Giải trí

Nhận định Portugalete vs Levante, 18h00 ngày 6/1

字号+ 作者:NEWS 来源:Giải trí 2025-01-20 17:03:39 我要评论(0)

ậnđịnhPortugaletevsLevantehngàlịch âm năm 2024 Hoàng Ngọc - 05/01/2021 11lịch âm năm 2024lịch âm năm 2024、、

ậnđịnhPortugaletevsLevantehngàlịch âm năm 2024   Hoàng Ngọc - 05/01/2021 11:00  Tây Ban Nha

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Nhạc sĩ Lưu Quang Minh.

Khi khối khí các ca khúc cũ, anh từng nhận phản ứng không hài lòng từ chính tác giả và người nghe?

Có điều rất khắt khe đối với người làm khí nhạc đó là không được phép sai sót. Về mặt kỹ thuật, khi viết cho dàn nhạc có rất nhiều nhạc cụ, việc sai sót sẽ rất nguy hiểm, khi có sai sót, sửa trên dàn nhạc không đơn giản như chơi trong ban nhạc. Chính vì thế, khi tôi chuyển soạn phần khí nhạc hay phối ca khúc tôi phải cân đong đo đếm, tính toán làm sao cho ra một tác phẩm hoàn hảo nhất, phù hợp nhất giao diện ca khúc. 

Đối với cá nhân, khi làm việc tôi luôn cố gắng hoàn hảo nhất. May mắn các phần phối lại của tôi các nhạc sĩ không ý kiến gì, một số tác giả còn ủng hộ cách phối của tôi. Còn các nghệ sĩ đã mất tôi không có cơ hội nghe ý kiến của họ. Ít nhất tôi nhận được phản hồi tốt của chỉ huy dàn nhạc, ca sĩ và quan trọng nhất là chính khán giả đã nghe ca khúc đó.

Để không được phép sai sót, nhạc sĩ sẽ phải có những kỹ năng gì?

Nếu nói về kỹ thuật phối khí hầu hết những người làm âm nhạc đều sẽ được học giống nhau. Điều cơ bản sẽ mang tính riêng biệt đó chính là cảm xúc của nhạc sĩ đối với tác phẩm đấy. Chính vì thế, khi phối lại ca khúc sẽ có phần giống nhau, có phần mang tính riêng, dấu ấn cá nhân của người nhạc sĩ phối khí lại. Cho nên, cùng một bài hát nhưng nhạc sĩ phối khí khác nhau sẽ mang hơi thở khác nhau.

Là nhạc sĩ, anh có hỗ trợ gì trong sự nghiệp ca hát của vợ mình – ca sĩ Tăng Ngân Hà?

Thực ra là có nhưng cũng không nhiều, một vài sản phẩm của vợ tôi hỗ trợ phần sáng tác hay phối khí. Nhưng công việc hiện tại của vợ tôi là đang xây dựng nền tảng VAB giúp các nghệ sĩ/ các nhà sáng tạo dễ dàng kết nối, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và rút ngắn khoảng cách với công chúng. Hiện tại tôi đang hỗ trợ cho vợ dự án này của vợ.

VAB là một dạng web-app được thiết kế gần giống với một trang thông tin, trên đó được phân chia ra rất nhiều mục khác nhau. Mỗi mục có chức năng riêng như profile nghệ sĩ (trong đó có tóm tắt tiểu sử, giải thưởng, các sản phẩm âm nhạc dạng audio…).

Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các khách hàng trong việc nhanh chóng tìm kiếm được nghệ sĩ phù hợp với chương trình, tiết kiệm được chi phí, giúp cho các đơn vị tổ chức các show ca nhạc hoặc các sự kiện văn hóa giải trí thuận tiện trong việc biên tập chương trình và tiếp cận với các nghệ sĩ ở mọi phân khúc.

Tôi hy vọng trong tương lai, dự án sẽ giúp cho các nghệ sĩ, không chỉ là nghệ sĩ nổi tiếng mà cả nghệ sĩ trẻ đều có cơ hội đưa tên tuổi của mình gần hơn với khán giả, bảo vệ bản quyền và chất xám của họ.

Đã có bao nhiêu nghệ sĩ tham gia vào hệ thống này?

Tôi không trực tiếp quản lý nhưng được biết hiện tại đã có khoảng 300 – 400 nghệ sĩ đăng ký vào hệ thống. Sẽ có quy trình rất chặt chẽ khi tham gia vào hệ thống này chứ không phải cứ đăng ký là xong.

Ánh đèn sân khấu luôn có sức hút khó cưỡng với ca sĩ, nhưng vợ anh lại tạm rời xa nó để làm các công việc hậu trường, anh định hướng hay đó là sự lựa chọn của cô ấy?

Con đường này là cô ấy lựa chọn. Xuất thân là “dân” maketing và từng làm nhiều dự án khác nhau nên cô ấy lựa chọn, tôi cũng rất ủng hộ. Cô ấy luôn trăn trở, mỗi nghệ sĩ đều có giá trị riêng biệt cả về cá tính, sự nghiệp hay phạm vi hoạt động khác nhau. Từ trước tới nay chưa thực sự có cơ sở nào để định giá được giá trị của một nghệ sĩ. Người trong nghề thường sẽ đánh giá dựa trên tần suất tên tuổi của nghệ sĩ với công chúng, thành tựu của họ - và hiện nay còn có một phương diện nữa là truyền thông số với lượt nghe, lượt yêu thích, lượt xem tương tác cùng sản phẩm. Cho nên VAB là “đứa con” cô ấy ấp ủ 5 năm mới “sinh nở”. 

Vợ chồng Lưu Quang Minh và Tăng Ngân Hà.

Thế còn anh, từng khởi xướng cho một dàn nhạc nhí đầu tiên ở Việt Nam với khát vọng sẽ xây dựng một dàn nhạc mang tính quốc tế tại Việt Nam, sau hơn 10 năm anh thấy dự án của mình đang ở tầm nào rồi?

Xuất phát từ trại hè âm nhạc Maius dành cho thanh, thiếu niên lứa tuổi 9-16 đã và đang học nhạc cụ cổ điển, tôi muốn xây dựng sân chơi cho các bạn. Tôi biết, sân chơi cho các bạn sinh viên cổ điển rất ít. Họ ít cơ hội biểu diễn cùng nhau.

Những dàn nhạc trẻ châu Á, Đông Nam Á đã rất thành công và các nghệ sĩ Việt Nam được tham gia trong dàn nhạc đó rất tự hào. Tại sao mình lại không xây dựng được một dàn nhạc mang tính quốc tế tại Việt Nam. Và bắt đầu từ lứa tuổi còn rất nhỏ, 9-16 tuổi để tạo nền tảng và tiền đề cho các thế hệ.

Mọi thứ khi bắt đầu đều khó khăn nhưng rõ ràng cho tới thời điểm này, tôi đã truyền được cảm hứng cho các bạn trẻ. Đến bây giờ, nó không còn là giấc mơ mà đã thành một con đường. Cứ đi đến khi nào không thể, có thể mình không thành công nhưng đã tạo ra tiền đề để thế hệ sau có thể nhìn vào thành công hay thất bại của mình và làm điều gì đó tốt hơn.

Tháng 5 vừa qua, Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam cũng tổ chức trại hè cho các bạn trẻ ở Nha Trang. Có nghĩa là, ít nhiều tôi đã làm thay đổi tư duy nhận thức, và các bạn trẻ có nhiều cơ hội chơi nhạc cổ điển hơn.

" alt="Có vợ là ca sĩ Tăng Ngân Hà, nhạc sĩ Lưu Quang Minh 'nhỏ mà có võ'" width="90" height="59"/>

Có vợ là ca sĩ Tăng Ngân Hà, nhạc sĩ Lưu Quang Minh 'nhỏ mà có võ'

z4734750298005 deea25050bc8f5f60611c85541ee3b5a.jpg
Ông Nguyễn Nguyên – Cục trưởng Cục Xuất bản, In và phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông), Phó chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam.

- Năm nay, quy chế Giải thưởng Sách quốc gia có những thay đổi gì, thưa ông?

Quy chế Giải thưởng Sách quốc gia năm nay có sự thay đổi tương đối lớn. Bên cạnh ba đơn vị giới thiệu sách dự giải từ trước đến nay vẫn đang làm là: Các NXB; Đơn vị liên kết xuất bản; Các đơn vị, cơ quan quản lý và các tổ chức nghiên cứu, chúng tôi bổ sung thêm đối tượng thứ tư - các cơ quan truyền thông.

Mặc dù năm nay chúng tôi chưa nhận được giới thiệu chính thức từ phía truyền thông nhưng giới thiệu “không chính thức” đã có. Điều này đem lại những kết quả nhất định, thể hiện rõ nét qua việc tăng số tác phẩm dự thi.

Ngoài ra, chúng tôi cũng mở rộng cơ cấu giải thưởng. Bên cạnh các giải thưởng A, B, C cho từng mảng sách thì có thêm giải Khuyến khích để động viên các NXB tham gia.

Về tiêu chí xét chọn giải, cơ cấu tính điểm ở mỗi mùa giải, các mảng sách khác nhau sẽ có cách tính khác nhau, nhưng phần lớn dựa trên 3 nội dung chính: tính tư tưởng, tính thực tiễn và tính khoa học. Mùa giải này, chúng tôi bổ sung thêm một yếu tố nữa, làm sâu sắc hơn tính thực tiễn, đó là tính lan tỏa. Nghĩa là cuốn sách đó không những phải đảm bảo tiêu chí về mặt tư tưởng, khoa học, thực tiễn và còn phải đảm bảo thêm tiêu chí lan tỏa rộng khắp.

Sự lan tỏa được đánh giá dựa trên 4 yếu tố quan trọng:

Thứ nhất, dựa trên sự đánh giá về số lượng bản sách in. Chúng tôi thống nhất không phải bất kỳ cuốn sách nào chỉ dựa trên số lượng in sẽ đánh giá được sự lan tỏa, song đó vẫn là một tiêu chí cần thiết.

Thứ hai, dựa trên việc báo chí thông tin về cuốn sách. Có thể tác phẩm không có số lượng in nhiều nhưng nếu được truyền thông quan tâm thì đó cũng là tiêu chí đánh giá cho sự lan tỏa.

Thứ balà tiêu chí trong giới, thành viên Ban giám khảo đều là những chuyên gia trong giới, tổ chức hội. Khi các tác giả là chuyên gia đầu ngành tham gia họ cũng hiểu rất rõ cuốn sách tác động và “định vị” như thế nào trong giới của mình, nhất là công trình nghiên cứu khoa học.

Thứ tư, chúng tôi tính toán đến việc những tác phẩm được trao thưởng sẽ tạo hiệu ứng, truyền thông và tác động như thế nào.

Dựa trên 4 yếu tố đó, mặc dù cơ cấu tính điểm chỉ chiếm 15%, nhưng cũng là nỗ lực bước đầu để khắc phục những hạn chế trước đây: tuy chấm rất kỹ nhưng chưa lựa chọn được tác phẩm tạo ra sự lan tỏa và công chúng ghi nhận.

Năm 2023, với tinh thần đổi mới quyết liệt, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo Hội phối hợp chặt chẽ triển khai một cách hiệu quả hơn, ngay từ việc trao giải. Chúng tôi cũng chuyển địa điểm tổ chức, từ Nhà hát VOV sang Nhà hát Lớn - địa điểm mang nhiều dấu ấn về mặt văn hóa, lịch sử nhằm tạo hiệu ứng truyền thông tốt hơn.

- Giải thưởng năm nay có sự góp mặt của sách nói, sách điện tử không, thưa ông?

Đây là một khiếm khuyết, chúng tôi chưa có giải thưởng cho nội dung sách điện tử. Và cũng có một lý do là hầu như sách điện tử năm nay không phải sách mới, là những cuốn xuất bản, tái bản lại dưới hình thức điện tử của sách in. Chưa có tác phẩm nào được xuất bản trực tiếp thành điện tử (chỉ trừ một số sách có nội dung tuyên truyền đặc biệt).

Năm nay sách điện tử phát triển là điều đáng mừng, là “hiện tượng” của ngành xuất bản. Tôi tin rằng nhìn vào sự khởi sắc của sách điện tử, sách nói, hội đồng cũng như Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ có chỉ đạo mới để chấm riêng thể loại này. 

Với sách điện tử, có một chỉ số rất rõ ràng và tường minh đó là số lượng người đọc. Chúng tôi kỳ vọng tới đây dù chưa có giải riêng cho sách điện tử nhưng sẽ lấy kênh sách điện tử như một tiêu chí đánh giá tính lan tỏa của cuốn sách.

- Có ý kiến cho rằng, người ngồi trong hội đồng có sách dự giải là không hợp lệ, quan điểm của ông như thế nào?

Chưa cần báo chí phải lên tiếng, từ trước đến nay chúng tôi bao giờ cũng có một quy chế và cơ chế, đó là các thành viên chấm giải có tác phẩm tham dự tuyệt đối không được chấm sách của mình.

Ví dụ nhà xuất bản mà nhà thơ Nguyễn Quang Thiều làm Giám đốc (NXB Hội Nhà văn) gửi các sách lên dự giải, anh Thiều cũng chủ động không dự và bỏ phiếu cho các tác phẩm đó. Bản thân những người có uy tín rất biết cách gìn giữ hình ảnh của họ, chưa cần nói đến quy chế.

Vì vậy, không bao giờ có chuyện người tham gia hội đồng bỏ phiếu cho tác phẩm của mình. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp, do giá trị của tác phẩm nên hội đồng vẫn ghi nhận và xét giải. 

Bên cạnh đó, quy chế của giải thưởng rất nghiêm ngặt khi bỏ phiếu, nếu vắng mặt với bất cứ lý do gì đều được tính là “phiếu không”. Quy định chặt chẽ như vậy nhằm đảm bảo tất cả các thành viên hội đồng phải cố gắng có mặt đầy đủ và thể hiện quan điểm với trách nhiệm cao nhất.

- Tỷ lệ sách dịch tham gia dự giải năm nay như thế nào, thưa ông?

Có ba mảng sách mà tỷ lệ sách dịch chiếm tương đối lớn, thậm chí có thể nói là rất lớn: sách thiếu nhi, sách văn học, sách khoa học công nghệ (không kể sách tham khảo để học tập).

Khi đưa vào xét giải, số lượng sách dịch không nhiều so với mọi năm. Các tác giả mảng sách khoa học công nghệ, phần lớn vẫn là người Việt, kể cả những công trình nghiên cứu chính trị năm nay cũng có sự kết hợp giữa tác giả Việt Nam và tác giả nước ngoài. Ở góc độ nào đó, chúng tôi vẫn xác định đó là những cuốn sách xuất bản tại Việt Nam.

Tác phẩm thiếu nhi năm nay được trao giải hoàn toàn là sách của Việt Nam. So với mọi năm các tác giả, nhà xuất bản cũng chú trọng hơn trong việc giới thiệu sách của tác giả trong nước. Tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa chúng tôi “kỳ thị” sách dịch. Bởi sách dịch vẫn thực hiện nhiệm vụ quan trọng là cung cấp các tri thức mới, thậm chí sự kiện mới.

Năm nay, số lượng NXB dự giải giảm vì có 10 NXB và đơn vị xuất bản sách giáo khoa, giáo trình, sách tham khảo - mảng sách này không được chấm.

Trải qua 2 năm dịch Covid, nhiều đơn vị gặp khó khăn. Chúng tôi chứng kiến câu chuyện của nhiều đơn vị chỉ thực hiện tái bản các cuốn sách và tập trung xuất bản với số lượng không nhiều để thu được nguồn lực, tạo điều kiện vượt qua giai đoạn nhiều trở ngại.

Năm 2023 cũng là một năm nhiều thách thức đối với ngành xuất bản. Doanh thu dự kiến khoảng dưới 4.000 tỷ đồng, như vậy so với 4.500 tỷ năm ngoái đã giảm tương đối lớn. Song không vì thế mà các đơn vị không hào hứng. 41 đơn vị tham gia với số lượng sách tăng khoảng 15 cuốn. Ngoài ra, chúng tôi cũng nhìn thấy các tác phẩm mới của Nhà xuất bản Sư phạm TP. HCM, họ đầu tư lớn để xuất bản sách phục vụ người mù hoàn toàn tình nguyện. Thể hiện rõ tinh thần của các đơn vị sau khi làm SGK, có nguồn lực nhất định đều muốn tập trung tái đầu tư phục vụ cộng đồng. 

Những năm gần đây, sau cuốn sách Chang hoang dã, các tác giả người Việt đã quay trở lại và nhiều cây bút trẻ nổi lên cùng hiệu ứng câu chuyện xuất bản trên mạng, các chương trình quỹ xây dựng cộng đồng về xuất bản.

Các nhà xuất bản cũng chú ý tới mảng sách thiếu nhi và tác giả Việt Nam. Vì vậy, các giải thưởng năm nay tập trung nhiều hơn cho tác giả Việt Nam. Thời gian tới, chúng tôi sẽ cố gắng cân bằng và đưa tỷ lệ sách dịch phù hợp vào nội bộ.

Tìm biện pháp giúp sách đạt giải được xuất bản với số lượng lớn"Có những cuốn sách đạt giải cao, chúng tôi vẫn băn khoăn trong việc tìm biện pháp giúp sách đạt giải được xuất bản với số lượng lớn", ông Đỗ Quang Dũng, PCT Hội Xuất bản Việt Nam, Ủy viên Thường trực Hội đồng Giải thưởng Sách quốc gia chia sẻ." alt="Nhiều thay đổi lớn về Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 6" width="90" height="59"/>

Nhiều thay đổi lớn về Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 6

40% chủ sở hữu thú cưng ở Trung Quốc cũng cho biết rằng họ coi thú cưng như một thành viên trong gia đình. 

Trên sàn nhà máy, công nhân mặc quần áo bảo hộ lao động màu xanh lam đang phân loại những đống thức ăn cho chó được đúc thành hình những cây kẹo.

Họ cẩn thận kiểm tra và cân từng món hàng trước khi đóng bao để sẵn sàng vận chuyển. Trong 1-2 tháng nữa, số thức ăn này sẽ bắt đầu hành trình dài đến phương Tây, nơi chúng sẽ có mặt trên những chiếc kệ trong siêu thị để phục vụ cơn sốt mua sắm mùa Giáng sinh.

Nhà máy này là một trong số hàng chục nhà máy ở Shuitou, một thị trấn nhỏ của Trung Quốc - nơi thống trị thị trường toàn cầu cho một loại sản phẩm khác thường: phụ kiện cho thú cưng.

Lịch sử ‘thị trấn thú cưng’

Shuitou là một ví dụ điển hình về “thị trấn đặc thù” của Trung Quốc. Khái niệm thị trấn đặc thù là để chỉ một trung tâm sản xuất tập trung toàn bộ năng lượng vào một ngành công nghiệp đặc biệt. Trung Quốc có rất nhiều khu vực chuyên sản xuất tất, đèn chum, bồn cầu. Còn ở Shuitou, đặc thù là dây xích chó, lồng mèo, quần áo cho thú cưng.

Mỗi năm, Shuitou sản xuất được một lượng sản phẩm dành cho thú cưng trị giá 4,5 tỷ nhân dân tệ (630 triệu USD), xuất khẩu sang hơn 60 quốc gia. Ở một số lĩnh vực, Shuitou hiện chiếm ưu thế hoàn toàn.

Khoảng 60% thức ăn nhai cho chó trên thế giới được sản xuất tại đây. Chỉ riêng một nhà máy đã sản xuất 50 triệu chiếc dây buộc chó mỗi năm. Các doanh nghiệp địa phương cho biết hơn 4/5 chủ sở hữu vật nuôi ở Mỹ sử dụng các sản phẩm được sản xuất tại Shuitou.

Và ngành công nghiệp này vẫn đang phát triển nhanh chóng. Không giống như các khu vực khác của nền kinh tế Trung Quốc, ngành công nghiệp thú cưng phát triển mạnh trong thời kỳ đại dịch. Các công ty ở Shuitou đã báo cáo doanh thu tăng vọt ở mức hai con số, do nhu cầu nhận nuôi chó và mèo để bầu bạn trong thời gian phong tỏa tăng lên trên khắp thế giới.

Công nhân sản xuất đồ ăn vặt cho thú cưng ở công ty Petpal Tech. 

Shuitou nổi lên như một gã khổng lồ trong ngành công nghiệp thú cưng bắt đầu từ một thập kỷ trước, khi thị trấn đang tìm cách vực dậy nền kinh tế đang sa sút của mình.

Trong những năm 1980 và 1990, khu vực này nổi tiếng với một ngành công nghiệp hoàn toàn khác: thuộc da sống. Được biết đến là “thủ phủ ngành da của Trung Quốc”, Shuitou có hàng trăm xưởng thuộc da, thu về 4 tỷ nhân dân tệ mỗi năm vào thời kỳ đỉnh cao.

Tuy nhiên, ngành công nghiệp này cũng tạo ra mức độ ô nhiễm kinh hoàng. Quy trình sản xuất da sử dụng một lượng lớn hóa chất công nghiệp và các nhà xưởng thường xả trực tiếp các hóa chất này vào nguồn nước của địa phương.

Vào những năm 2000, các con sông của thị trấn có màu đen và bốc ra mùi khó chịu. Tình trạng ô nhiễm gây sốc đến mức chính quyền Trung Quốc đã liệt Shuitou vào danh sách 10 địa phương vi phạm môi trường ở mức độ nghiêm trọng.

Chính quyền địa phương đã phản ứng bằng cách phát động một chiến dịch dọn dẹp quy mô lớn. Thị trấn đã cấm một hoạt động gây ô nhiễm nhất của ngành công nghiệp này là thuộc da bằng crôm, đồng thời đưa ra các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về môi trường. Trong những năm sau đó, số lượng xưởng thuộc da ở Shuitou đã giảm từ hơn 1.000 xuống chỉ còn 8 xưởng.

Thị trấn này rất cần một hướng đi mới để tạo ra sự tăng trưởng mà không cần đến ngành công nghiệp thuộc da, và đó là lúc chính quyền địa phương đặt mục tiêu biến Shuitou thành một “thị trấn thú cưng”. Họ đã xây dựng một trung tâm du khách mới có hình xương chó và cung cấp nhiều khoản trợ cấp cho các công ty có kế hoạch đầu tư vào ngành công nghiệp thú cưng.

Những bức tranh tường chủ đề thú cưng ở thị trấn Shuitou

Phục vụ thú cưng để thoát nghèo

Ông Chen Zhenbiao, 62 tuổi, người sáng lập công ty địa phương Petpal Pet Nutrition Technology, là nhân vật chủ chốt đằng sau sự thay đổi này. Ông giải thích, mặc dù ngành công nghiệp làm da và thú cưng dường như khác xa nhau, nhưng quá trình chuyển đổi diễn ra khá tự nhiên.

Năm 1992, cha ông đang điều hành một doanh nghiệp bán hóa chất cho các xưởng thuộc da ở Shuitou. Quá trình gia công đồ da tạo ra một lượng lớn sản phẩm thừa mà các xưởng địa phương sẽ đơn giản là bỏ nó đi. Nhưng một ngày nọ, một khách hàng từ Đài Loan (Trung Quốc) đã kể với Chen và cha của ông rằng các công ty ở phương Tây đã sử dụng những vật liệu dư thừa đó để làm thức ăn nhai cho chó.

“Khi đó chúng tôi không biết nhiều về đồ nhai cho chó, nhưng một người bạn học của tôi làm việc cho một công ty thương mại nước ngoài đã hỏi liệu tôi có thể cho anh ấy xem một số mẫu được không”.

Và ông đã chớp lấy cơ hội. Vào thời điểm đó, Chen đang làm giáo viên cấp 2 với mức lương 100 nhân dân tệ mỗi tháng (hơn 300 nghìn đồng). Có lần, ông còn bí bách đến mức không thể đưa con gái đến bệnh viện khi cô bé bị sốt.

“Tim tôi đau nhói” - Chen nói. “Tôi tự hỏi, nếu tiếp tục dạy học, liệu tôi có thể chu cấp cho gia đình một cuộc sống tốt hơn trong khoảng 10 năm nữa không? Lối đi là gì?".

Nghĩ vậy, Chen đã bỏ bục giảng, vay mượn một số tiền, mua một số thiết bị đơn giản và tạo ra mẫu thức ăn nhai cho chó đầu tiên của mình bằng cách rửa da để loại bỏ axit, sau đó cắt và sấy khô.

Thời điểm đó, vợ và bố ông cho rằng ông đã phạm sai lầm khi từ bỏ công việc giảng dạy ổn định của mình. Nhưng không lâu sau, Chen nhận được đơn đặt hàng đầu tiên: Một công ty ở Canada trả 300.000 nhân dân tệ (gần 1 tỷ đồng) cho một lô kẹo nhai.

“Thời điểm ấy, đó thực sự là một số tiền rất lớn - thật bất ngờ và không thể tin được. Họ nói rằng sản phẩm của chúng tôi có chất lượng tốt, nhưng chúng tôi đã sấy khô chưa kỹ. Chúng tôi đã tiếp tục cải tiến quy trình kể từ đó”.

Điểm đến hấp dẫn người nuôi thú cưng

Trung tâm dành cho khách tham quan ở Bình Dương, Chiết Giang được xây dựng theo hình xương chó.

Hiện tại, Petpal Tech xuất khẩu hơn 200 triệu que nhai sang Mỹ mỗi năm. Nhà máy của Chen ở Shuitou có khoảng 1.000 công nhân. Công ty cũng có các cơ sở ở Đông Nam Á và New Zealand.

Thị trường sản xuất đồ cho thú cưng là một thị trường cạnh tranh cao với hàng chục công ty hiện có trụ sở tại Shuitou. Tuy nhiên, nhu cầu trên toàn cầu đã bùng nổ trong vài năm qua và không có dấu hiệu chậm lại.

Yuanfei, một công ty địa phương sản xuất đồ nhai, dây xích và đồ chơi cho thú cưng, chia sẻ với Sixth Tonerằng đại dịch là giai đoạn phát triển nhanh nhất trong lịch sử của họ. Doanh thu năm 2021 của Yuanfei đạt 1 tỷ nhân dân tệ, tăng từ 378 triệu nhân dân tệ vào năm 2017. Trong khi đó, Petpal Tech đã chứng kiến ​​doanh thu tăng hơn 36% vào năm ngoái.

Hiện tại, chính quyền địa phương và các doanh nghiệp ở Shuitou đang nỗ lực tìm cách chinh phục thị trường trong nước. Bởi lẽ, thói quen cho chó ăn ở Trung Quốc và các nước phương Tây là khác nhau. Thay vì đồ nhai, chủ chó người Trung Quốc thường thích cho chó ăn những đồ ăn nhiều chất dinh dưỡng như khoai lang bọc thịt vịt. 

Thị trường thú cưng của nước này cũng đang phát triển nhanh chóng với mức chi 270 tỷ nhân dân tệ vào năm 2021 - tăng 8,7% so với năm trước đó. 40% chủ sở hữu thú cưng ở Trung Quốc cũng cho biết rằng họ coi thú cưng như một thành viên trong gia đình. 

Món đồ ăn vặt cho chó làm từ khoai lang và thịt vịt được nhiều người nuôi chó ở Trung Quốc ưa chuộng. 

Tuy nhiên, có một điều hài hước dễ nhận ra ở Shuitou đó là, mặc dù được gọi là thị trấn thú cưng nhưng họ đang thiếu nhân vật chính của thị trấn: thú cưng. 

Quả thực, có rất ít chó bắt gặp trên đường phố của Shuitou. Tuy nhiên, thị trấn đang cố gắng làm cho mình trở nên hấp dẫn với những người nuôi thú cưng trẻ tuổi. Sườn núi bên cạnh một danh lam thắng cảnh nổi tiếng đã được vẽ đầy những bức tranh thú cưng. Chính quyền cũng đang có kế hoạch xây công viên cho chó, khách sạn thân thiện với vật nuôi và chương trình biểu diễn của chó.

Lấy điện thoại ra, ông Chen khoe với phóng viên tiệc sinh nhật ông tổ chức cho 3 chú chó cưng của mình.

“Cách đây 31 năm, tôi làm việc này để thoát đói nghèo. Nhưng bây giờ, tôi thực sự cảm động bởi tình yêu thương giữa con người và vật nuôi. Bây giờ tôi làm việc vì tôi yêu công việc này”.

" alt="Thị trấn làm giàu từ nghề phục vụ chó mèo trên khắp thế giới" width="90" height="59"/>

Thị trấn làm giàu từ nghề phục vụ chó mèo trên khắp thế giới