Trong giai đoạn này, các học sinh nên chú ý kế hoạch ôn thi hợp lý, rà soát lại theo các nội dung chính để tìm ra phần mình còn yếu, còn thiếu để “lấp chỗ trống”. Các em cũng không nên sa đà vào các dạng toán quá khó, mất thì giờ và tạo căng thẳng không cần thiết. Nếu vẫn còn các khó khăn, các em có thể trao đổi thêm với bạn bè, thầy cô giáo hoặc tham khảo thêm trên internet.
Học sinh cũng cần nắm vững lịch thi, quy chế thi và có sự chuẩn bị tốt nhất cho những ngày thi sắp tới.
![]() |
Thầy Trần Mạnh Tùng (giáo viên dạy Toán của Trường THCS&THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội). |
Để giúp các học sinh vững tâm và có cách làm bài môn Toán phù hợp và hiệu quả, thầy Trần Mạnh Tùng đưa ra 4 chiến thuật:
Chiến thuật “Dễ làm khó bỏ”
Tức là ưu tiên những câu dễ làm trước, các câu khó hơn làm sau. Học sinh có 5 phút để đọc đề. Khi đọc đề các em cần đọc kĩ để xác định được các câu hỏi thuộc 3 mức độ:
Mức 1: Các câu dễ, có thể làm ngay mà không cần nháp hoặc chỉ nháp nhẹ nhàng thẳng vào đề để tiết kiệm thời gian.
Mức 2: Các câu trung bình, cần phải nháp. Các câu này sẽ chiếm chủ yếu trong đề nên các thí sinh không được vội vàng, cần làm một cách tuần tự và chắc chắn.
Mức 3: Các câu khó. Khi đọc đề có thể chưa tìm được ngay phương pháp làm bài. Các em cứ đánh dấu vào để xử lý sau cùng.
“Theo kinh nghiệm, thứ tự thường được phân dạng từ dễ đến khó là: Câu a, b của bài rút gọn; Bài toán giải phương trình, hệ phương trình, hàm số; Giải toán bằng cách lập phương trình; Câu a, b của bài hình; Các câu còn lại.
Sau khi đã đánh dấu các mức độ thì học sinh lên chiến lược làm bài theo thứ tự từ dễ đến khó. Cần tránh sa đà vào câu khó trước, bởi vừa mất thời gian lại có thể gây mất tinh thần”, thầy Tùng khuyên.
“Gạch chân từ khóa và kiểm tra”
Theo thầy Tùng, các thí sinh nên chú ý gạch chân từ chìa khóa trong đề và kiểm tra đáp số.
Ngay khi đọc đề bài, các em luôn cầm bút và đánh dấu vào các từ, các ý quan trọng, thậm chí có thể ghi các lưu ý vào bên cạnh (ví dụ như ghi điều kiện xác định, ghi các phương pháp, các ý tưởng,...).
Một trong những lỗi phổ biến của học sinh lớp 9 là lỗi tính toán. Để khắc phục điều này, chúng ta sử dụng kĩ thuật kiểm tra, rà soát liên tục: Kiểm tra mỗi bước biến đổi (làm 2 lần: khai triển rồi thì khai triển lại, chuyển vế xong thì chuyển vế lại,...).
Làm xong một bài thi không nên vội vàng chuyển ngay sang bài khác mà nên dành 1, 2 phút để kiểm tra bài vừa làm: Kiểm tra tính phù hợp của đáp số với các điều kiện, với thực tế nếu có. “Chẳng hạn, khi các em giải một bài toán ra vận tốc xe máy là 300km/h thì cũng vô lý. Với các bài tham số, có thể thay lại kết quả để kiểm tra xem có đáp ứng được yêu cầu của đề bài hay không”, thầy Tùng lưu ý.
Vì thi tự luận nên theo thầy Tùng, học sinh cũng cần kiểm tra từ ý nhỏ xem có bị thiếu, bị tắt hay không, tránh trường hợp bị trừ những 0.25 điểm đánh tiếc.
“Các em hãy rèn luyện chiến thuật này trong mỗi bài tập mà mình làm hàng ngày để hình thành một thói quen”.
Chiến thuật “Tư duy ngược”
Với các bài toán ở mức 2, 3, học sinh có thể chưa tìm được ngay phương pháp giải quyết. Khi đó, phương pháp phân tích, tư duy ngược rất có tác dụng.
Ví dụ: Để chứng minh đẳng thức MH.OM = MC.MD tức là phải chứng minh MH/MD = MC/MO, tức là phải chứng minh hai tam giác MHC, MDO đồng dạng. Từ đó ta đi tìm các dấu hiệu để hai tam giác này đồng dạng (như g.g, c.g.c….).
Một cách tổng quát, chúng ta thường xuất phát từ yêu cầu của bài toán rồi lập luận ngược lại để dẫn đến các yêu cầu quen hơn, dễ xử lí hơn, sau đó trình bài lời giải xuôi.
Chiến thuật “phân bổ thời gian”
Thầy Tùng cho hay, thời gian luôn là yếu tố quan trọng đối với mỗi bài thi. Vì thế, học sinh nhất định phải mang đồng hồ khi đi thi. Nên đeo loại đồng hồ có kim, các em sẽ dễ ước lượng thời gian hơn loại điện tử nhấp nháy.
“Chúng ta phân bổ 90 phút ứng với 10 điểm, như thế mỗi điểm sẽ tương ứng với khoảng 9 phút. Do thời gian cho mỗi điểm ít đi nên độ khó, độ dài của câu hỏi cũng giảm đi. Tuy nhiên, với 9 phút/1 điểm thì các em cần tiết kiệm thời gian, tránh các việc làm không cần thiết: Đã có phương pháp thì không cần nháp, tăng cường tính nhẩm, sử dụng máy tính hợp lí,... Dựa vào số điểm số của mỗi câu, chúng ta sẽ biết phân bổ thời gian phù hợp cho câu đó”, thầy Tùng phân tích.
Theo thầy Tùng, học sinh cần trành tình trạng đầu tư quá mức vào một câu nào đó, như thế sẽ ảnh hưởng đến thời gian làm các câu khác.
Sử dụng chiến thuật “dễ làm khó bỏ” ở trên, chúng ta đã lên được thứ tự làm các bài và học sinh cũng có thể ghi vào đề thời gian cần thiết để làm mỗi bài đó. Làm được như vậy các em sẽ không bị cuống và làm bài sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.
“Các em cần tận dụng hết thời gian, hãy chiến đấu dù là đến phút 89. Không nên ngồi chơi hay ra khỏi phòng thi trước khi hết giờ làm bài”, thầy Tùng đưa lời khuyên để thí sinh tăng cơ hội trúng tuyển được đúng nguyện vọng yêu thích.
Thanh Hùng
Đề thi môn Toán vào lớp 10 năm 2021 của Hà Nội được đánh giá nhẹ nhàng. Sau đây là hướng dẫn giải đề thi vào lớp 10 môn Toán tại Hà Nội năm 2021
" alt=""/>Cách làm bài môn Toán vào lớp 10 trong 90 phút từ giáo viên trường Lương Thế VinhPGS.TS Hà Văn Minh – Phó Trưởng khoa Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội xác nhận, TS. Chu Văn Sơn đã qua đời vào lúc 13h40 ngày 18/4 sau 2-3 năm chiến đấu với bệnh tật.
TS. Chu Văn Sơn (sinh năm 1962, tại thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) là giảng viên bộ môn Văn học Việt Nam hiện đại, khoa Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội từ năm 1986. Trước đó, ông từng giảng dạy tại Trường ĐH Quy Nhơn (Bình Định).
TS. Sơn tốt nghiệp hệ cử nhân Ngữ văn và lấy bằng Thạc sĩ tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Ông nhận bằng tiến sĩ Ngữ văn – Văn học Việt Nam vào năm 2001.
Ông là tác giả của một số sách và giáo trình phục vụ đào tạo đại học và sau đại học như: Một vài chương giáo trình về Huy Cận, Nguyễn Đình Thi trong Giáo trình Văn học Việt Nam thế kỉ 10.
TS. Chu Văn Sơn được đánh giá là một người thầy, một nhà văn tài hoa, một nhà phê bình văn học sắc sảo. Trong những bài phê bình, ông có nhiều phát hiện tinh tế, sâu sắc, có cách viết bay bổng nghệ sĩ, và một giọng văn riêng, vừa gần gũi vừa thanh lịch.
Nguyễn Thanh Tâm – một trong số những học trò của TS. Chu Văn Sơn đã viết về người thầy của mình: “Với thầy Chu Văn Sơn, cái sống là cái đẹp. Tôi tin đó là tín niệm suốt đời của con người sắc sảo, tài hoa ấy. Cho đến trước khi những ảnh hình trước mặt trở nên nhạt nhòa, kí ức trở nên mông lung, thầy vẫn cầm tay tôi và nhắn nhủ: Phải sống động”.
Nguyễn Thảo
*****
Những bài viết của TS Chu Văn Sơn trên VietNamNet:
Trước khi bàn việc sửa đổi cái kết của chuyện cổ tích Tấm Cám, có lẽ cần phải hiểu kĩ hơn về thực chất những dị ứng của cộng đồng đối với cái kết.
" alt=""/>Nhà giáo Chu Văn Sơn qua đời ở tuổi 58Sân chơi, vườn rau, ao cá, góc trải nghiệm… của những ngôi trường này có thể khiến bất cứ phụ huynh thành phố nào cũng đều mơ ước cho con em mình.
Quảng Ninh là một trong số những địa phương triển khai tốt chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” được phát động từ năm 2016.
Với 1,2 triệu dân, 22 dân tộc cùng sinh sống, Quảng Ninh có 218 trường mầm non, trong đó có 193 trường công lập, 25 trường tư thục, 3.290 nhóm lớp phục vụ nhu cầu đến trường của 83.206 trẻ mầm non.
Tổng chi cho giáo dục mầm non của Quảng Ninh từ năm 2017 là 980.746 triệu đồng, trong đó chi thường xuyên là 827.547 triệu đồng, chi đầu tư xây dựng cơ bản là 126.106 triệu đồng, nguồn huy động xã hội hoá là 26.823 triệu đồng.
Sau 2 năm thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, tính đến tháng 5/2018, có 80% cán bộ quản lý, giáo viên của tỉnh đã được bồi dưỡng các tiêu chí xây dựng môi trường giáo dục theo định hướng này.
“Xây dựng môi trường giáo dục” và “tổ chức hoạt động giáo dục” là 2 trong số 6 tiêu chí để xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm mà các chuyên gia giáo dục thế giới đã đặt ra.
Chính vì thế, trong 2 năm qua, trên tinh thần này, các trường mầm non trên địa bàn tỉnh đã tận dụng tối đa không gian hiện có để bố trí, sắp xếp các khu vực chơi cho trẻ. Các trường cũng tiến hành cải tạo, xây mới các góc chơi.
Các giáo viên mầm non tận dụng các phế liệu để tạo ra những bộ đồ chơi sáng tạo giúp trẻ hiểu về các hiện tượng tự nhiên và thế giới xung quanh.
Các hoạt động học tập của trẻ được kết hợp với hoạt động vui chơi nhằm đảm bảo trẻ “học mà chơi, chơi mà học”, tăng cường tính chủ động, tích cực hoạt động của trẻ. Giáo viên chỉ là người tổ chức, hỗ trợ, không làm thay trẻ, để trẻ bộc lộc hết khả năng của mình.
Chuyên đề cũng nhận được sự ủng hộ về mặt tinh thần và vật chất của các phụ huynh, tổ chức, doanh nghiệp nhằm cải tạo môi trường, hỗ trợ đồ dùng, đồ chơi, nguyên liệu mở cho các cơ sở mầm non.
Dưới đây là một số hình ảnh cho thấy hệ thống cơ sở vật chất của 4 trường mầm non thuộc 2 huyện Đông Triều và Hoành Bồ của tỉnh Quảng Ninh:
![]() |
|
Nguyễn Thảo
" alt=""/>Ngỡ ngàng những trường mầm non 'trong mơ' ở Quảng Ninh