Đun sôi nước để chần thịt nhằm loại bỏ hóa chất và chất bẩn là cách đa số các bà nội trợ áp dụng. Họ đâu biết rằng cách này đã vô tình làm cho thịt càng trở nên độc hơn.Dưới đây là 6 sau lầm mà hầu như các bà nội trợ nào cũng đang mắc phải mà vô tình không biết:
Không chần thịt bằng nước đun sôi
Nhiều người có thói quen mua thịt về đun sôi nước chần qua thịt, bỏ nước đầu, sau đó mới cho vào chế biến.
Tuy nhiên, theo chuyên gia, đây là cách làm phản khoa học. Khi cho thịt vào nước đun sôi để chần thịt sẽ làm cho thịt biến tính co lại, càng làm cho thịt hấp thu các hóa chất và chất bẩn nhiều hơn, do đó thịt càng trở nên độc.
Để giảm thiểu độc tố trong thịt, cần rửa sạch thịt, sau đó ngâm vào nước muối loãng, vì nước muối có tác dụng loại bỏ các chất bẩn từ trong thịt, hơn nữa khi ăn thịt sẽ được thơm hơn.
|
Chỉ nên để thịt trong ngăn đá tối đa 5 ngày. (Ảnh minh họa) |
Không giữ thịt lâu trong ngăn lạnh
Tìm được nguồn thịt ngon, an toàn, nhiều gia đình có thói quen mua nhiều đóng gói cất tủ lạnh ăn dần. Tuy nhiên, việc bảo quản thịt lâu ngày trong ngăn đá dễ phát sinh các vi khuẩn gây hại, ăn mòn dinh dưỡng trong thịt và làm mất hết hương vị của thịt.
Hơn nữa, một số người do rã đông sai cách như để thịt bên ngoài quá lâu, hoặc ngâm thịt vào nước nóng để rã đông, điều này ảnh hưởng đến sự khuếch tán nhiệt độ, tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi, đồng thời làm thịt mất hết chất.
Tốt nhất, bạn chỉ nên để trong ngăn đá tối đa 5 ngày và không để trong ngăn mát quá 2 ngày.
|
Không dùng đũa chọc vào thịt khi luộc. (Ảnh minh họa) |
Không chọc đũa, lật nhiều khi đun nấu
Nôn nóng muốn thịt nhanh chín, nhiều người có thói quen chọc đũa hay lật thịt nhiều lần trong khi luộc. Đây cũng là sai lầm nhiều người đang mắc phải. Vì tất cả chất ngọt và hương vị trong miếng thịt sẽ bị tan ra, kèm theo chất và mùi vị của nó sẽ không còn được ngon nữa.
Ngoài ra khi rán thịt bạn cũng chú ý không nên lật quá nhiều, quá nhanh vì khi nó vừa được đưa vào chảo sẽ khiến miếng thịt có thể bị dính vào chảo và nó sẽ không đủ thời gian để miếng thịt được chín thơm ngon.
Không ăn khi thịt chín tái
Thịt khi không được chế biến kỹ sẽ tạo cơ hội cho những ký sinh trùng có trong thịt đi vào cơ thể và gây bệnh. Các loại này thường ký sinh ở gan và đường mật, sán lá gan lớn là loại sán dài 3-4 cm. Khi vào ruột, sán lá gan xuyên qua thành ruột đến cư ngụ ở gan và gây bệnh.
Vì vậy, bất cả các loại thịt hay tất cả các loại thực phẩm cần được rửa sạch, chọn kỹ, rõ nguồn gốc trước khi chế biến. Nên bỏ thói quen ăn thịt tái chín hoặc chưa nấu chín.
Không thêm nước lạnh khi đang luộc
Đây cũng là một sai lầm khi luộc thịt mà khá nhiều người mắc. Nhiều chị em nghĩ rằng việc đổ nước lạnh vào thịt khi đang luộc là vô hại, vì kiểu gì cũng sẽ đun sôi lên.
Tuy nhiên việc làm đơn giản này theo các chuyên gia dinh dưỡng lại không tốt. Bởi khi thịt đang luộc dở ở nhiệt độ cao, việc chế thêm nước lạnh sẽ làm các protein và chất béo trong thịt, xương lập tức bị kết tủa, làm thịt co lại và cứng, không chỉ làm mất đi dinh dưỡng mà mùi vị cũng bị ảnh hưởng.
Nhiều người cũng hay cho muối vào thịt khi đun nấu mà không biết NaCl trong muối sẽ làm protein trong thịt kết tủa và cũng khiến miếng thịt teo lại và cứng.
|
Không dùng chung thớt để thái thịt sống và thịt chín. (Ảnh minh họa) |
Không dùng chung thớt với thịt sống
Khi dùng thớt thái thịt sống để thái thịt chín vô tình khiến các vi khuẩn từ thịt sống bám qua bề mặt thớt vào thịt chín khi ăn vào cơ thể, sinh ra nhiều bệnh tật.
Để tránh sai lầm này, mỗi gia đình nên dùng nhiều loại thớt cho các mục đích khác nhau trong nhà bếp. Tốt nhất, hãy để riêng thớt thái thịt sống và thớt thái thịt chín. Nếu có thể, hãy dùng thêm một loại thớt khác để thái rau quả.
Sau khi sử dụng, bạn nên rửa sạch, để khô và nhớ là cần thường xuyên tẩy trùng. Hãy thay thớt theo khuyến cáo từ 3-6 tháng hoặc khi thớt có dấu hiệu bị mùn, nứt vỡ...
(Theo Gia đình & xã hội)
">