Nhận định, soi kèo Al Rayyan vs Al Gharafa, 20h30 ngày 29/1: Khó tin chủ nhà
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo El Gouna vs Haras El Hodood, 21h00 ngày 31/1: Áp đảo chủ nhà -
Các con lần lượt bị ung thư và tim bẩm sinh, cha mẹ nghèo tuyệt vọng cầu cứuCác con lần lượt mắc bệnh khiến cho gia đình lâm vào khốn đốn Kết hôn vào năm 2013, chị Hằng luôn mong mỏi có một cuộc sống bình yên. Nhưng tai ương sớm xảy đến sau khi chị sinh con trai đầu lòng là cháu Doãn Mạnh Dũng năm 2014.
7 tháng tuổi, Dũng được chẩn đoán mắc bệnh tim bẩm sinh, phải làm phẫu thuật mới giữ nổi tính mạng. Con còn mắc thêm bệnh teo thực quản khiến việc ăn uống, hấp thụ chất dinh dưỡng trở nên hết sức khó khăn.
Chạy chữa khắp các bệnh viện ở tuyến Trung ương, những tưởng tình hình ổn định hơn, nào ngờ khi Dũng lên 3 tuổi, chị Hằng phát hiện con có một loạt những dấu hiệu bất thường liên quan đến phản xạ, giao tiếp. Đưa con đi khám, các bác sĩ kết luận Dũng bị điếc bẩm sinh.
Tương lai đứa trẻ khốn khổ trở nên mờ mịt. Dù rất cố gắng cho con đi học nhưng do điều kiện kinh tế không có, chị đành để Dũng đành phải nghỉ ở nhà.
Nỗi buồn về bệnh tật của con trai đầu chưa kịp nguôi ngoai thì đến đầu tháng 4/2022, con gái thứ hai của chị Hằng là Doãn Hoàng Kiều Dung (7 tuổi) xuất hiện những triệu chứng đau đớn ở chân, đùi và toàn thân đến mức mất ngủ nhiều ngày. Qua chọc tuỷ, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương xác định con bị ung thư máu dòng bạch cầu cấp.
Con cái vốn là "của để dành" của cha mẹ. Nay cả hai đứa con đều mắc bệnh hiểm nghèo, tương lai u ám, vợ chồng chị Hằng trở nên suy sụp.
Gia đình điêu đứng
“Mẹ! Con còn làm cô giáo được nữa không?”, câu hỏi đầy lo lắng của con khiến chị Hằng muốn rơi nước mắt, nhưng vì sợ con buồn, chị đành nuốt ngược vào trong nghẹn đắng. "Tôi biết căn bệnh này rất nguy hiểm, thậm chí có thể cướp đi tính mạng con bất cứ lúc nào, nhưng dù bằng cách nào chúng tôi cũng phải cứu lấy con", chị đau khổ nói.
Tuy nhiên, quá trình điều trị của bé Kiều Dung quá đỗi gian nan. Do sức khỏe con rất yếu nên quá trình truyền hóa chất liên tục gặp nhiều biến chứng nguy hiểm, gây viêm phổi, tụt tiểu cầu, phải truyền nhiều máu.
Bên cạnh đó, gia đình chị Hằng còn đứng trước nhiều khoản nợ lớn. Bản thân chị phải nghỉ việc để đi cùng con đến bệnh viện hàng tháng theo những đợt điều trị. Chồng chị làm công chức ngành nông nghiệp, lương không đủ chi tiêu.
Do đó, vợ chồng chị phải vay mượn khắp nơi số tiền hơn 50 triệu đồng. Toàn bộ đều đổ cả vào việc điều trị cho Kiều Dung. Chưa kể, bệnh tim và điếc bẩm sinh của Dũng vẫn cần mua thuốc hết 2-3 triệu đồng/tháng.
Một loạt những chi phí điều trị của các con khiến vợ chồng chị kiệt quệ cả về sức lực và tinh thần. Những khoản nợ chồng chất chưa trả nổi lại hết sạch tiền điều trị khiến chị Hằng suy nghĩ suốt ngày đêm.
Nhìn các con chôn vùi tuổi thơ nơi giường bệnh, người mẹ khốn khổ càng thêm đau khổ, tuyệt vọng hơn gấp bội. Chị chỉ mong bản thân mình có thể gánh đỡ cho các con phần nào những bệnh tật dày vò lên những đứa trẻ vô tội ấy. Mong sao các nhà hảo tâm có thể giúp đỡ, sẻ chia để cuộc sống của hai anh em Dũng, Dung bớt phần bi đát.
Phạm Bắc
">Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp:Chị Doãn Thị Thu Hằng. Địa chỉ: Thôn 4 xã Vân Phúc, huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội. Số điện thoại: 0987863141.
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet:Ghi rõ ủng hộ MS 2022.162(Doãn Hoàng Kiều Dung)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Vietinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamNet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. Điện thoại: 19001081.
-
Sao bự Dani Alves quét dọn, bận rộn ký tặng trong tùDani Alves có một sự nghiệp sân cỏ lẫy lừng nhưng đang để dính tai tiếng vì scandal Dani Alves, từng chơi cho Barca, có mối quan hệ thân thiết với Messi, Neymar bao năm qua, bị một phụ nữ tố cáo có hành vi tấn công tình dục ở một hộp đêm tại Barcelona, hôm 30/12/2022.
El Mundo cho hay, ban đầu Dani Alves bị tàn phá khi bị tống vào tù và không được quyền bảo lãnh trong thời gian các nhà chức tranh điều tra vụ việc, nhưng hiện đã dần thích nghi với cuộc sống ‘bóc lịch’.
Theo nguồn này, dù vẫn chủ yếu giam mình trong phòng, nhưng Dani Alves đã bước ra ngoài sân, thực hiện một số nhiệm vụ tù nhân được giao như dọn dẹp.
Điều đáng chú ý, hậu vệ 39 tuổi… bận rộn với việc ký tặng trong tù do nhiều người nhận ra anh. Một người vừa được ra tù với chiếc áo có Dani Alves ký tặng, cho biết, ở trong đó không ai gọi hậu vệ lão luyện là ‘kẻ hiếp dâm’ và mọi người không chung phòng (giống như anh) cũng nhờ xin chữ ký.
El Mundo cung cấp thêm thông tin: Dani Alves tập trung làm sao để được ra tù sớm nhất nên hạn chế tối đa tiếp xúc, chỉ gặp luật sư riêng cũng như người nhà.
Anh hiểu rằng việc mình bị kết tội là do mâu thuẫn trong lời khai. Ban đầu anh phủ nhận hoàn toàn, sau đó thừa nhận có biết người phụ nữ kia nhưng không tiếp xúc. Mới nhất, vào hôm qua (27/1), Dani Alves được cho thừa nhận có quan hệ tình dục với người phụ nữ tố cáo kia nhưng dựa trên sự đồng thuận.
Trong khi đó, người phụ nữ khẳng định, anh đã cưỡng bức cô trong phòng tắm.
Ở một diễn biến khác, vợ siêu mẫu của Dani Alves, Joana Sanz hiện đã xóa tất cả ảnh chụp chung cùng chồng, bao gồm cả ảnh cưới.
"> -
Kiểm toán Nhà nước chỉ loạt bất cập trong thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đấtTheo KTNNN, hầu hết địa phương chưa tổ chức kiểm tra hành vi vi phạm trật tự xây dựng kịp thời; chưa quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả; kiểm tra chưa triệt để, kiên quyết (Ảnh: Tình trạng cơi nới tại căn biệt thự tại khu đô thị mới Gamuda Gardens, Hoàng Mai, Hà Nội. UBND quận Hoàng Mai yêu cầu buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm trong năm 2021) Việc tham mưu ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm chưa đảm bảo quy định ở Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Yên Bái, Lạng Sơn, Kiên Giang; Đà Nẵng, Cần Thơ.
Cũng theo KTNN, việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất dự án trong đô thị còn nhiều tồn tại, bất cập, theo báo cáo của Kiểm toán Nhà nước.
Cụ thể, quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch phân khu thiếu đồng bộ khiến tình trạng tổ chức, cá nhân được chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở, đất sản xuất, kinh doanh nhưng lại không đủ điều kiện cấp phép xây dựng do mục đích sử dụng đất không phù hợp với chức năng sử dụng đất trong quy hoạch phân khu ở TP.HCM.
Việc chuyển đổi đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp lớn hơn diện tích theo văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ ở tỉnh Vĩnh Long.
Hồ sơ thuê đất, giao đất chưa phù hợp với quy hoạch chi tiết 1/500, chưa phù hợp quy hoạch sử dụng đất ở giai đoạn 2015-2020 ở TP Cần Thơ; hay dự án đã giao đất thi công hạ tầng khu dân cư nhưng Sở Tài nguyên và Môi trường chưa tham mưu ban hành quyết định giao đất ở Đà Nẵng.
Ngoài ra, Kiểm toán phát hiện việc thẩm định về nhu cầu và điều kiện giao đất có diện tích giao đất lớn hơn kế hoạch sử dụng đất được duyệt ở Quảng Ngãi.
Một số đồ án quy hoạch chưa hướng dẫn cho các chủ đầu tư thực hiện các thủ tục về đất đai và tham mưu cho cơ quan có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất theo quy định (Bình Định), chưa có quyết định thu hồi đất, giao đất của các cấp thẩm quyền, nhưng nhà đầu tư đã triển khai thực hiện đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật (Kiên Giang).
Một số tồn tại khác cũng bị cơ quan Kiểm toán Nhà nước chỉ ra như chậm chỉ đạo các đơn vị thực hiện rà soát và truy thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa.
Một số dự án có điều chỉnh quy hoạch phải xác định lại nghĩa vụ tài chính hoặc đang được địa phương chỉ đạo kiểm tra, rà soát xác định lại nhưng chưa thực hiện đúng quy định như Hà Nội, Đà Nẵng; Quảng Ngãi, Bắc Ninh, Bình Định, An Giang, Vĩnh Long.
Về công tác cấp phép xây dựng (CPXD), Kiểm toán Nhà nước chỉ ra có những trường hợp cấp GPXD cho các trường hợp không thuộc đối tượng, chưa đảm bảo quy định; tổ chức CPXD chưa đảm bảo trình tự, thủ tục, thời gian; hồ sơ CPXD có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất chưa đảm bảo; GPXD được cấp không đảm bảo quy định, điều chỉnh GPXD còn bất cập.
Cũng theo Kiểm toán Nhà nước, công tác quản lý sau CPXD vẫn còn nhiều tồn tại như nhiều công trình, dự án xây dựng khi chưa được cấp phép hoặc không đúng so với GPXD. Hầu hết địa phương chưa tổ chức kiểm tra hành vi vi phạm trật tự xây dựng kịp thời; áp dụng mức phạt vi phạm chưa phù hợp; chưa quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả; kiểm tra chưa triệt để, kiên quyết.
Một số dự án chuyển mục đích sử dụng so với GPXD không đúng quy định như tại TP.HCM, Thái Nguyên.
“Quên” quỹ đất 20% xây nhà ở xã hội
Báo cáo về chuyên đề việc quản lý quy hoạch, cấp phép xây dựng tại các đô thị giai đoạn 2017-2020, KTNN cho biết công tác ban hành văn bản còn bất cập, chưa kịp thời, đầy đủ.
Trong đó, Hà Nội và TP Cần Thơ chưa rà soát định kỳ đối với quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết. TP.HCM, Bình Định, UBND TP Yên Bái chưa kịp thời ban hành, điều chỉnh các văn bản quy định về quản lý quy hoạch đô thị.
Một số địa phương chưa tổ chức lập, phê duyệt và ban hành quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị; ban hành quyết định phê duyệt quy hoạch còn chồng chéo, các văn bản quản lý quy hoạch đô thị không phù hợp; Sở Xây dựng không có văn bản hướng dẫn kiểm tra, tổ chức thực hiện; Cấp phép xây dựng và quản lý sau cấp phép trên cơ sở văn bản hết hiệu lực hoặc không phù hợp…
Về công tác lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh đồ án quy hoạch đô thị tại 18 địa phương, cơ quan kiểm toán cũng chỉ ra nhiều tồn tại.
Cụ thể, đồ án quy hoạch chung đô thị chưa phù hợp, thống nhất và còn chậm như ở Khánh Hòa, An Giang, Đồng Tháp; Đồ án quy hoạch phân khu chưa đảm bảo, xác định các thành phần sử dụng đất còn thiếu như ở Đà Nẵng, TPHCM, Cần Thơ; Bắc Ninh, Tuyên Quang, Bình Định, An Giang. Hay đồ án quy hoạch chi tiết chưa phù hợp với quy hoạch chung, quy hoạch vùng, quy hoạch phân khu về mục đích sử dụng đất như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thái Nguyên, Khánh Hòa, Vĩnh Long; Bình Định; Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, TP.HCM.
Đáng chú ý, KTNN điểm tên nhiều địa phương bố trí chưa đủ quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội như Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Yên Bái, Thái Nguyên, Kiên Giang, Khánh Hòa, TPHCM; hay Quảng Nam chưa đảm bảo 20% diện tích đất ở hoặc chuyển thành đất nhà ở thương mại.
Thậm chí Thái Nguyên; Khánh Hòa còn không dành 20% tổng diện tích đất ở trong các đồ án quy hoạch chi tiết để xây dựng nhà ở xã hội.
Việc thẩm định, phê duyệt điều chỉnh đồ án quy hoạch chi tiết, quy hoạch chung điều chỉnh, quy hoạch phân khu chưa có ý kiến cơ quan có thẩm quyền ở Quảng Ngãi; chưa tổ chức xin ý kiến cộng đồng dân cư ở Bình Định hoặc cơ quan, tổ chức có liên quan như ở Quảng Nam.
Thuận Phong
Hà Nội báo cáo Thủ tướng sau thanh tra các dự án ‘đất vàng’ chuyển đổi UBND TP Hà Nội báo cáo Thủ tướng xem xét về nội dung xác định nghĩa vụ tài chính của các dự án chuyển đổi mục đích có vị trí đắc địa Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã có kết luận trước đó.
">