您现在的位置是:Thể thao >>正文
Đạo chích hoành hành tại xóm trọ sinh viên
Thể thao95936人已围观
简介- Nạn trộm cắp xảy rathường xuyên như cơm bữa tại các khu trọ tự quản của sinh viên. Chỉ một chút lơ...
![](http://img.vietnamnet.vn/logo.gif)
Sinh viên với nỗi lo từ nước sinh hoạt
Cậu sinh viên nghèo và đồng hương tốt bụng
Cơm sinh viên: Thịt ôi, rau nát, gạo hẩm
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Cluj vs Hermannstadt, 22h59 ngày 5/2: Đặt niềm tin chiếu dưới
Thể thaoPha lê - 05/02/2025 09:17 Nhận định bóng đá g ...
【Thể thao】
阅读更多Vì sao chúng ta chỉ nên làm việc bốn ngày một tuần?
Thể thao- Hiện nay, ngày càng có nhiều người làm việc 50, 60 và thậm chí 70 tiếng một tuần. Điều đó khiến nơi làm việc trở thành ngôi nhà thứ hai của họ.
Tuy nhiên, nhiều thí nghiệm được thực hiện bởi K. Anders Ericsson, một trong những chuyên gia hàng đầu về tâm lý học nơi công sở, đã chỉ ra rằng, con người chỉ có thể làm việc hiệu quả trong bốn hoặc năm giờ mỗi ngày. Nếu làm việc quá lượng thời gian đó, mỗi người sẽ trở nên mệt mỏi và hiệu suất công việc vì thế sẽ giảm đi.
Ảnh: My work "Nếu bạn cố thúc ép các nhân viên của mình làm việc với khoảng thời gian vượt quá khả năng tập trung tối đa của họ, rất có thể bạn sẽ tạo cho họ một số thói quen xấu. Điều đáng lo ngại là những thói quen xấu đó sẽ ảnh hưởng đến nhân viên ngay cả trong khoảng thời gian họ có được trạng thái tốt nhất", Ericsson kết luận.
Trên thực tế, những nhà quản lý rút ngắn thời gian làm việc cho các nhân viên của mình luôn nhận được những tiến triển đáng kể về hiệu suất công việc cũng như trạng thái tâm lý từ các nhân viên đó khi làm việc.
Ryan Carson, giám đốc điều hành của Treehouse, đã áp dụng thay đổi một tuần làm việc 32 giờ trong năm 2006. Sự thay đổi đó đã giúp các nhân viên trở nên vui vẻ, thoải mái hơn với công việc và hiệu quả công việc vì thế mà cao hơn rõ rệt.
Carson chia sẻ, công ty lúc này đang rất phát triển với doanh thu hằng năm ước tính lên tới hàng triệu đô la, và các nhân viên cho biết họ rất thoải mái khi đi làm mỗi ngày.
Trường hợp tương tự cũng xảy ra với công ty phát triển web Reusser Design khi họ chuyển sang áp dụng giờ làm việc bốn ngày một tuần từ năm 2013.
Người sáng lập Nate Reusser chia sẻ: "Ngay cả khi các nhân viên của chúng tôi làm thêm giờ vào ngày thứ Sáu thì hiệu suất của họ vẫn cao hơn rất nhiều. Bạn chẳng thể nào tưởng tượng được những nhân viên đó cố gắng thế nào để hoàn thành công việc trước mỗi kỳ nghỉ của họ đâu".
Thử nghiệm tuần học kéo dài bốn ngày đã được áp dụng cho các học sinh lớp bốn, lớp năm ở bang Colorado. Kết quả thu được là số điểm môn toán và môn đọc của những em học sinh chỉ học bốn ngày cao hơn từ 6 đến 12% so với những em học đủ năm ngày một tuần.
“Quan niệm cho rằng những đứa trẻ luôn giữ được sự tập trung trong mọi giờ lên lớp là không chính xác”, Ericsson cho biết. Điều này đặc biệt đúng đối với những em gặp khó khăn khi cố gắng tập trung vào một công việc nào đó.
Những phát hiện của nghiên cứu này cũng cho thấy rằng ngay cả việc phân phối lại thời gian làm việc một cách đơn giản cũng có thể mang lại lợi ích to lớn cho cả nhân viên và các công ty.
Vào năm 2008, trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng tài chính của Mỹ, Jon Huntsman, cựu Thống đốc bang Utah, đã áp dụng kế hoạch thay đổi thời gian làm việc trong tuần.
Theo đó, gần 75% số nhân viên trong bang đã chuyển sang làm việc bốn ngày một tuần, đồng thời bắt đầu làm việc 10 giờ mỗi ngày. Giải pháp này không chỉ làm giảm chi phí cho hệ thống sưởi, làm mát cho các tòa nhà mà còn nâng cao tinh thần làm việc của các nhân viên.
Người dân bang Utar cho biết họ rất hài lòng bởi sự thay đổi đó đã giúp họ có thêm nhiều ngày nghỉ và điều đặc biệt là họ không còn phải chịu cảnh tắc đường khi đi làm vào những giờ cao điểm nữa.
Đó là những dẫn chứng rất thuyết phục để chứng minh rằng việc rút ngắn tuần làm việc lại đem đến rất nhiều lợi ích cho mọi người, đặc biệt là các công ty và nhân viên.
Bội thực giò thịt, dân đứng đợi 30 phút để được ăn bún cá
Sau Tết, ai cũng thấy chán ngấy trước những món bánh chưng, giò chả nên đổ xô nhau đi ăn bún cá. Các quán bún cá vỉa hè lúc nào cũng trong tình trạng chật kín, không có chỗ ngồi
">...
【Thể thao】
阅读更多Xuân Bắc, Đàm Vĩnh Hưng ủng hộ nâng cao nhận thức về tự kỷ
Thể thao- Trong mắt của nhiều người, trẻ tự kỷ sinh ra là do các phụ huynh không chăm sóc con đúng cách, liệu điều này có đúng?
- "Sao ở trong quê mình không thấy nhiều trẻ con bị tự kỷ nhỉ?
- Ừ nhỉ
- Sao Hà Nội lắm trẻ tự kỷ thế?
- Thì bố mẹ đi làm bỏ con ở nhà với giúp việc xem ti vi suốt ngày nên con nó bị tự kỷ thôi
- Chắc là vậy đó".
Đó là câu chuyện của hai bạn sinh viên nữ người miền Trung khi họ đứng trong đám đông vòng tròn vây quanh buổi biểu diễn của các bạn tự kỷ trường AA, chiều chủ nhật vừa qua, ở Hồ Hoàn Kiếm.
Câu chuyện dừng lại ở đó, tôi có thể nói với họ rằng sự thật không phải thế! Họ đã hiểu sai về tự kỷ.
Một buổi biểu diễn bên bờ Hồ Hoàn Kiếm. Đừng ngạc nhiên về câu chuyện của hai bạn sinh viên ấy, hãy cảm ơn họ đã nói cho chúng ta biết, cộng đồng đang khuyết thiếu những hiểu biết đúng và giản đơn về tự kỷ. Bà của họ, mẹ của họ, người thân của họ, hàng xóm của họ và những bạn sinh viên như họ đang hiểu thế về tự kỷ.
Họ nghĩ rằng, tự kỷ được sinh ra trong điều kiện chủ quan, do thiếu quan tâm từ bố mẹ nên chúng ta có những đứa trẻ tự kỷ. Đấy chính là điều khiến cho trẻ tự kỷ không nhận được sự quan tâm xứng đáng.
Trong con mắt của nhiều người, trẻ tự kỷ sinh ra là do bố mẹ chúng không chăm sóc con đúng cách. Vì thế, họ cũng cho rằng, bố mẹ trẻ tự kỷ phải tự nhận lấy tai hoạ ấy và đừng yêu cầu xã hội phải có trách nhiệm.
Xuân Bắc, Đàm Vĩnh Hưng và nhiều nghệ sỹ ủng hộ chương trình Rõ ràng, thế giới tự kỷ còn hoàn toàn xa lạ với cộng đồng. Vậy thì hãy bắt đầu từ con số 0 - Tự kỷ là trang giấy trắng để chúng ta vẽ những nét đầu tiên. Chúng ta hiểu đúng thì mới hành động đúng.
Thứ nhất mọi người cần hiểu, tự kỷ không phải là bệnh, đó là một hội chứng mà người ta mắc phải giống như nhiều hội chứng khác. Hội chứng này chưa có biện pháp chữa trị.
Cha mẹ của trẻ tự kỷ đều có lòng tự trọng. Mọi nỗ lực của họ không chỉ đong đếm bằng những hành động bền bỉ vì các con của họ, mà những nỗ lực của hàng nghìn người trên khắp Việt Nam đang góp tiếng nói: “Tôi đã hiểu - Còn bạn” còn là vì những đứa trẻ tự kỷ sắp được sinh ra.
Trong Luật Người khuyết tật năm 2010, có 6 dạng tật được định danh: Khuyết tật vận động, khuyết tật nhìn, khuyết tật nghe nói, thần kinh - tâm thần và khuyết tật khác. Hiện tại tự kỷ chưa được chính thức ghi tên thuộc dạng khuyết tật nào trong luật này.
Ở nhiều nước, rối loạn phổ tự kỷ được xếp vào dạng khuyết tật phát triển cùng với các dạng khuyết tật khác như Hội chứng Asperger, Chứng tăng động giảm chú ý, Chứng khó khăn trong học tập...
Luật Người khuyết tật của Việt Nam chưa có mục nào đề cập đến tự kỷ, khuyết tật phát triển, hay các dạng khuyết tật thuộc khuyết tật phát triển.
Điều này gây khó khăn trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách công về phúc lợi xã hội, chăm sóc y tế, giáo dục đặc biệt, hỗ trợ việc làm cho những người tự kỷ cùng những người thuộc dạng khuyết tật phát triển.
Các nghệ sỹ tham gia chương trình. Hiện nay Việt Nam nhìn nhận hỗ trợ khuyết tật chủ yếu dưới góc độ là bảo trợ xã hội. Nhưng như thế chưa đủ và chưa đánh giá được mức độ ảnh hưởng của 1% dân số là thuộc phổ tự kỷ.
Nếu được hiểu đúng và hành động đúng, thì các trẻ tự kỷ được phát hiện sớm, can thiệp sớm, được giáo dục đặc biệt thì đa số người tự kỷ đều trở thành lao động có ích, không là gánh nặng cho xã hội, thậm chí họ là những lao động xuất sắc.
Đại diện Mạng lưới Tự kỷ Việt Nam, bà Nguyễn Tuyết Hạnh, chia sẻ: “Hiểu về tự kỷ không chỉ giúp chúng ta cảm thông chia sẻ, mà còn chủ động phát hiện sớm, can thiệp sớm tự kỷ trong cộng đồng, giúp người tự kỷ tiến bộ, hòa nhập, có thể học hành và có việc làm, cống hiến năng lực cá nhân, giảm gánh nặng an sinh xã hội”.
Một hình ảnh trong chương trình Tự kỷ hiện đang có tỷ lệ mắc rất cao trên thế giới. Theo nghiên cứu ở Mỹ, tỷ lệ trẻ tự kỷ là 1/68 trẻ. Tổ chức Y tế Thế giới ước tính tỷ lệ tự kỷ tính chung toàn cầu là 1/160 trẻ.
Ở Việt Nam, người mắc chứng tự kỷ ước tính khoảng 1% dân số (Theo nguồn báo cáo của Bộ Lao Động TB&XH). Theo báo cáo của Sở Giáo dục Hà Nội, tỷ lệ trẻ tự kỷ chiếm tới 30% tổng số trẻ có khuyết tật học đường.
Chứng tự kỷ chưa rõ nguyên nhân, chưa tìm ra cách chữa khỏi hoàn toàn, nhưng nếu phát hiện sớm, can thiệp sớm đúng cách, cùng với sự mở lòng của cộng đồng, sẵn sàng thừa nhận sự khác biệt, người tự kỷ có cơ hội tiến bộ rất cao.
Họ có thể hòa nhập xã hội và đi học, đi làm, có khả năng sống độc lập.
Hướng tới Ngày Thế giới Nhận thức về tự kỷ 02/4 do Liên Hợp Quốc phát động hàng năm, chương trình: “ Tôi đã hiểu - Còn bạn?” nhận được sự quan tâm ủng hộ, bảo trợ về thông tin và tri thức của nhiều ban ngành, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân như UBND thành phố Hà Nội, Mạng lưới Tự kỷ Việt Nam, Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số CCIHP… cùng đông đảo nghệ sỹ và tình nguyện viên.
Trọng tâm chương trình truyền thông “Tôi đã hiểu - Còn bạn?” là các buổi biểu diễn ca nhạc đường phố được ca sĩ Thái Thuỳ Linh cùng nhóm tình nguyện Tim Hồng đứng ra tổ chức tại phố đi bộ Hà Nội từ 8h đến 11h ngày Chủ nhật 02/4/2017 tại trước cửa Trung tâm Thông tin Văn hóa Hồ Gươm.
Chương trình còn có sự tham gia của: Ca sỹ Quang Lê, Ca sĩ Nguyễn Vinh, Ca sĩ Quang Madona, ca sỹ Minh Chuyên, Ca sỹ Việt Tú, The Voice 2017 Bùi Hoàng Yến, Ca sĩ Uyên Chi, Ca sĩ Lê Phương Anh, Giọng hát Việt Nhí Cao Lê Hà Trang, Nghệ sĩ Nguyễn Ngọc Dung, Nhạc công Triệu Hoàng Lân, Nghệ sĩ Bạch Thùy Linh, Gia Khiêm (The voice kid); Lê Thùy Dung, The Voice Kid Đoàn Quang Trường, The Voice Kid Phương Linh…