您现在的位置是:NEWS > Công nghệ
Hành trình 10 năm suy tưởng của Nguyễn Minh qua triển lãm 'Nhịp phố'
NEWS2025-02-23 20:19:07【Công nghệ】1人已围观
简介Triển lãm Nhịp phốdiễn ra từ 25-29/12 tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bàthời tiết ngày mai ra saothời tiết ngày mai ra sao、、
Triển lãm Nhịp phốdiễn ra từ 25-29/12 tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài,ànhtrìnhnămsuytưởngcủaNguyễnMinhquatriểnlãmNhịpphốthời tiết ngày mai ra sao Hà Nội của hoạ sĩ Nguyễn Minh (Minh Phố) trưng bày 50 tác phẩm với chất liệu đa dạng từ hội hoạ sơn dầu, sơn mài, acrylic, màu nước… tới điêu khắc gỗ, thép hàn, nhôm… Đặc biệt, một sắp đặt biệt vị mang tính tiếp diễn đánh dấu bước ngoặt của nghệ sĩ.
Bắt nguồn từ phố, suy tư về phát triển và di sản, khám phá cái mới và kiếm tìm bản ngã… triển lãm cá nhân thứ hai của Nguyễn Minh thể hiện sự trưởng thành cả trong con người tư tưởng và con người nghệ thuật.

Lấy khởi nguồn là hình tượng “phố”, Nguyễn Minh liên tục mở rộng quan sát và nghiên cứu đời sống xã hội cũng như thực hành nghệ thuật. Đồng thời, anh bước trên con đường hướng dần từ cái bên ngoài vào cái bên trong, từ tập thể tới bản thể. Kết quả của hành trình ấy là triển lãm Nhịp phố.

Họa sĩ Lương Xuân Đoàn - Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam viết: ''Ước ao một cấu trúc phố, cấu trúc làng vẫn đẹp đẽ, êm ả câu chuyện của làng tôi, làng mình, làng của tôi và của bạn vẫn còn đó nét duyên xưa khó mất. Ước ao là vậy nhưng chuyện của bây giờ, chuyện của hôm nay khó cưỡng. Cứ để cho phố thay làng.
Cứ để cho làng hờn tủi nép vào phố, tự xóa nét đẹp Việt của làng Việt ngày hôm qua. Đáo để, bằng được tự giải mã một câu chuyện khác của phố và làng. Minh Phố vẫn đủ sự tự tin để đặt ra một câu chuyện khác cho kiến trúc Việt. Đã đành là Minh Phố cứ đi đi, tự tin trong sự lựa chọn lộ trình nghệ thuật của bạn. Biết đâu, nếu giời thương, bạn vẫn được duyên nép vào ngày cũ, ngày xưa để làng vẫn trong phố, phố vẫn trong làng, không thể mất".

Nguyễn Minh là nghệ sĩ thị giác với mối quan tâm chính là hội hoạ và điêu khắc. Anh đã đạt được nhiều giải thưởng nghệ thuật như Giải thưởng Triển lãm khu vực 1(2020), Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Thủ đô(2016), Giải A Triển lãm Mỹ thuật Thủ đô(2015), Giải thưởng Mỹ thuật Sông Hồng,Việt Nam - Hàn Quốc(2008)…
Một số triển lãm tiêu biểu mà anh đã tham gia bao gồm triển lãm nghệ thuật quốc tế New Horizon(2022 - Kuala Lumpur, Malaysia), triển lãm quốc tế Giai điệu thiên nhiên(2022 - Hà Nội, Việt Nam), triển lãm nghệ thuật thường niên Peace and Unity through Art(2021 - Philipine), triển lãm cá nhân Nguyễn Minh và Phố(2018 - Hà Nội, Việt Nam).
很赞哦!(38)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Thể Công Viettel vs Công an Hà Nội, 19h15, ngày 19/2: Chủ nhà đáng tin
- Bị mất hành lý, người đàn ông lái xe Audi lao hẳn vào sảnh khách sạn
- Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày cuối tháng 12/2013
- Nguyễn Thị Thanh Nhàn nhận án 10 năm tù
- Nhận định, soi kèo Aston Villa vs Liverpool, 2h30 ngày 20/2: Tiếp đà bất bại
- Condotel, biệt thự biển “lộ bài”, thế giới chào thua Việt Nam
- 3 dự án người nước ngoài không được mua ở Đà Nẵng
- Đà Nẵng sốt đất không tưởng: Hám lãi khủng dễ rước họa
- Nhận định, soi kèo U20 Indonesia vs U20 Yemen, 18h30 ngày 19/2: Những người khốn khổ
- Tên gọi độc đáo của 26 dinh thự đỉnh đồi ở Hạ Long
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo U20 Uzbekistan vs U20 Iran, 18h30 ngày 19/2: Tin vào U20 Iran
Thị trường condotel năm 2018 rất thiếu tích cực (ảnh minh họa) Còn ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu và Phát triển thị trường DKRA cho biết: Thị trường condotel năm 2018 rất thiếu tích cực. Cả năm 2018, nguồn cung mới của condotel chỉ bằng là hơn 30% so với 2017. Năm 2017 có gần 15 ngàn căn thì 2018 chỉ có hơn 4.500 căn được đưa ra thị trường. Tỉ lệ tiêu thụ cũng chỉ khoảng 50% so với nguồn cung mới đưa ra và cũng chỉ bằng chưa đến 60% năm 2017.
Theo ông Hoàng, nguyên nhân của tình trạng trên là do trong 3 năm từ 2015 -2017 thị trường đã phát triển khá mạnh. Trong khi đó năng lực hấp thụ của thị trường ở mức vừa phải. Những người đầu tư phân khúc này họ đã đầu tư vào hết rồi. Khi nguồn cung nhiều thì sẽ tạo ra hiện tượng thừa cung và thị trường phải tiêu thụ hết được cái nguồn cung dư thừa đó.
Cùng với đó, năm 2018 thị trường condotel mới bộc lộ nhiều vấn đề không rõ ràng về pháp lý đối với quyền sở hữu. Người mua cũng đang chờ đợi năng lực vận hành của chủ đầu tư. Vì 3 năm vừa qua khi mua các dự án bắt đầu triển khai, tới năm nay dự án mới bắt đầu đưa vào hoạt động. Từ năng lực vận hành đó sẽ dân tới việc thực hiện cam kết lợi nhuận mà chủ đầu tư đã đưa ra cho người mua. Thực tế đã có một số dự án cam kết lợi nhuận nhưng lại không thực hiện được nên người mua bắt đầu e ngại và thận trọn hơn.
Những dự báo về thị trường condotel năm 2019
Theo ông Hoàng, năm 2019 condotel sẽ là đặt ra nhiều thách thứ cho cả chủ đầu tư và người mua. Người mua tiếp tục chờ đợi chủ đầu tư thể hiện năng lực vận hành và chờ đợi cơ quan nhà nước quy định rõ ràng về pháp lý.
Hiện condotel đang được đầu tư và phát triển mạnh mẽ ở các địa phương có tiềm năng du lịch tốt như: Phúc Quốc, Khánh Hòa, Quảng Nam, Đà Nẵng. Tuy nhiên, trong thời gian qua một số nơi khác như: Bà Rịa- Vũng Tàu, Bình Định cũng có những dự án bất động sản nghỉ dưỡng. Từ đó có thể thấy condotel bắt đầu trải dài khắp các địa phương nào có tiềm năng du lịch.
Phân tích thêm về thị trường condotel năm 2019, ông Thức cho biết, các dự án condotel tập trung ở 3 khu vực chính là Đà Nẵng, Nha Trang và Phú Quốc. Cụ thể, ở Đà Nẵng giai đoạn vừa rồi phát triển khá nhiều, quá trình xét duyệt dự án ở Đà Nẵng đang khó khăn hơn nên nguồn cung mới ở Đà Nẵng tạm thời có phần chững lại. Hơn nữa, quỹ đất ở dọc bãi biển Đà Nẵng hiện nay cũng đã được lập dự án hết rồi nên nguồn cung mới phải chuyển sang khu vực gần khu Sơn Trà hoặc gần Quảng Nam. 2 khu vực đó sẽ là điểm nóng cho nguồn cung tương lai.
Còn ở Nha Trang thì quỹ đất ở trong thành phố cũng ít hơn, một số dự án bán 2, 3 năm trước thì cũng sắp hoàn thành xây dựng. Tương lai thì chắc chắn Nha Trang cũng phải đi về phía nam khu Cam Ranh. Còn Phú Quốc thì cũng tương tự, dọc bên phía Tây của bãi Trường cũng đang có nhiều tiềm năng về nguồn cung.
Về nhu cầu, với những dự án có chủ đầu tư uy tín tốt, vị trí ngay bãi biển đẹp thì vẫn có người mua. Hiện đã có rất nhiều kiến nghị từ các Hiệp hội bất động sản, xem xét đưa condotel vào khuôn pháp lý nên hy vong năm 2019 vấn đề pháp lý sẽ rõ ràng hơn.
Ông Thức cho biết, đối với những nhà đầu tư cá nhân, nếu muốn đầu tư vào condotel, biệt thự biển trong năm 2019 phải xem chủ đầu tư dự án có uy tín hay không? có tiềm lực đủ để thực hiện những cam kết đã đưa ra hay không?”
Ngoài ra, với những chủ đầu tư không đưa ra cam kết chỉ đưa ra chương trình cho thuê. Tức là họ sẽ giúp bạn cho thuê biệt thự hoặc căn hộ của bạn với mức lợi nhuận thỏa thuận, không có cam kết nào khác thì cũng không hẳn là không tốt. Vì như vậy là họ đã thể hiện rõ năng lực của mình ngay từ đâu cho khách hàng dễ quyết định.
"Vị trí đầu tư thì tùy vào vị trí của các nhà đầu tư cá nhân đang ở. Nên chọn cho mình vị trí phù hợp để gần và tiện lợi trong việc di chuyển. Ví dụ như tôi hiện đang ở TPHCM thì tôi sẽ chọn Phú Quốc để đầu tư vào condotel", ông Thức chia sẻ.
Mạnh Đức
Condotel, biệt thự biển ‘vỡ trận’ 2018: Vì đâu nên nỗi?
Từ 2015 – 2017 condotel đã bùng nổ với hàng loạt dự án được đầu tư xây dựng và thu hút hàng tỷ USD nhưng thời gian gần đây xu hướng này đang chững lại...
">Condotel, biệt thự biển tìm ánh sáng cuối đường hầm
Công an TP Dĩ An sáng nay đang phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ của công an tỉnh Bình Dương khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân vụ án mạng khiến một dân phòng tử vong.
Trụ sở công an phường Đông Hòa, nơi xảy ra vụ án mạng Nạn nhân là anh Nguyễn Thanh Phong (SN 1985, ngụ TP Dĩ An), là dân phòng phường Đông Hòa, TP Dĩ An.
Theo thông tin ban đầu, khoảng 21h tối qua, một thanh niên lạ mặt mình trần đi vào trụ sở công an phường Đông Hòa, TP Dĩ An tại đường Trần Hưng Đạo.
Lúc này, anh Phong đang trực trong trụ sở ra ngăn lại để hỏi lí do vào trụ sở. Tuy nhiên, đối tượng bất ngờ rút một con dao đâm thẳng vào người anh Phong khiến nạn nhân gục xuống đất.
Sau khi đâm anh Phong, đối tượng bỏ chạy ra khỏi trụ sở công an vào một quán cà phê đối diện. Khoảng 30 phút sau, khi bị công an bao vây và vận động thì đối tượng đầu thú.
Riêng anh Phong sau đó được đưa đi bệnh viện cấp cứu nhưng đã tử vong do vết thương nặng.
Theo nguồn tin của PV, qua xét nghiệm ma túy đối tượng này có kết quả âm tính, không có biểu hiện sử dụng chất kích thích.
Hiện công an đang làm việc với đối tượng để điều tra vụ việc.
Sau bữa cơm giỗ tổ, em trai đâm chết anh ở Tiên Lãng
Nạn nhân tử vong sau lưỡi dao của chính người em ruột. Án mạng xảy ra sau bữa cơm giỗ tổ.
">Một dân phòng bị đâm chết trong trụ sở công an phường ở Bình Dương
CEO Ecopark Đào Ngọc Thanh giữ chức chủ tịch HĐQT Vinaconex
Sáng nay (11/1), Tổng công ty Vinaconex (VCG) tổ chức đại hội đồng cổ đông bất thường nhằm tái cơ cấu lại đội ngũ Hội đồng quản trị (HĐQT) và Ban kiểm soát (BKS).
ĐHCĐ bất thường được tổ chức sau khi Vinaconex đã có sự thay đổi trong cơ cấu cổ đông của doanh nghiệp. Theo đó, Vinaconex có 3 cổ đông lớn chiếm 87% vốn của Vinaconex. Cụ thể, An Quý Hưng nắm 57,71% vốn, Công ty TNHH Bất động sản Cường Vũ giữ 21,3% vốn và Đầu tư Star Invest nắm 7,57% vốn.
ĐHCĐ bất thường năm 2019 của Tổng công ty Vinaconex tổ chức sáng nay (11/1). Trước đó một ngày (ngày 10/1), các thành viên HĐQT đương nhiệm (nhiệm kỳ 2017 – 2022) đồng loạt thông báo ý định từ chức vào ngày tổ chức đại hội đồng cổ đông bất thường do đã hoàn thành xong nghĩa vụ người đại diện vốn Nhà nước.
Tại ĐHCĐ bất thường hôm nay, ông Đỗ Trọng Quỳnh, Nguyên Tổng giám đốc VCG đọc đơn xin từ nhiệm của 7 thành viên HĐQT gồm ông Nguyễn Đức Chi, ông Đỗ Trọng Quỳnh, ông Trần Tuấn Anh, ông Nguyễn Anh Tùng, ông Phạm Văn Hải, ông Lê Đăng Dũng, bà Nghiêm Phương Nhi.
Cùng với 7 thành viên HĐQT, 5 thành viên BKS cũng bày tỏ ý nguyện từ nhiệm gồm ông Đặng Thanh Tuấn, bà Kiều Bích Hoa, ông Vũ Hồng Tuấn, bà Nguyễn Thị Quỳnh Trang và ông Bùi Anh Vũ.
Đại hội thông qua đơn từ nhiệm của các thành viên này.
Ông Đào Ngọc Thanh (ôm bó hoa) - Tân Chủ tịch HĐQT cùng HĐQT Tổng công ty Vinaconex ra mắt. Tại ĐHCĐ, hơn 418 triệu phiếu tham dự biểu quyết đã bầu ra 7 thành viên trúng cử HĐQT. Trong đó, ông Đào Ngọc Thanh, đại diện vốn An Quý Hưng được bầu giữ chức Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Vinaconex nhiệm kỳ 2017-2022.
Được biết, ông Đào Ngọc Thanh hiện là CEO CTCP Đầu tư và Phát triển Việt Hưng (Ecopark). Ông Thanh cũng đang là Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Contana (CSC), Phó Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư châu Á - Thái Bình Dương (API)...
Chủ tịch HĐQT Đào Ngọc Thanh: Nung nấu trở thành top 3 lĩnh vực xây dựng
Trao đổi tại ĐHCĐ bất thường, với tư cách là người đại diện cho nhóm cổ đông lớn An Quý Hưng, ông Đào Ngọc Thanh cho biết, hiện nay tôi đang làm CEO cho Ecopark tôi đến đây với tư cách là đại diện nhóm cổ đông tham gia vào Vinaconex cũng không phải những đại gia làm về thương mại, ngân hàng. An Quý Hưng phần lớn là làm về xây dựng.
“Nhà đầu tư nói về việc đưa Vinaconex trở thành top 3 trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam. Không phải tôi mà tất cả cổ đông ngồi đây đều nung nấu. Chúng ta không có thương hiệu gì về xây lắp là rất vô lý điều này phải suy nghĩ. Tôi đến đây với tinh thần nung nấu chứ không phải ước mơ nữa để thương hiệu Vinaconex có trên các toà nhà. Vinaconex là 1 thương hiệu, tên tuổi đa nghề đa ngành. Chúng ta còn là nhà đầu tư, phát triển xây dựng dân dụng. Chúng ta phải có những đô thị mới đáp ứng điều kiện về môi trường, cảnh quan. Chúng ta phải ra được khu công nghiệp kiểu mẫu được thế giới thừa nhận chọn ra những gì gần gũi, sát thực với chúng ta. Đó là trách nhiệm trước mắt và còn bao nhiệm vụ nữa” – ông Thanh nói.
Cơ cấu cổ đông tại Tổng công ty Vinaconex (Ảnh Vietnambiz). Chính thức trở thành Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Vinaconex, ông Thanh khẳng định: “Chúng tôi là những người kế tục sự nghiệp này tiếp tục giữ gìn và xây dựng thương hiệu Vinaconex xứng tầm trở thành tổng công ty có thương hiệu nhất ở Việt Nam gần nhất là Đông Nam Á gặp gỡ nhiều nhà đầu tư lớn, cổ phiếu Vinaconex càng có giá trị cao xứng đáng là 1 trong những thương hiệu mạnh”.
Một đại diện khác của cổ đông lớn An Quý Hưng, ông Nguyễn Xuân Đông cho rằng, Vinconex có thương hiệu 30 năm nhưng chưa phát triển đúng tầm. Có nhiều tài sản, lĩnh vực trong đó là đầu tư. Cơ chế ngày xưa sẽ không phát triển hết được. Họ có gì, ta có gì chúng tôi còn nhiều tài sản, nhà máy điện. Trong định hướng chung lĩnh vực đầu tư là then chốt để kiếm tiền. Xây lắp là trụ cột vững chắc để chúng tôi phát triển lĩnh vực đầu tư.
7 thành viên trúng cử HĐQT Tổng công ty Vinaconex:
1. Ông Thân Thế Hà (đại diện do Viettel ứng cứ, Chủ tịch HĐTV An Khánh SJC).
2. Ông Nguyễn Quang Trung (đại diện do Viettel ứng cử, Phó Tổng giám đốc Công ty địa ốc Phú Long).
3. Ông Nguyễn Xuân Đông, CEO An Quý Hưng - Nhóm cổ đông An Quý Hưng.
4. Ông Dương Văn Mậu
5. Ông Đào Ngọc Thanh, CEO Ecopark - Nhóm cổ đông An Quý Hưng.
6. Ông Bùi Tuấn Anh.
7. Ông Nguyễn Hữu Tới.Hồng Khanh
Đại gia ngầm lộ diện, 'game' mới nhiều bất ngờ ở Vinaconex
Cường Vũ là nhà đầu tư trúng đấu giá toàn bộ lô cổ phần 21,28% vốn Vinaconex do Viettel sở hữu. Tổng cộng An Quý Hưng, Cường Vũ và Star Invest đã chi hơn 10.000 tỷ để mua 87% vốn Vinaconex.
">Đại gia ngầm lộ diện chủ nhân ghế nóng Vinaconex xuất hiện
Soi kèo góc PSV vs Juventus, 3h00 ngày 20/2
Cả nước thêm 14.440 ca Covid-19, Hải Dương và Bình Thuận tăng mạnh số mắc
Bộ Y tế ngày 28/12 công bố 14.440 ca Covid-19 tại 61 tỉnh, thành phố. Trong đó, có 14.421 trường hợp do lây nhiễm trong nước, giảm 446 ca so với ngày hôm qua.
">Bộ Y Tế đồng ý sử dụng kết quả test nhanh Covid
Xác định nhiệm vụ trọng tâm trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 là nhằm bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của nhân dân. Theo đó, chiến lược “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” là trụ cột để Việt Nam đảm bảo mục tiêu này.
Ngày 11/10, Chính phủ ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19", áp dụng thống nhất trên toàn quốc. Theo đó, việc phòng, chống dịch phải theo 3 trụ cột chính (cách ly, xét nghiệm, điều trị) và công thức “5K + vaccine, thuốc điều trị + công nghệ + ý thức người dân + các biện pháp khác”. Việc áp dụng cần linh hoạt, sáng tạo theo diễn biến tình hình dịch bệnh.
Để việc triển khai Nghị quyết 128 đảm bảo thống nhất, thông suốt trên toàn quốc và phát huy được tính chủ động, sáng tạo của các địa phương, ngày 12/10 Bộ Y tế ban hành Quyết định 4800/QĐ/BYT, hướng dẫn tạm thời chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128. Trong đó, đưa ra 6 biện pháp chuyên môn y tế để các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch triển khai, đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh. Kể từ đây, các địa phương đã có thể linh hoạt áp dụng các biện pháp hành chính phù hợp tình hình dịch bệnh từng địa bàn dân cư.
Cùng với đó, để cụ thể hóa các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 áp dụng với người nhập cảnh Việt Nam, ngày 16/12 Bộ Y tế ra Công văn số 10688/BYT-MT, hướng dẫn y tế phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh Việt Nam. Theo đó, cho phép người nhập cảnh vào Việt Nam để làm việc ngắn ngày (dưới 14 ngày) không còn phải cách ly y tế, song phải tuân thủ nghiêm ngặt và đầy đủ các quy định về phòng, chống dịch. Theo đó, cho phép người nhập cảnh vào Việt Nam để làm việc ngắn ngày (dưới 14 ngày) không còn phải cách ly y tế, song phải tuân thủ nghiêm ngặt và đầy đủ các quy định về phòng, chống dịch.
Để hiểu rõ tinh thần Nghị quyết 128 và đưa Nghị quyết vào cuộc sống, cùng các địa phương và nhân dân cả nước trao đổi thông tin và chia sẻ kinh nghiệm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. Báo VietNamNet tổ chức Giao lưu trực tuyến: Bảo vệ sức khỏe, thích ứng an toàn, linh hoạt trong dịch Covid-19, với sự tham gia của hai chuyên gia khách mời:
- PGS.TS Lương Mai Anh - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Môi trường Y tế (Bộ Y tế)
- PGS.TS Nguyễn Viết Nhung - Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, Chủ tịch Hội Phổi Việt NamNỘI DUNG BUỔI GIAO LƯU:
Những quy định mới để “Thích ứng an toàn, linh hoạt với Covid-19”
Phan Diệu Quỳnh, Nữ - 29 Tuổi
Xin bà cho biết những điểm mới của Nghị quyết 128/NQ-CP? Mục tiêu của Nghị quyết này?
PGS.TS Lương Mai Anh:Trong giai đoạn vừa qua, ở mức bình thường là phải không có ca mắc Covid-19 tại cộng đồng (Zero Covid). Theo chiến lược mới này thì chấp nhận có số ca mắc nhất định trong cộng đồng và tiếp tục triển khai các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội và hoạt động sinh hoạt của người dân.
Để kiểm soát hiệu quả dịch bệnh trong giai đoạn này thì các biện pháp phòng chống dịch cần điều chỉnh linh hoạt với thực tiễn cùng với việc tăng dần mức độ bao phủ tiêm vắc xin. Tuy nhiên, các trường hợp mắc trong cộng đồng vẫn cần được phát hiện sớm, khoanh vùng ở phạm vi hẹp nhất có thể, cách ly, theo dõi sức khỏe, điều trị kịp thời. Các trường hợp F1 vẫn cần được cách ly phù hợp để ngăn chặn nguồn lây nhiễm. Về phía người dân, vẫn cần tuân thủ nguyên tắc 5K khi tham gia tất cả các hoạt động (đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, không tụ tập đông người, khử khuẩn tay, khai báo y tế). Nếu không tiếp tục thực hiện các biện pháp này thì việc mở cửa không có kiểm soát sẽ gây ra hệ lụy rất lớn đến tính mạng và sức khỏe người dân.
"Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19" tạo điều kiện và là cơ sở khoa học để các địa phương tự tính toán và quyết định cấp độ dịch, thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh song song với hoạt động khôi phục, phát triển kinh tế, tránh đổ vỡ với nền kinh tế khi đứt gãy các chuỗi cung ứng toàn cầu mà Việt Nam đã và đang tham gia một cách sâu rộng vào đời sống chung của nền kinh tế thế giới. Các địa phương chưa có ca mắc hoặc có cấp độ dịch thấp có thể chuẩn bị vật tư, trang thiết bị, nhân lực và các điều kiện đảm bảo đáp ứng trong trường hợp dịch bệnh bùng phát ở địa phương, tránh tình trạng bị động, lúng túng hoặc phải áp dụng các biện pháp phong tỏa cực đoan gây ảnh hưởng xấu đến đời sống, kinh tế, xã hội, sản xuất... nói chung.
Việc mở lại các hoạt động sản xuất kinh doanh, giao thông, lưu thông vận chuyển hàng hóa, tham quan du lịch, giáo dục - đào tạo phải theo lộ trình từng bước chắc chắn, hiệu quả, phù hợp và đảm bảo an toàn phòng chống dịch.
Mục tiêu của Nghị quyết 128 là bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng người dân; Hạn chế đến mức thấp nhất ca mắc và tử vong do Covid-19; Khôi phục và phát triển kinh tế xã hội đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội trong điều kiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.
Giao lưu trực tuyến: Bảo vệ sức khỏe, thích ứng an toàn, linh hoạt trong dịch Covid-19 - Ảnh: Phạm Hải Đức Thịnh, Nam - 52 Tuổi
Vậy ta còn thực hiện mục tiêu "zero Covid" không?
PGS.TS Lương Mai Anh: “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” là chiến lược “Mở cửa có kiểm soát” xây dựng dựa trên nguyên tắc không theo đuổi mục tiêu "zero Covid" nhưng vẫn phải đảm bảo kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Căn cứ bộ tiêu chí, chỉ số khoa học, các địa phương chủ động linh hoạt quyết định “an toàn đến đâu, mở cửa đến đó”. Nếu “mở toang cửa” không kiểm soát để phát hiện sớm các ổ dịch sẽ gây ra hệ luỵ rất lớn đối với sức khoẻ và tính mạng của người dân, làm tăng tỷ lệ tử vong, gây thiệt hại về kinh tế, dẫn đến kịch bản xấu như 1 số nước: mở cửa ra song phải đóng lại ngay mặc dù có tỷ lệ tiêm chủng cao.
Do đó chúng ta vẫn cần thực hiện phát hiện sớm các ca mắc, cách ly khoanh vùng ở phạm vi hẹp, điều trị kịp thời. Các đối tượng có nguy cơ cao như người có triệu chứng ho, sốt…, người làm các công việc trực tiếp tiếp xúc với nhiều người, người tham gia các chuỗi sản xuất, cung ứng, vận chuyển vẫn phải thực hiện tầm soát định kỳ. Tất cả các ngành, lĩnh vực, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong quá trình hoạt động, sản xuất, kinh doanh vẫn cần đảm bảo an toàn phòng, chống dịch.
Vĩnh Trinh, Nữ - 61 Tuổi
Tôi muốn hỏi các cơ quan chức năng đánh giá cấp độ nguy cơ dịch bệnh có khác so với trước?
PGS.TS Lương Mai Anh: Đánh giá cấp độ nguy cơ dịch bệnh vẫn có 4 cấp độ tương ứng với 4 màu xanh, vàng, cam và đỏ. Tuy nhiên các chỉ số đánh giá có khác so với trước, cụ thể đánh giá trước đây chỉ căn cứ vào số ca mắc mới nhưng theo đánh giá hiện nay thì căn cứ vào 3 nhóm chỉ số gồm:
- Chỉ số 1: Số ca mắc mới tại cộng đồng/100.000 người/tuần
- Chỉ số 2: Tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 01 liều vắc xin phòng Covid-19, trong đó có tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên được tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19: tiêm vắc xin phòng Covid-19 là biện pháp chiến lược, chủ động nhằm giảm tỷ lệ mắc và tử vong. Theo đánh giá hiện nay, tỷ lệ tử vong ở người trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm tới trên 81% tổng số ca tử vong Covid-19) vì vậy tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên được tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19 được đưa vào để điều chỉnh tăng cấp độ dịch nếu không đạt. Đây cũng là tiêu chí thể hiện rõ mục đích bảo vệ người cao tuổi, có bệnh lý nền giảm nguy cơ nhiễm bệnh, trở nặng, nhập viện và tử vong. Chỉ số này làm rõ định hướng “sống chung an toàn” với dịch Covid-19.
- Chỉ số 3: Đảm bảo khả năng thu dung, điều trị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh các tuyến: chỉ số này nhằm đảm bảo hệ thống y tế luôn sẵn sàng đáp ứng ở cấp độ dịch cao nhất để giảm các trường hợp nặng và tử vong ở 3 tầng điều trị. Chỉ số này nếu không đạt thì không được giảm cấp độ dịch.
Quỳnh Chi, Nữ - 27 Tuổi
Người Việt Nam đều đã tiêm ít nhất 1 mũi vắc xin, nhưng F0 lại tăng. Vậy tỷ lệ tiêm chủng, độ bao phủ vắc xin có ý nghĩa gì để đánh giá cấp độ nguy cơ dịch Covid-19 không?
PGS.TS Nguyễn Viết Nhung:Mục tiêu Nghị định 128 là phải giảm thiểu tử vong và điều đó là cực kỳ quan trọng. Vắc xin có vai trò giảm chuyển nặng, giảm tử vong, tuy nhiên chúng ta không giảm được lây nhiễm nếu không áp dụng các biện pháp phòng tránh như thực hiện 5K. Khi chúng ta mở cửa, F0 vẫn tiếp tục tăng bởi vì vắc xin không bảo vệ 100% để không bị nhiễm bệnh, nhiều người không thực hiện tốt 5K. F0 nhiều nhất là chủng Delta lây nhiễm rất nhanh, chỉ cần sơ hở một chút thôi là có thể nhiễm Covid-19. Độ phủ vắc xin có vai trò quan trọng, giúp đánh giá xem cộng đồng đó đã có miễn dịch hay chưa, từ đó có ý nghĩa quan trọng để đánh giá cấp độ dịch Covid-19.
Nguyễn Văn Minh, Nam - 44 Tuổi
Năng lực khám chữa bệnh của các cơ sở y tế có ý nghĩa gì không trong xếp loại nguy cơ dịch cho mỗi địa bàn dân cư?
PGS.TS Nguyễn Viết Nhung: Việc này rất có ý nghĩa, có thể xem được mức độ chuẩn bị ứng phó của địa bàn từ cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh. Năng lực khám chữa bệnh của cơ sở y tế là chúng ta phải dự trữ và dự đoán được tình hình, dù đã tiêm vắc xin, dù số ca chuyển nặng rất ít, nếu không có những yếu tố nguy cơ như tuổi cao, các bệnh nền vẫn sẽ có những trường hợp mắc bệnh, mà tỷ lệ của chúng ta hiện nay tính khoảng 10%, khi chúng ta chưa tiêm vắc xin thì tỷ lệ đó là 16%.
Hiện tại người dân đã tiêm vắc xin vì vậy trên 90% người bệnh có biểu hiện nhẹ và không triệu chứng. Số cần phải chăm sóc y tế chỉ khoảng 10%. Như tại Đà Nẵng tỷ lệ cần phải chăm sóc y tế chỉ khoảng 3% - 5%, 95% bệnh nhẹ và không triệu chứng.
Do vậy, vẫn cần năng lực ứng phó của hệ thống y tế từ các cấp trở lên và tôi muốn nhấn mạnh là tầng 1, tầng 2, tầng 3 trong các quy định đã có.
Tại mỗi địa bàn dân cư năng lực chăm sóc khám chữa bệnh của đơn vị cấp xã, phường rất quan trọng. Cũng cần tính kỹ hơn đến năng lực hồi sức tích cực từ cấp huyện, cấp tỉnh mà chủ yếu là cấp tỉnh (nếu điều trị ở tầng 3 thì chủ yếu là cấp tỉnh). Những điều này đều có ý nghĩa trong việc xếp loại nguy cơ dịch của mỗi địa bàn.
Tôi nhớ rằng trước đây chúng ta đặt ra chỉ số 2% số giường theo số F0 trong tỉnh - tức cần phải có 2% số giường hồi sức tích cực. Tuy nhiên, trong hướng dẫn hiện tại cũng không quy định là bao nhiêu %, nhưng điều này hết sức cần thiết.
Lan My, Nữ - 42 Tuổi
Tôi được biết để triển khai Nghị quyết 128, cần có hướng dẫn cụ thể về chuyên môn để các địa phương cả nước lên kế hoạch triển khai thực hiện tùy đặc điểm và tình hình địa phương... Ngành y tế đã có hướng dẫn đó chưa thưa PGS.TS Lương Mai Anh?
PGS.TS Lương Mai Anh:Ngay sau khi Nghị quyết 128 của Chính phủ được ban hành thì Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128 (Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021), trong đó đã hướng dẫn các tiêu chí đánh giá cấp độ dịch và các biện pháp chuyên môn y tế để thực hiện.
PGS.TS Lương Mai Anh - Ảnh: Phạm Hải Hoàng Thương, Nữ - 33 Tuổi
Tết đã cận kề và nhu cầu nhập cảnh vào Việt Nam hiện là rất lớn. Xin hỏi khi Việt Nam đã thích ứng an toàn với Covid-19 thì quy định y tế với người nhập cảnh Việt Nam có thay đổi theo không ạ?
PGS.TS Lương Mai Anh:Để hướng dẫn thực hiện theo đúng tinh thần của Nghị quyết 128 và trong bối cảnh tỉ lệ tiêm chủng vắc xin Covid-19 của Việt Nam đã đạt ở mức cao (tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên được tiêm 1 mũi là 96,4% và tiêm đủ 2 mũi là 76,5%). Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, chậm nhất đến ngày 31/12/2021 phải cơ bản hoàn thành 100% việc tiêm 2 mũi vắc xin cho người từ 18 tuổi trở lên, đồng thời đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin cho trẻ em. Bộ Y tế đã ban hành Công văn 10688/BYT-MT ngày 16/12/2021 về phòng, chống dịch với người nhập cảnh, trong đó có các chính sách linh hoạt, mở cửa hơn đối với người nhập cảnh. Cụ thể:
- Đối với người nhập cảnh đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 và có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trước khi nhập cảnh thì chỉ phải tự theo dõi sức khỏe tại nơi lưu trú, không được tiếp xúc với người xung quanh, không được tự ra khỏi nơi lưu trú trong 3 ngày đầu kể từ ngày nhập cảnh; tiếp tục tự theo dõi sức khỏe đến hết 14 ngày và luôn thực hiện 5K thôi (quy định trước đây là cách ly tập trung 7 ngày và theo dõi sức khỏe đến hết 14 ngày).
- Đối với người nhập cảnh chưa tiêm đủ liều vắc xin hoặc chưa tiêm vắc xin Covid-19 và có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trước khi nhập cảnh thì phải thực hiện cách ly tại nơi lưu trú trong 7 ngày và tiếp tục theo dõi sức khỏe đến hết 14 ngày (quy định trước đây là cách ly tập trung 14 ngày).
Jonny Đặng, Nam - 56 Tuổi
Tôi ở Mỹ muốn về Việt Nam ăn Tết có phải đi cách ly không hay cách ly tại nhà?
PGS.TS Lương Mai Anh:Tùy theo tình trạng tiêm vắc xin của bạn và kết quả xét nghiệm mới biết được bạn có phải cách ly hay không. Theo hướng dẫn tại Công văn 10688 của Bộ Y tế, nếu bạn chưa tiêm đủ liều vắc xin hoặc chưa tiêm vắc xin Covid-19 thì bạn sẽ phải cách ly tại nơi lưu trú trong 7 ngày, kể từ ngày nhập cảnh. Tuy nhiên, nếu điều kiện nơi lưu trú của bạn không đáp ứng yêu cầu về địa điểm cách ly tại nhà, thì bạn phải đi cách ly ở cơ sở cách ly tập trung.
Nếu bạn đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 và có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trước khi nhập cảnh thì chỉ phải tự theo dõi sức khỏe tại nơi lưu trú, không được tiếp xúc với người xung quanh, không được ra khỏi nơi lưu trú trong 3 ngày đầu, kể từ ngày nhập cảnh; tiếp tục tự theo dõi sức khỏe đến hết 14 ngày và luôn thực hiện 5K.
Vinh, Nam - 64 Tuổi
Tôi ở Pháp có Visa công vụ 4 tuần dịp Tết Bính Dần. Xin cho biết các quy định y tế với đối tượng nhập cảnh như tôi?
PGS.TS Lương Mai Anh: Nếu bạn đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 và có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trước khi nhập cảnh thì chỉ phải tự theo dõi sức khoẻ tại nơi lưu trú, không được tiếp xúc với người xung quanh, không được ra khỏi nơi lưu trú trong 03 ngày đầu kể từ ngày nhập cảnh; tiếp tục tự theo dõi sức khỏe đến hết 14 ngày và luôn thực hiện 5K.
Nếu bạn chưa tiêm đủ liều vắc xin hoặc chưa tiêm vắc xin Covid-19 và có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trước khi nhập cảnh thì phải thực hiện cách ly tại nơi lưu trú trong 07 ngày và tiếp tục theo dõi sức khỏe đến hết 14 ngày.
Mai Anh, Nữ - 39 Tuổi
Đổi màu cấp độ dịch theo quy định mới, có báo cho dân, hộ KD, DN biết trước không, qua kênh nào?
PGS.TS Lương Mai Anh:Cấp độ dịch và các biện pháp áp dụng tương ứng được công bố trên cổng thông tin điện tử của địa phương. Người dân có thể tìm hiểu về cấp dộ dịch của các xã, phường, thị trấn của các địa phương trên cả nước ở cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế.
Đức, Nam - 31 Tuổi
Các địa bàn có cấp độ nguy cơ khác nhau thì dịch vụ phục vụ dân sinh và sản xuất kinh doanh có khác nhau?
PGS.TS Lương Mai Anh: Có sự khác nhau ở cấp độ dịch 4, cụ thể:
- Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh được hoạt động ở mọi cấp độ dịch nhưng phải có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19.
- Nhưng đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ bao gồm trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích, chợ đầu mố Nhà hàng/quán ăn, chợ truyền thống (trừ cơ sở kinh doanh các dịch vụ có nguy cơ lây nhiễm cao như vũ trường, karaoke, mát xa, quán bar, internet, trò chơi điện tử) được hoạt động ở các cấp độ 1, 2, 3 nhưng phải có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19. Riêng đối với cấp độ 4 sẽ bị hạn chế về số lượng người bán/mua cùng 1 thời điểm và do UBND cấp tỉnh quy định số lượng người cụ thể.
Trương Lam, Nam - 45 Tuổi
Theo quy định trước đây, nếu người dân ở địa bàn thực hiện Chỉ thị 16 sẽ không được di chuyển đến nơi khác. Nay thích ứng an toàn thì có áp dụng Chỉ thị 16 nữa không?
PGS.TS Lương Mai Anh: Tại Nghị quyết 128 đã nêu tạm thời không áp dụng các Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 2686/QĐ-BCĐQG ngày 31/5/2021 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19.
Nguyễn Dũng, Nam - 54 Tuổi
Thích ứng an toàn với Covid, có còn phải cách ly tập trung? Tôi muốn cách ly tại nhà có được không?
PGS.TS Lương Mai Anh:Bộ Y tế đã có hướng dẫn cách ly tại nhà đối với F1 nếu đáp ứng yêu cầu về về địa điểm cách ly tại nhà. Trường hợp nhà ở không đủ điều kiện cách ly thì vẫn phải cách ly tập trung hoặc trường hợp địa phương có địa điểm cách ly tập trung đảm bảo an toàn và được cá nhân người thuộc diện cách ly đồng ý thì có thể tổ chức cách ly tập trung thay vì cách ly tại nhà.
Mai Chi, Nữ - 58 Tuổi
Đơn vị hành chính nào, xã hay huyện, được tự quy định công suất, số lượng người tham gia sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, văn hóa, văn nghệ, sự kiện hiếu hỉ, thể thao? Làm thế nào để người dân biết các thông tin này?
PGS.TS Lương Mai Anh: UBND cấp tỉnh sẽ quy định các điều kiện cần thiết để hoạt động đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19 bao gồm hạn chế số lượng người tham gia các hoạt động dịch vụ, văn hóa, văn nghệ, sự kiện hiếu hỉ, thể thao; cập nhật cấp độ dịch và các biện pháp áp dụng tương ứng.
Quỳnh Lâm, Nữ - 43 Tuổi
Tôi xin hỏi quy định mới có cấm xe khách liên tỉnh đến vùng đỏ?
PGS.TS Lương Mai Anh: Vận tải hành khách công cộng đường bộ, đường thủy, nội địa và hàng hải được hoạt động đảm bảo phòng chống dịch ở cấp độ 1, có thể hoạt động có điều kiện ở cấp độ 2, không hoạt động hoặc hoạt động hạn chế ở cấp độ 3, 4. Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn hoạt động vận tải hành khách công cộng đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch.
Thành Đồng , Nam - 36 Tuổi
Xin hỏi vận chuyển hàng hóa giữa các vùng nguy cơ như thế nào?
PGS.TS Lương Mai Anh: Theo Nghị quyết 128, tất cả các hoạt động về lưu thông, vận chuyển hàng hóa giữa các vùng nguy cơ được hoạt động ở tất cả các cấp độ dịch nhưng phải đảm bảo phòng chống dịch. Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn hoạt động vận tải hành khách công cộng đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch.Thảo, Nữ - 47 Tuổi
Các cơ sở, dịch vụ nào sẽ bị cấm, trong trường hợp địa phương chuyển sang màu đỏ?
PGS.TS Lương Mai Anh: Các cơ sở kinh doanh các dịch vụ có nguy cơ lây nhiễm cao như vũ trường, karaoke, mát xa, quán bar, internet, trò chơi điện tử, làm tóc (bao gồm cắt tóc), làm đẹp và các cơ sở khác do địa phương quyết định; hoạt động bán hàng rong, vé số dạo,...; các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự; bảo tàng, triển lãm, thư viện, rạp chiếu phim, cơ sở, địa điểm biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao,...: sẽ bị ngừng hoạt động.
Kiên Trung, Nam - 53 Tuổi
Xin hỏi có danh mục dịch vụ bị cấm khi địa phương nâng mức độ nguy cơ không? Tìm đọc ở đâu?
PGS.TS Lương Mai Anh: UBND cấp tỉnh phải công bố cấp độ dịch và các biện pháp phòng, chống dịch áp dụng tương ứng bao gồm các dịch vụ bị ngừng hoạt động theo quy định tại Nghị quyết 128 và các thông tin này sẽ được đăng tải lên cổng thông tin điện tử của UBND tỉnh, thành phố.
PGS.TS Nguyễn Viết Nhung - Ảnh: Phạm Hải Khẩn trương tăng năng lực ứng phó dịch bệnh cho y tế cơ sở
Lâm Anh Châu, Nữ, 37 Tuổi
Theo hướng dẫn mới của ngành y tế, Y tế xã phường tham gia truy vết, xét nghiệm, cách ly y tế và điều trị như thế nào, có khác với trước?
PGS.TS Lương Mai Anh:Việc truy vết, xét nghiệm điều tra ổ dịch vẫn thực hiện như các quy định trước đây, chỉ có khác là trước đây chúng ta đánh giá cấp độ dịch và khoanh vùng ở phạm vi rộng hơn thì nay đánh giá cấp độ dịch ở phạm vi nhỏ nhất (cấp xã hoặc nhỏ hơn) và khoanh vùng hẹp nhất có thể để hạn chế mức độ ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế xã hội và sinh hoạt của người dân.
Trần Thảo, Nữ - 56 Tuổi
Năng lực chống dịch của Y tế xã phường hiện này ra sao? Kịch bản F0 tăng 2, 3 con số thì y tế xã phường làm gì?
PGS.TS Nguyễn Viết Nhung: Nếu các ca F0 tăng lên 2, 3 con số thì y tế xã phường phải có 2 năng lực cần thiết. Thứ nhất là năng lực giám sát dịch, để làm sao có thể kiềm chế được số ca tăng lên. Thứ hai là năng lực về điều trị, chăm sóc; nhất là điều trị tại địa phương, điều trị tại nhà những trường hợp không có triệu chứng hoặc những trường hợp có triệu chứng nhẹ.
Muốn làm như thế, cần có mô hình trạm y tế lưu động để thu dung, cách ly những trường hợp không đủ điều kiện cách ly ở nhà. Còn chủ yếu là cách ly, điều trị ở nhà; vì ta đã có vắc xin và thuốc kháng virus. Bên cạnh đó, người bệnh cần được tiếp cận với các điều trị chuẩn: được tư vấn tâm lý giúp người bệnh yên tâm; chú trọng dinh dưỡng đầy đủ; tập luyện; thuốc. Thuốc kháng virus cần được tiếp cận càng sớm càng tốt trong những trường hợp có nguy cơ. Đối với những trường hợp cảm cúm thông thường có thể dùng thuốc giảm sốt, giảm ho, vitamin. Các thuốc phòng khác phải theo chỉ định của bác sĩ. Y tế xã, phường cần đáp ứng các yêu cầu đó.
Như vậy, trạm y tế lưu động (dùng để thu dung các trường hợp có thể phải điều trị tập trung một thời gian) và tổ Covid cộng đồng là 2 điều xã phường cần phải làm.
Cẩm Tú, Nữ - 66 Tuổi
Đi từ tỉnh nọ sang tỉnh kia có còn cần chứng nhận xét nghiệm PCR?
PGS.TS Lương Mai Anh: Không chỉ định xét nghiệm đối với việc đi lại của người dân; chỉ thực hiện xét nghiệm đối với trường hợp đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa) và các trường hợp nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 3.
Liên Quỳnh, Nữ - 43 Tuổi
Tiêm đủ liều rồi, đi tỉnh khác có cần giấy xét nghiệm PCR?
PGS.TS Lương Mai Anh: Đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin và người đã khỏi bệnh: chỉ xét nghiệm khi có yêu cầu điều tra dịch tễ; với trường hợp cách ly y tế hoặc theo dõi y tế và trường hợp đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa).
Hoàng Oanh, Nữ - 43 Tuổi
Kịch bản F0 phải nhập viện tăng, các bệnh viện đáp ứng như thế nào. Cụ thể ở bệnh viện của ông?
PGS.TS Nguyễn Viết Nhung:Đây là một trong những chỉ số mà địa bàn dân cư cần phải nắm được để chuẩn bị. Bệnh viện Trung ương đóng trên địa bàn Hà Nội có rất nhiều. Nhưng chúng ta cần có phương hướng tập trung. Những nơi nào điều trị Covid-19 thì chúng ta cần tính toán. Ví dụ: hiện nay có khoảng 10% ca cần chăm sóc y tế, trong đó, số người chuyển nặng cần chăm sóc ICU chỉ khoảng 1-2%. Với con số đó, các bệnh viện phải tính toán trên một khu vực; như thành phố cần tính toán phân ra nhiều khu vực khác nhau, phân ra nhiều bệnh viện để thực hiện.
Còn với kịch bản F0 phải nhập viện tăng, những bệnh viện được phân công tiếp nhận, chữa trị bệnh nhân mắc Covid-19 phải chuẩn bị giường bệnh. Những bệnh viện khác cũng phải có sự chuẩn bị, để sẵn sàng trong trường hợp cần được trưng dụng. Đặc biệt, các bệnh viện đó phải có sự sàng lọc kỹ hơn để không có Covid-19 xâm nhập vào trong khoa, phòng, đặc biệt là những khoa, phòng có nhiều bệnh nhân có nhiều bệnh lý nền. Khi không kiểm soát được Covid-19, để lây nhiễm nhiều vòng trong bệnh viện, sự lây chéo đó sẽ trở thành “thảm họa” lớn.
Như vậy, khi F0 phải nhập viện tăng, thành phố hoặc tỉnh phải phân công cụ thể về số giường, cần chuẩn bị chu đáo ở các bệnh viện tiếp nhận điều trị. Các bệnh viện khác cần ứng phó, sàng lọc thật tốt để không có trường hợp Covid-19 lây chéo trong bệnh viện.
Văn Dũng, Nam - 59 Tuổi
Khi nào thì bệnh nhân phải nằm giường ICU? Trường hợp F0 nặng đông lên thì đáp ứng điều trị tại Hà Nội như thế nào?
PGS.TS Nguyễn Viết Nhung:Những trường hợp phải nằm giường ICU là những trường hợp suy hô hấp. Suy hô hấp là bão hòa ôxy dưới 94%, nhịp thở tăng lên, bệnh nhân có thể tím tái, khó thở, nặng ngực,có những dấu hiệu về thần kinh như lú lẫn, không đứng lên, đi lại được...
Sau khi nhận thấy dấu hiệu nặng, bệnh nhân sẽ được thở ôxy. Thở ôxy được phân thành từ cấp độ nhẹ đến cấp độ nặng như: thở ôxy gọng mũi, thở ôxy mask, thở ôxy dòng cao...; sau đó mới tính đến chuyện xâm nhập. Người ta hạn chế nhất điều trị xâm nhập là thở ống và thở máy. Đó là những bước chúng ta đang làm.
Bên cạnh đó là điều trị với các loại thuốc.
Trong trường hợp F0 nặng đông lên, ở Hà Nội cũng có các trung tâm như Bệnh viện Đại học Y Hà Nội là nơi có công suất lớn, ICU phân cấp cho một số khu vực khác. Việc phân công cho các bệnh viện để không quá tải ICU sẽ giảm được khả năng tử vong. Bên cạnh đó, muốn không quá tải ICU, người bệnh cần được điều trị ngay từ sớm.
Chu Thọ, Nam - 48 Tuổi
Trạm y tế lưu động làm gì để giúp các gia đình có F0, F1?
PGS.TS Nguyễn Viết Nhung:Trạm y tế lưu động là nơi thu dung trường hợp F0, F1 có triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng không cần đi tập trung tận xa, không phải vào bệnh viện, những trường hợp này có thể đến trạm y tế lưu động để cách ly tập trung. Với những người bệnh có triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng khuyến khích ở trong gia đình, điều trị cách ly và chăm sóc tại nhà là tốt nhất.
Trạm y tế lưu động thông thường nên đặt ở những trường mầm non vì cơ sở hạ tầng có sẵn, sẽ đỡ tốn kém khi chúng ta phải xây mới. Ngoài cán bộ y tế, trạm y tế lưu động cũng cần nhiều người tình nguyện hỗ trợ.
Minh Đức, Nam - 41 Tuổi
Khi ca F0 tăng nhanh, y tế lưu động là quan trọng nhất. Việc đáp ứng trang thiết bị cho y tế lưu động hiện nay như thế nào?
PGS.TS Nguyễn Viết Nhung:Trạm y tế lưu động nhằm thu dung những trường hợp nhiễm Covid-19 cần cách ly, chăm sóc điều trị trong trường hợp gia đình không có phòng cách ly riêng. Nếu trong gia đình có phòng cách ly riêng hoặc điều kiện có thể cách ly được hoàn toàn có thể điều trị ở nhà với sự trợ giúp của tổ Covid cộng đồng.
Trang thiết bị cho y tế lưu động: Ít nhất chúng ta phải có giường, tủ thuốc, máy đo nồng độ ôxy, máy đo huyết áp, các trang thiết bị cần thiết cho người bệnh và đương nhiên cơ sở hạ tầng phải có phòng cách ly.
Trạm y tế lưu động cần cho người bệnh thấy rằng điều kiện cơ sở vật chất còn tốt hơn ở nhà thì mới đạt yêu cầu. Cần phải có phòng vệ sinh, có giường bệnh và đặc biệt phải có cán bộ y tế thường trực để hỗ trợ, và đương nhiên phải có cả phần dinh dưỡng, phải có ôxy, thầy thuốc trợ giúp. Tôi khuyến khích trạm y tế lưu động không nhất thiết tất cả phải là nhân viên y tế. Có thể liên kết với bệnh viện, bệnh viện theo dõi khi nào bệnh nhân chuyển nặng thì chúng ta sẽ vận chuyển như thế nào.
Hiện nay với 1 trạm y tế lưu động cần đáp ứng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế, cán bộ, cán bộ hỗ trợ cần gấp 2 hoặc 3 lần số cán bộ y tế để có thể đáp ứng được yêu cầu thu dung tạm thời cho những trường hợp F1, F0.
Cần cung cấp thuốc cụ thể gồm 3 gói thuốc:
- Thuốc thông thường.
- Thuốc kháng virus.
- Thuốc cấp cứu theo hướng dẫn của tủ thuốc cấp cứu ở trong đơn vị. Việc này rất cần một đơn vị tuyến trên, thậm chí là các bệnh viện hỗ trợ để các trạm y tế lưu động có thể hoạt động tốt.
PGS.TS Nguyễn Viết Nhung - Ảnh: Phạm Hải Nguyễn Lưu, Nữ - 28 Tuổi
Hà Nội có thể lên 2000 ca Covid mới/ngày rồi. Bao giờ thì Hà Nội có trạm y tế lưu động? Quy trình hoạt động như thế nào?
PGS.TS Nguyễn Viết Nhung: Bệnh viện Phổi TƯ đang hỗ trợ cho phường Vĩnh Phúc có trạm y tế lưu động và tổ Covid cộng đồng. Đây là hình mẫu để các phường có thể làm theo. Có nhiều phường khác ở Hà Nội đã thực hiện điều này.
Về quy trình hoạt động là mối liên kết tổng thể. Một là liên kết chung với các bệnh viện để thu dung những trường hợp chuyển nặng, kể cả những bệnh viện để hỗ trợ trạm y tế lưu động về mặt kỹ thuật. Thứ hai là kết nối với điều trị Covid-19 tại nhà. Trung tâm của trạm y tế lưu động là thu dung và tập trung những nguồn lực cho các trường hợp vẫn điều trị Covid-19 tại nhà được nhưng không có điều kiện để điều trị tại nhà. Chúng ta cũng không khuyến khích trạm y tế lưu động sẽ thu dung nhiều bệnh nhân, nhưng mà sẽ là một chỗ để trợ giúp nếu như F0 không có điều kiện chữa trị tại nhà (do không có điều kiện về cách ly).
Đây là đơn vị y tế. Để nói về quy trình hoạt động cần nói về làm thế nào để có cơ chế tài chính để hỗ trợ cho các cán bộ làm việc ở đây.
Trạm y tế lưu động và tổ Covid cộng đồng phải là một khối thống nhất. Khối thống nhất đó được kết nối với các bệnh viện thu dung Covid-19 và những bệnh viện trợ giúp, kết nối với mạng lưới bác sĩ đồng hành hoặc mạng lưới trợ giúp của các bác sĩ tư vấn theo từ xa.
Chúng tôi đang xây dựng mô hình chuẩn ở phường Vĩnh Phúc. Tôi muốn nhấn mạnh, ở mô hình này, bác sĩ, thầy thuốc chỉ là nòng cốt thôi, còn gấp 5 lần số đó là các thành phần trợ giúp. Ví dụ, ở trạm y tế lưu động phường Vĩnh Phúc, 1 người là bác sĩ; còn 4 người khác là: đoàn viên thanh niên, thành viên Hội Phụ nữ, tổ dân phố, cựu chiến binh, thậm chí huy động các trường hợp là F0 đã được điều trị khỏi để tham gia hỗ trợ.
Duy Thành, Nam - 70 Tuổi
Y tế địa phương đã làm gì để tập huấn cho các trạm y tế lưu động về tư vấn y tế và sơ cứu kịp thời khi bệnh nhân diễn biến trở nặng tại nhà?
PGS.TS Nguyễn Viết Nhung:Đây là điều cần thiết. Hiện nay ở trạm y tế lưu động phường Vĩnh Phúc, Bệnh viện Phổi TƯ đã hướng dẫn, tập huấn 2 lần. Tập huấn về mặt chuyên môn, mặt kết nối, mặt trợ giúp các công tác xã hội. Trong đó, quan trọng nhất về y tế là theo dõi bệnh nhân: khi nào thi trở nặng, nếu trở nặng thì cần làm gì, cấp cứu như thế nào... Đó là những phần cơ bản.
Bên cạnh đó, chúng ta đã có nhiều tài liệu để phục vụ cho việc tập huấn. Tập huấn có thể trực tiếp hoặc qua hình thức online, quan trọng làm sao để giúp người bệnh có thể tiếp cận với điều trị chuẩn (tâm lý không hoảng loạn, đảm bảo dinh dưỡng, tập luyện, thuốc. Với thuốc, tiếp cận càng sớm các loại thuốc kháng virus càng tốt).
Minh Đức, Nam - 41 Tuổi
Tổ chăm sóc F0 tại cộng đồng, quản lý F0 tại nhà sẽ giúp gì người dân phải không ạ?
PGS.TS Nguyễn Viết Nhung:Tổ Covid này sẽ giúp cho người dân tiếp cận với 4 yếu tố trong khi điều trị chuẩn tại nhà như tôi đã nêu (tâm lý không hoảng loạn, đảm bảo dinh dưỡng, tập luyện, thuốc), theo dõi, hỗ trợ được người bệnh lúc chuyển nặng, giám sát F0 nhằm đảm bảo họ phải thực sự cách ly tại nhà.
Điều trị F0 tại nhà; sống thích ứng khi dịch bệnh lây lan
Vinh, Nam - 46 Tuổi
Khi nào thì bị buộc phải cách ly y tế, thưa bác sĩ?
PGS.TS Lương Mai Anh:Khi được xác định nhiễm Covid-19.
Khi là người tiếp xúc gần với F0 (F1)
Khi là người chưa tiêm/tiêm chưa đủ liều vắc xin đến/về từ vùng có dịch (cấp độ 4) hoặc nhập cảnh vào Việt Nam.
Phan Mạnh Thức, Nam - 32 Tuổi
Thưa bác sĩ, điều trị Covid-19 tại nhà theo hướng dẫn nào là chuẩn nhất. Hiện nay có rất nhiều nguồn?
PGS.TS Nguyễn Viết Nhung:Hiện nay bộ Y tế đã có hướng dẫn chuẩn về chăm sóc bệnh nhân Covid-19 tại nhà. Trong đó có hướng dẫn chi tiết với nhiều phiên bản khác nhau như Infographic, sơ đồ hóa để người dân dễ theo dõi. Chúng ta cần nắm được 4 điều quan trọng nhất để điều trị bệnh nhân Covid-19 tại nhà:
- Cần giúp người bệnh có tâm lý yên tâm: Việc này cần phải có tư vấn tâm lý, phải có sự kết nối với người thân, với cán bộ y tế, với người trợ giúp… Ngoài ra, người bệnh cần chủ động biết cách theo dõi sức khỏe như đo độ bão hòa ôxy…
- Dinh dưỡng: Đây là việc rất cần thiết, cần đảm bảo uống đủ nước, ăn đủ đạm
- Tập luyện: Luyện tập thể dục để tăng cường sức khỏe.
- Thuốc: Cần thuốc điều trị triệu chứng như thuốc giảm sốt, giảm ho, vitamin để tăng cường sức khỏe và tiếp cận sớm với thuốc kháng virus. Về thuốc kháng virus, hiện nay chúng ta cũng đã có tiếp cận cộng đồng khá tốt. Ngoài ra, thuốc dự phòng chống đông cũng rất quan trọng nhưng cần phải có chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là thuốc Corticoid phải dùng theo chỉ định của bác sĩ. Nếu chúng ta dùng trong giai đoạn sớm Corticoid là chống chỉ định, khi không có chuyển biến nặng mà dùng Corticoid rất nguy hiểm bởi sẽ làm tăng nguy cơ chuyển nặng, làm giảm sức đề kháng của chúng ta trong giai đoạn đầu.
Thành An, Nữ - 26 Tuổi
Có hướng dẫn cụ thể không khi nhà có F0 (điều trị tại nhà), cần oxy y tế (hóa lỏng, khí nén) thì phải làm gì? Cơ sở nào có thể cung cấp thiết bị này thưa bác sĩ?
PGS.TS Nguyễn Viết Nhung: Nếu cần thở ôxy thì không nên điều trị ở nhà, tôi không khuyến cáo phải trang bị thiết bị ôxy y tế tại nhà.
Hiện nay chúng ta đã có cả nhóm điều phối ôxy y tế do Thứ trưởng Trần Văn Thuấn làm tổ trưởng, tôi cũng là một trong những thành viên, chúng tôi đảm bảo ôxy cung cấp đầy đủ.
Có thể có trường hợp chuyển nặng, cần ôxy bình trong trường hợp điều trị khẩn cấp trước khi chuyển đến cơ sở y tế. Có những trường hợp diễn biến rất nặng, các trạm y tế lưu động và các tổ Covid cộng đồng cũng cần để sử dụng.
Phan Giang, Nữ - 39 Tuổi
Chi phí ôxy y tế cho bệnh nhân Covid-19 điều trị tại nhà có đắt không ạ?
PGS.TS Nguyễn Viết Nhung:Như tôi đã nhấn mạnh ở trên, không nên có ôxy y tế để điều trị Covid-19 tại nhà.
Thái Tuấn, Nam - 29 Tuổi
Tuần trước test ở cơ quan, tôi bị dương tính. Xét nghiệm 2 lần test nhanh âm tính. Hôm qua tôi test PCR thì là dương tính? Như vậy thì có chắc chắn tôi đã là F0 không, bị nhẹ hay nặng thưa bác sĩ?
PGS.TS Nguyễn Viết Nhung: Chắc chắn bạn đã là F0. Nếu test kháng nguyên nhanh mà không dương tính, chứng tỏ số lượng virus rất thấp. Nếu 1 tuần sau xét nghiệm PCR vẫn dương tính (thậm chí PCR có thể cho kết quả dương tính trong vòng 3 tháng) nhưng nếu không có triệu chứng, không có biểu hiện cụ thể hoặc triệu chứng rất nhẹ; thì trong vòng 10 ngày hết triệu chứng coi như là không lây nữa, mặc dù xét nghiệm PCR có thể vẫn dương tính. Trường hợp này chỉ cần áp dụng 5K cho bản thân là được.
Bạn không nói về biểu hiện lâm sàng, tôi cho rằng đó là nhẹ chứ không phải nặng.
Lan Anh, Nữ - 44 Tuổi
Tôi là F0, không thấy triệu chứng gì, 20 ngày rồi test PCR vẫn dương tính. Có phải tôi bị lây tiếp sau khi tự khỏi không ạ?
PGS.TS Nguyễn Viết Nhung:Không phải bạn bị lây tiếp sau tự khỏi, mà là trong 20 ngày thậm chí lâu hơn có những trường hợp xét nghiệm PCR dương tính. Tuy vậy, bạn không phải lo ngại gì cả. Thông thường với trường hợp như vậy CT (số vòng) nhận thấy tương đối cao (trên 30), khả năng lây rất ít. Bạn cần thực hiện 5K thật tốt.
Lâm Anh, Nữ - 27 Tuổi
Mẹ tôi 52 tuổi, F0 tự điều trị tại nhà sang ngày thứ 7. Uống thuốc, xông tinh dầu, đầy đủ nhưng hôm qua có dấu hiệu mất vị giác và mỏi người. Như vậy là dấu hiệu của nặng hơn hay nhẹ đi ạ, khi nào cần đưa mẹ tôi đi nhập viện?
PGS.TS Nguyễn Viết Nhung:Theo tôi thấy, đó là dấu hiệu có vẻ chuyển nặng hơn, nhưng chưa phải là vấn đề lớn. Vì đó vẫn là những biểu hiện của viêm đường hô hấp trên. Bạn vẫn phải đo bão hòa ôxy đầu ngón tay, nếu ra kết quả 95% trở lên thì vẫn ổn. Khi đo nhịp thở trên 20 lần/phút thì đó là điều cần lưu ý; nếu trên 25 lần/phút thì là biểu hiện của khó thở, cần theo dõi kỹ.
Thông thường, nếu đến ngày thứ 7 vẫn ổn thì không có vấn đề gì, cần theo dõi sát sao là được.
Phương Lan, Nữ - 38 Tuổi
Tôi là F1, sau khi cách ly tại nhà được 3 ngày thì tôi được y tế phường test lại PCR và trở thành F0. Tôi đến viện cách ly, bác sĩ đưa thuốc Molnupiravir Capsules Molxvir (200mg, lọ 40 viên) và bảo sau khi có kết quả xét nghiệm máu và nước tiểu, nếu tôi đồng ý sẽ đưa thuốc cho uống. Thuốc này là gì, tôi có nên uống không?
Molnupiravir là thuốc kháng virus và được chứng minh khá tốt, hiện nay đang sẵn có ở Việt Nam. Bác sĩ phải cần có sự đồng ý của bạn bởi vì thuốc chưa được đăng ký. Theo tôi, nếu như bạn không có những yếu tố chống chỉ định (định có thai, đang có thai...), bạn có thể đồng ý.
Đinh Thu Hương, Nữ - 37 Tuổi
Ở Hà Nội bây giờ có nên chuẩn bị sẵn túi thuốc và vật tư y tế chống Covid dùng cho người nhiễm Covid-19 hay không?
PGS.TS Nguyễn Viết Nhung: Rất cần, nhưng khuyến cáo:
Túi 1: Những thuốc thông thường gồm hạ sốt, giảm ho, vitamin, điện giải để chúng ta không bị mất điện giải nếu như chúng ta sốt nhiều.
Túi 2: Theo TP.HCM là có thuốc chống đông máu dạng uống và Corticoid nhưng tôi khuyên rằng thuốc Corticoid phải được hướng dẫn sử dụng từ thầy thuốc, chúng ta không được tự ý phát cho bệnh nhân. Túi thuốc thứ 2 thậm chí có thể không dùng vì hiện tại chúng ta đã có vắc xin, nên cân nhắc dừng dùng túi thuốc này, chỉ những trường hợp đặc biệt bác sĩ sẽ chỉ định. Corticoid dùng không đúng sẽ rất nguy hiểm.
Túi 3: Rất quan trọng, đây là túi kháng virus. Hiện nay Molnupiravir được tiếp cận nhiều, bệnh viện Phổi Trung ương cũng đã hỗ trợ 25 tỉnh điều trị tiếp cận với Molnupiravir. Hiện tại thuốc này chưa được đăng ký, tới đây sau khi thuốc được đăng ký việc tiếp cận của chúng ta sẽ tốt hơn.
Như vậy, trong 3 túi này tôi khuyến cáo rằng chỉ nên dùng túi thứ 2 điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Túi thứ 1 và túi thứ 3 tiếp cận được càng sớm càng tốt.
Minh Thái, Nam - 63 Tuổi
Túi thuốc và vật tư y tế nên gồm những gì?
PGS.TS Nguyễn Viết Nhung:Tôi đã trả lời rõ ở câu trên.
Huy, Nam - 46 Tuổi
Con tôi 11 tuổi, test nhanh thấy 2 vạch, hiện cách ly ở nhà. Đêm hôm kia sốt 39oC, đã uống thuốc hạ sốt và hết sốt, Sáng qua đi ngoài, sau uống 2 liều đã đỡ, Đo SPo2 : 96%. Đêm qua sốt 38°C, sáng nay đo SPo2: 93 %. Tôi nên chăm sóc như thế nào ạ?
PGS.TS Nguyễn Viết Nhung:Tôi khuyên nên đo độ bão hòa ôxy thật cẩn thận. Ví dụ: Lạnh quá ở đầu ngón tay, tay bẩn… thì chúng ta cần phải đo lại. Nếu 93% SPo2 thì chúng ta đo thêm nhịp thở của cháu. Nếu cháu 11 tuổi mà thở trên 30 lần/ 1 phút thì chúng ta phải tính toán. Trẻ 11 tuổi trên 25 lần/1 phút đã tính là khó thở. Cần chú ý xem cháu có mệt mỏi không, có tỉnh táo, nhanh nhẹn không? Nếu bão hòa ôxy là 93% thì chúng ta cần phải đưa cháu đến bệnh viện.
Còn đảm bảo bão hòa ôxy trên 96% và nhịp thở không nhanh thì bạn có thể tiếp tục theo dõi cháu tại nhà, vì cháu bắt đầu đã đỡ, đỡ phần đi ngoài, sốt đã giảm. Nhưng tôi nghi ngờ nếu chỉ số bão hòa ôxy 93% đó là đúng thì bạn cần phải tiếp cận với nhân viên y tế.
Hoàng Tiến, Nam - 61 Tuổi
Tôi đọc trong một số nhóm thấy nhiều người tư vấn xông mũi cho F0 bằng gừng và tỏi, có nên không?
PGS.TS Nguyễn Viết Nhung:Tôi cho rằng có thể dùng cách này để giúp tinh thần trở nên thoải mái. Nhưng tốt nhất F0 vẫn nên tiếp cận với thuốc kháng virus. Đó mới là thuốc có hiệu quả được kiểm chứng.
Lưu ý, gừng, tỏi khi xông không đúng cách, quá nhiều sẽ bị bỏng niêm mạc.
Phan Mạnh Thức, Nam - 32 Tuổi
Mẹ tôi 58 tuổi, bị bệnh nền tiểu đường, F0 đang cách ly và điều trị tại nhà, 3 ngày nay sốt cao và ít ăn. Cả gia đình tôi đã khai báo y tế, đều đang sốt cao, đau họng và mất vị giác, Chúng tôi uống hạ sốt Paracetamon 500mg, Effer-Paralmax 500mg 3 ngày không bớt, xông ngày 3 lần. Xin bác sĩ tư vấn, có cách nào hạ sốt cho cả gia đình không? Xin cảm ơn bác sĩ!
PGS.TS Nguyễn Viết Nhung:Hạ sốt cho cả gia đình cần tùy thuộc vào từng người. Thuốc hạ sốt lành tính nhất là thuốc Paracetamol, uống 500mg và cách nhau 4 tiếng.
Ở đây, gia đình bạn phải kết hợp 4 yếu tố trong điều trị chuẩn như tôi đã nói. Đặc biệt cần uống đủ nước, cung cấp đủ điện giải khi có biểu hiện sốt. Tôi cho rằng, đôi khi phản ứng sốt cũng là biểu hiện tốt, cho thấy bị nhiễm Covid-19 để điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, để giảm sốt, gia đình bạn có thể mặc quần áo thông thoáng, dùng khăn ấm để hạ sốt... đặc biệt tôi khuyên nên uống nhiều nước, vì trong nước có điện giải.
Mẹ bạn 58 tuổi đang bị sốt, có bệnh lý nền tiểu đường, sốt cao trên 3 ngày thì rất cần có bác sĩ theo dõi, thăm khám trực tiếp, cần kết nối với bệnh viện và điều trị tại bệnh viện. Mẹ bạn cần đo bão hòa ôxy. Nếu bão hòa ôxy trên 95% thì vẫn có thể yên tâm. Ngoài ra cần theo dõi thêm về: tri giác, khả năng đi lại, tập luyện... Cần ăn đủ bữa, ăn đủ chất để đảm bảo dinh dưỡng.
Gia đình bạn cần chú ý đến 4 yếu tố trong điều trị chuẩn: tâm lý không hoảng loạn, đảm bảo dinh dưỡng (đủ nước, đủ điện giải), tập luyện, thuốc kháng virus.
Duy, Nam - 32 Tuổi
Chào bác sĩ, nhà em hiện tại có 2 F0 (1 người lớn, 1 trẻ nhỏ) đều đang cách ly, điều trị tại nhà, triệu chứng nhẹ và không có triệu chứng, đã đủ thuốc và tự chữa ở nhà, y tế phường đã hướng dẫn mua máy đo nồng độ ôxy. Vì y tế phường không chỉ rõ nên bác sĩ cho em hỏi khi đo thấy hai dòng số trên máy là chỉ số gì ạ, khi nào thì cần thở ôxy và cần đi viện?
PGS.TS Nguyễn Viết Nhung: Dòng trên máy đo gồm có 2 chỉ số:
- Chỉ số thứ 1: Tính theo % thông thường là trên 90% đó chính là bão hòa ôxy ở đầu ngón tay. Chỉ số đó thông thường là trên 96%, nếu 95% vẫn có thể yên tâm, nếu dưới 95% thì biểu hiện đang bị thiếu ôxy.
- Chỉ số thứ 2: Chỉ số mạch, mạch phụ thuộc vào nhiệt độ thông thường chỉ khoảng 70 - 80. Những người tập thể thao có thể xuống 60, nếu 90 thì là nhanh. Chỉ số này phụ thuộc rất lớn vào nhiệt độ, mỗi 1 độ tăng lên thì nhịp mạch có thể tăng từ 10 đến 20 lần.
Khi dưới 95% bão hòa ôxy thì chúng ta cần tiếp cận y tế để đi viện.
Mai Anh, Nữ - 34 Tuổi
Bố tôi F0, đang điều trị theo đơn bố của bạn cũng là F0 gửi cho, có được không ạ?
PGS.TS Nguyễn Viết Nhung:Không nên, bố của bạn cần điều trị theo đơn do bác sĩ kê. Đó có thể là bác sĩ của trạm y tế lưu động, tổ Covid cộng đồng. Trường hợp này cần có bác sĩ kê đơn, theo dõi, không thể dùng đơn thuốc của người này điều trị cho người khác.
Văn Linh, Nam - 29 Tuổi
Tôi là F0 điều trị tại BV dã chiến 7 ngày. Xin hỏi nếu tôi tiếp xúc gần với bệnh nhân mới thì tôi có nguy cơ lây nhiễm thêm virus từ họ không? Cám ơn bác sĩ!
PGS.TS Nguyễn Viết Nhung:Bạn không phải lo lắng về điều đó. Nếu là F0, theo các nghiên cứu, ít nhất từ 6 - 9 tháng đã giảm khoảng 85% khả năng lây nhiễm từ các nguồn khác. Còn trong vòng 7 ngày, sức đề kháng, miễn dịch đã tốt rồi, bạn không phải lo lây thêm những chỗ khác, từ các nguồn khác.
Thịnh An, Nam - 47 Tuổi
Gia đình tôi đã trữ sẵn các thuốc dự phòng để điều trị nếu nhà có F0 , gồm Corticoid và Paracetamol. Xin hỏi bác sĩ, dùng thuốc này có được không ạ?
PGS.TS Nguyễn Viết Nhung:Paracetamol nếu có sốt thì ta dùng, Corticoid tuyệt đối không được tự ý dùng. Bởi vì trong giai đoạn đầu virus nhân lên chúng ta rất cần sức đề kháng miễn dịch để sản xuất ra kháng thể chiến đấu lại với virus. Nếu dùng Corticoid sớm quá sẽ ức chế hệ miễn dịch, gây nên "cơn bão cytokine", thêm khả năng chuyển nặng và biến chứng. Vậy nên, tuyệt đối không được tự ý dùng Corticoid.
Trung Thu, Nữ - 38 Tuổi
Đã từng là F0 rồi thì có thể bị lại không, vì sao ạ?
PGS.TS Nguyễn Viết Nhung:Đã từng là F0 thì khả năng bị lại rất ít, trong vòng 3 đến 6 tháng, cùng với chủng đó người ta tính toán rằng khả năng bị lại chỉ dưới 10%. Nhưng hiện tại có rất nhiều biến chủng mới nên cần hết sức lưu tâm.
Hiện nay chúng ta có chương trình tiêm vắc xin cho những người đã điều trị khỏi Covid-19, đây được gọi là miễn dịch đa dạng các kháng nguyên, có thể chống lại được các biến chủng mới tốt hơn. Với những người từng là F0 rồi nếu tiêm vắc xin, người ta thấy khả năng miễn dịch tăng.
Do thời gian giao lưu có hạn, lượng câu hỏi bạn đọc gửi đến quá lớn, nên một số câu hỏi chưa được giải đáp, VietNamNet đã chuyển các câu hỏi còn lại của quý vị đến các chuyên gia.
Xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm theo dõi của quý vị!
VietNamNet
Hà Nội không cách ly tập trung với người nhập cảnh
Với người nhập cảnh chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vắc xin Covid-19, Hà Nội yêu cầu thực hiện cách ly tại nơi lưu trú trong 7 ngày kể từ ngày nhập cảnh.
">'Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid
- Cha, mẹ lần lượt qua đời vì bệnh tật, 6 anh em mồ côi nheo nhóc ở Hương Khê (Hà Tĩnh) phải sống trong gian nhà xiêu vẹo, dột nát. Trong nỗi đau, mất mát quá lớn đó, nhờ sự sẻ chia, đùm bọc của cộng đồng mà nỗi đau của các em như được vơi dần.
TIN BÀI KHÁC
Xin hãy giúp bé cơ hội chữa bệnh còn, tiền hết">Điều kỳ diệu đến với 6 anh em mồ côi