Anonymous, nhóm hacker nguy hiểm bậc nhất thế giới mới đây đã lên tiếng cáo buộc công ty công nghệ CloudFlare thuộc Silicon Valley - khu công nghệ cao hàng đầu thế giới tiếp tay cho IS thông qua việc bảo vệ các trang web của nhóm phiến quân Hồi giáo này khỏi các cuộc tấn công mạng.
Theo cáo buộc từ phía Anonymous, công ty CloudFlare đang giúp IS cải thiện tốc độ truy cập, đồng thời tăng cường an ninh trực tuyến cho các trang web ủng hộ nhóm phiến quân.
Họ chặn các cuộc tấn công của Anonymous có tên “Denial of Service Attacks”, theo đó, các cuộc tấn công này làm cho các trang tin quá tải dẫn tới bị sập.
Điều này đồng nghĩa với việc một khi Anonymous cố truy cập trực tuyến để đánh sập những trang web liên quan đến IS, hệ thống công nghệ của CloudFlare sẽ tự động chặn các thao tác của họ.
Trong một báo cáo gần đây, CloudFlare bị cáo buộc tiếp tay cho 40 trang web có liên hệ với khủng bố, trong đó có tới 37 trang tuyên truyền.
“Một lần nữa, CloudFlare cho thấy vai trò của họ trong việc cung cấp các dịch vụ cho trang khủng bố. Thật đáng hổ thẹn”, Anonymous đăng trên Twitter của họ.
Matthew Prince, đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của CloudFlare gọi những cáo buộc này là vô nghĩa và khẳng định công ty này không nhận được lợi lộc gì nếu hỗ trợ nhóm khủng bố.
Ông cũng nhấn mạnh công ty của ông sẽ sẵn sàng hợp tác nếu cảnh sát hoặc các cơ quan liên bang bắt tay vào điều tra.
“Kể cả khi chúng tôi tạo trang web cho IS, chúng tôi cũng chẳng được lợi ích gì. Những kẻ đó trả tiền bằng tài khoản đánh cắp và điều đó sẽ gây hại cho CloudFlare”, ông Prince cho biết.
CloudFlare từng phải đối mặt trường hợp tương tự khi bị cáo buộc có liên hệ với tổ chức hồi giáo Al Qaeda vào năm 2013.
Trong một bài viết phản hồi trên trang blog, ông Prince nhấn mạnh những việc họ đang làm chỉ đơn giản là để bảo vệ quyền tự do ngôn luận.
“Mỗi trang web là tiếng nói của một thực thể chứ không phải một quả bom. Không có nhà cung cấp nào có nghĩa vụ phải giám sát hay đánh giá độ nguy hiểm về nội dung của trang web đó.
Nếu chúng tôi nhận được lệnh từ phía tòa án yêu cầu không được cung cấp dịch vụ tới một khách hàng nào đó, chúng tôi sẽ nghiêm túc thực hiện lệnh đó.
Tuy nhiên, cho đến hiện tại CloudFlare chưa bao giờ nhận được bất cứ yêu cầu nào về việc đóng băng một trang web nào đó từ phía các cơ quan thực thi pháp luật”.
Theo VTC
TIN LIÊN QUAN"Điều đó là đúng. Thực tế chỉ cần một trong chúng tôi với vài gói tin", hacker Peiter Zatko, người được biết đến nhiều hơn với biệt danh Mudge, xác nhận.
7 thành viên thuộc nhóm L0pht trong phiên điều trần trước Thượng viện Mỹ ngày 19/5/1998. Ảnh: WordPress |
Ngồi bên cạnh Mudge là 6 thành viên khác thuộc nhóm L0pht, các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau về máy tính và an ninh mạng, từ thông tin liên lạc vệ tinh đến bẻ khóa mật khẩu.
Trong một cuộc phỏng vấn mới đây, một cựu thành viên của L0pht là Cris Thomas, hay còn được biết đến với biệt danh Space Rogue, một lần nữa xác nhận tuyên bố trên không phải là lời nói khoác.
Thomas, người hiện là chiến lược gia cho công ty an ninh mạng Mỹ Tenable Network Security, tiết lộ: "Trong trường hợp của chúng tôi, chúng tôi (nhóm L0pht) từng xem xét cái gọi là giao thức định tuyến liên vùng (BGP), giao thức tìm đường then chốt trên Internet. Chúng tôi phát hiện một lỗ hổng trong giao thức, sẽ gây ra hiệu ứng domino thông qua hầu hết các router được sử dụng cùng lúc. Vì quá trình mang tính dây chuyền và tự động, nên nó sẽ xảy ra tương đối nhanh, có thể không đầy 30 phút".
Các thành viên L0pht khai rằng, họ đã liên lạc với nhiều cơ quan chính phủ nhằm cố gắng tìm ra cách khắc phục lỗ hổng, nhưng không ai lắng nghe. Thay vào đó, theo Thomas, nhóm đã liên lạc với các nhà sản xuất router và tìm ra một giải pháp trước phiên điều trần của Quốc hội Mỹ.
Cris Thomas, cựu thành viên của L0pht, hiện là chiến lược gia cho công ty an ninh mạng Mỹ Tenable Network Security. Ảnh: Tech Insider |
Hacker Mudge từng phát biểu tại phiên điều trần rằng: "Việc thiết lập Internet đã hơn 20 năm tính đến thời điểm này. Liệu mọi người có thể kỳ vọng bảo vệ được một hệ thống trên mạng khi mà bất kỳ ai trong số 7 cá nhân ngồi trước mặt các ngài ở đây có thể phá đổ nền tảng của mạng?".
Đây là một câu hỏi thú vị cho mãi tới hiện nay, gần 2 năm sau khi một nhà nghiên cứu bảo mật có lương tâm đã phát hiện ra một điểm yếu nghiêm trọng bên trong hệ thống mạng toàn cầu, có thể bị tin tặc lợi dụng để đọc các tin nhắn văn bản, nghe trộm các cuộc gọi và đánh cắp thông tin cá nhân, chỉ với một số điện thoại.
Lời khai của nhóm L0pht trước Thượng viện Mỹ là một cảnh báo nữa từ cộng đồng các chuyên gia bảo mật. Họ đã đề cập tới các vấn đề liên quan đến thương mại điện tử, sự thiếu chú trọng xây dựng sản phẩm phần mềm bảo mật của các công ty và các hiệu ứng của một vụ tấn công từ chối dịch vụ, có thể đánh sập một website, gần như chưa được biết đến vào thời điểm đó.
Sau phiên điều trần, Thomas nói, mọt số hacker đã tới gặp các thành viên của nhóm và hỏi về cách thức đánh sập Internet, nhưng họ từ chối tiết lộ cụ thể. Theo anh, Internet rất dễ đổ vỡ và hiện có thể tồn tại nhiều cách để đánh sập hệ thống mạng toàn cầu hơn trước kia.
Internet có thể chưa bị đánh sập trong nhiều năm kể từ phiên điều trần của nhóm L0pht, nhưng ngày càng có nhiều tội phạm công nghệ cao, các hacker mũ đen (những tin tặc có mục đích phá hoại hoặc vi phạm pháp luật) giống như Anonymous và chuyên gia của một số chính phủ đang thử nghiệm điều đó. Ngoài tình trạng quân sự hóa không gian mạng đang tăng lên, việc khai thác các lỗ hổng dữ liệu đã dẫn tới hàng tỉ USD bị đánh cắp hoặc thậm chí hủy hoại cả mạng sống con người.
Tuấn Anh(theo Tech Insider)
Nhóm hacker tấn công tài khoản ông chủ Facebook là ai?" alt=""/>Hacker tiết lộ chiêu đánh sập Internet trong vòng 30 phút