Bảo đảm an toàn, an ninh mạng theo mô hình 4 lớp thống nhất từ trung ương đến địa phương là một trong những định hướng quan trọng của an toàn, an ninh mạng Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới. Đây là định hướng đã được Thủ tướng Chính phủ đưa ra cho các bộ, ngành, địa phương tại Chỉ thị 14 ngày 07/6/2019 về tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh mạng nhằm cải thiện chỉ số xếp hạng của Việt Nam.
Mô hình bảo đảm an toàn thông tinchuyên nghiệp 4 lớp gồm: Lực lượng tại chỗ; Tổ chức hoặc doanh nghiệp giám sát, bảo vệ chuyên nghiệp; Tổ chức hoặc doanh nghiệp độc lập kiểm tra, đánh giá định kỳ; Kết nối, chia sẻ thông tin với hệ thống giám sát quốc gia.
Ngay từ đầu năm nay, Bộ TT&TT, trực tiếp là Cục An toàn thông tin đã xác định việc hướng dẫn và thúc đẩy các bộ, ngành, địa phương triển khai đảm bảo an toàn thông tin theo mô hình 4 lớp chuyên nghiệp là một trong các nhiệm vụ trọng tâm, phải được tập trung thực hiện.
Cụ thể, để đẩy nhanh tiến độ, trong các tháng đầu năm 2020, Bộ TT&TT đã đồng hành cùng các doanh nghiệp phát triển nền tảng cung cấp dịch vụ Trung tâm điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC) đáp ứng yêu cầu kết nối, chia sẻ thông tin với hệ thống giám sát an toàn không gian mạng quốc gia.
Theo công bố của Bộ TT&TT hồi đầu tháng 7/2020, đã có 8 doanh nghiệp gồm: Viettel, VNPT, BKAV, FPT IS, CMC Cyber Security, CyRadar, VNCS Global và SAVIS cung cấp nền tảng dịch vụ SOC đáp ứng yêu cầu kết nối, chia sẻ thông tin với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia.
Thực tế, các nền tảng SOC do doanh nghiệp Việt Nam phát triển đã và đang hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương rút ngắn 90% khối lượng, thời gian triển khai mô hình 4 lớp. Bởi lẽ, với việc chọn sử dụng nền tảng cung cấp dịch vụ SOC đáp ứng yêu cầu kết nối, chia sẻ thông tin, các bộ, tỉnh đã bảo đảm hoàn thành 2 lớp quan trọng trong mô hình 4 lớp là lớp 2 và lớp 4.
Số liệu thống kê của Cục An toàn thông tin cũng cho thấy, kể từ giữa năm 2020 đến nay, tỷ lệ các bộ, tỉnh triển khai đảm bảo an toàn thông tin theo mô hình 4 lớp đã tăng từ 19% trong tháng 6 lên 43% vào tháng 7, đạt 61,5% trong tháng 8. Hai tháng gần đây, tỷ lệ này tiếp tục được nâng lên trên 70% vào đầu tháng 10 và hiện đạt 96,4%.
692 sự cố tấn công mạng vào các hệ thống của Việt Nam trong tháng 11
Đề cập đến tình hình đảm bảo an toàn thông tin mạng trong các cơ quan nhà nước thời gian gần đây, đại diện Cục An toàn thông tin khẳng định, công tác tổ chức kiểm tra, đánh giá, giám sát, bảo đảm an toàn, an ninh mạng cho các hệ thống thông tin phục vụ Chính phủ điện tử đã và đang tiếp tục được đẩy mạnh.
Trong 11 tháng đầu năm 2020, đã có 4.853 sự cố tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam (Ảnh minh họa) |
Theo thống kê, trong tháng 11/2020, đã ghi nhận 692 cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam, tăng 18,9% so với tháng 10/2020 chủ yếu ở loại hình tấn công Malware (cài mã độc).
Cụ thể, trong 692 sự cố tấn công mạng vào các hệ thống của Việt Nam trong tháng 11/2020, có 113 cuộc Phishing (tấn công lừa đảo), 153 cuộc Deface (tấn công thay đổi giao diện) và 426 cuộc Malware.
Cùng với đó, tính đến cuối tháng 11/2020, số lượng địa chỉ IP Việt Nam nằm trong các mạng botnet (mạng máy tính ma) là 1.186.534 địa chỉ, giảm 13,9% so với tháng 10/2020.
Lý giải về sự gia tăng trở lại số cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam trong tháng 11/2020, các chuyên gia Cục An toàn thông tin nhận định, nguyên nhân chủ yếu do các tội phạm mạng lợi dụng tình hình người dân quan tâm tới các vấn đề nóng như cứu trợ bão lũ tại miền Trung, họp Quốc hội, bầu cử Tổng thống Mỹ… để đẩy mạnh việc tấn công Malware nhằm phá hoại và đánh cắp thông tin trái phép.
Số lượng địa chỉ IP botnet tiếp tục giảm đáng kể so với tháng trước đã cho thấy dấu hiệu khả quan về khả năng hướng dẫn xử lý, rà quét bóc gỡ mã độc, khi liên tục giảm liên tiếp trong 6 tháng gần đây.
“Để đảm bảo an toàn thông tin mạng, thời gian tới Cục An toàn thông tin sẽ tiếp tục tăng cường công tác giám sát, chủ động rà quét trên không gian mạng Việt Nam, đánh giá, thống kê và tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, cảnh báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dùng biết và phòng tránh”, đại diện Cục An toàn thông tin chia sẻ thêm.
Vân Anh
Có chủ đề về con người, diễn đàn an toàn thông tin mạng - Security Bootcamp 2020 sắp được tổ chức tại Phú Yên. Năm nay, hoạt động diễn tập sẽ lần đầu diễn ra theo cách thức mới với tên gọi “Đấu trường an toàn thông tin”.
" alt=""/>Hơn 96% bộ, tỉnh đã bảo đảm an toàn thông tin theo mô hình 4 lớpNgày 22/4, gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, đại diện là nghệ sĩ Trịnh Vĩnh Trinh cùng chồng là doanh nhân Nguyễn Trung Trực đã tới thăm Trường ĐH Văn Lang.
Theo thông tin tại buổi đón tiếp, ông Nguyễn Cao Trí, Phó Chủ tịch HĐQT cho hay trường sẽ nghiên cứu để xây dựng ngành Trịnh Công Sơn học.
Gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tới thăm Trường ĐH Văn Lang (Ảnh: Trường ĐH Văn Lang) |
Sáng 26/4, xác nhận với VietNamNet, ông Nguyễn Cao Trí, khẳng định nhà trường sẽ nghiên cứu để mở ngành Trịnh Công Sơn học.
“Hiện nay, ở nước ngoài đã có rất nhiều đề tài tiến sĩ về chủ đề Trịnh Công Sơn học, chứng tỏ họ rất quan tâm tới cố nhạc sĩ. Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có những tố chất, tác phẩm âm nhạc, thơ ca, hội họa rất lớn, cổ súy cho giáo dục con người tử tế, dân tộc. Với di sản này, việc tạo ra một bộ môn nghiên cứu đầy đủ về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn rất cần thiết và chắc chắn sẽ thu hút được sinh viên quốc tế”- ông Trí nói. Ông cũng khẳng định trường nghiên cứu mở ngành học chứ không phải bộ môn hay chuyên đề.
Trong khi đó, một đại diện phòng đào tạo cho rằng “không biết việc nghiên cứu mở ngành này”. Vị này cũng nói “làm sao có ngành học Trịnh Công Sơn được. Tôi nghĩ có thể một chuyên đề hoặc một môn học thôi”.
Theo một chuyên gia tuyển sinh, ý tưởng nghiên cứu về Trịnh Công Sơn là "rất hay", bởi hiện tại chưa có nhiều thông tin về vấn đề này. Tuy nhiên, quy định mở ngành mới đòi hỏi khá nhiều đánh giá, khảo sát về nhân lực nên khó thực hiện ngay. Hơn nữa, thông lệ mở các ngành như thế này dường như chưa có ở Việt Nam.
“Trịnh Công Sơn và những gì liên quan tới ông là vấn đề rất được quan tâm. Nhưng nếu khẳng định mở ngành học thì các câu hỏi việc làm, học xong làm gì, ai tuyển dụng,... phải được trả lời vì nó ảnh hưởng đến chính sách tuyển sinh nên việc mở một ngành học là không khả dụng. Phát biểu của nhà trường chứng tỏ họ rất nghiêm túc, chính vậy nên chăng sẽ là một hướng nghiên cứu hoặc chuyên ngành trong một ngành nào đó, sẽ thuận lợi hơn trong việc đưa những tác phẩm và con người nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vào nghiên cứu và giảng dạy”- ông nói.
Thông tư 22 về điều kiện mở ngành và đình chỉ tuyển sinh được Bộ GD-ĐT ban hành năm 2017 quy định việc mở ngành đào tạo trình độ đại học phải bảo đảm một số điều kiện, trong đó tên ngành đăng ký đào tạo có trong Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV theo quy định. Trường hợp ngành đăng ký đào tạo chưa có trong Danh mục đào tạo (gọi là ngành mới), cơ sở đào tạo phải làm rõ luận cứ khoa học, nhu cầu xã hội về ngành, điều kiện đáp ứng của trường...
Trong danh mục giáo dục đào tạo cấp IV, trình độ đại học, ban hành kèm theo Thông tư số 24/2017 của Bộ GD-ĐT, không có mã ngành, tên ngành nào liên quan tới ngành Trịnh Công Sơn học.
Các cơ sở đào tạo được mở ngành đào tạo trình độ đại học khi bảo đảm các điều kiện: Ngành đăng ký đào tạo phải phù hợp với nhu cầu của xã hội và người học; phù hợp với yêu cầu nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng, miền và cả nước; phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ sở đào tạo. Việc mở ngành đào tạo đã được xác định trong phương hướng, kế hoạch phát triển của cơ sở đào tạo. Tên ngành đăng ký đào tạo có trong Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV theo quy định. Trường hợp ngành đăng ký đào tạo chưa có trong Danh mục đào tạo (gọi là ngành mới), cơ sở đào tạo phải làm rõ: Luận cứ khoa học, nhu cầu của xã hội về ngành mới này (trong đó có ít nhất 2 ý kiến về sự cần thiết đào tạo của 2 cơ quan, tổ chức có nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực sau đào tạo); Thực tiễn và kinh nghiệm đào tạo của một số nước trên thế giới kèm theo ít nhất 2 chương trình đào tạo tham khảo của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận về chất lượng hoặc cho phép thực hiện và cấp văn bằng (trừ các ngành chỉ có đào tạo ở Việt Nam hoặc các ngành liên quan đến an ninh, quốc phòng). Đội ngũ giảng viên, cán bộ nghiên cứu cơ hữu bảo đảm về số lượng, chất lượng, trình độ và cơ cấu để tổ chức đào tạo trình độ đại học ngành đăng ký đào tạo, không trùng với giảng viên cơ hữu là điều kiện đào tạo trình độ đại học của các ngành khác đang đào tạo, trong đó có ít nhất 1 tiến sĩ cùng ngành chịu trách nhiệm chủ trì, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo và cam kết đảm bảo chất lượng đào tạo trước cơ sở đào tạo và xã hội. Có ít nhất 10 giảng viên cơ hữu có trình độ thạc sĩ trở lên cùng ngành hoặc ngành gần với ngành đăng ký đào tạo, trong đó có ít nhất 1 tiến sĩ và 4) thạc sĩ, hoặc 2 tiến sĩ và 2 thạc sĩ cùng ngành đăng ký đào tạo… (Theo Thông tư số 22 ban hành năm 2017 của Bộ GD-ĐT)
|
Lê Huyền
" alt=""/>Trường ĐH sẽ mở ngành Trịnh Công Sơn học?