当前位置:首页 > Thời sự > Nhận định, soi kèo Neftchi Baku vs Sumqayit, 22h00 ngày 21/2: Đòi lại món nợ lượt đi 正文
标签:
责任编辑:Kinh doanh
Nhận định, soi kèo Ayeyawady United vs Rakhine United, 16h30 ngày 24/2: Tiếp tục chìm sâu
Là học sinh lớp chuyên Toán của Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ (Hà Nội), Đức cho biết, từ sớm em đã lên kế hoạch ôn luyện chứng chỉ SAT và IELTS. Theo nam sinh, đây là con đường đơn giản và dễ dàng nhất để thực hiện hóa giấc mơ đỗ vào ĐH Bách khoa Hà Nội.
Trên hành trình ấy, Đức cảm thấy may mắn khi được tiếp xúc từ sớm với tiếng Anh. Nhờ vậy, em không coi đây là một môn học mà luôn xem là một ngôn ngữ. Do đó, Đức không ép buộc bản thân phải học mà tiếp xúc với tiếng Anh rất tự nhiên.
“Với em, học tiếng Anh là cả quá trình, dần dần bồi nên gốc chứ không phải học nhồi nhét từ vựng, ngữ pháp. Thông qua các ngữ cảnh cụ thể, bản thân dần phát triển vốn từ”.
Đối với cả SAT và IELTS, nam sinh không học tủ mà hướng theo đúng mục tiêu của kỳ thi là đo lường, đánh giá tư duy và khả năng sử dụng ngôn ngữ của học sinh. “Học mẹo hay thủ thuật để làm bài sẽ khiến mình quên ngay sau kỳ thi, nhưng cách tư duy logic để giải quyết vấn đề sẽ là kỹ năng có giá trị lâu dài, bền vững”, Đức nói.
Một điều may mắn, Đức cho rằng chính gia đình là nền tảng tạo mọi điều kiện, hậu thuẫn cho em về kinh tế và tinh thần. “Em được tự căn chỉnh, quyết định phương thức và tiến độ học tập, nhờ vậy cũng không gặp nhiều áp lực”.
Trong suốt 12 năm, ngoài việc học, Đức vẫn duy trì thói quen đọc sách mỗi ngày. Nam sinh thường tranh thủ 30 phút ngồi trên xe buýt để đọc. Đó cũng chính là khoảng thời gian Đức thấy mình được nghỉ ngơi, thư giãn, cân bằng lại những áp lực học hành trong ngày. Buổi tối, nam sinh thường ngồi vào bàn học từ 7h30, tập trung trong vòng hai tiếng và học thêm khoảng 1 tiếng vào sáng sớm hôm sau.
“Việc rèn thói quen đi ngủ từ 22h cũng giúp em đảm bảo sức khỏe mà vẫn duy trì thời lượng học tập”, Đức nói.
Cuối năm lớp 11, Đức bắt đầu nghiêm túc nghiên cứu ngành nghề muốn học. Em mua một cuốn sách hướng nghiệp, trong đó giới thiệu tất cả các ngành nghề khác nhau, từ sáng tạo nghệ thuật, công nghệ thông tin đến khoa học xã hội và nhân văn.
“Em mở mục lục ra đọc từng ngành nghề một. Nghề nào thích thú, em sẽ ghi lại và quan sát xem bản thân có điểm chung nào hay không. Sau khi tìm hiểu, cân nhắc, xử lý dữ liệu, em giữ lại khối ngành kỹ thuật và đặt mục tiêu ngành muốn theo học. Em tiếp cận ngành này bằng cách học thử ngôn ngữ lập trình, xây dựng thuật toán, xử lý dữ liệu... Cuối cùng, em nhận ra bản thân yêu thích ngành Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo”.
Đức cho biết đây là ngành đi sâu xử lý phân tầng các loại dữ liệu, có sự tinh tế vì từ dữ liệu thô, qua các thuật toán và mô hình có thể đưa ra được những phán đoán.
Nam sinh quyết định vào đại học trong nước, chọn ĐH Bách khoa Hà Nội vì đây là trường duy nhất ở Việt Nam đào tạo ngành này hoàn toàn bằng tiếng Anh. Em cũng không tiếc nuối khi không lựa chọn du học vì “chất lượng đào tạo tại đây được khẳng định từ lâu đời”.
Còn PGS.TS Tạ Hải Tùng, Hiệu trưởng Trường Công nghệ thông tin và Truyền thông, nhận định: “Với điểm tuyệt đối SAT, Đức đủ điều kiện điểm chuẩn vào bất kỳ đại học nào trên thế giới, kể cả Viện Công nghệ Massachusetts - MIT, Đại học Stanford hay Đại học Harvard... Thế nhưng Đức đã chọn không đi du học mà theo học tại Trường Công nghệ Thông tin - Truyền thông. Giấc mơ du học chắc chắn em sẽ đạt được, nhưng từ bệ phóng này vào thẳng các chương trình đào tạo tiến sĩ (học bổng toàn phần thêm sinh hoạt phí) là một lựa chọn hoàn hảo”.
Sau khi trúng tuyển, Đức cho biết em không dám nghỉ xả hơi do việc học các môn đại cương vốn nổi tiếng khó, nếu không có sự chuẩn bị và làm quen với môn học từ sớm sẽ bị “choáng”.
“Em từng đọc rằng cái hồn của Bách Khoa nằm ở cổng parabol, mà tên thật là cổng sóng soliton. Như những con sóng, em sẽ tiếp nối tinh thần của bao thế hệ sinh viên để bước trên con đường chông gai mà hiến dâng chính mình vào khoa học”, Đức nói.
Nam sinh đạt điểm SAT tuyệt đối không đi du học, lựa chọn Bách khoa Hà Nội
"Trận lượt đi, việc được thi đấu trên mặt cỏ nhân tạo là lợi thế lớn của Tampines Rovers, trong khi chúng tôi chỉ có 2 buổi làm quen sân. Còn lần này, Thép Xanh Nam Định phân tích đối thủ và tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu của họ. Chúng tôi quyết tâm giành chiến thắng trước Tampines Rovers",HLV Vũ Hồng Việt tự tin cho biết.
Về hàng phòng ngự chơi không tốt, HLV Vũ Hồng Việt đánh giá: "Qua những bàn thua, chúng tôi rút kinh nghiệm để khắc phục những hạn chế, tuy nhiên tôi tin rằng ngày mai Thép Xanh Nam Định làm tốt ở khâu phòng ngự.
Chúng tôi có lịch thi đấu rất dày. Một số ngoại binh không thi đấu ở V-League nên thi đấu ở giải này. Với mật độ 4 ngày 1 trận, tôi không thể nào để một đội hình chơi nhiều mặt trận".
"Đội xem lại video và nhìn nhận những mặt hạn chế. Chúng tôi khắc phục điều đó trên sân tập. Thép Xanh Nam Định đặt mục tiêu giành lấy 1 chiến thắng và không bị thủng lưới trong trận gặp Tampines Rovers", HLV Vũ Hồng Việt chốt lại.
Trận Thép Xanh Nam Định vs Tampines Rovers diễn ra vào lúc 19h ngày 6/11 trên SVĐ Thiên Trường.
Nhận định, soi kèo Rayo Vallecano vs Villarreal, 22h15 ngày 22/2: Không dễ cho khách
“Tôi muốn CLB này, trong bối cảnh tương tự. Yêu cầu duy nhất mà tôi đưa ra là bản hợp đồng phải được thực hiện vào cuối mùa giải, nhưng MU nói với tôi rằng điều đó là không thể, ngay bây giờ hoặc không bao giờ”, Amorim giải thích.
MU là một trong các CLB mà Amorimmong ước được làm việc. Khi cơ hội đến, ông đã nắm bắt.
Cuộc chia tay giữa mùa giải là điều sớm hay muộn cũng sẽ xảy ra. Đây là điều Amorim đã thảo luận với phía Sporting Lisbon.
“Vào đầu mùa giải, chủ tịch CLB đã có mặt để xác nhận điều đó. Tôi có cuộc trò chuyện với ông ấy và với Hugo Viana (GĐTT, người được Man City thuê). Tôi nói rằng, nếu có những đội như MU tìm đến thì đây sẽ là mùa giải cuối cùng của tôi ở Sporting”, Amorim nhấn mạnh.
Quỷ đỏ là CLB mà Amorim chờ đợi. “Mùa giải bắt đầu và chúng tôi trải qua giai đoạn rất tốt. MU xuất hiện, trả tiền điều khoản phá vỡ hợp đồng và chủ tịch bảo vệ lợi ích của đội. Đây không phải lần đầu tiên một CLB khác trả cho tôi điều khoản này”.
Ruben Amorim cũng gửi thông điệp để giúp người hâm mộ yên tâm, khi cam kết “không lôi kéo bất kỳ cầu thủ Sporting nào trong tháng Giêng”.
Là cựu học sinh lớp chuyên Sinh của Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc (tỉnh Vĩnh Phúc), ngay sau khi giành giải Nhì học sinh giỏi quốc gia, Trang đã định hướng theo đuổi ngành y. Vốn sinh ra trong gia đình nhà nông không mấy khá giả, bên dưới Trang vẫn còn có hai em, thời điểm đó, Trang nghĩ “nếu học Y Hà Nội, hai em sẽ không có cơ hội học hành”.
Vì vậy, nữ sinh quyết định nộp đơn tuyển thẳng vào Học viện Quân y để không mất học phí, hàng tháng lại có thêm phụ cấp, giảm bớt gánh nặng cho bố mẹ. Quyết định này của Trang được ông nội ủng hộ. “Ông muốn em vào học khối trường quân đội để rèn luyện bản thân thêm trưởng thành”, Trang nhớ lại.
Dẫu vậy, khi vào trường, vì chỉ nặng vỏn vẹn 42kg, Trang chưa đủ điều kiện về sức khỏe để tham gia 6 tháng huấn luyện tân binh ở Sơn Tây. Phải mất gần nửa tháng ở lại trường, Trang mới được tham gia huấn luyện cùng các bạn.
Trong suốt 6 tháng này, các tân sinh viên phải tham gia học quân sự và chính trị. Việc huấn luyện chủ yếu diễn ra trên thao trường. Trang và các bạn được tham gia hành quân, tập bắn súng, học chiến thuật...
“Có những đợt sinh viên phải hành quân 5-6km, trên vai vác theo một ba lô cát. Dù mệt nhưng có những giây phút một miếng lương khô bẻ làm 10, em lại thấy bản thân trưởng thành hơn và trân quý tình cảm đồng đội”, Trang nhớ lại.
Kết thúc 6 tháng huấn luyện và quay trở lại trường, Trang vẫn học song song chính trị và các môn chuyên ngành. Việc học của sinh viên Quân y thường kéo dài từ sáng đến tối, cả khi lên giảng đường hay ăn cơm cũng đều phải xếp hàng. Ngoài giờ học, sinh viên sẽ tham gia vệ sinh chung, học điều lệnh - một trong những bài tập cơ bản trong quân đội và canh gác.
Ngoài các hoạt động rèn thể lực và các môn quốc phòng, theo Trang, chương trình chuyên ngành tại đây không quá khác biệt so với các trường y dược khác. Trong năm nhất, sinh viên sẽ học các môn khoa học cơ bản như Toán, Lý, Hóa, Sinh học... Đến năm thứ 2, sinh viên bắt đầu tiếp cận các môn cơ sở như Giải phẫu, Sinh lý, Mô phôi, Hóa Sinh...
Vốn luôn xếp top đầu trong những năm phổ thông và được thầy cô quan tâm, chỉ bảo từng chút, khi vào đại học, Trang hụt hẫng vì mọi thứ khác xa so với mình tưởng tượng.
“Giai đoạn đầu, em chưa biết liên hệ các môn học với nhau, vì thế kiến thức khá mông lung và đồ sộ. Trong khi đó, lớp học lại quá đông, tới 120 bạn, còn thầy cô giảng rất nhanh. Vì thế có những khi hết tiết, em vẫn không hiểu mình vừa học gì. Trong 2 năm đầu, có giai đoạn lên lớp em hay ngủ gật và không ghi chép lại được”.
Trang thừa nhận thời điểm đó mình học khá bấp bênh, ngày càng thụt lùi, thậm chí có lúc nghi ngờ về lựa chọn của bản thân. May mắn, nhờ sự hỗ trợ của các anh chị khóa trên, Trang xin kinh nghiệm ghi chép, chuẩn bị tài liệu trước từ đầu năm học và tìm học theo nhóm, nhờ vậy điểm số đã dần cải thiện.
Đến năm thứ 3, khi bắt đầu học chuyên ngành và đi viện, vì đã biết cách học hơn, Trang dần trở nên hứng thú với các môn học. Ngoài ra, nữ sinh cũng cải thiện khả năng ghi nhớ, ghi chép, nhờ vậy liên tục giành học bổng của trường.
Những kết quả này tạo động lực cho Trang đặt mục tiêu thi đỗ nội trú. “Khi đã có mục tiêu cụ thể, trong toàn bộ quá trình học, em chú trọng việc sưu tầm tài liệu, ghi chép kiến thức để hết năm thứ 6 sẽ có đa dạng tư liệu ôn tập”, Trang nói.
Ngoài ra, điều kiện để sinh viên được tham gia thi nội trú là các năm phải có điểm tổng kết trên 7, không được thi lại môn nào và không vi phạm kỷ luật. “Em không dám lơ là giây phút nào và đặt quyết tâm cao từ sớm”, nữ sinh nhớ lại.
Toàn khóa của Trang năm nay có khoảng 100 bạn thi nội trú, trong đó trường chỉ lấy 20 bạn. Với khoa Thận và lọc máu Trang lựa chọn, có gần 20 người đăng ký nhưng chỉ có 2 người được chọn. Với mong muốn được học sâu hơn chuyên ngành này sau khi tốt nghiệp, Trang quyết tâm ôn luyện, sau đó đỗ thủ khoa nội trú của Nội khoa với điểm số hơn 27.
Quyết định tiếp tục học thêm 3 năm, tức có khoảng 9,5 năm theo học tại ngôi trường này, nhưng Trang nói “điều đó hoàn toàn xứng đáng”.
“Khi làm việc tại khoa Thận và lọc máu, nhìn các bệnh nhân phải gắn cả quãng đời còn lại với máy lọc, em thấy những điều mình làm không có gì đáng kể. Những bệnh nhân chạy thận đều rất vất vả và thường hoàn cảnh gia đình cũng khó khăn. Khi mắc bệnh thận, họ cũng mắc rất nhiều các bệnh khác như tim mạch, bệnh về rối loạn nội tiết và chuyển hóa... Do vậy, em muốn làm điều gì đó, nhất là với những bệnh nhân đang chấp chới giữa giai đoạn chớm suy thận nhưng chưa đến mức phải lọc máu”.
Từng có khoảng thời gian hối hận về lựa chọn của mình vì không có nhiều thời gian cho gia đình, nhưng khi nhìn lại, Trang cho rằng môi trường quân đội đã cho mình rất nhiều thứ. “Em đã cải thiện được vấn đề sức khỏe, kiên trì hơn và giờ đây dù ở trong điều kiện nào cũng có thể thích nghi được. Vì thế, em không còn điều gì hối tiếc nữa”, Trang nói.
Nữ thủ khoa Học viện Quân y mong muốn thời gian tới sẽ hoàn thành tốt 3 năm học nội trú, sau đó tiếp tục được ở lại viện để phát triển chuyên môn.
Nữ thủ khoa Học viện Quân y 42kg kể chuyện vác bao cát hành quân