Chúng tôi liên hệ tới cô giáo trẻ Trần Thị Hà khi cô đang chuẩn bị đồ đạc để lên điểm trường thôn Ia Dơr trước một ngày tổ chức lễ khai giảng năm học mới. Hà kể để kịp chuẩn bị cho ngày khai giảng và có được sức khỏe tốt nhất, cô phải lên đường từ ngày 3/9. |
Cô giáo trẻ Trần Thị Hà, giáo viên của Trường Tiểu học - Trung học cơ sở Nguyễn Tất Thành (xã Ia Tơi, huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum). Ảnh: NVCC |
"Em muốn dạy lũ trẻ biết viết, biết đọc"
Tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm Huế, cô gái trẻ sinh năm 1997 quyết định về quê và nhận nhiệm vụ công tác tại Trường Tiểu học - Trung học cơ sở Nguyễn Tất Thành (xã Ia Tơi, huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum).
Ia H’Drai là huyện biên giới nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Kon Tum, cách thành phố Kon Tum khoảng 150 km. Huyện này mới được thành lập 6 năm.
Trường Tiểu học - Trung học cơ sở Nguyễn Tất Thành có 7 điểm trường lẻ. Điểm trường thôn Ia Đơr mà Hà đang dạy là điểm xa nhất của trường và cũng là xa nhất trong các điểm trường của tỉnh Kon Tum.
Điểm trường này cũng mới được lập 2 năm và cô Hà là một trong những giáo viên đầu tiên, cũng là giáo viên trẻ nhất ở đây.
Hà kể, trước đây, để đi được đến điểm trường thôn Ia Dơr, các giáo viên phải vượt quãng đường hơn 90 cây số từ điểm trường chính, đi vòng qua địa phận tỉnh Gia Lai. Đi qua những đoạn đường đất trồng cao su, có đoạn phải lên phà qua sông,... không ít lần cô giáo trẻ ngã lên ngã xuống vì đường trơn trượt vào những ngày mưa.
Nhưng “ngã chỗ nào thì dựng xe lên ở chỗ đó và đi tiếp thôi” - cô giáo Hà nói.
Hai năm gần đây, do được mở đường mới đến điểm trường nên quãng đường rút ngắn xuống chỉ còn 60 cây số. Tuy vậy, con đường này đến nay vẫn chưa hoàn thành, một nửa đã được đổ nhựa, nửa kia vẫn là đất đỏ. Để đến điểm trường, dù đi theo đường nào, cô giáo vẫn mất hơn 2 tiếng đồng hồ.
“Do con đường mới vẫn đang trong quá trình thi công, nên vào mùa mưa đường hơi khó đi. Sợ trơn trượt, em vẫn thường đi cung đường cũ để đến điểm trường”, cô Hà kể.
Cũng vì đường quá xa, nên cô Hà thường ở lại điểm trường những ngày trong tuần, mỗi tuần về một lần. Cứ đầu tuần đi lên, cuối tuần về.
 |
Điểm trường thôn Ia Dơr của Trường Tiểu học - Trung học cơ sở Nguyễn Tất Thành (xã Ia Tơi, huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum) vừa được xây mới. |
“Em nghĩ đơn giản, mình có đam mê với nghề, thích được dạy học, chỗ nào có học sinh cần thì mình tới thôi. Em muốn dạy lũ trẻ biết viết, biết đọc, bởi nơi đây cuộc sống còn nhiều khó khăn”, Hà tâm sự.
Điều may mắn, bố mẹ cũng không ngăn cản mà ủng hộ quyết định của Hà. Cô giáo trẻ xác định phải học cách làm quen với cuộc sống không bạn bè, không tụ tập cà phê, trà sữa như ở thành thị, thậm chí không xác định lập gia đình sớm.
Nhiều khó khăn, thiếu thốn
Tình nguyện đến điểm trường xa nhất của tỉnh, song Hà thừa nhận ban đầu chưa lường hết được những khó khăn. Theo miêu tả của cô giáo trẻ, xung quanh trường bao bọc bởi đồi núi, sóng điện thoại cũng chập chờn khi có khi không, chứ chưa nói đến mạng internet.
Người dân ở đây chủ yếu là bà con dân tộc thiểu số (Gia Rai, Thái, Mường...), đời sống còn nhiều thiếu thốn, nên việc vận động trẻ đến trường không hề dễ dàng.
Năm học trước, cơ sở vật chất của điểm trường thiếu thốn, phải mượn tạm 3 căn nhà gỗ của dân để làm chỗ dạy học.
Ông Nguyễn Quang Thọ, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Ia H’Drai cho hay, đây là điểm trường khó khăn nhất của huyện.
“Cô Hà là một trong những lứa giáo viên đầu tiên xung phong đến dạy ở điểm trường Ia Đơr từ ngày thành lập. Các giáo viên dạy điểm trường này là là những người rất cố gắng và nỗ lực. Bởi đây là điểm trường mà cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, thời tiết rất khắc nghiệt, việc vận động học sinh nhiều vất vả” - ông Thọ nói.
Năm nay, để phòng dịch Covid-19, đảm bảo an toàn cho học sinh, toàn tỉnh Kon Tum khai giảng trực tuyến. Thế nhưng, cô Hà cùng các giáo viên vẫn chuẩn bị cho ngày khai giảng như trang trí cổng trường, lau chùi bàn ghế và dọn các lớp học sạch sẽ để chào đón học sinh.
“Ngày khai giảng, không được đón học sinh đến trường như mọi năm, em cảm thấy có chút buồn. Bởi cô trò đã xa nhau từ đầu hè đến giờ”, cô Hà tâm sự.
Phụ trách dạy lớp 1, Hà cho hay, cô sẽ quyết tâm hướng dẫn để các em sớm bắt nhịp học tập, thậm chí có thể sẽ đến nhà học sinh để hướng dẫn các em.
Thanh Hùng

Thầy giáo vùng cao khiến học trò mê giáo dục STEM
Từng nhận cả những lời chê “hâm”, thầy Vũ Đức Tuyên, giáo viên Trường THCS Lý Tự Trọng (TP Lào Cai) vẫn theo đuổi việc đưa STEM vào dạy học, góp phần đưa trường cũng như Lào Cai trở thành điểm sáng về dạy học STEM.
" alt="Cô giáo trẻ vượt gần 100 cây số đến lễ khai giảng nơi biên giới"/>
Cô giáo trẻ vượt gần 100 cây số đến lễ khai giảng nơi biên giới

-Riêng việc thanh toán sản phẩm dịch vụ công ích đô thị với lĩnh vực duy trì công viên cây xanh có 431 mã đơn giá. Trong đó, chỉ với việc trồng, xén và duy trì thảm cỏ có 32 mục khác nhau.Hơn 400 mức giá duy trì cây xanh thảm cỏ
Tại Hà Nội, liên quan đến việc thực hiện công tác duy tu cây xanh, thảm cỏ, vườn hoa lâu nay đều thực hiện theo đơn giá, định mức của TP quy định. Quyết định của UBND TP Hà Nội về việc phê duyệt đơn giá thanh toán sản phẩm dịch vụ công ích đô thị năm 2015 được ban hành ngày 30/1/2015 là cơ sở để lập, phê duyệt dự toán, thanh quyết toán các gói thầu, đặt hàng dịch vụ công ích đô thị trên địa bàn TP. Đơn giá này được thực hiện trong thời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn năm 2015-2020.
Theo đó, riêng việc thanh toán sản phẩm dịch vụ công ích đô thị với lĩnh vực duy trì công viên cây xanh có 431 mã đơn giá. Trong đó, chỉ với việc trồng, xén và duy trì thảm cỏ có 32 mục khác nhau như phí duy trì thảm cỏ công viên, máy bơm xăng, mùa mưa, mùa khô, phí xén cỏ mùa khô, mùa mưa, phí trồng cỏ,phun thuốc phòng sâu bệnh, vệ sinh thảm cỏ...
Hay chỉ việc xén lề cỏ (chặn cỏ vỉa) cũng đã có tới 4 mục. Cụ thể: Xén lề cỏ (chặn cỏ vỉa); mùa mưa, cỏ lá tre, xén lề cỏ (chặn cỏ vỉa); mùa mưa, cỏ nhung, xén lề cỏ (chặn cỏ vỉa); mùa khô, cỏ lá tre, xén lề cỏ (chặn cỏ vỉa); mùa khô, cỏ nhung.
 |
Dự án “Duy trì cây xanh thảm cỏ tại tuyến đường đường Văn Cao – Liễu Giai – Nguyễn Chí Thanh” có giá trúng thầu là hơn 26 tỷ (Ảnh Zing.vn). |
Liên quan đến vấn đề này, trong một báo cáo gửi HĐND TP do Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung ký trả lời về những giải pháp khắc phục hạn chế trong công tác quản lý cây xanh có nêu rõ: “quy trình, định mức duy tu, duy trì không còn phù hợp với thực tế, được xây dựng trên một đơn vị sản phẩm đơn lẻ, khối lượng nhỏ dẫn đến hao phí nhân công, máy móc thiết bị lớn”.
Qua rà soát theo hướng “tăng cường cơ giới hóa nhằm tăng năng suất lao động, giảm giá thành”, mã đơn giá cho công việc duy trì công viên cây xanh giảm được 386 mã, chỉ còn 63 mã. Thành phố cũng giảm 40,38% kinh phí đặt hàng thường xuyên lĩnh vực duy trì công viên, cây xanh.
Tranh nhau thực hiện dự án vốn ngân sách nhà nước
Như VietNamNetđã thông tin, sau khi Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung công bố tiền cắt cỏ, chăm sóc một ít trúc đào, dâm bụt đoạn đại lộ Thăng Long ngốn 53 tỷ/năm, còn hé lộ thêm nhiều dự án có chi phí khủng cho việc cắt cỏ, tỉa cây.
Số liệu công khai từ Cục Quản lý đấu thầu (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) năm 2015 cho thấy, dự án đại lộ Thăng Long có giá trị trúng thầu lớn nhất với 95 tỷ đồng. Dự án đường Lê Trọng Tấn và Phúc La - Văn Phú trị giá 41 tỷ đồng với khoảng 11 km. Dự án đường Vành đai III đoạn từ nút giao Pháp Vân - Cầu Giẽ đến nút giao Phù Đổng với chiều dài 15 km được thực hiện với mức giá trên 43 tỷ đồng; đoạn từ cầu vượt Mai Dịch đến nút giao Trung Hòa có giá hơn 28 tỷ đồng cho 5,5km đường, tuyến đường Văn Cao – Liễu Giai – Nguyễn Chí Thanh, việc duy trì cây xanh thảm cỏ tại tuyến đường này cũng có giá trúng thầu lên tới hơn 26 tỷ...Những dự án này đều được đấu thầu rộng rãi trong nước theo hình thức trọn gói trong thời gian 45 tháng.
Trước đó, trong buổi tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm ngày 15/8, Chủ tịch UBND TP cho biết, khoảng 3 năm trở lại đây thành phố đã thực hiện chính sách xã hội hóa việc trồng cây xanh. Tuy nhiên, bản chất của việc xã hội hóa không phải là tiền của tư nhân bỏ ra, mà vẫn lấy tiền từ ngân sách thành phố để đặt hàng các doanh nghiệp trồng cây xanh.
Theo ông Chung “chính việc đặt hàng này khiến nhiều công ty lao vào trồng cây xanh nên không kiểm soát được chất lượng nên xảy ra hiện tượng trồng cây bị bật gốc”.
Về giải pháp chấn chỉnh quản lý, duy tu cây xanh, nêu trong báo cáo gửi HĐND TP, ông Chung cho biết, Hà Nội sẽ hoàn chỉnh quy định quản lý cây xanh đô thị phù hợp với các quy định pháp luật và phân cấp quản lý hạ tầng và kinh tế xã hội. Thực hiện việc phân cấp, phân công, làm rõ trách nhiệm quản lý, duy trì hệ thống cây xanh trên địa bàn TP.
Cũng tại báo cáo này ông Chung nêu rõ: “Hà Nội sẽ hoàn chỉnh hệ thống quy trình, định mức đơn giá để đặt hàng, đấu thầu duy trì công viên, vườn hoa, cây xanh trên địa bàn TP từ 1/1/2017. Việc đấu thầu lựa chọn nhà thầu phải đảm bảo lựa chọn được đơn vị có năng lực, kinh nghiệm, chất lượng duy trì tốt với chi phí hợp lý, phù hợp với các quy định của pháp luật”.
Hồng Khanh
" alt="Cắt cỏ tiền tỷ: Tranh nhau thực hiện dự án vốn ngân sách nhà nước"/>
Cắt cỏ tiền tỷ: Tranh nhau thực hiện dự án vốn ngân sách nhà nước
Vụ việc xảy ra từ tháng 10 năm ngoái, tại ngôi nhà của gia đình họ ở Ellenbrook, thành phố Perth. Cô Tania, 35 tuổi bị cáo buộc sử dụng bạo lực với con gái 9 tuổi bằng một chiếc thìa gỗ.Phiên tòa xét xử mới kết thúc ngày 3/7. Sau khi nhận kết luận từ tòa án, Tania cảm thấy bị tổn thương nặng, cô khóc rất nhiều.
 |
Bà mẹ 35 tuổi chia sẻ với Đài Channel 9 về hành động đã đánh con của mình |
Các công tố viên cho biết việc bé gái 9 tuổi bị mẹ đánh bắt nguồn từ việc cô bé muốn ăn hamburger mẹ cất trong tủ lạnh. Khoảng 6-8h tối một ngày tháng 10 năm ngoái, mặc dù không được mẹ đồng ý, nhưng có lẽ vì quá đói nên cô bé vẫn tự ý lấy ăn. Cô bé không biết rằng những chiếc bánh đó được mẹ chuẩn bị sẵn cho các chú chó, bên trong còn kẹp thuốc tẩy giun động vật.
Chia sẻ lý do đánh con gái lúc đó, người mẹ nói: “Tôi cảm thấy cực kỳ hoảng loạn và lo lắng. Bên trong những chiếc bánh đã kẹp thuốc, tôi hình dung tới cảnh con bé nằm trên sàn, sùi bọt mép. Trước đó, tôi cũng từng gặp rắc rối với hành vi của con bé”.
Tại tòa án, người mẹ nhận tội đã đánh con gái, nhưng ra tay không nặng như các công tố viên đã nói. Cô cũng đã khóc rất nhiều sau khi sự việc xảy ra.
Stephen Preece, luật sư bào chữa của Tania, cho biết cô chưa có tiền án, tiền sự. Hành động đánh con của cô hoàn toàn bộc phát trong lúc nóng giận và lo lắng quá mức.
Vị luật sư này cũng cho biết thêm bé gái 9 tuổi gặp vấn đề về hành vi, xuất phát từ chứng Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit hyperactivity disorder - viết tắt ADHD). Hiện bé gái vẫn đang được các bác sĩ khoa nhi điều trị.
“Cô đã đánh đứa con mới 9 tuổi của mình bằng thìa gỗ, với lực mạnh mà bản thân cô cho rằng cần thiết để răn dạy đứa trẻ. Nhưng tôi hy vọng sau bản án này, việc tương tự sẽ không còn xảy ra”, vị thẩm phán của phiên tòa nói.
Khánh Hòa (Theo WAtoday)

Hơn 40% trẻ tiểu học thành thị thừa cân béo phì do mất cân bằng dinh dưỡng
41,9% học sinh tiểu học ở thành thị thừa cân béo phì, trong khi ở nông thôn, con số này là 17,8%.
" alt="Mẹ bị phạt 750 USD vì đánh con bằng thìa gỗ"/>
Mẹ bị phạt 750 USD vì đánh con bằng thìa gỗ