Do có sử dụng biện pháp phòng ngừa khi quan hệ với bạn trai nên nữ TikToker không nghĩ mình đã mang thai.
Thế nhưng, trong bữa cơm gia đình, chị Mẫn mắc ói và ói rất nhiều sau khi ngửi mùi mắm kho. Nghi ngờ con gái có thai, mẹ chị liền đi mua que thử.
Lúc que thử thai lên 2 vạch, cô gái trẻ vô cùng hoang mang. Mẫn nói: “Tôi không sợ chuyện chưa cưới mà đã mang thai. Tôi sợ có con rồi không được đi chơi nữa”.
Biết con gái có thai, mẹ chị Mẫn giục con gái đi khám càng nhanh càng tốt. Bà lo lắng việc chị uống nhiều thuốc cảm sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.
Qua thăm khám, bác sĩ chẩn đoán thai được 3-4 tuần, có biểu hiện dọa sảy. Cho nên, bác sĩ kê đơn thuốc và yêu cầu chị hạn chế đi lại, nghỉ ngơi nhiều, ăn uống bồi dưỡng thai.
Sau 2 tuần, chị Mẫn đi tái khám thì bác sĩ thông báo thai đã ổn định. Lúc này, gia đình hai bên lên kế hoạch chuẩn bị đám cưới cho chị và người yêu.
“Khi tôi nhắn tin thông báo mình mang thai, người yêu không hề ngạc nhiên, bởi cả hai cũng quen nhau lâu và từng bàn đến việc đám cưới”, Mẫn chia sẻ.
Ban đầu, nhà trai chần chừ chuyện cưới hỏi, sợ điều tiếng ảnh hưởng đến danh dự của gia đình. Thế nhưng, mẹ của Mẫn nói nhà trai không cưới cũng không sao thì họ lại muốn cưới.
Đang mang thai tháng thứ 2, những xung đột này cũng khiến chị Mẫn suy nghĩ rất nhiều. Chị cảm thấy bất công khi nhà trai chỉ lo danh dự của gia đình mà không nghĩ đến điều tiếng mà con dâu đang chịu đựng.
Cuối cùng, đám cưới cũng diễn ra và người mẹ trẻ bắt đầu bước vào thai kỳ với cơn nghén dữ dội. Chị Mẫn bị trào ngược dạ dày, lúc nào cũng thấy cổ họng bị cay. Vì vậy, chị không ăn được nhiều thức ăn trong 5 tháng đầu của thai kỳ.
Sau thời gian ốm nghén, chị Mẫn ăn uống trở lại bình thường. Việc ăn uống không kiểm soát khiến mẹ bầu lên cân nhanh chóng. Chị tăng 25kg nhưng thai nhi lại bị nhẹ cân.
Được sự hướng dẫn của bác sĩ, chị điều chỉnh chế độ ăn, bổ sung chất dinh dưỡng cho thai nhi.
Để việc sinh con được thuận lợi, mẹ chị khuyên con gái nên dẫn chó đi dạo ở công viên.
Mẹ ruột túc trực 24/24
Nữ TikToker đi sinh vào dịp gần Tết. Trước khi nhập viện, trong lần tái khám, bác sĩ chẩn đoán tử cung của chị đã mở được 1 phân. Tuy nhiên, chị không biết đó là dấu hiệu của việc sắp sinh nên vô tư về nhà ngủ.
Đến sáng hôm sau, mẹ chị đọc lại hồ sơ khám thai thì phát hiện chẩn đoán của bác sĩ. Bà nhanh chóng kêu con gái thức dậy, đến bệnh viện sinh con.
Chị Mẫn cười kể lại quá trình sinh nở: “Lúc đi vệ sinh, tôi thấy ra máu và rất sợ sảy thai. Cho nên, tôi la lên nhờ bác sĩ thăm khám. Tôi không biết đó là dấu hiệu bình thường khi sinh con”.
Sang ngày hôm sau, chị vẫn chưa sinh nên được tiêm thuốc giục sinh. Lúc này, chị rất đau đớn nhưng không dám kêu than.
Đến hơn 23h ngày lễ tình nhân, thấy con gái vẫn chưa sinh, mẹ chị rất nôn nóng, sợ cháu sinh không đúng ngày 14/2. Lúc này, bác sĩ mới đến và động viên Mẫn cố gắng rặn. Nỗ lực của người mẹ trẻ cũng thành công.
Sinh con xong, chị cố ngồi dậy nhìn con. Nghe tiếng con khóc, chị an tâm nằm xuống nghỉ ngơi. Thế nhưng, trong lúc bác sĩ lấy nhau thai, chị bị băng huyết.
Chị Mẫn kể: “Tôi đang nằm thì nghe bác sĩ la lên “phòng số 2 ra máu”. Ngay lập tức, nhiều bác sĩ, y tá kéo máy móc, thiết bị y tế… chạy vô cạnh giường của tôi. Ban đầu, tôi còn nhận thức được nhưng rồi cứ lịm dần”.
Lúc đó, chị Mẫn không ý thức được việc gì đang xảy ra, chỉ nghe bên tai tiếng bác sĩ gọi mình tỉnh dậy.
Đến trưa hôm sau, chị tỉnh lại, cảm giác đau đớn ập đến, toàn thân ê ẩm. Thời điểm này, chồng chị vào chăm sóc, còn mẹ chị thì chăm cháu.
Trong tháng ở cữ của chị, hai bên gia đình xung đột dữ dội. Bên ngoại muốn chăm cháu theo khoa học hiện đại. Bên nội lại muốn ngăn phòng cho con dâu nằm than.
Sau sinh, chị Mẫn quá yếu ớt, không đủ sữa mẹ cho con bú. Thế nhưng, nhà nội bắt buộc phải nuôi con bằng sữa mẹ, còn mẹ chị lại bảo không đủ sữa thì cho bé uống sữa công thức.
Chứng kiến mâu thuẫn kéo dài giữa hai bên gia đình, chị Mẫn rơi vào khủng hoảng tâm lý.
“Không chỉ vậy, chồng lại không giúp tôi chăm con. Anh luôn kiếm cớ đi làm, đêm thì phải ngủ sớm. Chỉ có mẹ tôi túc trực 24/24 để chăm cháu”, chị Mẫn khóc.
Chuyện gì đến cũng phải đến, vợ chồng chị Mẫn quyết định ly hôn khi con trai được 2 tháng tuổi. Dẫu có vài lần chị gạt bỏ tự trọng, cố hàn gắn với chồng, nhưng mọi nỗ lực không thành công. Chồng chị đã có lý do để không quay lại.
Nhiều việc dồn ép tâm lý khiến chị Mẫn không còn kiểm soát được cảm xúc. Chị cảm thấy phiền và ồn ào mỗi khi em bé khóc. Thậm chí, nhiều lần bé quấy khóc, chị muốn ném con.
Thương con thương cháu, mẹ chị cố gắng quan tâm, hỗ trợ con gái chăm bé. Bà thức cả đêm lo cho cháu bú sữa.
“Mẹ không dám để tôi một mình. Mẹ sợ tôi nghĩ quẩn làm hại đến cháu. Gần như, mẹ chăm cháu hoàn toàn, tôi chỉ cho bé bú”, chị Mẫn nghẹn lời.
Qua khoảng thời gian khủng hoảng, chị Mẫn dần cân bằng cảm xúc, giảm cân, làm việc trở lại. Chị làm nhiều việc cùng lúc như bán hàng online, sáng tạo nội dung trên mạng xã hội… để quên đi muộn phiền.
Hiện tại, cuộc sống của người mẹ đơn thân này đã ổn định. Con trai của chị cũng đã được 4 tuổi. Chị hy vọng tình yêu thương của mình sẽ bù đắp những thiếu thốn về mặt tình cảm cho con trai.
Theo ông Nguyễn Trọng Tính, Phó Tổng giám đốc Viettel Telecom, Viettel dự kiến sẽ giảm 1,5 triệu thuê bao 2G trong thời gian tới, để đến hết tháng 7 đưa tổng số thuê bao 2G của nhà mạng này xuống còn khoảng 5,6 triệu. Mục tiêu Viettel đặt ra là giảm lượng thuê bao 2G xuống còn khoảng 2,2 triệu ở thời điểm hạn chót ngày 15/9.
"Viettel xác định đây là tập thuê bao khó chuyển đổi. Sau thời điểm đó, Viettel chấp nhận sẽ "cut off" (ngắt kết nối) lượng thuê bao còn lại", ông Nguyễn Trọng Tính nói.
Đại diện Viettel Telecom cho biết, sở dĩ lượng thuê bao 2G của nhà mạng này giảm nhanh nhờ việc tích cực chặn máy 2G vào mạng. Song song đó, Viettel đã tiếp cận với Sở TT&TT các địa phương, kết hợp cùng các tổ công nghệ số cộng đồng để truyền thông, hỗ trợ chuyển đổi thiết bị cho khách hàng. Từ tháng 4 đến nay, Viettel cũng rất tích cực triển khai các điểm chuyển đổi lưu động.
Theo đại diện MobiFone, đơn vị này đã tổ chức truyền thông về chủ trương tắt sóng 2G trên báo chí, website, thậm chí đưa cả thông báo vào nhạc chuông chờ của những thuê bao 2G để người dùng biết và thực hiện chuyển đổi. Tuy vậy, những người dùng 2G có đặc điểm thường ở vùng sâu, vùng xa, nơi nhà mạng khó tiếp cận. Do đó, dự kiến đến tháng 9/2024, MobiFone ước tính vẫn sẽ còn khoảng 700.000 thuê bao 2G.
Đại diện VNPT VinaPhone nhận định việc truyền thông phải xuất phát từ nội bộ, do đó từng nhân viên của đơn vị này đều được phổ biến và nắm được chủ trương về tắt sóng 2G. Hiện 100% các điểm giao dịch của VinaPhone cũng đã có hình ảnh, tài liệu để truyền thông về việc dừng cung cấp dịch vụ với thuê bao 2G Only, đặc biệt là tại các khu vực có lượng thuê bao 2G lớn.
Cục Viễn thông cũng khẳng định lại quan điểm sẽ không cấp lại băng tần 900MHz và 1800MHz nếu doanh nghiệp không có phương án ngừng cung cấp dịch vụ cho các thuê bao di động sử dụng thiết bị đầu cuối hỗ trợ công nghệ GSM 2G vào thời điểm tháng 9/2024.
Về giải pháp hỗ trợ thuê bao chuyển đổi thiết bị 2G, Bộ TT&TT khuyến khích việc chuyển đổi các thuê bao này sang sử dụng smartphone, việc chuyển đổi sang các mẫu máy feature phone 4G chỉ thực hiện trong một số trường hợp đặc biệt, theo yêu cầu của khách hàng.
Từ nay đến tháng 9/2024, các doanh nghiệp cần tiếp tục ngăn chặn nhập mạng với máy 2G không hợp quy. Cục Viễn thông cũng đề nghị các doanh nghiệp cùng chia sẻ cách làm, tài liệu truyền thông, xây dựng hướng dẫn sử dụng để hỗ trợ người dùng chuyển đổi thiết bị.
Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng." alt=""/>Việt Nam còn hơn 10 triệu người dùng điện thoại 'cục gạch'