Có lẽ ngoài những vấn đề về cháy hình (burn-in) và ngốn điện của Plasma thì yếu kém trong khâu PR đã góp phần “đốt cháy” công nghệ này. Nếu như trước đây,ửphụthuộcvàxem lịch lợi thế nhất của Plasma so với LCD là giá cả, đặc biệt là ở màn hình cỡ lớn. Tuy nhiên, ngày càng nhiều hãng chuyển sang sản xuất LCD, làm thay đổi cục diện. Từ đó, LCD đã qua mặt Plasm về giá cả cũng như độ phân giải.
Trước “thảm cảnh” của TV Plasma, vấn đề quan trọng nhất hiện nay là làm sao để có thể cứu được công nghệ màn hình phẳng này? Việc sinh tử của Plasma giờ đây đang nằm trong tay của Panasonic - nhãn hiệu đã gắn bó từ lâu với dòng TV này. Mặc dù Samsung và LG cũng sản xuất rất nhiều TV Plasma, song cả hai dường như thân thiết hơn với TV LCD. Ngày “ra đi” của Pioneer đã để lại bao cảm xúc với những người hiểu đúng về giá trị của những chiếc TV chất lượng màn hình tốt. Nhiệm vụ “cứu vãn” Plasma đang đè nặng trên đôi vai Panasonic.
Có lẽ những động thái sắp tới của Panasonic sẽ được quan tâm hơn lúc nào hết. Sau đây là những gợi ý mà hãng sản xuất thiết bị điện tử Nhật Bản này nên làm để đưa Plasma trở về với thị trường:
1. Đưa lợi thế về giá trên một số dòng TV
Trong thời điểm này, TV tầm 42, 46, và 50inch là dòng sản phẩm quan trọng nhất của Plasma. Vì thế, bắt buộc Panasonic phải tạo lợi thế về giá cả so với LCD. Mặc dù vậy, vấn đề đáng lo ngại là, nếu mọi giá trị của hai dòng TV này đều ngang nhau về kích thước, giá bán thì người dùng sẽ chọn LCD bởi sự phổ biến của nó.
Trong vài tuần tới, Panasonic sẽ tung ra loạt sản phẩm mới trong năm 2009. Hãy cùng chờ đợi để biết được khả năng tồn tại của TV Plasma.
2. Sản xuất TV cỡ lớn với giá hấp dẫn