Nhận định, soi kèo Leipzig vs Heidenheim, 21h30 ngày 23/2: Chiến thắng thứ 5
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Estrela vs Santa Clara, 22h30 ngày 23/2: Chia điểm -
Những thầy cô từ chối hoa, quà để có sách, bút cho học tròThầy Nguyễn Hùng Khương, Hiệu trưởng Trường THPT Ernst Thälmann, quận 1, TP.HCM. Ảnh: Nhà trường Vị hiệu trưởng dặn dò học sinh 4 điều. Thứ nhất, mọi khó khăn đều có thể được chia sẻ, đừng ngần ngại nói ra những suy nghĩ, cảm xúc của mình với thầy cô, bạn bè hoặc người thân. Chia sẻ không chỉ giúp các em cảm thấy nhẹ nhõm hơn mà còn giúp tìm ra giải pháp tốt nhất cho những vấn đề mình gặp phải. Thứ hai, mỗi ngày là một cơ hội mới, nếu hôm nay các em cảm thấy chưa làm tốt, hãy tin rằng ngày mai sẽ là một cơ hội để các em cố gắng và hoàn thiện hơn. Thầy cô luôn tin tưởng vào tiềm năng và nỗ lực của các em.
Thứ ba, giá trị của tình bạn và sự tử tế, hãy luôn quan tâm, lắng nghe và giúp đỡ bạn bè xung quanh. Một cử chỉ tử tế, một lời động viên của các em có thể tạo nên sự khác biệt lớn lao trong cuộc sống của một người.
Thứ 4, đừng ngại tìm kiếm sự giúp đỡ, nếu cảm thấy áp lực, buồn bã hay lo lắng, các em có thể tìm đến thầy cô ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn hoặc đội ngũ tư vấn tâm lý. Thầy cô luôn sẵn sàng lắng nghe và giúp đỡ các em.
Thầy Khương cũng nhắn học sinh rằng, “mỗi người đều đặc biệt và có giá trị riêng. Thành công không chỉ nằm ở kết quả học tập mà còn ở cách các em học yêu thương bản thân, đối mặt với khó khăn và lan tỏa niềm vui đến những người xung quanh".
Thầy cô kêu gọi đổi hoa quà cho mình bằng sách, vở cho học trò
Vì học sinh nghèo, nhiều hiệu trưởng ở TPHCM đã từ chối nhận hoa 20/11- một trong những ngày ý nghĩa nhất của người thầy. Ông Lê Hồng Thái, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phan Văn Trị từ chối nhận hoa ngày 20/11 mà mong muốn xin một món quà khác để gửi tới học sinh.
Ông gửi thư cho mạnh thường quân, cơ quan, doanh nghiệp và nêu rằng hàng năm, cứ đến ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, nhà trường nhận được rất nhiều lẵng hoa chúc mừng. Tuy nhiên, số hoa này chỉ dùng trong vài ngày thì vứt bỏ, rất phí phạm. Năm nay tình hình kinh tế có nhiều khó khăn, nhà trường mong quý mạnh thường quân, quý doanh nghiệp, tổ chức thay vì tặng hoa thì xin đổi sang tặng tập vở, sữa và trang thiết bị thể dục thể thao để nhà trường khen thưởng cho học sinh. Đóng góp dù lớn hay nhỏ đều là nguồn động lực cho trường và học sinh.
Lý do ông Lê Hồng Thái từ chối nhận hoa vì trường ở khu vực còn khó khăn, chưa có điều kiện để khen thưởng học sinh. Vì vậy, ông mong muốn, những lẵng hoa chúc mừng sẽ được đối tác quy đổi thành sữa, tập vở, hiện vật cụ thể để nhà trường khen thưởng, khích lệ học sinh tham gia các hoạt động bổ ích.
Năm ngoái, 89 học sinh khó khăn của Trường THCS Nguyễn Văn Luông (Quận 6, TPHCM) không thể mua được thẻ bảo hiểm y tế năm 2024. Giá trị mỗi thẻ là 680.400 đồng. Ông Đinh Phú Cường, Hiệu trưởng trường, đã viết thư ngỏ gửi cơ quan, doanh nghiệp, phụ huynh, mạnh thường quân xin được đổi quà là hoa và bánh kem trong Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 sang thẻ bảo hiểm cho học sinh.
Theo ông Cường, các doanh nghiệp, phụ huynh thường tặng bánh kem và hoa cho nhà trường, giáo viên vào dịp 20/11. Nhà trường rất trân quý tình cảm này. Nhưng sau 1-2 ngày, nhiều lẵng hoa phải bỏ đi trong khi số tiền các đơn vị dùng để mua tặng là không nhỏ.
Ông Cường kể, sau khi thư ngỏ được chia sẻ, nhà trường nhận niềm vui bất ngờ. Trong trường, các thầy cô là những người đầu tiên góp tiền để mua thẻ bảo hiểm cho học sinh. Nhiều doanh nghiệp, phụ huynh, mạnh thường quân cũng tặng quà cho trường, với số tiền có thể mua được hơn 200 thẻ bảo hiểm. Con số này vượt xa sự mong đợi trong thư ngỏ là 89 thẻ bảo hiểm cho 89 học sinh khó khăn.
"> -
Trong nỗ lực lập lại trật tự đô thị, những năm qua, chính quyền quận Cầu Giấy đã giải tỏa và sắp xếp lại khoảng 20 chợ tạm, chợ cóc trên địa bàn và được rất nhiều người dân ủng hộ. Tuy nhiên, đối với việc dẹp bỏ, di dời khu chợ tạm Dịch Vọng Hậu (chợ Sinh viên) hay còn gọi là Chợ nông sản Dịch Vọng Hậu thì dường như lại đang bị bỏ quên. Cầu Giấy Giải tỏa loạt chợ tạm nhưng quên chợ Dịch Vọng HậuChợ Dịch Vọng Hậu (hay còn gọi là Chợ Sinh viên) vốn là chợ tạm hiện đang lấn chiếm vỉa hè lòng đường... Trong những năm gần đây, Hà Nội rất quyết liệt trong việc giải phóng nhiều chợ tạm, chợ cóc. Đối với chính quyền quận Cầu Giấy cũng không phải là ngoại lệ.
Theo số liệu thống kê, những năm qua, trên địa bàn quận Cầu Giấy đã có trên 20 chợ tạm, chợ cóc đã được giải tỏa, sắp xếp lại, tiêu biểu như chợ số 90 Hoa Bằng, chợ số 110 Trần Duy Hưng, khu vực xung quanh chợ Đồng Xa, chợ cóc bờ mương Nghĩa Tân… và đặc biệt là khu chợ Nhà Xanh (phố Phan Văn Trường)
Nhưng riêng đối với chợ Dịch Vọng Hậu (hay còn gọi là Chợ Sinh viên) vốn là chợ tạm hiện đang lấn chiếm vỉa hè lòng đường lại vẫn ngang nhiên hoạt động bấp chấp việc gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn giao thông, mỹ quan đô thị.
Chợ Dịch Vọng Hậu đều tấp nập cảnh mua bán từ sáng sớm đến đêm khuya tràn lan ra vỉa hè, lề đường. Theo ghi nhận của phóng viên, từ tờ mờ sáng đến đêm khuya, khu vực chợ Dịch Vọng Hậu đều tấp nập cảnh mua bán. Từ sáng sớm, hàng chục tiểu thương đã xếp hàng rau củ, thực phẩm tràn lan ra vỉa lè, lề đường. Còn đến tối, khu chợ này lại biến thành những sạp bán quần áo, giày dép, thời trang.
Đáng nói hơn, thay vì giữ gìn trật tự, sắp xếp các gian hàng ngồi đúng vị trí, giải tỏa việc lấn chiếm thì Ban quản lý chợ Dịch Vọng Hậu lại cho dừng đỗ xe trên hè, dưới lòng đường, tổ chức trông giữ xe thu tiền trên vỉa hè khu vực cổng chợ gây ra cảnh nhiễu loạn mỗi khi vào giờ cao điểm.
Khu vực chợ Dịch Vọng Hậu tồn tại rất nhiều bất cập trong các hoạt động mua bán, lấn chiếm chưa được mạnh tay xử lý. Không những việc họp chợ tại chợ Dịch Vọng Hậu lấn chiếm vỉa hè, lòng đường gây mất an toàn giao thông, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị. Các tiểu thương tại chợ này còn có hành vi phá hoại, ngăn cản dự án trồng cây xanh tại khu vực nút giao thông Mai Dịch.
Theo tìm hiểu, hưởng ứng kế hoạch trồng mới 600.000 nghìn cây xanh, bằng nhiều hình thức, trong đó, khuyến khích tăng cường huy động nguồn lực từ xã hội hóa của thành phố Hà Nội đưa ra, việc trồng cây xanh tại nút giao Mai Dịch (phường Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy) và được chính quyền chấp thuận.
Sau khi hoàn thành thủ tục theo quy định của pháp luật, bằng kinh phí của mình, một doanh nghiệp đã khẩn trương tổ chức thực hiện việc trồng cây xanh theo thiết kế để kịp góp phần làm đẹp cảnh quan thành phố trước Tết Nguyên đán.
Tuy nhiên, khi bắt tay vào thực hiện, đơn vị này lại gặp phải vô vàn khó khăn vì hành vi phá hoại của các tiểu thương cũng như cản trở của Ban quản lý chợ Dịch Vọng Hậu.
Doanh nghiệp gặp khó trong việc trồng cây xanh tại nút giao Mai Dịch. Cụ thể, thay vì hợp tác và bàn giao mặt bằng vỉa hè tại khu vực cổng chợ lại cho đơn vị thi công để thực hiện dự án trồng cây xanh, Ban quản lý chợ Dịch Vọng Hậu, lại tổ chức trông giữ xe trên vỉa hè tại khu vực dự án.
Thêm vào đó, các tiểu thương tại chợ tạm Dịch Vọng Hậu vẫn tổ chức kinh doanh trái phép, lấn chiếm trên toàn bộ tuyến vỉa hè. Những tiểu tương này cố tình ngăn cản không cho đơn vị thi công nhận mặt bằng để trồng cây.
Theo tìm hiểu của phóng viên, trước đó, Sở Công thương Hà Nội cũng đã phối hợp các sở, ngành liên quan, UBND các quận, huyện trong thành phố nói chung, quận Cầu Giấy nói riêng để xây dựng phương án bố trí, sắp xếp, di dời các chợ cóc, chợ tạm. Cùng với đó, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung cũng đã có chỉ đạo các quận, huyện, thị xã cải tạo các chợ để bố trí các hộ kinh doanh vào bán hàng, hạn chế tình trạng hàng rong, chợ cóc tràn lan, đồng thời, siết chặt giải tỏa vỉa hè và các tụ điểm chợ cóc, chợ tạm.
Tuy nhiên, không hiểu vì sao, khu vực chợ Dịch Vọng Hậu tồn tại rất nhiều bất cập trong các hoạt động mua bán, lấn chiếm lại chưa được mạnh tay xử lý.
Để nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của thành phố, UBND phường Dịch Vọng Hậu và UBND quận Cầu Giấy cần ra quân lập lại giữ kỷ cương trật tự đô thị, nhanh chóng trồng cây vỉa hè làm đẹp đô thị theo chủ trương chung cũng như chấn chỉnh lại hoạt động tại khu vực chợ Dịch Vọng Hậu.
Nhật Minh
Hà Nội xử lý các công trình sai phép ở quận trung tâm
8 tháng đầu năm 2018, trên địa bàn quận Đống Đa (Hà Nội) có 550 công trình vi phạm trật tự đô thị, trong đó có tòa nhà cao tầng sai phép nằm ngay cạnh trụ sở UBND phường Cát Linh.
"> -
Sống sót sau 28h mắc kẹt ở vùng biển toàn cá mậpNhà chức trách đã xác nhận câu chuyện của Nguyen. Các quan chức thuộc lực lượng bảo vệ bờ biển cho biết, ba người đàn ông trên không thể kêu cứu vì họ thiếu các thiết bị liên lạc khẩn cấp thích hợp. Tuy nhiên, một người họ hàng của một trong ba người trên đã thông báo cho cơ quan chức năng khi Phong Le, Son Nguyen và Luan Nguyen không quay trở lại bến du thuyền như kế hoạch vào 9/10.
Tàu và trực thăng của lực lượng bảo vệ bờ biển đã tiến hành tìm kiếm ở một khu vực rộng bằng đảo Rhode. Cuối cùng, họ phát hiện được Nguyen 28h sau khi thuyền chìm. Video và ảnh chụp từ trên trực thăng cho thấy những người cứu hộ kéo hai người đàn ông khỏi mặt nước, đưa lên thuyền sau đó kéo lên trực thăng.
">