Đáng chú ý, Skoda sẽ liên doanh với Tập đoàn Thành Công Motor Việt Nam (TC Motor) để phân phối xe. Sau đó từ giữa năm 2024, liên doanh này sẽ giới thiệu ra thị trường thêm 2 mẫu xe mới gồm Slavia và Kushaq dưới dạng lắp ráp trong nước (CKD) tại nhà máy mới ở Quảng Ninh. Bên cạnh đó, dòng xe Enyaq iV chạy hoàn toàn bằng điện cũng sẽ được lắp ráp tại Việt Nam từ năm 2026.
Các mẫu xe Slavia (Sedan), Kushaq (CUV) và Enyaq iV (CUV) mà Skoda dự định lắp ráp CKD đều nằm ở phân khúc xe cỡ nhỏ (cỡ B và C). Đây là phân khúc sẽ có giá bán đủ sức cạnh tranh, hấp dẫn với người tiêu dùng Việt, nhất là khi thương hiệu Skoda vốn được mệnh danh là xe bình dân tại châu Âu.
Đáng chú ý, các mẫu xe kể trên đều vừa mới được phát triển và là sản phẩm chiến lược của Skoda Auto tại một số thị trường mới, trọng điểm như Ấn Độ, Trung Đông và tới sẽ là khu vực Đông Nam Á.
![]() | ![]() |
Skoda Slavia nằm ở phân khúc Sedan cỡ nhỏ cho đô thị.
Với Skoda Slavia, đây là mẫu xe Sedan cỡ B được phát triển chủ yếu cho thị trường Ấn Độ, ra mắt vào tháng 11/2021 và được bán ra thị trường từ đầu năm 2022. Skoda Slavia xây dựng trên nền tảng MQB A0 của Tập đoàn Volkswagen và kiểu dáng gần như giống với mẫu Volkswagen Virtus.
Xe có kích thước tổng thể lần lượt là 4.541 x 1.752 x 1.487 mm (DxRxC) và chiều dài cơ sở 2.651 mm. Tại thị trường Ấn Độ, Skoda Slavia có 2 tùy chọn sức mạnh. Động cơ TSI 3 xi-lanh 1.0L cho công suất 113 mã lực kết hợp với hộp số 6 cấp bao gồm cả số sàn và số tự động.
Skoda Slavia trang bị động cơ TSI 4 xi-lanh 1.5L, có công suất 148 mã lực đi kèm hộp số sàn 6 cấp hoặc tự động 7 cấp ly hợp kép DSG. Động cơ này còn được trang bị công nghệ ngắt xi-lanh chủ động để tối ưu mức tiêu thụ nhiên liệu.
Bản tiêu chuẩn của Skoda Slavia sẽ được trang bị 2 túi khí, cân bằng điện tử, phanh tự động cảnh báo va chạm và cảm biến áp suất lốp. Các bản cao cấp hơn được trang bị 7 túi khí. Hiện tại, Skoda Slavia chưa có số liệu về an toàn từ tổ chức đánh giá xe mới toàn cầu Global NCAP nhưng hãng xe của Séc tuyên bố xe đã thiết kế để đáp ứng các yêu cầu về an toàn mới nhất của tổ chức này.
Tại Việt Nam, Skoda Slavia sẽ phải cạnh tranh ở phân khúc xe sedan cỡ B đang cạnh tranh khốc liệt với những cái tên nổi bật như Hyundai Accent, Toyota Vios, Honda City, Nissan Almera...
Khác với Skoda Slavia, mẫu Kushaq được định vị ở phân khúc B-SUV với kích thước xe là 4.221 x 1.760 x 1.612 mm, chiều dài cơ sở 2.651 mm. Xe cũng tập trung cho thị trường Ấn Độ và được phát triển chung với Volkswagen T-Cross dựa trên nền tảng khung gầm MQB A0. Mẫu xe SUV này được ra mắt sớm hơn, từ đầu năm 2021 và là sản phẩm đầu tiên đánh dấu cho "Dự án Ấn Độ 2.0" của Skoda Auto.
Các thông số về sức mạnh động cơ và trang bị an toàn của Skoda Kushaq tương tự như mẫu xe Slavia kể trên. Điều đặc biệt, cả 2 mẫu xe Skoda Kushaq và Slavia đều có tỉ lệ nội địa đến 95% nên có giá bán rất dễ chịu tại Ấn Độ.
Giá bán của xe Skoda Slavia dao động từ 1.099.000 - 1.839.000 INR (tương đương 320 - 535 triệu đồng), còn giá xe Skoda Kushaq hiện đang ở mức từ 1.129.000 - 1.949.000 INR (tương đương 330 - 567 triệu đồng). Đó là cơ sở để người tiêu dùng Việt mong chờ được sở hữu một chiếc xe mang thương hiệu châu Âu với giá bán dễ tiếp cận.
Ngoài các dòng xe chạy động cơ đốt trong, hãng xe của Séc cũng đã có dòng xe chạy hoàn toàn bằng điện. Tiêu biểu là mẫu Skoda Enyaq iV. Mẫu xe ô tô điện này dự kiến lắp ráp tại Việt Nam sau năm 2025, được đánh giá là phù hợp với lộ trình cắt giảm các loại phương tiện sử dụng động cơ đốt trong, ưu tiên phát triển xe điện được Thủ tướng Chính phủ ban hành vào ngày 22/7 vừa qua.
Skoda Enyaq iV là mẫu xe thuần điện EV được bán ra thị trường châu Âu từ cuối năm 2020. Xe được phát triển dựa trên nền tảng MEB của Tập đoàn Volkswagen và được coi là người anh em với mẫu Volkswagen ID.4. Xe có kích thước là 4.648 x 1.877 x 1.618 mm, chiều dài cơ sở 2.765 mm và được xếp ở phân khúc C-SUV.
Skoda Enyaq iV có cả tùy chọn dẫn động bánh sau và dẫn động bốn bánh với 3 dung lượng pin khác nhau dành cho 5 phiên bản hiệu suất. Bản dung lượng pin 55 kWh sẽ đi kèm 1 động cơ điện đặt sau công suất 146 mã lực. Bản dung lượng pin 62 kWh cũng có 1 động cơ điện đặt sau nhưng công suất 177 mã lực.
Và bản dung lượng pin 82 kWh sẽ kết hợp với 2 động cơ điện cho tổng công suất 302 mã lực dành cho các phiên bản hiệu suất cao. Theo Skoda Auto, tùy theo từng dung lượng pin, mẫu xe điện Enyaq iV có thể di chuyển với quãng đường từ 340 km đến 510 km trong mỗi lần sạc đầy.
Tới đây, hãng xe của Séc đã lên kế hoạch ra mắt mẫu Skoda Enyaq iV tại thị trường Ấn Độ với giá dự kiến khoảng 6.000.000 IND (tương đương 1,75 tỷ đồng).
Ngô Minh
Bạn có góc nhìn hay đánh giá như thế nào về hãng xe Skoda? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
![]() |
Tính đến hết tháng 8/2016, gói tín dụng 30.000 tỷ đồng đã giải ngân được đạt 86,3%. Nguồn: Internet |
Sau khi rà soát lại giữa số tiền đã cam kết và số tiền đã giải ngân đối với các doanh nghiệp đầu tư xây dựng phát triển nhà ở xã hội (đối tượng này bị dừng giải ngân từ ngày 01/6/2016 theo quy định của Thông tư số 11/2013/TT-NHNN ngày 15/5/2013 quy định về cho vay hỗ trợ nhà ở và Thông tư số 25/2016/TT-NHNN ngày 29/7/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2013/TT-NHNN ngày 15/5/2013 quy định về cho vay hỗ trợ nhà ở), thì số tiền cam kết cho vay đối với các đối tượng này chưa được giải ngân sẽ bị cắt bỏ lên tới gần 3.000 tỷ đồng.
Cụ thể, các ngân hàng được giao nhiệm vụ thực hiện giải ngân đã ký hợp đồng cam kết cho vay đối với 56.181 hộ gia đình, cá nhân với số tiền 27.480 tỷ đồng, trong đó bao gồm: 18.685 hộ vay để mua nhà ở xã hội với số tiền là 7.762 tỷ đồng; 29.082 hộ vay để mua nhà ở thương mại với số tiền là 15.795 tỷ đồng; 8.414 hộ vay để cải tạo, xây mới nhà ở với số tiền là 3.923 tỷ đồng. Tuy nhiên, mới có 51.253 hộ được giải ngân với số tiền là 22.983 tỷ đồng.
Đối với khoản vay dành cho các tổ chức phát triển nhà ở xã hội, các ngân hàng đã ký hợp đồng cam kết cho vay 51 dự án với số tiền là 5.362 tỷ đồng; trong đó đã giải ngân đủ 51 dự án với số tiền như trên.
Theo Tạp chí Tài chính
" alt=""/>Gói tín dụng 30.000 tỷ đồng: Đã giải ngân được trên 28.000 tỷ đồngVới thuê bao trả trước là vậy, các khách hàng dùng thuê bao trả sau cũng có những phiền toái riêng. Chị Hồng Nhung (Đà Nẵng) cho biết: “Tôi dùng thuê bao trả sau, không lo hết tiền điện thoại nhưng lại gặp rắc rối khi thanh toán tiền cước hàng tháng. Tôi làm việc giờ hành chính, điểm thu phí điện thoại cũng hoạt động trong giờ hành chính, tôi lại hay đi công tác nên nhân viên nhà mạng đến thu tiền không gặp được tôi…Đã không ít lần tôi bị cắt điện thoại, rất mất công để đi đóng tiền cước sau đó.”
Trước những khó khăn hay gặp kể trên, nhằm giúp khách hàng xóa bỏ nỗi lo không thanh toán cước đúng hạn, hết tiền, bị chặn, bị cắt, MobiFone đã ra mắt dịch vụ “Thanh toán và nạp tiền tự động - AutoPay”. Dịch vụ tiện ích giúp khách hàng có thể thanh toán/nạp tiền tự động một cách đơn giản, nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí.
Thanh toán, nạp tiền tiện ích với Autopay
" alt=""/>Siêu tiện ích: thanh toán, nạp tiền tự động MobiFone