Nhận định

Niềm đam mê thầm kín của Steve Jobs

字号+ 作者:NEWS 来源:Nhận định 2025-02-02 09:56:51 我要评论(0)

Người phụ nữ trên màn hình máy tính MacintoshTừ máy tính Macintosh đến iPhone,ềmđammêthầmkíncủbảng xbảng xếp hạng bóng đá việt nambảng xếp hạng bóng đá việt nam、、

Người phụ nữ trên màn hình máy tính Macintosh

Từ máy tính Macintosh đến iPhone,ềmđammêthầmkíncủbảng xếp hạng bóng đá việt nam Steve Jobs là kiến trúc sư của vô số cải tiến công nghệ mang tính định hình thời đại. Người sáng lập hãng Apple cũng nổi tiếng có niềm đam mê với văn hóa Nhật Bản. Ông thường nói về việc lấy cảm hứng từ Thiền tông và ẩm thực Nhật Bản như thế nào.

steve jobs.jpg
Bản in khắc gỗ 'Người phụ nữ chải tóc' của Hashiguchi Goyo xuất hiện trên màn hình chiếc Macintosh được Steve Jobs giới thiệu với công chúng. Ảnh: APT

Nhưng còn một khía cạnh khác ít được biết đến hơn về sự quan tâm của Jobs đối với văn hóa Nhật Bản. Ông hâm mộ cuồng nhiệt và là nhà sưu tập shin-hanga - bản in khắc gỗ hiện đại.

Khi Jobs giới thiệu chiếc máy tính Macintosh đầu tiên với giới truyền thông vào tháng 1/1984, màn hình hiển thị bản in Người phụ nữ chải tóccủa Hashiguchi Goyo. Theo NHK, Jobs đã mua hai bản in của tác phẩm này vào tháng 6/1983 và tháng 2/1984. Người ta cho rằng ông giữ 1 bản ở nhà và bản còn lại cho công ty.

Tác phẩm trên là một ví dụ về shin-hanga, bản in khắc gỗ được sáng tạo vào đầu thế kỷ 20. Các tác phẩm có màu sắc hiện đại, đánh dấu sự chuyển đổi từ bản in ukiyo-e truyền thống phổ biến từ thế kỷ 17-19. 

Shin-hanga thường được sử dụng làm áp phích và lịch để thu hút du khách. Các bản in thậm chí còn được ưa chuộng ở nước ngoài hơn Nhật Bản. Đỉnh cao của phong trào shin-hanga là giữa những năm 1930.

danh thiep.jpg
Jobs đưa danh thiếp cho Matsuoka - người bán tranh shin-hanga vào tháng 3/1983.

‘Hãy dạy tôi về shin-hanga’

Vào tháng 3/1983, 3 chàng trai đã đến thăm một gallery nổi tiếng ở quận Ginza sang trọng của Tokyo. Họ mặc quần jean và áo phông. Trong số đó có Steve Jobs, vị chủ tịch 28 tuổi của Apple. Hai người còn lại là đồng sáng lập Steve Wozniak và Rod Holt, một đồng nghiệp.

Matsuoka Haruo chào đón khách bằng tiếng Anh. Ông đã học ngoại ngữ khi làm việc cho chi nhánh gallery ở San Francisco (Mỹ) từ năm 1969-1975. “Tôi không biết họ. Nhưng khi về đến nhà, tôi tình cờ thấy một bài báo viết về Steve Jobs. Đó là lúc tôi nhận ra ai đã ở trong gallery”, Matsuoka nói. 

Matsuoka đã rất ngạc nhiên trước tấm danh thiếp mà Jobs đưa cho ông. Một thiết kế đầy màu sắc, điều hiếm thấy vào thời đó. “Ông ấy đưa nó cho tôi và sau đó yêu cầu tôi giảng về shin-hanga. Ông ấy muốn sưu tập tranh”, Matsuoka nhớ lại. 

Jobs đã mua 2 bức shin-hanga trong lần đầu tiên tới gallery ở Ginza. Một bức mô tả núi Phú Sĩ và hoa anh đào, chủ đề được các nhà sưu tập Mỹ và châu Âu ưa chuộng. Bức thứ hai là chân dung một phụ nữ - hiếm và đắt. “Tôi rất ấn tượng với sự lựa chọn này”, Matsuoka nói.

Cuộc gặp gỡ ở Ginza đánh dấu sự khởi đầu của tình bạn kéo dài 2 thập kỷ.

tranh steve jobs.jpg
Bản in hoa anh đào, núi Phú Sĩ được các nhà sưu tập Mỹ, châu Âu ưa chuộng. Tranh của Kawase Hasui.

Kiến thức ấn tượng

Jobs thường đến gallery nơi Matsuoka làm việc khi ông ở Nhật Bản, đôi khi ghé thăm 2 lần/ngày. Ông thích đi sớm và tránh đám đông, có lần ông còn đưa con gái đi cùng.

“Ông ấy đề nghị tôi dạy về shin-hanga nhưng tôi nhanh chóng nhận ra rằng ông ấy đã rất hiểu phong cách này rồi”, Matsuoka bày tỏ. 

Khi Jobs đến phòng trưng bày, Matsuoka thường dẫn đi xem tranh ở phòng sau. Jobs sẽ tham khảo những cuốn sách có các bản in shin-hanga khác nhau. Mọi chuyện diễn ra nhanh chóng, dường như Jobs luôn biết chính xác mình muốn gì.

“Khiếu thẩm mỹ của ông ấy khiến tôi ấn tượng. Ông ấy biết tác phẩm nào được coi là kiệt tác. Có vẻ như ông ấy đã nghiên cứu shin-hanga hàng chục năm rồi”, Matsuoka chia sẻ. 

Jobs đặc biệt quan tâm đến việc mua các bản in có trước siêu động đất Kanto năm 1923. Ông biết những tác phẩm đó rất hiếm và có giá trị.

tranh steve jobs 2.jpg
Steve Jobs yêu thích những bức tranh vẽ tuyết. Tác phẩm 'Tuyết ở Shirahige' của Kawase Hasui.

Matsuoka cho biết Jobs đã mua ít nhất 41 bức tranh, trong đó có 25 bức của Kawase Hasui, họa sĩ ông mến mộ. Ông thích những bức chân dung phụ nữ và tranh miêu tả phong cảnh đầy tuyết. Matsuoka nói: “Jobs chủ yếu chọn những bức tranh gợi cảm giác yên bình và màu sắc đa dạng. Tôi nghĩ ông ấy có thể đã cảm nhận được sự hoài niệm in dấu trong những tác phẩm này”. 

Tình bạn giữa hai người vượt ra ngoài nghệ thuật. Đôi khi, Jobs nói chuyện với Matsuoka về công việc kinh doanh.

Jobs chia sẻ cho Matsuoka về những giao dịch với Chủ tịch Sony lúc bấy giờ là Morita Akio, về việc Morita đưa ông đi tham quan Tokyo bằng trực thăng như thế nào. Ông kể Apple đàm phán sử dụng đèn Trinitron của Sony; Matsuoka nhớ Jobs đã phấn khích như một cậu bé khi thống nhất được thỏa thuận. 

Khi Jobs bị Apple sa thải vào năm 1985, Matsuoka nhớ lại người bạn của mình rất tức giận và kiên quyết. “Ông ấy nói với tôi: Tôi chỉ giữ một cổ phiếu của công ty và rời đi”,Matsuoka nói.

“Tôi nghĩ bản in khắc gỗ đã mang đến cho Jobs một lối thoát khỏi thế giới kinh doanh. Các tác phẩm giúp chữa lành tổn thương và cho phép ông ấy được nghỉ ngơi. Tôi nghĩ chúng rất quan trọng với Jobs”, Matsuoka bổ sung. 

tranh steve jobs 3.jpg
Tranh của Kawase Hasui tô điểm cho những bức tường trong ngôi nhà thời thơ ấu của Bill Fernandez. Jobs thường đến đây chơi khi còn là một thiếu niên. Ảnh: Bill Fernandez

Lần tiếp xúc đầu tiên với shin-hanga

Bill Fernandez, một trong những người bạn thời thơ ấu của Jobs và là nhân viên toàn thời gian đầu tiên của Apple, nói rằng ông biết niềm đam mê shin-hanga của Jobs bắt nguồn từ đâu. “Mẹ tôi đã khuyến khích cậu ấy quan tâm đến tranh in khắc gỗ”, Fernandez nói. 

Ông nội của Fernandez sưu tập một số bản in của Kawase Hasui. Mẹ của Fernandez, người học nghệ thuật Nhật Bản tại Đại học Stanford, đã treo các tác phẩm đó quanh nhà. Khi tới nhà bạn chơi, Jobs đã bị những bức tranh thu hút. Kawase cũng chính là nghệ sĩ yêu thích của ông. 

Khi Jobs đến thăm gallery ở Ginza nhiều năm sau đó, cuối cùng ông cũng có thể sở hữu bức tranh thác nước của Kawase mà ông đã thấy rất thường xuyên ở nhà Fernandez.

Fernandez nói: “Cậu ấy chắc chắn bị ảnh hưởng từ mẹ tôi. Tôi nghĩ lý do bản in xuất hiện trên màn hình trong buổi ra mắt Macintosh là một nhà thiết kế đồ họa đã nhìn thấy tranh ở nhà Jobs”. 

steve job ban.jpg
Matsuoka Haruo cùng cuốn sách viết về Steve Jobs. Ảnh: NHK

Tình yêu trọn đời

Năm 2011, 28 năm sau khi đến thăm phòng trưng bày Ginza, Jobs qua đời vì ung thư khi mới 56 tuổi.

Lần cuối cùng Matsuoka nghe được tin tức từ Jobs là mùa thu năm 2003. Vào thời điểm này, Matsuoka đã rời gallery Ginza và tự mở phòng tranh của mình. Một ngày nọ, ông nhận được tin nhắn trên điện thoại: “Chào Haruo. Tôi là Steve Jobs”. 

Nhiều năm sau, Matsuoka đọc bài viết về tiểu sử của Jobs. Ông để ý đến bức ảnh chụp nhà Jobs năm 2004, trong đó có một bản in treo trên tường. Đó là một trong hai tác phẩm Jobs đã mua cách đây nhiều năm, khi lần đầu tiên đến thăm phòng trưng bày Ginza.

“Tôi biết rằng ông ấy vẫn là một người hâm mộ cuồng nhiệt shin-hanga cho đến khi qua đời. Tôi rất vui khi thấy bản in đó quý giá nhường nào đối với ông ấy”, Matsuoka tâm sự. 

“Jobs chọn các bản in dựa trên cảm nhận của riêng mình và hầu hết đều trở thành những tác phẩm nổi bật. Tôi ước gì chúng ta có thể nhìn thấy một bộ sưu tập hoàn chỉnh của Steve Jobs”, chuyên gia tranh shin-hanga nói. 

Điều đặc biệt ở bức tranh duy nhất Van Gogh từng bán

Điều đặc biệt ở bức tranh duy nhất Van Gogh từng bán

Từng vẽ tới 900 bức tranh nhưng khi còn sống, họa sĩ Van Gogh chỉ bán duy nhất bức ‘Vườn nho đỏ’.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Câu chuyện được bắt đầu vào năm 1967, khi chàng trai CHDC Đức Horst Gasde “vinh quy bái tổ” trở về từ Bắc Kinh sau những năm học tiếng Trung Quốc. Gasde không chỉ mang theo tấm bằng tốt nghiệp đại học mà còn giới thiệu với bố mẹ nàng dâu Hu Shi Meng người bản xứ.

Về nước, Gasde làm giảng viên ngôn ngữ tại Đại học Humbold, còn Hu làm gia sư cho các nhà ngoại giao và doanh nghiệp Trung Quốc đang làm ăn tại Berlin. Và cũng từ đây bắt đầu cuộc trường chinh của đôi vợ chồng vào thế giới đầy hấp dẫn của nghề tình báo.

Horst Gasde được Cơ quan Tình báo CHDC Đức (HvA) tuyển làm cơ sở chuyên theo dõi những người nước ngoài cùng công tác hoặc được anh giảng dạy, chủ yếu là người Trung Quốc. Gasde liền giới thiệu với cấp trên cô vợ người Hoa như “một điệp viên tiềm năng”.

{keywords}
Ảnh minh họa

Lời giới thiệu và bảo lãnh của Gasde được lãnh đạo chấp thuận. Đôi vợ chồng trẻ bắt đầu hợp tác và nhận tiền của HvA mà lờ đi rằng Hu là nhân viên được trả lương của tình báo Trung Quốc. Họ thực hiện một trò chơi tình báo hết sức liều lĩnh, song cũng rất giản đơn là báo cáo bất kì điều gì biết được về bên này cho bên kia và ngược lại.

Thật bất ngờ là cả hai phía tỏ ra hài lòng về những gì đôi vợ chồng điệp viên nghiệp dư này báo về. Tiền thù lao từ cả hai phía bắt đầu chảy vào nhà Gasde-Hu, giúp cho vợ chồng họ thực hiện được những chuyến du lịch xa hoa, mua nhà, ôtô cùng nhiều tiện nghi xa xỉ.

Đó là những tháng năm mà quan hệ Xô - Trung ở vào trạng thái lạnh lẽo cực điểm. Cơ quan tình báo hai nước này chỉ có một “cửa” duy nhất để tìm hiểu về nhau là thông qua CHDC Đức. Tình báo đại lục dùng Hu Shi Meng để “đi” vào mặt sau của Xô-viết, còn HvA cũng sẵn sàng chuyển giao tất cả những gì họ biết về Trung Quốc cho ông anh KGB.

Vợ chồng Gasde-Hu lại có thêm việc làm, và két bạc trong nhà cũng như tài khoản ở ngân hàng của họ cứ đầy thêm mãi. Cứ mỗi lần họ về thăm quê ngoại, họ hàng nhà Hu đều choáng ngợp và thán phục sự giàu có, lịch lãm của cô cháu gái chỉ làm gia sư.

Trò chơi kéo dài đã được 10 năm. Kết quả duy nhất là vợ chồng Gasde ngày càng trở nên giàu có, còn cơ quan tình báo của ba nước thì cũng càng trở nên bối rối. Thực ra KGB bắt đầu nghi ngờ, nhưng họ im lặng để tự chắt lọc lấy những thông tin cần thiết cho mình trong số hàng chục báo cáo được người anh em HvA hào phóng trao cho.

Đến năm 1978, tình hình lại càng rắc rối khi HvA quyết định dùng Hu Shi Meng để nhử CIA vào cuộc. Tổ điệp báo của CIA ở Berlin là một trong những lưới điệp báo hoạt động luộm thuộm và kém cỏi nhất.

Thông qua các cuộc nghe trộm điện đàm của các nhân viên tổ này, CHDC Đức nắm bắt được nhu cầu của CIA tuyển mộ người Trung Quốc đang làm việc ngoài đại lục, để bù vào chỗ trống ở bên trong Trung Quốc mà CIA phải rút đi bởi những lí do tế nhị trong quan hệ hai nước. 

Hu Shi Meng liền được phái sang Tây Berlin. Cô suốt ngày thơ thẩn ở một trung tâm sách báo lớn và bỏ hàng tiếng đồng hồ xem những ấn phẩm bằng tiếng Hoa. Đúng như HvA dự đoán, chỉ một thời gian sau một người Mỹ đã tiếp cận Hu, nói bằng một thứ tiếng Đức giả cầy tồi đến nỗi Hu phải chủ động chuyển sang trò chuyện bằng tiếng Anh.

Gã này bắt đầu “tuyên truyền vận động” Hu, chỉ còn thiếu nói toạc ra mình là nhân viên CIA. Hu giả vờ tỏ ra quan tâm đến lời đề nghị nhưng nói để cho cô có thời gian suy nghĩ. “Thời gian suy nghĩ” chính là khi cô trở về Đông Berlin, báo cáo cấp trên là cá đã cắn câu.

Chỉ sau một tuần, Hu Shi Meng chính thức được CIA công nhận là điệp viên của họ. Có lẽ cảm thấy “buồn” và muốn có thêm thu nhập, Hu giới thiệu chồng với CIA, không quên quảng cáo rằng Gasde “có những mối quan hệ chặt chẽ với các quan chức cao cấp CHDC Đức”.

Thật ngạc nhiên, ngay lập tức CIA kí hợp đồng làm ăn với Gasde, trong đó điều khoản quan trọng nhất là mỗi tháng CIA chuyển 300USD vào tài khoản của cặp vợ chồng “đầy triển vọng”. Hai vợ chồng sang Tây Berlin như đi chợ. Xe của CIA đợi sẵn ở bên kia trạm kiểm soát, đưa hai người - lúc đi cùng, lúc đi riêng đến một nơi an toàn.

Tại đây, họ thậm chí không cần viết báo cáo mà chỉ đơn giản ngồi kể những điều họ thu thập được về hoạt động của các nhà ngoại giao và doanh nghiệp Trung Quốc ở CHDC Đức. Điều người Mỹ không hề ngờ là những thông tin đó là do HvA chế biến từ những tin giả, tin rởm mà tình báo Trung Quốc giao cho Hu Shi Meng.

Cho đến giờ người ta vẫn không hiểu sao lại có chuyện ngớ ngẩn và khó tin như thế.

Hu làm việc cho tình báo Trung Quốc, nhưng tình báo Trung Quốc không hề biết cô đồng thời đang làm việc cho tình báo CHDC Đức. Tình báo CHDC Đức cũng không biết Hu là gián điệp Trung Quốc, nhưng biết cô hoạt động cho CIA. CIA không hề biết Hu là điệp viên của CHDC Đức và Trung Quốc.

KGB thậm chí không biết Hu là ai vì họ nhận mọi thông tin hầu như “miễn phí” qua HvA. Còn tin được gọi là “tình báo” mà các bên nhận được từ Hu đều là tin giả mà các cơ quan tình báo xào nấu lại từ chính các tin giả của nhau.

Gasde có công việc giống vợ, chỉ khác là anh ta không làm cho tình báo Trung Quốc, nhưng tham gia trò chơi cùng vợ và những điều anh ta thu lượm được cũng đến tai tình báo Trung Quốc thông qua Hu.

Trò chơi cứ thế tiếp diễn thêm 10 năm nữa, tiền bạc của cả 4 bên cứ thế chảy vào túi nhà Gasde. Mãi trước khi bức tường Berlin sụp đổ thì Gasde và Hu mới bị lộ chân tướng, nhưng HvA không kịp xử lí vì nước Đức tái thống nhất. Hồ sơ rơi vào tay cơ quan tình báo Cộng hoà Liên bang Đức.

Đến lúc đó các bên mới tá hoả rằng, họ đã bị vợ chồng Gasde qua mặt trong suốt từng ấy năm. Thế nhưng, không ai tính đến chuyện xử lí vụ việc này. Có lẽ vì các “ông lớn” tình báo thế giới cảm thấy hổ thẹn. Chính vì vậy mà vợ chồng Gasde-Hu vẫn sống bình yên, sung túc bằng chính những khoản tiền mà các cơ quan tình báo hàng đầu thế giới biếu không.

Nguyên Phong

" alt="Bí ẩn nữ điệp viên xỏ mũi cả loạt 'ông lớn' tình báo quốc tế" width="90" height="59"/>

Bí ẩn nữ điệp viên xỏ mũi cả loạt 'ông lớn' tình báo quốc tế

Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại hội nghị

Tại tỉnh Đắk Nông, phát biểu trong hội nghị, bà Tôn Thị Ngọc Hạnh - Phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông, cho biết, địa phương này hiện thiếu hơn 600 biên chế giáo viên cho các cấp học. Tuy nhiên năm vừa rồi trung ương chỉ cho 115 chỉ tiêu, quá ít so với nhu cầu thực tế.

Bà Hạnh cũng cho rằng, tỉnh Đắk Nông ngày càng thiếu biên chế giáo viên vì dân số gia tăng liên tục do tình trạng di dân tự do. 

Theo tìm hiểu của PV VietNamNet, hiện ở Đắk Nông việc tuyển dụng giáo viên vô cùng gian nan, rất ít người nộp hồ sơ xét tuyển. Nhiều lãnh đạo địa phương cho rằng do chế độ đãi ngộ quá thấp, cũng như áp lực công việc quá lớn dẫn đến tình trạng trên.

Bà Y Ngọc - Phó chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum, cũng lý giải nguyên nhân vì sao thiếu giáo viên ở tỉnh này.

Theo bà Ngọc, ở khu vực thành phố có thể một lớp bố trí 40 em nhưng ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc mỗi lớp chỉ có 10 - 20 em nên cần rất giáo viên nhiều. 

Bà Ngọc cũng cho rằng, dù ở Kon Tum thiếu giáo viên nhưng khi tuyển dụng 200 chỉ tiêu, chỉ có 20 - 30 hồ sơ đăng ký xét tuyển .

Nói về nguyên nhân này bà Ngọc cho hay, do mức đãi ngộ đối với giáo viên là quá thấp. Ngoài ra, nhiều người trúng tuyển sau đó tìm cách về miền xuôi hoặc nghỉ việc giữa chừng.

Trao đổi tại hội nghị, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn, cho biết ở đâu có học trò, ở đó phải có trường lớp, giáo viên. Tuy nhiên, việc giảm người hưởng lương ngân sách là chính sách chung, đúng đắn của trung ương. 

"Bộ ủng hộ việc phải đủ cả về số lượng và chất lượng cho giáo dục. Việc đề xuất thêm chỉ tiêu biên chế lên Chính phủ, các địa phương cũng cần cân nhắc kỹ và kiến nghị cho phù hợp", Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết thêm.

Thủ khoa ngành CNTT: Lương nghìn đô từ năm 3 đại học

Thủ khoa ngành CNTT: Lương nghìn đô từ năm 3 đại học

Tháng 12/2022, Lê Nhật Tường kết thúc chặng đường bốn năm đại học và là thủ khoa đầu ra Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM với bình quân toàn khóa học đạt 9,2/10." alt="Nghịch lý ở Tây Nguyên: Thiếu giáo viên nhưng không thể tuyển dụng" width="90" height="59"/>

Nghịch lý ở Tây Nguyên: Thiếu giáo viên nhưng không thể tuyển dụng

đầu quân" cho CLB Bắc Ninh khiến nhiều người bất ngờ. Một đội bóng mới được thành lập để tham dự giải hạng Nhì Quốc gia nhưng được HLV Park Hang Seo dành sự quan tâm đặc biệt.

Không phải chiếc ghế HLV trưởng quen thuộc, cựu thuyền trưởngtuyển Việt Nam có nhiệm vụ chính ở đội bóng vùng Kinh Bắc là định hướng tương lai, hỗ trợ đào tạo trẻ và vận hành CLB theo tiêu chuẩn quốc tế.

Khoan hãy bàn về giá trị hợp đồng giữa CLB Bắc Ninh và HLV Park Hang Seo bởi đây là vấn đề rất bình thường trong bóng đá chuyên nghiệp. Nhưng một tên tuổi lẫy lừng như thầy Park quyết định gắn bó với đội bóng hạng Nhì như CLB Bắc Ninh có rất nhiều lý do phía sau.

park hang seo.jpg
HLV Park Hang Seo quyết định gắn bó lâu dài với bóng đá Việt Nam

Bắc Ninh là nơi có rất nhiều doanh nghiệp lớn của Hàn Quốc đầu tư, và chỉ cần để ý kỹ một chút là có thể nhận ra vai trò của HLV Park Hang Seo không chỉ nằm trong khuôn khổ bóng đá, một nhà cố vấn chiến lược.

Trên hết, chỉ có tình yêu với bóng đá Việt Nam, mới khiến thầy Park vẫn lưu luyến và quyết gắn bó với nơi được xem là quê hương thứ hai của mình.

Khoảng 1 năm về trước, khi chia tay tuyển Việt Nam sau nửa thập kỷ dẫn dắt, HLV Park Hang Seo xúc động nói: "Nếu tiếp tục ở lại, tôi cho rằng cả bản thân tôi và các cầu thủ đều rơi vào cảnh trì trệ, không thể tiến bộ. Họ cần có động lực mới để bước tiếp và phát triển.

Thực ra là một người Hàn Quốc đến đất nước khác như Việt Nam để có thể sinh sống làm việc một cách thuận lợi là điều không hề dễ dàng. Tôi trân trọng điều đó và luôn mong muốn được đóng góp hết sức lực, tâm huyết cho bóng đá Việt Nam".

park hang seo 2.jpg
Việt Nam là quê hương thứ hai của thầy Park

Phát biểu của HLV Park Hang Seo có hai vế. Vế thứ nhất, ông thừa nhận mình đã "hết bài" và cần phải ra đi để tuyển Việt Nam có một triều đại mới khởi sắc, phát triển hơn. Vế còn lại, thầy Park muốn tiếp tục được làm việc ở Việt Nam, được trực tiếp đào tạo những cầu thủ trẻ cho đất nước tuyệt vời này.

Nói là làm, ông Park và các cộng sự đã mở một Học viện bóng đá, từng bước thực hiện giấc mơ lớn nhất và cuối cùng của mình. Trong suốt một năm qua, dù rất nhiều đội bóng khu vực, thậm chí ở cả châu Á mời thầy Park về dẫn dắt, nhưng chiến lược gia người Hàn Quốc vẫn chọn ở lại quê hương thứ hai.

Tên tuổi, kinh nghiệm, tài thao lược của HLV Park Hang Seo có thể giúp CLB Bắc Ninh từng bước thực hiện được mục tiêu lên V-League. Nhưng điều quan trọng là bóng đá Việt Nam và HLV Park vẫn cần nhau, vẫn có một sợi dây liên kết mà ở đó thứ tình cảm chân thành được đặt lên trên hết.

Tuyển Việt Nam: Từ HLV Park Hang Seo đến ông Troussier

Tuyển Việt Nam: Từ HLV Park Hang Seo đến ông Troussier

Tuyển Việt Nam trở lại Asian Cup với màn trình diễn ấn tượng trước Nhật Bản. Và một lần nữa người hâm mộ lại gọi tên HLV Park Hang Seo bên cạnh ông Troussier." alt="HLV Park Hang Seo, vì yêu mà ở lại Việt Nam" width="90" height="59"/>

HLV Park Hang Seo, vì yêu mà ở lại Việt Nam