您现在的位置是:Thời sự >>正文
Nhận định, soi kèo Herlev vs Ishoj, 00h00 ngày 4/9: Chủ nhà ‘out’
Thời sự4342人已围观
简介ậnđịnhsoikèoHerlevvsIshojhngàyChủnhàlịch âm dương năm 2022 Hư Vân - 03/09...
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Bochum vs Freiburg, 21h30 ngày 1/2: Khách thất thế
Thời sựHư Vân - 01/02/2025 04:35 Đức ...
【Thời sự】
阅读更多Cuộc sống viên mãn ở tuổi 55 của NSND Thu Hà
Thời sựNSND Thu Hà đẹp lộng lẫy với vai diễn đầu tay Quận chúa Quỳnh Hoa trong phim "Đêm hội Long Trì". NSND Thu Hà sinh năm 1969, tại Tuyên Quang. Trưởng thành từ Đoàn văn công Quân khu 2, NSND Thu Hà có bước ngoặt lớn khi về Hà Nội học tập. Năm 1989, chị được đạo diễn - NSND Hải Ninh mời đóng phim Đêm hội Long Trì.
Sau này, chị tiết lộ bản thân lựa chọn theo nghiệp diễn là vì muốn gia đình bớt gánh nặng, bởi khi sinh hoạt trong Đoàn văn công Quân khu 2, nữ nghệ sĩ được lo cơm ăn, áo mặc. Thu Hà không nề hà bất cứ vai diễn nào, luôn nỗ lực làm tốt vai trò của mình.
Không chỉ "oanh tạc" màn ảnh nhỏ, Thu Hà còn xuất hiện dày đặc trên những tấm ảnh lịch, trở thành "nữ hoàng ảnh lịch" được yêu thích nhất những năm 1990.
Với đôi mắt sắc, đầy cảm xúc, nét đẹp diễm lệ, cao sang được ví như "khuôn vàng thước ngọc", Thu Hà thường được giao những vai diễn có thân thế cao sang, dịu dàng, nữ tính.
Sau vai quận chúa Quỳnh Hoa, Thu Hà tiếp tục được mời vào vai Nga trong phim Lá ngọc cành vàng. Vai diễn đã giúp người đẹp giành được giải thưởng Nữ diễn viên xuất sắc nhấtcủa LHP Việt Nam lần thứ 9. Đến thời điểm hiện tại, nữ nghệ sĩ vẫn được nhiều người nhắc tới với danh xưng "Lá ngọc cành vàng".
Thập niên 1990 là giai đoạn nở rộ của phim thị trường, Thu Hà xuất hiện với loạt vai diễn cùng các "nam thần" điện ảnh Việt Nam thời bấy giờ như:Sau những giấc mơ hồng(1992) với Lý Hùng, Tóc gió thôi bay(1993) với Lê Tuấn Anh,Hoa quỳnh nở muộn(1993) với Lê Công Tuấn Anh.
Trong giai đoạn này, Thu Hà còn tham gia một số phim điện ảnh như Đời hát rong(1991) với Trần Lực và Những người thợ xẻ.
Đặc biệt, năm 1990, Thu Hà được mời đóng vai Út Vân trong phim điện ảnh kỷ niệm 100 năm ngày sinh Hồ Chủ Tịch (1890-1990) có tựa đề Hẹn gặp lại Sài Gòncủa đạo diễn Long Vân.
Năm 1994, Thu Hà tiếp tục được mời tham gia một dự án phim lịch sử khác nhân kỷ niệm 50 năm Chiến thắng trận Điện Biên Phủ (1954-1994) mang tên Hoa ban đỏcủa đạo diễn Bạch Diệp.
Thu Hà trong phim "Hoa ban đỏ". Nhân vật Mai trong Canh bạc(1991) của đạo diễn Lưu Trọng Ninh cũng là một vai diễn ghi dấu ấn với công chúng. Trong vai cô sinh viên mang khát vọng đổi đời, Thu Hà được tạo hình dung dị, quả quyết chối từ lời dụ dỗ của nhóm người xảo quyệt. Với diễn xuất tròn trịa, chị góp phần phản ánh đời sống khá khốc liệt của người dân vùng biên giới. Vai diễn giúp Thu Hà giành giải Nữ diễn viên xuất sắc tại LHP Việt Nam 1992.
Tới cuối thập niên 90, phim thị trường bắt đầu thoái trào, NSND Thu Hà tập trung hơn cho sân khấu kịch Hà Nội. Chị tham gia nhiều vở diễn kinh điển của Nhà hát cùng thế hệ NSND Hoàng Dũng, NSND Hoàng Cúc... Thu Hà được phong tặng danh hiệu NSƯT năm 2001.
Đến năm 2004, chị trở lại với bộ phim truyền hình Đường đờivà giành giải thưởngDiễn viên xuất sắccho vai diễn trong phim.
Sau quãng thời gian vắng bóng khá lâu để tập trung lo cho gia đình, đến năm 2015, Thu Hà xuất hiện trên truyền hình với vai diễn Khanh trong Khúc hát mặt trời. Năm 2019, chị được phong tặng danh hiệu NSND.
Năm 2021, nữ nghệ sĩ tham gia bộ phim truyền hình Hướng dương ngược nắng. Khác với hình tượng nhẹ nhàng, nữ tính thường thấy, Thu Hà gây bất ngờ khi vào vai một người đàn bà quyền lực, sắc sảo, luôn đương đầu với mọi thử thách. Tuy nhiên, ẩn sâu bên trong người phụ nữ ấy là những uất ức, cô đơn vì không được che chở, sẻ chia.
Những năm gần đây, nữ nghệ sĩ liên tục trở lại sóng truyền hình với các tựa phim: Tình trạng đã ly hôn, Trạm cứu hộ trái tim. Ở tuổi 55, NSND Thu Hà vẫn được đánh giá cao cả về nhan sắc lẫn diễn xuất.
NSND Thu Hà từng bị áp lực vì vai diễn Hạ Lan quá cay nghiệt trong Trạm cứu hộ trái tim, thậm chí chị không dám nhìn vào monitor. Tuy vậy, gần như phân cảnh nào của bà Lan đều gây ấn tượng cho khán giả vì diễn xuất đã được bảo chứng của nữ nghệ sĩ gạo cội.
NSND Thu Hà trong trích đoạn phim "Trạm cứu hộ trái tim" - Nguồn: VTV
Đằng sau ánh đèn sân khấu và ống kính máy quay, NSND Thu Hà lựa chọn một cuộc sống bình yên, kín tiếng bên gia đình.
Chị tự nhận tính cách dung dị, hiền lành, không bao giờ to tiếng với ai nên được nhiều người quý mến. Ở tuổi U60, NSND Thu Hà vẫn xuất hiện thường xuyên trong các hoạt động của Nhà hát Kịch Hà Nội. Trên trang cá nhân, chị hay chia sẻ những khoảnh khắc đời thường tràn đầy năng lượng tích cực.
Thiên Di(tổng hợp)
NSND Thu Hà U60 vẫn trẻ đẹp không ngờ, hoa hậu Đỗ Mỹ Linh nóng bỏngNSND Thu Hà luôn chỉn chu mỗi khi ra đường. Chị luôn được khen trẻ đẹp dù đã 55 tuổi.">
Ảnh: FBNV...
【Thời sự】
阅读更多Nghệ sĩ Phan Thanh Liêm mang rối nước tới 'Lễ hội mùa hè Nhật Bản'
Thời sựNghệ sĩ Phan Thanh Liêm và học trò Hoàng Hương Giang. Ảnh: NVCC Nghệ sĩ Phan Thanh Liêm, đời thứ 7 của gia đình có truyền thống biểu diễn múa rối nước, con nghệ nhân Phan Văn Ngải - tác giả nhà thủy đình lưu động và hình tượng chú Tễu trưng bày tại Bảo tàng Louvre (Pháp).
Nhận ra sự hạn chế của mô hình này cồng kềnh, khó di chuyển, anh đã mày mò sáng tạo ra mô hình sân khấu múa rối nước thu nhỏ, ra mắt vào năm 2000. Suốt 24 năm qua, sân khấu thu nhỏ cơ động của anh đã biểu diễn trong và ngoài nước, đặc biệt phục vụ các em nhỏ ở vùng sâu, vùng xa thiếu thốn những chương trình nghệ thuật giải trí. .
Theo Giáo sư Hoàng Chương, Phan Thanh Liêm là nghệ sĩ mang con rối đi nước ngoài nhiều nhất Việt Nam. Anh có 2 cơ sở biểu diễn tại tư gia ở Khâm Thiên và Thạch Bàn (Hà Nội), là "nhà hát nhỏ" kiêm "bảo tàng thu nhỏ" về múa rối nước, nơi khách có thể tìm hiểu và tự tay điều khiển con rối.
Nghệ sĩ Hoàng Hương Giang là cháu nội nhạc sĩ Hoàng Giác, cháu họ nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm và con gái nhà nghiên cứu Hoàng Nhuận Kỳ. Cô từng làm tiếp viên hàng không và nhận thấy người nước ngoài yêu thích múa rối nước Việt Nam. Trong khi đó, các phường rối truyền thống ở Bắc Bộ dần biến mất.
Trăn trở về sự biến mất của các phường rối, cô muốn lưu giữ và đưa múa rối nước đến gần hơn với khán giả. Hoàng Hương Giang tìm đến nghệ sĩ Phan Thanh Liêm học hỏi, rồi đưa sân khấu múa rối nước vào TPHCM phục vụ khán giả và cùng phường rối của mình đến các trường học, bệnh viện, trung tâm thiếu nhi phục vụ các em nhỏ.
Trích phần biểu diễn của nghệ sĩ Phan Thanh Liêm và học trò:
Nghệ sĩ Phan Thanh Liêm quảng bá múa rối nước tại Hàn QuốcNghệ sĩ Phan Thanh Liêm sẽ có chuyến biểu diễn, giao lưu giới thiệu nghệ thuật múa rối Việt Nam tại Hàn Quốc trong gần 1 tháng theo lời mời của Nhà hát Joyful.">...
【Thời sự】
阅读更多
热门文章
- Soi kèo góc AS Roma vs Frankfurt, 03h00 ngày 31/1
- Quyết định bất ngờ của cụ bà 30 năm sống cô độc trong gầm cầu thang TPHCM
- Người lao động nghỉ Tết 28 ngày, nhận nguyên lương, thưởng nghìn "đô"
- Cựu cầu thủ Trần Anh Khoa qua đời
- Nhận định, soi kèo Persebaya Surabaya vs Persita Tangerang, 19h00 ngày 31/1: Chặn đứng mạch bết bát
- Ông bố vừa chạy bộ vừa đẩy 5 con nhỏ lập kỷ lục thế giới
最新文章
-
Soi kèo góc Newcastle vs Fulham, 22h00 ngày 1/2
-
Đảm nhiệm vai Khương "liều" là Duy Hưng - Nam diễn viên chính phim truyền hình xuất sắc nhấtở Cánh diều vàng 2024. Lần đầu đóng chung với bạn diễn Thanh Huế kém mình tới 12 tuổi nhưng hai diễn viên kết hợp rất ăn ý.
VTV vừa tung clip hậu trường cảnh quay nhân vật Tuyết tung đòn khiến Khương "liều" tái mặt vì tưởng có thể chiếm hữu được "nương tử". Trên phim, cảnh quay này chỉ có sự xuất hiện của hai diễn viên nhưng thực tế ê-kíp đoàn phim đông đảo xuất hiện kín ở bối cảnh khá chật chội.
Đạo diễn Trần Trọng Khôi rất nhiệt tình thị phạm cho diễn viên Thanh Huế để cô có thể diễn tự tin trước ống kính và phối hợp mượt mà với đàn anh Duy Hưng. Trong lúc Duy Hưng ngã xuống giường, đạo diễn tranh thủ chụp hình lại và đồng thời nhắc thoại cho diễn viên.
Thanh Huế dù còn trẻ và mới đóng tới phim thứ 2 nhưng diễn xuất rất tự tin bên đàn anh hơn 12 tuổi đã có kinh nghiệm tham gia cả chục phim giờ vàng. Với cảnh phim đã phát sóng, có thể thấy Duy Hưng và Thanh Huế kết hợp ăn ý, tạo nên phân đoạn hấp dẫn trong Độc đạo.Phim hiện phát sóng vào thứ 2, 3, 4 hàng tuần trên VTV3.
Clip: VTV
Cô gái khiến con trai ông trùm 'Độc đạo' say đắm là ai?Trong "Độc đạo", Thanh Huế vào vai Tuyết - bà chủ sòng bạc - người khiến con trai ông trùm Lê Toàn say đắm vì vẻ ngoài xinh đẹp, tính cách bí ẩn." alt="Hậu trường cảnh nóng của Khương 'liều' và nương tử kém 12 tuổi trong 'Độc đạo'">Hậu trường cảnh nóng của Khương 'liều' và nương tử kém 12 tuổi trong 'Độc đạo'
-
Hàng trăm người đã bình luận và cho cô gái lời khuyên, trong đó nhiều người đã có gia đình, từng trải qua cuộc sống đô thị với mức thu nhập hơn 10 triệu đồng/tháng, cũng có cả những người từng băn khoăn giữa 2 lựa chọn như cô gái trên.
Hầu hết các bình luận đều cho rằng cô gái nên chia tay bạn trai để về quê như mình mong muốn. Các ý kiến đưa ra giải thích rằng, với mức thu nhập đó của cả hai, nếu khó có cơ hội tăng thu nhập trong tương lai thì cuộc sống ở thủ đô sẽ khá chật vật, nhất là sau khi có con. “Với mức lương ấy, bạn tính xem chừng nào mới mua được nhà ở Hà Nội?” – một người đặt câu hỏi.
Một phụ nữ lớn tuổi hơn chia sẻ, nếu cô ở trong hoàn cảnh cô gái, cô sẽ về quê. Người phụ nữ cho biết, ngày xưa cô cũng đứng trước lựa chọn tương tự. Cuối cùng, cô chọn ở lại thành phố bởi vì ở quê, công việc của cô không phát triển được. Bây giờ nhìn lại, cô thấy cuộc sống ở quê rất ổn. Bạn bè cô ở quê đều được gần bố mẹ, có nhà sẵn, chi tiêu ít tốn kém, mà thu nhập cũng bằng, thậm chí gấp nhiều lần cô ở thành phố. “Em còn được lựa chọn thì em có quyền chọn cái em muốn, không phải cái người khác muốn” – bà mẹ này mạnh dạn đưa lời khuyên.
Một phụ nữ khác tư vấn: “Sau 8 năm bôn ba và lấy chồng xa, mình khuyên bạn nên về quê. Gần mẹ là có tất cả”.
Nhiều người đưa ra góc nhìn rất thực tế: Không có sự nghiệp, không có tiền thì mới không sống được. Không có anh, không có tình yêu, em sống bình thường.
“Nếu lấy bạn kia mà cuộc sống của bạn ngộp thở, không vui thì cũng đứt gánh giữa đường thôi bạn ạ! Sau này còn có con, từng ấy tiền khó sống lắm. Ở quê, 50 nghìn là đủ bữa rồi”.
“Nếu về quê có khu công nghiệp thì cơ hội lương cao và công việc rất nhiều. Bạn thuyết phục bạn trai cũng về quê bạn xem sao. Chứ sống ở Hà Nội mà thu nhập chỉ đủ trang trải cuộc sống thì không biết bao giờ mới mua được căn chung cư để ở. Như mình cũng từng học ngoài Hà Nội mấy năm nhưng học xong về quê sống chứ không xác định sống ở Hà Nội. Cuộc sống ở quê mình giá cả cũng không thấp hơn nhiều so với Hà Nội nhưng bù lại, quen sống nên thấy thoải mái, ở cùng bố mẹ nên có thời gian chăm sóc bố mẹ nhiều hơn”.
Có người cho rằng trường hợp này nên chia tay, không chỉ vì thu nhập mà còn vì hai người có chí hướng khác nhau. “Thuyết phục người khác theo định hướng của mình chưa hẳn đã tốt nếu bản thân họ không vui với điều đó. Ở phố không dư dả nhưng cuộc sống đó khiến bạn kia vui và thoải mái thì đó là cuộc đời của bạn ấy. Về quê cũng không hẳn là an toàn. Chuyện này khó để mà thuyết phục người kia”.
Một số người đưa ra giải pháp “tạm thời sống xa nhau xem thế nào”. “Bạn về quê sống thử nửa năm xem có thích nghi và ổn với môi trường đó không? Yêu xa nửa năm xem tình yêu có đủ lớn để đôi bên cùng vượt lên, đi về phía nhau không?”.
Số ít khác tìm giải pháp để cặp đôi vẫn có thể sống ở Hà Nội. “Nếu là mình, với mức lương như thế này, mình sẽ làm thêm một công việc nữa sau buổi đi làm hành chính, tức là vào buổi tối. Tiền này sẽ dành dụm 1-2 năm rồi kinh doanh hoặc đầu tư gì thêm, đừng an phận”.
“Theo quan điểm của mình, nếu hai bạn quyết tâm vươn lên thì nên ở lại thành phố, cố gắng tăng thu nhập. Còn nếu muốn cuộc sống bớt khắc nghiệt thì về quê”.
“Nếu còn trẻ thì không có cớ gì bắt bạn trai phải về quê cùng vì bây giờ bạn trai đang đà phấn đấu, có thể 2-3 năm sau sẽ có kết quả tốt hơn thì sao”.
Một người khác lại khẳng định: “Nếu cuộc tình này đáng thì ắt hẳn sẽ không khiến bạn băn khoăn lựa chọn, mà một khi nó khiến bạn lựa chọn giữa dừng lại hay tiếp tục thì mình nghĩ bạn cũng có câu trả lời rồi đúng không? Dừng thôi, chứ tiếp tục nó sẽ khiến bạn mất rất nhiều thứ: tình cảm, thời gian, tiền bạc... quan trọng là cơ hội để bản thân phát triển nữa!”.
Ý kiến của bạn về trường hợp này thế nào?
Yêu 3 năm, giám đốc bất ngờ phát hiện bạn trai đã có vợ con ở quê
Chia sẻ tại chương trình "Bạn muốn hẹn hò", nữ giám đốc cho biết, cô chia tay mối tình kéo dài 3 năm bởi phát hiện bạn trai có gia đình dưới quê." alt="Lương 10 triệu/tháng có nên ở lại Hà Nội, lấy người chồng thu nhập 11 triệu">Lương 10 triệu/tháng có nên ở lại Hà Nội, lấy người chồng thu nhập 11 triệu
-
Đám rước, quyên góp nhiều tài sản của cặp vợ chồng giàu có. Ảnh: India Cặp đôi đã tổ chức một đám rước dài 4km và quyên góp toàn bộ tài sản bao gồm cả điện thoại di động hay máy điều hòa. Sự kiện được xem là lời tạm biệt với cuộc sống đầy đủ vật chất của họ trước khi xuống tóc.
Video về sự kiện này cho thấy, hai vợ chồng đại gia ngồi trên xe được trang trí cầu kỳ với nhiều hoa và khoác bộ trang phục như hoàng gia.
Trước đó, con gái 19 tuổi và con trai 16 tuổi của hai vợ chồng giàu có này đã đi tu. Doanh nhân Bhavesh Bhandari và vợ được truyền cảm hứng từ hai con, sống "từ bỏ vật chất và đi vào con đường khổ hạnh".
Họ thừa nhận từng có cuộc sống đủ đầy, hưởng thụ vật chất xa hoa song đã đến lúc muốn thay đổi.
"Tôi quyết định chọn con đường đúng đắn. Tôi từng sống cuộc sống xa hoa và không có bất cứ khó khăn nào. Tôi hài lòng với quyết định này", doanh nhân Bhavesh Bhandari chia sẻ.
Để có thể cùng vợ đi tu, nam doanh nhân Bhavesh Bhandari đã rất khó khăn khi thuyết phục cha mẹ. "Cha mẹ nói rằng còn quá sớm, cần thêm thời gian nhưng tôi vẫn kiên quyết đi tu", Bhavesh Bhandari bày tỏ.
Sau khi cam kết xuất gia vào ngày 22/4, cặp đôi sẽ cắt đứt mọi ràng buộc với gia đình và không giữ bất cứ tài sản nào. Sau đó, họ sẽ đi chân trần khắp Ấn Độ và sống nhờ vào đồ được người dân cho khi đi khất thực.
Cặp vợ chồng chỉ được sở hữu 2 bộ quần áo màu trắng, cầm một chiếc bát và một cây chổi màu trắng.
Hồi năm 2023, một doanh nhân buôn bán kim cương và vợ ở Gujarat, Ấn Độ đã có hành động tương tự sau khi con trai 12 tuổi của họ đi tu. Vị doanh nhân này đã lái chiếc Ferrari đắt tiền trong lễ rước trước khi xuất gia.
Năm 2017, một cặp vợ chồng giàu có ở Madhya Pradesh, Ấn Độ đã quyên góp toàn bộ tài sản và để lại con gái 3 tuổi cho ông bà ngoại nuôi trước khi đi tu.
Theo Dân trí
Đại gia ngồi tù vẫn kiếm tiền tỷ, lắp điều hòa tất cả phòng giam
TRUNG QUỐC - Sau 16 năm ở tù, Chu Chính Nghị khẳng định không quan tâm tới tiền nữa, cũng không còn muốn phô trương sự giàu có của mình." alt="Vợ chồng đại gia địa ốc hiến sạch 610 tỷ đồng, đi chân trần, sống đời khổ hạnh">Vợ chồng đại gia địa ốc hiến sạch 610 tỷ đồng, đi chân trần, sống đời khổ hạnh
-
Nhận định, soi kèo Rangers vs Union Saint
-
- Ở tuổi U80, được trao giải “Thành tựu trọn đời” - Giải thưởng Đào Tấn, cảm xúc của bà thế nào?
Khi nhận giấy mời ra Hà Nội, tôi nghi ngờ không biết có phải thật. Tôi hỏi lại ban tổ chức, họ khẳng định tôi được trao Giải thưởng Đào Tấn. Đào Tấn là nhà thơ, nhà từ khúc (người sáng tác một loại hình thơ ca cổ - PV), nhà soạn tuồng xuất sắc của Bình Định, được sân khấu hát bội tôn vinh là Hậu Tổ, nên tôi rất vui khi nhận giải này.
Trước khi ra Hà Nội, nhiều suy nghĩ quẩn quanh trong đầu tôi. Thứ nhất, vì tôi lớn tuổi, lại được vinh danh ở Hà Nội nên không biết khán giả còn nhớ tới mình. Tôi sắp rời xa sân khấu, lại được giải cao quý Thành tựu trọn đời, nên cảm xúc lẫn lộn, tâm hồn cứ lâng lâng, không biết vui hay buồn.
- Hà Nội để lại cho bà những ấn tượng, kỷ niệm ra sao mỗi lần ra thăm?
Tôi ra Hà Nội lần đầu năm 1976. Chúng tôi là đoàn cải lương đầu tiên của TPHCM sau năm 1975 biểu diễn phục vụ Đại hội Đảng lần 4.
Tôi nhớ lần biểu diễn vở Cây sầu riêng trổ bông, khi hát câu "Khichưa xanh lá sầu riêng ta trồng/Bão tố phong ba đã chia ly tình yêu tuổi xuân/Trao nhau khúc hát thủy chung trong lòng/Hãy đợi anh về/Vững lòng em đợi chờ anh", cả khán phòng đồng loạt vỗ tay rần rần, khiến tôi bị khớp muốn quên lời. Câu hát đó như chạm tới trái tim của nhiều người, họ vừa vỗ tay vừa khóc. Những kỷ niệm đó tôi không bao giờ quên.
Không chỉ biểu diễn phục vụ đại hội, đoàn còn đi các tỉnh thành, chuyến đi kéo dài cả tháng, từ dịp Noel đến gần Tết mới trở về TPHCM.
Tôi còn có một kỷ niệm vui về ẩm thực. Ở TPHCM, ăn phở có rau, giá, nhưng ở Hà Nội "không có gì hết trơn". Tôi xuống bếp xin rau, mọi người nói chỉ có mùi. Tôi nhìn quanh thấy ngò, mà nói không có, kỳ vậy (cười). Hóa ra ngoài Bắc gọi ngò là rau mùi. Mỗi lần ra Hà Nội, thấy cọng ngò là tôi lại nói "mùi, mùi, mùi", như trẻ con học nói.
- Cuộc sống hiện tại của bà như thế nào?
Tôi sống an yên, vui vầy bên con cháu. Dù không đi hát thường xuyên, tôi vẫn thi thoảng nhận lời tham gia một số sự kiện thương mại.
Tôi luôn phân định rõ giữa con người sân khấu và vai trò phụ nữ trong gia đình. Rời ánh đèn, tôi lo cho gia đình chu toàn, gần gũi con cái. Cuộc sống gia đình cần phải vun vén và có trách nhiệm chăm sóc, giữ gìn để các thành viên gắn kết.
Dù được nhiều người biết đến, nhưng về nhà, trong giao tiếp với chồng, đối đãi với con cái, tôi cần bao dung và hạ cái tôi để mọi chuyện yên ấm.
Tôi may mắn vì có gia đình luôn bên cạnh an ủi, lo lắng. Đi diễn hay du lịch đều có con trai theo cùng chăm sóc.
Thời gian còn lại, tôi cùng mọi người đi thiện nguyện. Ở tuổi thất thập mà vẫn sống tốt nhờ cát-sê, đó là Tổ nghiệp đãi ngộ, nên tôi cần chia sẻ. Cuộc sống vô thường, giúp được ai nên giúp.
- Điều gì khiến bà dù ở tuổi U80 vẫn nhiều năng lượng, từ giọng hát đến vẻ ngoài? Bà có can thiệp thẩm mỹ không?
Tôi luôn giữ tinh thần lạc quan, đặc biệt rất thích hát, bởi nó khiến tôi vui. Có lẽ, ông Trời định sẵn tôi chỉ có thể là nghệ sĩ. Dù hơn 60 năm theo nghiệp cầm ca, nhiều lúc nhìn mọi người diễn, tôi thấy tiếc và "nổi lòng tham". Nhìn các bạn trẻ ca, tôi chỉ ước được hát vài bài như thế, ước mình trẻ lại. Nhưng nghĩ lại đã quá tuổi, tham hay tiếc đều không được, đành nghe lại các vở tuồng cũ cho vui.
Nghệ sĩ so với người thường đã khác, luôn trẻ trung vì thường xuyên son phấn, giữ hình ảnh đẹp với khán giả. Là người của công chúng nên sáng thức dậy, ra đường phải xinh đẹp.
Trước đây tôi từng sửa mũi, cắt mắt, điều đó bình thường vì là nghệ sĩ, nên chẳng cần giấu. Hiện tại, tôi vẫn dùng mỹ phẩm và dưỡng chất để chăm sóc da.
- Bà có truyền nghề cho nghệ sĩ nào?
Thứ nhất, tôi không có sức khỏe, rất muốn chia sẻ với đàn em những gì mình biết về nghề nhưng không thể ngồi lâu, nên tôi không nhận dạy ai.
Nhiều năm qua, các cuộc thi vọng cổ, chương trình truyền hình mời tôi làm giám khảo nhưng tôi đều từ chối. Ngồi một lúc lại uốn éo "như con sâu đo", bị máy quay chĩa vào rất kỳ. Hơn nữa, tôi hay nghĩ gì nói đấy, sợ không khéo sẽ động chạm, gây tranh cãi, tốn thời gian của mọi người.
Thứ hai, tôi vẫn biểu diễn trên sân khấu, cũng là nghệ sĩ như họ, sao dám chấm ai (cười).
- Hiện bà còn trăn trở, lo lắng điều gì cho bản thân và nghệ thuật cải lương?
Tôi lo lắng vì sức khỏe không tốt do bệnh gai cột sống.
Khi tôi đi miền Tây, thấy mọi người vẫn rất yêu thích cải lương, chỉ mong có nhiều sân khấu để các bạn trẻ bộc lộ tài năng. Nghệ thuật cần diễn liên tục và thay đổi dựa trên cảm xúc khán giả. Diễn càng nhiều càng hay. Khán giả thích một vở tuồng nghĩa là chúng tôi đã diễn ít nhất 30 suất để nhuần nhuyễn như vậy.
Tôi chỉ mong thế hệ kế cận cố gắng giữ sân khấu, để các nghệ sĩ đi trước thấy ấm lòng vì có người tiếp nối.
NSND Lệ Thuỷ thể hiện "Thương lắm Việt Nam":
U80, NSND Lệ Thuỷ bất ngờ được tôn vinhHơn 60 năm cống hiến cho nghệ thuật, NSND Lệ Thuỷ vẫn là “cô đào ngoại hạng” với giọng hát "kim pha thổ" trời cho, xứng đáng với giải "Thành tựu trọn đời" - Giải thưởng Đào Tấn." alt="Điều lo lắng và trăn trở của NSND Lệ Thuỷ ở tuổi U80">Điều lo lắng và trăn trở của NSND Lệ Thuỷ ở tuổi U80