Một trong những nỗ lực chính của quân đội Nga trong năm 2023 là ngăn chặn cuộc phản công của Ukraine. Vào tháng 12/2023, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tuyên bố nhiệm vụ này đã hoàn thành. Ông cho biết quân đội Ukraine đã thiệt hại hơn 125.000 binh sĩ và 16.000 vũ khí trong quá trình phản công 6 tháng. Theo Bộ Quốc phòng Nga, UAV và các hệ thống tác chiến điện tử đã đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực trên.
Kể từ khi xung đột Nga – Ukraine bùng nổ vào tháng 2/2022, Nga đã sử dụng UAV quân sự để thực hiện các cuộc tấn công có độ chính xác cao nhằm vào quân đội Ukraine. Nổi tiếng nhất là UAV cảm tử Lancet của Nga. Thậm chí, truyền thông phương Tây còn gọi UAV Lancet là "cơn ác mộng tồi tệ nhất" của các lực lượng Ukraine.
Khác với Nga, công nghệ tác chiến điện tử của Ukraine vẫn còn lúng túng, khiến binh sĩ và vũ khí của các lực lượng Kiev "dễ trở thành con mồi cho đòn tấn công bằng pháo sử dụng UAV dẫn đường, UAV thả bom, và UAV cảm tử của Nga".
Ngoài ra, Nga còn triển khai các hệ thống tác chiến điện tử hiện đại để đối phó với nhiều loại đạn dẫn đường chính xác mà phương Tây cung cấp cho Ukraine như tên lửa HIMARS, hay đạn pháo Excalibur.
Các chuyên gia quân sự phương Tây cũng từng nhận định, việc Ukraine không sở hữu năng lực tác chiến điện tử ngang hàng với Nga là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới cuộc phản công thất bại của Kiev.
Bối rối trước phản ứng của nữ tiếp viên, hành khách này tiếp tục hỏi lại: “Tôi muốn mượn cô chiếc bút cô đang dùng, rất nhanh thôi. Tuy nhiên, cô ấy đã trả lời rằng 'không việc gì phải làm như vậy'”, hành khách bức xúc chia sẻ.
Lazickirk nói với Yahoo rằng tiếp viên hàng không này nói cô ấy “có quyền” từ chối lời đề nghị của khách.
Tuy nhiên, sau khi đi sang đầu bên kia của máy bay để nhờ một tiếp viên hàng không khác mượn bút thì đã được đồng ý ngay lập tức.
“Tôi thực sự rất sốc. Dù đã đi hơn 1.000 chuyến bay trong đời nhưng chưa bao giờ bị tiếp viên từ chối cho mượn một cây bút”, Lazickirk cho biết.
Để phòng trường hợp cần thiết, Lazickirk cuối cùng cũng đã phải mua một chiếc bút với giá 5 USD. Tuy nhiên, sau khi đến Hàn Quốc và kiểm tra tài khoản ngân hàng, anh nhận thấy mình đã bị tính phí tới hai lần.
“Tôi thực sự không biết những tình huống tương tự đã xảy ra với bao nhiêu người rồi", nam hành khách chia sẻ.
Lazickirk sau đó đã khiếu nại với Jestar thông qua trang web của họ và hy vọng sẽ lấy lại được tiền, bất chấp quá trình hoàn trả kéo dài.
“Tôi đã làm việc với họ, tải ảnh chụp màn hình lên và họ nói với tôi rằng họ sẽ liên hệ lại trong vòng 15 ngày làm việc, tức là ba tuần”, anh nói.
Sau khi, khoản hoàn trả được chấp thuận thì sẽ mất thêm 7 đến 15 ngày làm việc để khoản tiền đó được chuyển về hành khách.
“Vì vậy, tôi sẽ phải mất ít nhất một tháng nữa trước khi lấy lại được số tiền đó", Lazickirk nói thêm.
Nhiều hành khách bên dưới phần bình luận cũng đã chia sẻ về trải nghiệm tương tự với các hãng hàng không khác.
Theo News
" alt=""/>Hành khách bất bình bị tiếp viên 'ép' mua bút trên máy bay với giá cắt cổGian nan tìm giáo viên cho chương trình mới
Chương trình giáo dục phổ thông mới được ban hành tháng 12/2018 là chương trình đầu tiên được xây dựng một cách tổng thể, toàn diện, đồng bộ tất cả các môn học, hoạt động giáo dục ở các cấp học với định hướng phát triển toàn diện cả phẩm chất, năng lực học sinh.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, trong năm học đầu tiên triển khai chương trình, sách giáo khoa mới đối với lớp 1, thầy cô cơ bản đã biết vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.
Kết quả học tập của học sinh lớp 1 năm vừa qua cho thấy, 100% hoàn thành chương trình theo đúng kế hoạch. Đặc biệt học sinh lớp 1 năm học 2020-2021 có một số năng lực nổi trội hơn so với các khoá học trước thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành.
Tỷ lệ học sinh lớp 1 cả nước hoàn thành tốt chương trình môn tiếng Việt và Toán lớp 1 năm học 2020-2021 đều cao hơn năm học 2019-2020; tỷ lệ chưa hoàn thành giảm.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại hội nghị.
Sau một năm triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, đại diện các địa phương cũng đều khẳng định đây là hướng đi đúng đắn, là xu thế tất yếu cần thực hiện, nên các địa phương trong năm vừa qua đã đầu tư, dồn lực cho việc thực hiện chương trình lớp 1.
Dù vậy, đại diện các địa phương đều thừa nhận, để triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, các điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất còn gặp không ít khó khăn.
Ông Vũ Văn Trà, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hải Phòng cho biết, để đáp ứng cho lớp 1, lớp 2 học 2 buổi/ngày, Hải Phòng còn thiếu khoảng 600 giáo viên. Nhưng khi cả lớp 3, 4, 5 thực hiện học 2 buổi/ ngày theo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông mới, Hải Phòng sẽ phải bổ sung thêm 1.572 giáo viên nữa.
Trong khi đó, ở một số môn học đặc biệt là cấp tiểu học, dù có muốn tuyển nhưng cũng không có nguồn tuyển. Ông Trà đề xuất, Bộ GD-ĐT cần chỉ đạo các cơ sở đào tạo giáo viên có chiến lược để cung cấp nhân lực đang “khan hiếm”, sẵn sàng nguồn tuyển khi Bộ Nội vụ, Sở Nội vụ giao chỉ tiêu cho ngành.
Khẳng định năm học vừa qua đã ưu tiên chọn giáo viên có chuyên môn, nghiệp vụ tốt để dạy học lớp 1, đảm bảo đủ số lượng dạy 2 buổi/ngày, tuy nhiên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn Phạm Duy Hưng cũng chia sẻ khó khăn về việc thiếu giáo viên tại địa phương.
Bắc Kạn với đặc thù tỉnh miền núi diện tích rộng, dân cư thưa, giao thông đi lại khó khăn, có nhiều điểm trường, nên số học sinh/ lớp không đảm bảo theo định mức. Do vậy, số lớp tăng lên nhưng chỉ tiêu biên chế giáo viên lại không đáp ứng yêu cầu.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn kiến nghị Bộ GD-ĐT có ý kiến với Bộ Nội vụ, Uỷ ban Văn hoá Giáo dục có ý kiến với Chính phủ để xem xét việc giao biên chế giáo viên cho các tỉnh căn cứ vào số lớp trên thực tế.
Khó khăn về kinh phí cho triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới cũng là vấn đề được nhiều địa phương nêu ra tại hội nghị.
Hiện nay Bộ Tài chính chưa có hướng dẫn nguồn kinh phí riêng cho thực hiện đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông mà sử dụng chung nguồn kinh phí địa phương. Trong khi đó, địa phương lại thực hiện nhiều nội dung chi và ưu tiên các nhiệm vụ chính trị khác như phòng chống dịch Covid-19, xây dựng nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo… dẫn tới khó khăn trong đầu tư cho triển khai chương trình.
Sẽ bảo đảm đủ giáo viên
Ghi nhận ý kiến của các địa phương, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhìn nhận: “Vạn sự khởi đầu nan, nên chặng đường đầu tiên với lớp 1 bao giờ cũng có nhiều thách thức, khó khăn”.
Chia sẻ bài học kinh nghiệm sau một năm triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới với lớp 1, Bộ trưởng nhấn mạnh đến sự quyết tâm, tính thống nhất, sự kiên định trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo; sự vào cuộc của các địa phương, ban ngành; đặc biệt sự dốc sức của những người triển khai trực tiếp là đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.
“Quá trình đổi mới, hơn ai hết những người làm lãnh đạo, quản lý cần hiểu thấu và kiên định mục tiêu; nhưng có thể linh hoạt, mềm dẻo ở phương pháp. Nếu mục tiêu lớn, cốt lõi không kiên định thì đổi mới đã khó sẽ càng khó hơn”, Bộ trưởng nói.
Bộ trưởng cũng cho rằng, với việc lớn, khó cần phải thông tin đầy đủ, tạo đồng thuận, thấu suốt. Do đó, cần phải làm tốt hơn nữa để tạo sự đồng thuận lớn trong xã hội khi đón nhận đổi mới và đồng hành trong công cuộc đổi mới.
“Đổi mới phải chuyển mạnh từ trang bị kiến thức, truyền thụ bị động, sang tăng cường sự sáng tạo, năng động của cả thầy và trò, từ đó phát triển năng lực, phẩm chất, kỹ năng của người học.
Lấy mục tiêu ưu tiên số một của giáo dục phổ thông là dạy người, dạy thái độ sống, kỹ năng sống, trách nhiệm xã hội, năng lực tự học, đi cùng với các năng lực khác về nhận thức, về tư duy…, làm nền tảng để tạo dựng nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây là điều cần phải kiên định, kiên trì, xuyên suốt”.
Về vấn đề thiếu giáo viên, Bộ trưởng cho biết, Bộ GD-ĐT sẽ có kế hoạch làm việc với hệ thống các trường đại học sư phạm để trao đổi về các nội dung tập huấn, bồi dưỡng giáo viên; cũng như phát triển các ngành nghề đào tạo thuộc nhóm sư phạm để bảo đảm cung cấp đủ giáo viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông những năm tiếp theo.
PV
Sau khi Bộ GD-ĐT ban hành chương trình bồi dưỡng giáo viên THCS dạy môn Lịch sử và Địa lý và môn Khoa học tự nhiên, giáo viên đã có nhiều băn khoăn.
" alt=""/>“Khan hiếm” giáo viên dạy học tích hợp chương trình giáo dục phổ thông mới