Nguyễn Viết Hoài sinh ra trong gia đình thuần nông, từ nhỏ anh đã biết nuôi tôm theo kiểu truyền thống ở địa phương. Anh lập gia đình sớm, được cha mẹ cho 2ha đất để canh tác. Vốn tính ham làm, cần cù, anh bắt đầu nuôi tôm theo phương thức quảng canh. Một thời gian sau, anh nông dân nhận ra việc nuôi tôm quảng canh không hiệu quả. Anh chuyển sang nuôi tôm công nghiệp.
“Lúc đầu, tôi nuôi tôm trong ao đất, tuy lợi nhuận không cao nhưng vẫn có nguồn thu ổn định. Khoảng 6 năm trước, tôi quyết định gom hết số tiền chắt chiu đầu tư, chuyển đổi sang nuôi tôm trong ao bạc, áp dụng công nghệ cao”, anh Hoài chia sẻ.
Không nắm nhiều kỹ thuật, anh Hoài tìm hiểu cách nuôi trên mạng internet, sách báo và được một người bạn giúp đỡ. Anh cũng là người có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực nuôi tôm quảng canh nên quá trình nuôi tôm công nghiệp gặp nhiều thuận lợi.
“Lúc đầu, chưa có kinh nghiệm, không rành về kỹ thuật nuôi, giá thành nuôi tôm quá cao nên phát sinh chi phí, từ đó không hiệu quả. Qua đúc kết dần, tôi có kinh nghiệm nên càng về sau việc nuôi tôm càng đi vào ổn định, có hiệu quả”, anh Hoài chia sẻ.
Từ 6 ao tôm ban đầu, đến nay anh nông dân này đã nâng lên 12 ao. Khu nuôi tôm công nghệ cao của anh Hoài hiện có diện tích khoảng 9ha và được chia ra làm nhiều khu vực để chăm sóc tôm tốt hơn.
“Tôm giống khi mua về tôi thả trong vèo lót bạt từ 15-17 ngày; sau đó chuyển ra ao nuôi tôm lứa; tiếp đến tôm được chuyển lần lượt qua 5 ao nuôi với mật độ giảm dần. Khi tôm nuôi được 2 tháng, trọng lượng khoảng 90 con/kg thì tôi chuyển đến ao nuôi tôm thịt; nuôi thêm 2 tháng là thu hoạch”, anh Hoài tiết lộ quá trình nuôi tôm.
Theo anh, nuôi theo hình thức này có thể dễ dàng quan sát được ao, con tôm lớn dần trong sự kiểm soát gắt gao. Nếu tôm có dấu hiệu kém phát triển hoặc bị bệnh cũng dễ phát hiện, xử lý ngay.
“Từ 3,5 - 4 tháng nuôi, tôm đạt kích cỡ khoảng 23 -25 con/kg. Hiện tại, tôm thẻ cỡ 25 con/kg có giá khoảng 180.000 đồng/kg”, anh Hoài cho biết.
Bên cạnh nuôi tôm công nghệ cao, khoảng 2 năm nay, anh Hoài còn phát triển mô hình nuôi sò huyết trong vuông tôm quảng canh.
Anh Hoài chia sẻ, thổ nhưỡng ở địa phương rất thích hợp để nuôi sò huyết. “Mô hình nuôi sò huyết có tính bền vững cao, ít tốn công chăm sóc”, anh chia sẻ và nói hiện mình có khoảng 8ha nuôi tôm, cua kết hợp với sò huyết. Do diện tích lớn, anh lắp đặt hệ thống camera giám sát.
“Sò huyết dễ nuôi. Sò giống sau khi mua về trải qua giai đoạn vèo dưới vuông và nuôi lan trong khoảng 1 năm. Sau 1 năm nuôi thì thu hoạch liên tục trong khoảng 5 tháng”, anh Hoài nói.
Anh tiết lộ, thường chọn mua sò giống dạng sò cám, sau đó diệt cá tạp trong vuông nuôi rồi dùng lưới bao lại để vèo sò. Quá trình vèo sò giống trải qua 3 giai đoạn trong thời gian khoảng 5 tháng. Khi sò huyết đạt kích cỡ từ 600-700 con/kg thì thả lan ra vuông để nuôi lên sò thương phẩm. Khi con sò đạt kích cỡ khoảng 100 con/kg thì thu hoạch dần.
Với diện tích khoảng 8ha, anh Hoài thả khoảng 7kg sò huyết giống. Mới đây, anh đã thu hoạch khoảng 5 tấn sò huyết, lãi hơn 500 triệu đồng. Nếu thu hoạch hết số sò huyết còn lại, anh Hoài nhẩm tính có thể lãi vài tỷ đồng.
Hiện sò huyết có giá khá cao, loại 100 con/kg đang được thương lái thu mua từ 110.000 - 120.000 đồng/kg.
“Khác với tôm, sò huyết có thể được nuôi lâu dài trong vuông mà không cần phải thu hoạch ngay, không tốn chi phí cho ăn hay chăm sóc. Nếu giá sò huyết xuống thấp thì người nuôi có thể trữ lại chờ giá”, anh Hoài chia sẻ. Từ mô hình nuôi tôm công nghệ cao và nuôi sò huyết, mỗi năm, anh Hoài thu về hàng tỷ đồng.
Mới đây, anh Nguyễn Viết Hoài đạt danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2022”.
Nữ biên kịch bày tỏ sự tiếc thương người thầy đức độ, hết lòng vì học trò: “Những tháng năm tuổi trẻ, tôi gặp chuyện gia đình buồn, ông bà luôn ở cạnh, động viên an ủi, cho tôi niềm tin yêu cuộc sống để bước tiếp, sống và có chút thành tựu cho đến ngày nay. Mọi thăng trầm cuộc sống, mọi bước đi dù khó khăn trắc trở hay hanh thông thành đạt của tôi, ông bà lúc nào cũng dõi theo. Bà đã ra đi, nay ông cũng rời cõi tạm, tôi buồn vô cùng”.
Nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát kể, NSND Trần Bảng là người sống rất lạc quan, yêu đời. Ông vào viện thường xuyên, vào rồi lại ra, ra rồi lại vào. Sức khỏe cũng không có gì trầm trọng ngoài bệnh thường gặp ở người già, ít ăn, ít ngủ, lúc thấy đau chỗ này, lúc chỗ kia. Lần nào vào thăm ông cũng hài hước bảo: “Ông tưởng chết, vào viện có bao nhiêu vốn liếng giao hết cho con. Giờ về, phải góp lại từ đầu”.
“Với cuộc sống, công việc, lúc nào ông cũng say mê, hết lòng và luôn trân trọng cái đẹp. Ông bảo dựng rất nhiều vở chèo cổ nhưQuan Âm Thị Kính, Xúy Vân, Lọ nước thần… vì say, vì mê mà làm chứ không nhằm giải thưởng. Với các vở chèo hiện đại như Tình rừng, Cô gái và anh đô vật hayChuyện tình năm 80… có vở thành công, có vở thể nghiệm.
Với vở Chuyện tình năm 80, ông tiết lộ, mẫu của nhân vật Thơm Thảo là lấy từ tôi - một cô gái sinh ra ở nông thôn chất phác, thuần hậu, có tâm hồn trong trẻo. Tôi hơi ngượng, vì biết mình khó còn giữ được như vậy, có thể đây chỉ là ấn tượng của thầy về tôi từ cái ngày xửa ngày xưa hồi mới 15-16 tuổi ngơ ngác lên học thầy. Cuộc đời tôi thật may mắn vì là học trò của thầy”, nữ biên kịch bày tỏ.
NSND Đoàn Thanh Bình cho biết có hai người thầy lớn trong đời chị là bà nội - NSND Cả Tam (tức cụ Trịnh Thị Lan) và NSND Trần Bảng.
“Lúc bà nội mất có gửi gắm tôi cho NSND Trần Bảng. Gặp thầy, được xem các vở diễn của Nhà hát Chèo Trung ương nhưQuan Âm Thị Kính, Lọ nước thần,tôi bị chinh phục hoàn toàn. Tôi đồng ý cùng thầy Trần Bảng, người thầy thứ hai của tôi về học chèo tại Trường trung cấp Nghệ thuật sân khấu Việt Nam. Sau khi tốt nghiệp, năm 1975, tôi chính thức trở thành nghệ sĩ của Nhà hát Chèo Trung ương (nay là Nhà hát Chèo Việt Nam).
Đó là may mắn lớn trong cuộc đời làm nghệ thuật của tôi vì đã được học từ các thầy cô mẫu mực, chuẩn chỉnh với những “khuôn vàng thước ngọc” của chèo. Cô Trần Thị Xuân là vợ của NSND Trần Bảng đã dạy cho tôi vai mẫu Thị Kính, cô Dịu Hương dạy cho vai mẫu Thị Màu… Những câu hát được các thầy cô “chuốt” cho từng câu từng chữ; những điệu múa cũng được các cô huấn luyện làm đi làm lại từ cách bước đi đến cái phẩy quạt, ánh mắt… bao giờ nhuần nhuyễn mới thôi”, NSND Đoàn Thanh Bình tâm sự.
NSND Trần Bảng - bố đạo diễn Trần Lực qua đờiNSND Trần Bảng là đạo diễn, soạn giả và nhà nghiên cứu chèo nổi tiếng, được mệnh danh "ông trùm chèo thời nay" vừa qua đời, hưởng thọ 97 tuổi." alt=""/>NSND Trần Bảng: Người thầy đức độ đã về với cao xanhMáy làm nhỏ mặt được rao bán trên các nền tảng mua sắm trực tuyến của Trung Quốc.
Bên cạnh những bình luận tích cực, một số hình ảnh cho thấy sự khác biệt trước và sau khi dùng, không ít người tỏ ra ngờ vực đồng thời cho biết chiếc máy hoàn toàn không thần kỳ như quảng cáo.
Trước đây, hầu hết thiết bị tập thể dục kỳ lạ dành cho mặt đều đến từ Nhật Bản. Nhưng vài năm trở lại đây, các sản phẩm như thế này dần phổ biến ở Trung Quốc.
Khuôn mặt hình trái xoan nhỏ nhắn với chiếc cằm V-line rõ nét được coi là một trong những tiêu chuẩn ngoại hình phổ biến ở châu Á. Đặc biệt ở các nước Đông Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc - nơi câu nói "Khuôn mặt của bạn rất nhỏ" được xem là lời khen.
Cao Jiwu, bác sĩ thẩm mỹ ở tỉnh Quý Châu (Trung Quốc) nói: "Người châu Á ưa chuộng khuôn mặt hình chữ V. Hãy nhìn vào tất cả người nổi tiếng để thấy tiêu chuẩn này. Họ đều có cằm nhọn, hàm nhỏ".
Theo bác sĩ Cao, ngoài gọt hàm hay một số hình thức dao kéo khác, các khách hàng ngày nay ưa chuộng những gói thẩm mỹ làm thon gọn mặt đơn giản hơn như tiêm botox, hút mỡ ở cằm, nâng cơ...
"Ở bệnh viện, tôi thấy nhiều phụ nữ trẻ xếp hàng tại các khoa làm thủ thuật không xâm lấn để tiêm thon gọn mặt mọi lúc. Điều này chứng tỏ đó là một xu hướng trong xã hội ngày nay".
Theo Zing
Đoạn video xuất hiện khiến công chúng Trung Quốc phẫn nộ. Trong đó, một số người hâm mộ đã đổ sữa xuống cống để ủng hộ thần tượng của mình tại một màn trình diễn tài năng.
" alt=""/>Máy làm nhỏ mặt đắt hàng ở Trung Quốc