Chị đã trải qua 91 ngày điều trị, 53 ngày chạy ECMO liên tục tại bệnh viện Trưng Vương và Trung tâm Điều trị Bệnh nhân Covid-19 Bệnh viện Quân y 175. Trong ký ức người phụ nữ trẻ, chỉ toàn những ám ảnh.
“Những lúc mơ mơ tỉnh tỉnh, tôi thấy mình “đi” rồi, mất con rồi, không gặp được chồng nữa. Đó là thời gian rất khủng khiếp.
Có nhiều ngày tôi nằm trong phòng bệnh, nhìn ra cửa sổ, nhìn lá rơi. Tôi tự hỏi có khi nào mình lìa khỏi cuộc đời như vậy không. Buồn lắm! Những ngày thuốc dày vò, nằm nhớ nhà, nhớ lại ký ức, xa người thân, mất người thân…” chị Hằng xúc động.
Chị Thu Hằng trong ngày xuất viện. Ảnh: BVCC |
Chị là bệnh nhân đặc biệt, được 2 bệnh viện cùng phối hợp can thiệp cứu sống trong gang tấc. Sau 8 ngày được mổ bắt con và điều trị Covid-19 tại Bệnh viện Trưng Vương, chị Hằng rơi vào suy hô hấp nguy kịch. Tại đây, bệnh nhân được thở máy tối ưu nhưng ngày càng nguy kịch, rối loạn toan kiềm rất nặng, CO2 máu tăng rất cao, ô xy máu giảm thấp, suy đa cơ quan, phải sử dụng thuốc vận mạch.
Thượng tá Vũ Đình Ân, Phó Giám đốc Trung tâm điều trị bệnh nhân Covid-19, Bệnh viện Quân y 175 cho biết, khi hội chẩn 2 bệnh viện, yêu cầu đặt ra là phải chạy ECMO ngay. “Nhưng nếu vận chuyển về Trung tâm để đặt ECMO thì bệnh nhân sẽ ngưng tim ngay trên đường đi!”, ông trăn trở.
Tham vấn ý kiến chuyên gia hồi sức – Tiến sĩ Phan Thị Xuân, Hội cấp cứu hồi sức TP.HCM, các bác sĩ quyết định thực hiện ECMO di động (ECMO Mobile).
Ngay trong đêm 27/8, ê kip đã có mặt tại Bệnh viện Trưng Vương (khi đó là Bệnh viện Điều trị Covid-19 Trưng Vương), nhanh chóng thiết lập hệ thống ECMO cho sản phụ. Sau đó, bệnh nhân được vận chuyển về Trung tâm điều trị bệnh nhân Covid-19.
Đặt ECMO là phương án duy nhất để cứu bệnh nhân 28 tuổi. Ảnh: BVCC |
Thượng tá Vũ Đình Ân cho biết, chỉ sau gần 2 tiếng, mọi chỉ số bắt đầu ổn định, thuốc vận mạch giảm dần. Bệnh nhân trải qua 91 ngày điều trị và 53 ngày ECMO liên tục. “Đây cũng là trường hợp điều trị dài ngày nhất trong số 2.700 bệnh nhân điều trị tại bệnh viện", Thượng tá Ân chia sẻ.
Ngày 27/11, chị Hằng đã hoàn toàn hồi phục và trở về bên gia đình. "Tôi biết ơn bác sĩ, điều dưỡng, các cô lao công của bệnh viện".
Anh Huỳnh Tấn Tân, chồng chị Hằng cho hay: “Ngay từ bên Bệnh viện Trưng Vương, tôi đã biết nguy cơ rất cao. Gia đình cuống cuồng. Đặt ECMO, mình hiểu là bước cuối cùng rồi. Nhưng chưa có lúc nào gia đình buông bỏ, còn một tia hy vọng cũng phải chờ đợi.
Hằng đã bình phục, gia đình tôi nghĩ như từ cõi chết trở về. Tôi chỉ biết cảm ơn các bác sĩ, điều dưỡng đã cứu vợ tôi qua cơn tử nạn. Hôm nay cũng là ngày đoàn tụ của gia đình tôi”.
Được biết, bé trai đầu lòng của anh chị sinh non lúc 28 tuần tuổi, nặng 1 kg, phải nằm chăm sóc đặt biệt hơn một tháng tại Bệnh viện Nhi đồng 1. Đến nay, bé đã 5 kg, kháu khỉnh, ăn ngủ giỏi.
Chị Hằng bên chồng và các bác sĩ trực tiếp điều trị hơn 100 ngày. Ảnh: BVCC |
Thượng tá Vũ Đình Ân, Phó giám đốc Trung tâm điều trị bệnh nhân Covid-19, Bệnh viện Quân y 175 cho biết, ECMO mobile là vũ khí hạng nặng cuối cùng, trong tình huống khó khăn nhất để cứu sống người bệnh trong gang tấc.
Đây là hình thức đặt ECMO khi người bệnh nguy kịch nhưng không thể vận chuyển về các cơ sở chuyên sâu để thực hiện. Khi đó, bác sĩ phải đến tận nơi thiết lập, đồng thời vận chuyển người bệnh về Trung tâm theo dõi. Hiện nay, Trung tâm đã đặt 3 ca ECMO mobile.
Thượng tá Ân nhận định, nếu dịch bệnh lan rộng ở các tỉnh thành, kỹ thuật này có thể áp dụng khi cần thiết. Bên cạnh đó, Bệnh viện Quân y 175 có trực thăng cấp cứu, trong tình huống khẩn cấp, ê kip ECMO có thể sẵn sàng lên máy bay làm nhiệm vụ.
Trung tâm điều trị Covid-19, Bệnh viện Quân y 175 thành lập ngày 19/7 với công suất 500 giường, thuộc tầng 3 trong hệ thống điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng, nguy kịch. Thời gian qua, Trung tâm điều trị Covid-19 của bệnh viện đã cứu sống nhiều sản phụ nguy kịch vì Covid-19 phải đặt ECMO can thiệp.
"Có những bệnh nhân rất nặng, phải mổ bắt con sớm, vừa can thiệp ECMO vừa lọc máu, thời gian nằm viện dài, chi phí điều trị cao, có trường hợp viện phí hơn 2,9 tỷ đồng. Tuy nhiên, toàn bộ chi phí điều trị Covid-19 miễn phí, bệnh nhân trả các khoản điều trị ngoài Covid”, Thượng tá Ân chia sẻ.
Linh Giao
Đang mang song thai sau khi thụ tinh nhân tạo, người mẹ 41 tuổi lại rơi vào nguy kịch vì Covid-19.
" alt=""/>Người mẹ trẻ mắc CovidLý do là khi đó, tỷ lệ vắc xin đạt độ phủ cao hơn và di biến động dân cư ổn định.
“Tuy nhiên, nếu sơ sảy, chủng Omicron xâm nhập vào Việt Nam, chúng ta lại bước vào một làn sóng dịch mới”, TS Hùng cảnh báo.
Vắc xin và 5K vẫn là khuyến cáo cao nhất trước biến thể Omicron. |
Còn quá sớm để hiểu về biến thể mới Omicron, do đó, vắc xin và 5K vẫn là khuyên cáo cao nhất của ngành y tế và TP.HCM. Tuy nhiên, nhiều người nghi ngại, Omicron được cho là có khả năng lây lan rất cao, sẽ tấn công những đối tượng nguy cơ, chưa được tiêm vắc xin hoặc vắc xin giảm hiệu lực.
Thực tế, TP.HCM tiêm vắc xin Covid-19 đợt đầu tiên vào tháng 3/2021 cho lực lương y tế tuyến đầu. Mũi 2 cũng nhanh chóng được thực hiện cho lực lượng này sau 6 tuần. Kế hoạch tiêm mũi 3 của TP dù đã được đề xuất từ rất sớm, nhưng đến nay vẫn chưa được thông qua.
Tại Việt Nam, tỉnh Đồng Nai là địa phương đầu tiên triển khai mũi tăng cường cho lực lượng tuyến đầu chống dịch.
Theo PGS TS BS Đỗ Văn Dũng, Đại học Y Dược TP.HCM, nếu có đủ vắc xin ngừa Covid-19, việc tiêm ngừa mũi 3 cho người cao tuổi, người có bệnh nền, hay người làm việc ở môi trường nguy cơ cao ... tại TP.HCM là ưu tiên cao nhất.
Bên cạnh đó, vì khó khăn trong nguồn vắc xin nhập khẩu, nên việc tiêm tăng cường mũi 3 cần dựa vào lượng vắc xin sẵn có của địa phương.
"Nếu địa phương còn nhiều người cao tuổi chưa được tiêm mũi 2 thì nên ưu tiên phân bổ vắc xin cho những đối tượng này trước. Sau đó, tiến hành tiêm mũi 3 cho người cao tuổi, người có nguy cơ cao, lực lượng tuyến đầu", PGS Đỗ Văn Dũng chia sẻ.
Trong khi đó, Thượng tá Vũ Đình Ân, Phó Giám đốc Trung tâm điều trị bệnh nhân Covid-19, Bệnh viện Quân y 175 lưu ý, việc tiêm mũi 3 nên thực hiện nếu mũi 2 đã đủ thời gian từ 6-8 tháng. “Người dân không nên tiêm vì sợ hãi mà cần bình tĩnh xem xét thời gian hoàn thành mũi 2 của mình, đừng dựa vào kết quả xét nghiệm kháng thể rồi.. vội vã đi tiêm vì thấy chưa đủ chỉ số”, ông khuyến cáo.
Cũng theo Thượng tá Vũ Đình Ân, ông từng gặp nhiều trường hợp nhân viên y tế tại bệnh viện có kháng thể thấp nhưng chưa nhiễm bệnh, trong khi đó một vài người kháng thể lên trên 400 vẫn mắc Covid-19.
Các chuyên gia dịch tễ cho biết biến thể Omicron không chỉ xuất hiện ở Nam Phi mà đã lan đến hơn 10 quốc gia khác. Do biến thể còn quá mới, giới khoa học cần thời gian nghiên cứu chính xác về độc lực học của Omicron cũng như các đặc điểm của biến thể này. Tuy nhiên nhiều bằng chứng cho thấy tốc độ lây lan của dịch bệnh nơi có biến thể này xuất hiện đang tăng nhanh.
“Vắc xin và 5K vẫn là phương án phòng vệ cần thiết nhất lúc này”, các bác sĩ đồng thuận.
Thực tế, TP.HCM đã đề xuất kế hoạch tiêm mũi 3 vắc xin ngừa Covid-19 gửi đến Bộ Y tế từ đầu tháng 11. Mặc dù đây là vấn đề rất được quan tâm, nhưng thời điểm này, TP.HCM cần tập trung bao phủ vắc xin mũi 2 cho người dân và trẻ em từ 12-17 tuổi. Vì vậy, vẫn chưa thể triển khai, chờ hướng dẫn của Bộ Y tế.
Trong khi đó, TP khuyến cáo, người dân phải thay đổi thói quen để đeo khẩu trang càng nhiều càng tốt. Mở rộng ra, người dân cần chấp hành 5K, giảm tụ tập, giảm thói quen la cà bạn bè. Đồng thời, Sở Y tế được giao trách nhiệm thường xuyên theo dõi các chỉ đạo của Bộ Y tế liên quan đến biến chủng Omicron.
Linh Giao
Nhà virus học Alex Sigal nhận định: "Đây có lẽ là loại virus đột biến nhất mà chúng ta từng biết". Ông cảnh báo, nếu châu Phi còn chậm trễ trong việc tiêm chủng, virus SARS-CoV-2 sẽ tiếp tục đột biến.
" alt=""/>Cần sớm tiêm mũi vắc xin Covid
Kỹ sư và người sáng lập của Porsche, Ferdinand ban đầu đã nảy ra ý tưởng sản xuất Type 64 vào năm 1939, nhưng đến năm 1940 ông mới có thể hoàn thành thiết kế của chiếc xe, theo Road and Track.
Các thiết kế của chiếc xe được lấy ý tưởng từ con bọ cánh cứng, một thiết kế phổ biến của Volkswagen tại thời điểm đó. Năm 1948, chiếc Type 64 được ra mắt ở Áo song song với chiếc Porsche 356. Người đầu tiên sở hữu chiếc xe Type 64 là tay đua Otto Mathé. Ông đã sử dụng chiếc xe này vào các cuộc đua từ năm 1950 và giữ nó như một kỷ niệm đến khi ông qua đời. Năm 1995, chiếc xe được bán cho Gruber.
Chiếc Type 64 tại một giải đua ở trường Korneuburg, Áo vào ngày 6/4/1952.
|
Một chuyên gia ôtô khẳng định: “Nếu không có Type 64 sẽ không có chiếc Porsche 356, chiếc xe này đã sinh ra huyền thoại của công ty và nó mang đến cho các nhà sưu tầm những cơ hội có một không hai được ngồi lên chiếc Porche đời đầu tiên. Chủ sở hữu của chiếc xe này sẽ được là khách mời trong các sự kiện của Porsche trên toàn thế giới”.
Trưởng phòng đấu giá toàn cầu của Sothwise Gord Duff khẳng định: “Type 64 đã định hình thiết kế mọi dòng xe thể thao ngày nay.”
“Nó mang nhiều đặc điểm mà chúng ta đã thấy trong suốt bảy thập kỷ sản xuất của Porsche và vẫn thấy trong một số mẫu xe hiện đại với giá cả đắt đỏ nhất”, ông nói thêm. “Nếu cuộc đấu giá này thành công, đây sẽ là chiếc xe Porsche đắt nhất trong lịch sử thế giới”.
Kỷ lục hiện tại về chiếc Porsche đắt nhất thế giới là chiếc Porsche 917 - 1970 được bán với giá 14 triệu USD (326 tỷ VND) trong năm 2017.
Theo Dân Việt
Chiếc xe Porsche 911 Speedster đời 1989 này là đã chiếc được tới 455.000 km, một minh chứng cho việc chiếc xe Đức tốt như thế nào và việc sở hữu chiếc xe này là cực kỳ đáng giá.
" alt=""/>Chiếc xe hơi cũ rích nhưng được giới siêu giàu 'thèm muốn' giá cả trăm tỷ đồng