Vợ bị tai nạn, tôi mới biết mình bị 'cắm sừng'
Vợ tôi là một phụ nữ thông minh và tài giỏi,ợbịtainạntôimớibiếtmìnhbịcắmsừlịch bóng đá hôm.nay điều đó ai cũng phải công nhận, và tôi luôn tự hào về điều đó. Bởi nhờ năng lực của mình, vợ tôi đã dần dần trở thành một người có vị trí cao trong xã hội mà không cần một bệ đỡ nào cả.
Nhiều người hỏi tôi, có một người vợ giỏi giang như vậy tôi có thấy mình bị lép vế không? Thực sự tôi chưa hề có cảm giác đó. Tôi chỉ là một công chức bình thường. Tôi không có tham vọng lớn trong sự nghiệp, có lẽ vì khả năng của tôi cũng chỉ có hạn. Ngược lại tôi lại rất quan tâm đến hạnh phúc gia đình. Biết vợ mình có chí tiến thủ và ham hoạt động xã hội, tôi đã chủ động chia sẻ, thậm chí lo toan hết mọi việc trong nhà khi cần thiết để vợ tôi có điều kiện thăng tiến trên con đường công danh.
Vợ tôi không chỉ giỏi, cô ấy lại còn rất xinh đẹp và là người hiểu chuyện. So về bằng cấp và địa vị, cô ấy đều hơn hẳn tôi, nhưng khi về nhà cô ấy luôn ý thức rõ vai trò làm vợ làm mẹ của mình. Cô ấy không bao giờ tỏ vẻ mình giỏi giang hay kiếm tiền giỏi hơn chồng. Đối với gia đình nhà chồng, cô ấy cũng một mực tôn kính. Các con của tôi rất ngoan và học giỏi. Gia đình-, đó thực sự là hai từ tuyệt vời nhất mỗi khi tôi nghĩ về.
Tuần trước vợ tôi bảo phải đi tham dự hội thảo hai ngày ở Hà Nội. Việc cô ấy thỉnh thoảng đi công tác dăm ba ngày không có gì là lạ. Tôi cũng đã quen với những chuyện như thế và sẵn sàng lo toan việc nhà và con cái để vợ yên tâm. Nhưng thật xui xẻo, sáng vợ tôi đi, thì tối hôm đó tôi nhận được một cuộc điện thoại báo rằng vợ tôi bị tai nạn rất nặng đang cấp cứu ở bệnh viện tỉnh X. Tôi đã hỏi đi hỏi lại cho rõ liệu có gì nhầm lẫn không, bởi theo như lời vợ tôi thì cô ấy đang ở Hà Nội chứ không phải là thành phố biển xinh đẹp nào đó. Nhưng theo như thông tin trên giấy tờ tùy thân mà bệnh viện thông báo thì đúng là vợ tôi. Tôi đã ngay lập tức đến bệnh viện, trong đầu hiện lên bao nhiêu nỗi hoài nghi.
![]() |
Ảnh minh họa |
Theo lời kể của người đưa vợ tôi đi cấp cứu thì chiếc xe vợ tôi đang lưu thông bất ngờ lao xuống vực, có khả năng là do xe mất thắng, cùng với vợ tôi còn có một người đàn ông nữa đi cùng. Cả hai người đều đang trong tình trạng hôn mê. Tại sao vợ tôi lại ở đây chứ không phải là Hà Nội như cô ấy nói? Người đàn ông đó là ai? Linh tính cho tôi biết có điều gì đó không ổn. Mọi sự chẳng qua cũng chỉ là phỏng đoán. Với lại, tất cả những điều đó vào lúc này đều không quan trọng. Tính mạng vợ tôi đang gặp nguy hiểm, và điều tôi mong muốn bây giờ là vợ tôi tỉnh lại. Chỉ cần cô ấy tỉnh lại, chuyện gì tôi cũng sẽ bỏ qua. Vì tôi thực sự yêu cô ấy rất nhiều.
Cuối cùng vợ tôi cũng đã qua cơn hôn mê. Nhìn vợ yếu ớt xanh xao, tôi thực sự xót xa. Nhưng câu đầu tiên vợ tôi nói sau khi tỉnh lại khiến tôi hết sức bất ngờ, cô ấy hỏi thăm người đàn ông đã đi cùng cô ấy. Và sau khi biết rằng ông ấy vẫn còn sống, vợ tôi liền lần tìm bàn tay tôi, nước mắt cô ấy chảy tràn và có lẽ cô ấy đã rất khó khăn để nói ra câu “Em xin lỗi, tha thứ cho em”. Tôi từ nỗi mừng vui đón vợ trở về từ cõi chết lại bỗng nhiên như rơi xuống vực thẳm. Lời xin lỗi ấy, tôi phải hiểu ra làm sao đây? Tôi phải hiểu sao cho đúng mà không khiến trái tim mình quặn thắt. Vợ tôi, người phụ nữ tôi đã dành gần như cả cuộc đời để yêu thương và ngưỡng vọng. Chúng tôi đã cùng nhau trải qua mọi khó khăn và thách thức để có được mọi sự đầy đủ và ấm êm. Tôi đã tin vợ tôi như tin chính bản thân mình. Nhưng vợ tôi, sao cô ấy có thể lừa dối tôi trong một vỏ bọc hoàn hảo như thế? Sao cô ấy có thể?
Trong những ngày vợ tôi hôn mê, tôi đã tự nhủ lòng, dù có chuyện gì xảy ra đi nữa, dù cho cô ấy phản bội tôi, chỉ cần cô ấy được sống, chỉ cần cô ấy tỉnh lại, thì tôi sẽ cảm ơn đời bằng cách thứ tha hết thảy. Giờ cô ấy tỉnh lại rồi, cớ sao lòng tôi lại quá đau đớn như thế. Sự phản bội mà tôi nhận được hôm nay, không phải do tôi ngu ngốc, cũng phải do tôi không tốt, mà có lẽ là vì tôi đã quá tin tưởng cô ấy. Thật đau khổ khi mà sự phản bội, thật tiếc lại không bao giờ đến từ kẻ thù.
Từ hôm ấy đến nay, vợ tôi không nói gì nhiều. Tôi cũng không muốn nhắc lại để cô ấy nhanh hồi phục cả về tinh thần và thể xác. Nhưng trái tim tôi luôn quặn lên câu hỏi, cả tôi và cô ấy sẽ đối mặt chuyện này như thế nào đây? Cô ấy xin tôi tha thứ, có nghĩa là cô ấy đã biết mình sai và ân hận. Tôi đã nghĩ đến bao nhiêu điều tốt đẹp để chắc rằng mình hoàn toàn có thể tha thứ cho vợ tôi. Thời gian có thể rồi sẽ giúp tôi nguôi ngoai nỗi đau bị lừa dối. Nhưng tôi không lo lắng quá nhiều vì điều đó. Tôi chỉ sợ rằng, từ nay tôi không còn có thể tin vợ tôi được nữa. Mà một khi người ta không còn tin nhau nữa thì liệu cuộc hôn nhân này còn có ý nghĩa gì không?
(Theo Dân trí)
相关推荐
-
Nhận định, soi kèo Independiente Rivadavia vs Racing Club, 07h00 ngày 28/3: Khô hạn bàn thắng
-
- "Ngọc nữ bị cưỡng hiếp phát điên" Lam Khiết Anh từng 3 lần bị đài TVB "đóng băng" mọi hoạt động và bị bạn diễn đánh khi đóng phim ở Đài Loan.Tình tiết mới vụ diễn viên 'Vườn sao băng' tự tử vì bị lạm dụng tình dục" alt="Số phận bi thảm của 'ngọc nữ bị cưỡng hiếp phát điên' Lam Khiết Anh">
Số phận bi thảm của 'ngọc nữ bị cưỡng hiếp phát điên' Lam Khiết Anh
-
- Giáp Tết là “thời điểm vàng” cho nhiều sinh viên mong muốn đi làm thêm để kiếm tiền giúp đỡ gia đình. Nhiều công việc chỉ yêu cầu sự chăm chỉ, nhanh nhẹn với mức thu nhập khá được các 9x lựa chọn.
Từ pha chế, bồi bàn đến bán mứt
Nguyễn Minh Thành (cựu sinh viên ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ) đang là du học sinh Đài Loan chia sẻ: “Mình sang đây học đã 2 năm. Ngoài giờ học, mình làm bưng bê cho một quán ăn. Bên này họ cũng tổ chức Tết âm lịch như ở Việt Nam, nhưng không phải là Tết chính của họ.
Những ngày giáp Tết quán khá đông khách, bình thường mình được trả 136 Đài Tệ/1giờ (tương đương khoảng 90.000 tiền Việt/1giờ) đến cuối tháng được thêm tiền thưởng Tết nữa. Nếu chăm chỉ thì tháng Tết, mình kiếm được khoảng 15-20 triệu tiền Việt, hoặc có thể hơn nữa nếu chăm chỉ”.
Nguyễn Minh Thành làm thêm tại quán ăn Hàn Quốc trong thời gian du học ở Đài Loan. Ảnh: NVCC
Thành cho biết thêm: “Lương nói ra như thế thì cao nhưng chi tiêu bên Đài cũng đắt, được cái những ngày giáp Tết này được thưởng và nếu ai may mắn gặp được ông chủ dễ tính thì cũng thoải mái. Ví dụ biết mình là người Việt, ông chủ cũng cho nghỉ sớm hơn các nhân viên khác để về nước ăn Tết với gia đình”.
Mứt Tết và me Tết là mặt hàng không thể thiếu trong dịp Tết truyền thống ở nước ta. Tranh thủ thời gian vừa thi xong và vào dịp giáp Tết, Nguyễn Thị Yến (sinh viên trường ĐH Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Hà Nội) đã tự bỏ tiền ra để kinh doanh 2 mặt hàng này và đem về nguồn thu không nhỏ.
“Ban đầu em cũng lo sợ lấy hàng về không ai mua, nhưng kết quả lại ngược lại, mứt với me bán rất chạy, trong khoảng thời gian hai tuần em bán được hơn 100 hộp mứt (bán lẻ lãi 40.000/1 hộp, bán sỉ lãi 20.000/1hộp) vì em nhận đổ buôn nữa.
Tổng lãi thu về hơn 3 triệu. Còn me em bán 80.000/1kg (lãi 20.000/1kg) vì nhập tận đầu mối, tổng lãi bán me thu về được gần 5 triệu. Cả mứt và me đến thời điểm này em được gần chục triệu”, Yến chia sẻ.
Do nhân viên về quê nhiều, khách lại đông hơn so với những thời điểm khác trong năm nên giáp Tết, không ít nhà hàng, quán cà phê tại Hà Nội chấp nhận trả lương gấp 3-4 lần để tìm người thay thế. Các bạn sinh viên không quá khó để tìm một vị trí làm việc phù hợp với mức lương tương đối tốt.
Nguyễn Thanh Vân (sinh viên Học viện Ngân Hàng) và Trần Xuân Hòa (sinh viên ĐH Bách Khoa Hà Nội), chọn cho mình công việc pha chế và bán hàng tại một quán trà sữa trên đường Tô Hiệu.
Thanh Vân và Xuân Hòa. Ảnh: Trần Thanh Xuân Hòa cho biết, giáp Tết, do khách đông nên việc phục vụ khá vất vả, bù lại, mức lương bạn nhận được cao hơn (lúc bình thường là 75 nghìn/ca/5h; cận tết Hòa nhận được từ 100 - 200 nghìn/ca).
Ngoài ra còn có thể đổi ca và thưởng Tết. Vì cận Tết, sinh viên được nghỉ học nên hai bạn có thể làm 3 ca/ngày. Tổng thu nhập từ 5 triệu trở lên, đây là số tiền không nhỏ nên Hòa tỏ ra khá thích thú với công việc này.
Lĩnh 780.000/ngày nhờ làm shipper
Đó là số tiền kiếm được nhiều nhất trong ngày nhờ làm shipper (người chuyển hàng) mà Nguyễn Tiến Dũng (SV trường ĐH Bách Khoa Hà Nội) nhận được.
Dù trời mưa rét nhưng Dũng vẫn tranh thủ đi ship khi có đơn khách đặt. Ảnh: Trần Thanh
Dũng chia sẻ : “Những ngày cận Tết, khách đặt hàng nhiều, trung bình một ngày em nhận được 4-5 đơn, mặt hàng ship chủ yếu là tủ nhựa nên thi thoảng em còn được khách boa (thưởng) thêm tiền công lắp đặt.
Có hôm em nhận được 7-8 đơn, cộng cả tiền boa, số tiền kiếm được lên tới 780.000/ ngày. Nếu đi ship đều, trung bình một tháng cũng được 6-7 triệu.
Vì là shipper ruột của cửa hàng, em lại là sinh viên nên chị chủ sắp xếp các đơn cho em đi ship vào buổi chiều, còn thời gian buổi sáng em đi học”.
Dũng kể, nghề shipper là nghề nhặt nhạnh, kiếm tiền lẻ, nhưng khéo léo tính toán, có thể kiếm được 200- 300 nghìn/ngày. Cái khéo của shipper là biết cách chọn tuyến đường, di chuyển nhanh sao cho giao được nhiều đơn nhất.
Nghe qua thì nghề này có vẻ đơn giản, chỉ cần thạo đường có chút vốn để đặt cọc tiền cho khách, khéo léo một chút là có thể “ấm túi” vài triệu/tháng, nhưng có những nỗi vất vả, rủi ro riêng mà chỉ người trong cuộc mới hiểu. Việc bị khách "bỏ bom", mắng mỏ là chuyện bình thường.
Bạn Đỗ Tiến Đạt, sinh viên ĐH Xây Dựng, kể lại: “Do mới làm shipper ít có kinh nghiệm, một lần em nhận được đơn ở chợ Ninh Hiệp, khách yêu cầu em đặt cọc 520.000 nghìn và đưa cho một hộp xốp khá to, cùng địa chỉ người nhận.
Khi em định mở hàng kiểm tra, khách kêu chỉ là quần áo trẻ con và đã bọc dán kỹ rồi giờ gỡ ra mất thời gian nên em không nghi ngờ, chằng hàng lên xe và phóng đi ngay.
Nhưng tới địa chỉ ghi trong giấy, em hỏi mới biết họ không hề đặt mua hàng gì cả. Em hoảng hốt gọi lại cho người thuê ship thì thuê bao không liên lạc được. Lấy tay xé thùng xốp ra mới biết bên trong toàn quần áo cũ, rách nát.
Ngay sau đó em quay lại chỗ nhận hàng hỏi mọi người và tả vóc dáng tên lừa đảo nhưng không ai biết, tìm lại bài đăng trên nhóm thì hắn xóa mất rồi. Lắm khi nghĩ chảy nước mắt, thấm thía đồng tiền mồ hôi công sức nó đáng quý như thế nào”.