho ngành giáo dục. Tiếp theo sẽ là những nền tảng, các ứng dụng khác nữa để phục vụ cho ngành giáo dục nước nhà.
Thanh Hùng
Sẽ có kiểm tra, đánh giá thường xuyên học qua internet và trên truyền hình
- Bộ GD-ĐT vừa có hướng dẫn về việc dạy học qua Internet, trên truyền hình đối với cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên trong thời gian học sinh nghỉ vì dịch Covid-19.
">...
【Thời sự】
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Guanacasteca vs Deportivo Saprissa, 09h00 ngày 5/2: Lợi thế sân nhà
- Bắc Giang gắn mã số vùng trồng cây ăn quả, phát triển nông sản phục vụ xuất khẩu
- Bất lợi của Thùy Tiên trong vụ kiện 1,5 tỷ đồng
- Hiệu trưởng bị thanh tra 'điểm tên' vì chi nhiều khoản tiền sai quy định
- Nhận định, soi kèo Grasshoppers vs Lausanne, 2h30 ngày 5/2: Chia điểm nhạt nhẽo
- Những tục lệ thú vị vào ngày mùng 1 Tết trên thế giới
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Celtic vs Dundee, 02h45 ngày 6/2: Bệ phóng sân nhà
-
Ông Nguyễn Trường Giang, phụ trách Hội đồng thành viên Tổng công ty Vietnam Post
trao quyết định bổ nhiệm cho ông Lê Việt Anh. (Ảnh: Thu Hải)Đánh giá cao tinh thần sẵn sàng đảm nhận việc mới, việc khó của tân Tổng giám đốc Tổng công ty EMS Lê Việt Anh, Phụ trách Hội đồng thành viên Vietnam Post Nguyễn Trường Giang bày tỏ sự tin tưởng rằng: Với sự hỗ trợ đắc lực của Hội đồng quản trị cùng sự đồng lòng của đội ngũ lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên Tổng công ty EMS, ông Lê Việt Anh sẽ quản trị, điều hành đơn vị vượt qua giai đoạn khó khăn, trở lại quỹ đạo phát triển tích cực và đặc biệt là lấy lại vị thế trên thị trường.
“Tân Tổng giám đốc Lê Việt Anh và tập thể lãnh đạo Tổng công ty EMS cần tìm ra những hướng đi mới, sáng tạo, đột phá nhưng phải tập trung và có chọn lọc để làm cho tới, làm sâu sắc, triệt để và hiệu quả”, ông Nguyễn Trường Giang lưu ý thêm.
Tân Tổng giám đốc Tổng công ty EMS Lê Việt Anh cam kết sẽ tận tâm, tận tụy cống hiến hết mình cho sự phát triển của EMS, đồng thời mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ Vietnam Post, Hội đồng quản trị và đặc biệt là sự hợp sức, đồng lòng vì mục tiêu phát triển chung của toàn thể ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên EMS.
Trước đó, tại Hội nghị triển khai kế hoạch năm 2024 diễn ra hồi trung tuần tháng 12/2023, Tổng công ty EMS đã xác định năm nay là năm đơn vị tập trung mạnh vào chất lượng, với 6 nhiệm vụ lớn gồm: Bứt phá bằng chuyển đổi số; mô hình tinh gọn; kinh doanh sáng tạo; nâng tầm tiêu chuẩn dịch vụ; trải nghiệm hoàn hảo và nhân lực tinh hoa.
Các giải pháp nghiệp vụ - tin học – CNTT sẽ được Tổng công ty EMS tập trung để quản lý, kiểm soát và nâng cao chất lượng dịch vụ ở tất cả các công đoạn. Công tác đo kiểm cùng với các chỉ tiêu chất lượng sẽ được tăng cường và nâng cao, đặc biệt là với các dịch vụ chất lượng cao nhằm tạo sự khác biệt về chất lượng và lấy lại niềm tin của khách hàng với dịch vụ bằng chất lượng.
" alt="Bổ nhiệm Tổng giám đốc Tổng công ty Chuyển phát nhanh Bưu điện">Bổ nhiệm Tổng giám đốc Tổng công ty Chuyển phát nhanh Bưu điện
-
Theo báo cáo tác động của Covid-19 đối của Sở GD-ĐT TP.HCM, toàn thành phố có hơn 41.000 giáo viên bị ảnh hưởng thu nhập do Covid-19. Cụ thể, có 39.126 người thuộc diện bị tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ không lương. Trong đó, 29.766 giáo viên mầm non ngoài công lập; 1.562 người ở trường công.Còn lại là giáo viên ở các cấp tiểu học và trung học.
Hơn 41.000 giáo viên ở TP.HCM bị ảnh hưởng thu nhập do dịch Covid-19 Có 2.182 giáo viên bị chấm dứt hợp đồng lao động nhưng chưa đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp. Có 414 người không có giao kết hợp đồng và mất việc làm.
Theo Sở GD-ĐT, do dịch Covid-19, trường học đóng cửa từ tháng 2 tới nay dẫn tới bị ảnh hưởng tài chính nghiêm trọng.
Đặc biệt các cơ sở giáo dục ngoài công lập không có nguồn thu, trong khi vẫn phải phát sinh chi phí để duy trì hoạt động như chi mặt bằng, trả lương cho cán bộ giáo viên, nộp bảo hiểm.
Trong đó có tới 879 cơ sở giáo dục mầm non và trên 23.460 cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên bị ảnh hưởng về các khoản lương, bảo hiểm theo quy định.
Đối với giáo viên, trong thời gian nghỉ học phòng dịch, có tới 80% giáo viên bị ảnh hưởng việc làm, đặc biệt đối với đội ngũ giáo viên làm việc tại các cơ sở mầm non ngoài công lập.
Sở GD-ĐT đã kiến nghị có các giải pháp miễn giảm các loại phí, giãn thời gian nộp thuế, hỗ trợ vay 0% lãi suất đối với cơ sở ngoài công lập có nhu cầu duy trì hoạt động.
Tại cuộc họp bất thường của HĐND TP.HCM ngày 27/3, đã thông qua đề xuất hỗ trợ người lao động bị mất việc do dịch Covid-19 (không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp) bao gồm cả giáo viên, nhân viên cơ sở mầm non ngoài công lập và nhóm trẻ.
Mức hỗ trợ là 1 triệu đồng/người/tháng. Thời gian hỗ trợ tính theo số ngày thực tế lao động bị mất việc, tối đa không quá 3 tháng (từ tháng 4 đến tháng 6).
Theo tính toán, tổng số người lao động được hỗ trợ là 600.000 người, tổng kinh phí hỗ trợ là 1.800 tỷ đồng.
Hiện nay TP.HCM có gần 80.000 giáo viên từ mầm non đến THPT (bao gồm cả GDTX).
Lê Huyền
Giáo viên TP.HCM bị giảm thu nhập do điều chỉnh hệ số
- Hàng chục nghìn giáo viên ở TP.HCM bị giảm thu nhập do điều chỉnh để sẻ chia hỗ trợ người mất việc do Covid-19.
" alt="Hơn 41.000 giáo viên ở TP.HCM bị ảnh hưởng thu nhập do dịch Covid">Hơn 41.000 giáo viên ở TP.HCM bị ảnh hưởng thu nhập do dịch Covid
-
VietNamNet cập nhật đầy đủ điểm chuẩn của các trường đại học qua các năm để thí sinh có thể tham khảo, xem xét, điều chỉnh nguyện vọng phù hợp. Tại trang tra cứu điểm chuẩn đại học, cao đẳng của VietNamNet, thí sinh có thể chọn trường và năm mình muốn tra cứu điểm chuẩn, sau đó ấn Tìm kiếm.
Điểm chuẩn được các trường đại học công bố rải rác từ 17h chiều 15/9/2021. Trong thời gian chờ đợi hệ thống tra cứu cập nhật, điểm chuẩn của từng trường sẽ được VietNamNet cập nhật TẠI ĐÂY
Ngoài ra, VietNamNetcũng đưa ra biểu đồ so sánh điểm chuẩn ngành theo năm của từng trường. Nhờ đó, thí sinh có thể theo dõi biến động điểm chuẩn ngành mình mong muốn học trong những năm vừa qua.
Theo kế hoạch của Bộ GD-ĐT, lịch thi tốt nghiệp THPT đợt 2 sẽ diễn ra từ 5 - 8/8.
Bộ GD-ĐT cho biết, đối tượng dự thi đợt 2 gồm thí sinh bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 nên chưa dự thi hoặc không thể hoàn thành thi đợt 1; hoặc thí sinh chưa dự thi hoặc đã dự thi nhưng không thể hoàn thành thi đợt 1 vì các lý do khác.
Các đối tượng này được dự thi đợt 2 của kỳ thi tốt nghiệp THPT nếu đáp ứng các điều kiện: đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2021; không bị kỷ luật đình chỉ thi ở đợt 1; không sử dụng quyền được xét đặc cách tốt nghiệp THPT theo quy chế thi; chỉ dự thi những bài/môn thi đã đăng ký nhưng chưa thi hoặc chưa hoàn thành ở đợt 1 và bảo lưu các bài/môn thi đã hoàn thành ở đợt 1 để sử dụng tại đợt 2.
Trường hợp thí sinh chưa dự thi hoặc đã dự thi nhưng không thể hoàn thành thi đợt 1 vì các lý do khác với lý do bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 phải có Đơn xin dự thi đợt 2, trong đó ghi rõ lý do liên quan.
" alt="Tìm đại học phù hợp sau khi biết điểm thi tốt nghiệp 2021">
Tìm đại học phù hợp sau khi biết điểm thi tốt nghiệp 2021
-
Nhận định, soi kèo Coventry vs Leeds, 2h45 ngày 6/2: Không phải tay mơ
-
Học sinh được sử dụng điện thoại trong 1 tiết học ở Lào Cai. Tại Việt Nam, từ đầu năm học 2024-2025, một trường THPT ở Quận 12, TPHCM cấm học sinh dùng điện thoại di động trong suốt 8 tiết học trong trường, kể cả giờ ra chơi. Việc này nhằm giúp học sinh tập trung học tập, kết nối nhiều hơn với thầy cô, bạn bè.
Đây cũng là một trong số ít trường THPT công lập ở TPHCM có nội quy nghiêm cấm học sinh dùng điện thoại di động trong suốt thời gian diễn ra 8 tiết học chính khóa trong ngày ở trường, kể cả giờ ra chơi.
Việc để bóng dáng của những chiếc smartphone hiện diện trong trường học đã bao lần khiến dư luận “chia phe” ủng hộ - phản đối.
Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ban hành điều lệ trường THCS, THPT cho phép học sinh từ ngày 1/11/2020 được sử dụng điện thoại trong lớp phục vụ việc học tập nhưng phải được giáo viên đồng ý.
Thông tư 32 đã có hiệu lực, điện thoại thông minh vào trường học suốt mấy năm nay hỗ trợ học sinh tra cứu tài liệu, kết nối nhóm nghiên cứu đề tài, sử dụng các phần mềm tiên tiến để bổ trợ việc học… Đó là bức tranh quá đẹp trong bối cảnh công nghệ số ngày càng thâm nhập sâu hơn vào đời sống con người.
Tuy nhiên, bên cạnh khát vọng mở lối cánh cửa thần kỳ đưa học sinh trở thành công dân toàn cầu trong những lớp học ứng dụng công nghệ số, một nỗi lo không nhỏ đã hiện diện bấy lâu nay.
Điện thoại vào lớp học sẽ biến trẻ thành chủ nhân của công nghệ hay là nạn nhân của thế giới ảo? Trẻ sẽ nghiêm túc học hành hay sa đà vào nhiều thú vui khác? Thế giới ảo đầy cuốn hút, giàu sức ma mị vẫn tiềm ẩn quá nhiều rủi ro chực chờ những đứa trẻ “ăn chưa no, lo chưa tới” ấy.
Kỹ năng sử dụng công nghệ còn nhiều lỗ hổng, trẻ làm sao có thể trang bị đầy đủ sức đề kháng trước nỗi lo nghiện mạng xã hội, mê game online, thích sống ảo và sa bẫy tin giả? Cạm bẫy bên trong màn hình di động nhiều vô kể, rủi ro ẩn mình đằng sau vẻ bóng bẩy của không gian số nhiều vô cùng trong khi phần mềm kiểm soát tin xấu, lọc tin giả, chặn tin phản cảm vẫn chưa hoàn thiện. Người lớn lắm lúc còn sa đà và sa ngã, thử hỏi làm sao có thể tạo “tấm lưới an toàn” để bảo vệ trẻ một cách toàn diện?
Mặt khác, áp lực dường như đang dồn vào vai giáo viên khi 40-50 chiếc điện thoại cùng xuất hiện trong lớp học. Hãy thử tưởng tượng người thầy phải vất vả thế nào mới quản được nội dung hiện lên trên màn hình trong thời gian yêu cầu sử dụng điện thoại. Hoặc khi không cần thiết, liệu những mệnh lệnh kiểu như “tắt điện thoại ngay”, “cất ngay vào cặp” có phát huy hiệu quả không nếu học sinh thiếu hẳn ý thức tự giác và đang mê mẩn với lượt share, số like, dòng comment…?
Nhà trường vẫn đang gánh vô số áp lực từ xã hội, nhất là những phản ứng dữ dội liên quan đến lạm thu và phương pháp giáo dục học sinh. Khi học sinh sử dụng điện thoại tràn lan và không đúng mục đích, luồng ý kiến trái chiều từ dư luận lại đổ dồn vào nhà trường và thầy cô. Người thầy sẽ hứng chịu chỉ trích: “Cô cho dùng điện thoại thì cô phải quản lý được!”, “Thầy biết con tôi nghiện điện thoại mà sao không có giải pháp?”… Đáng buồn vô cùng!
Bên cạnh đó, những ứng xử của giáo viên liên quan đến việc tịch thu điện thoại khi học sinh sử dụng tùy tiện sẽ dễ dàng vấp phải phản ứng tiêu cực của học sinh và phụ huynh. Lúc đó, ai sẽ bảo vệ người thầy? Chế tài ràng buộc cùng những quy định cứng về việc sử dụng điện thoại trong lớp học còn khá mơ hồ…
Nên, nhìn về hàng loạt quốc gia đang kiên trì với quyết sách cấm học sinh sử dụng điện thoại trong trường học, liệu rằng chúng ta có cần nhiều hơn những quy định nghiêm ngặt để quản lý chặt chẽ việc học sinh tiếp cận điện thoại?
Mong rằng mỗi đứa trẻ đến trường đều nhận được sự quan tâm đúng mực để kịp thời uốn nắn những lệch lạc, điều chỉnh những thông tin, hành vi sai lệch từ không gian ảo…
Thanh Ny
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả. Bạn đọc có ý kiến về vấn đề này có thể gửi về email: [email protected]. Bài viết được đăng tải trên VietNamNet sẽ nhận nhuận bút theo quy định của tòa soạn. Xin trân trọng cảm ơn!" alt="'Nới tay' để học sinh mang điện thoại vào lớp: Thêm gánh nặng cho thầy cô">'Nới tay' để học sinh mang điện thoại vào lớp: Thêm gánh nặng cho thầy cô