Ngâm bắp chuối bào, giá, rau muống bào với nước muối loãng, xả sạch, để ráo.
Làm sạch cá lóc, dùng muối chà nhẹ thân cá để loại bỏ chất nhờn.
Cách nấu bún nước lèo cá lóc
Bạn chú ý xào nhẹ tay để miếng cá không bị vỡ.
Đun sôi 2 lít nước. Khi nước sôi, luộc cá với ít gừng xắt lát, sả đập dập. Cá chín, vớt ra, để ráo. Lọc nước luộc cá qua ray để loại bỏ vụn cá. Ta có nước dùng (1).
Gỡ thịt cá ra khỏi xương, ướp cá với nước mắm ngon, tiêu, bột ngọt, và 1/2 nghệ tươi xắt nhuyễn. Để cá đã ướp trong ngăn mát tủ lạnh qua đêm hay ít nhất là 3 tiếng. Phi thơm tỏi, xào cá trên lửa lớn. Khi xào, đảo nhẹ để miếng cá không bị bể.
Rửa sạch xương gà, chặt miếng vừa ăn. Trụng xương gà với nước sôi, để ráo.
Đun sôi nước dùng (1), cho xương gà vào hầm khoảng 30 phút. Lọc nước hầm gà qua rây để lấy nước dùng. Ta có nước dùng (2)
Phi thơm tỏi, cho nghệ tươi vào, xào sơ. Trút nghệ tươi vừa xào vào nồi nước dùng (2) đang sôi. Tiếp đó, cho mắm linh đã lọc, sả cây, ớt sừng, ngải bún, trái thơm vào. Khi nước sôi lần nữa, nêm đường, bột ngọt vừa ăn.
Trình bày món ăn: Trụng bún cho vào tô, cho cá lóc lên trên cuối cùng chan nước dùng rồi rắc hẹ, hành lá, tiêu lên trên. Bún nước lèo cá lóc miền Tây ăn cùng rau muống, rau húng, giá, rau đắng đất.
Lưu ý khi nấu bún nước lèo cá lóc
Tùy sở thích, bạn có thể mua thêm các nguyên liệu như thịt heo quay, mực, tôm.
Nếu không quen hay không có mắm linh, bạn có thể thay bằng mắm ruốc với cách sơ chế tương tự.
Trước khi luộc, bạn nên cắt riêng phần đầu cá lóc. Sau khi luộc xong, bạn giữ nguyên phần đầu và lòng, chỉ tách phần thịt ở thân.
Nếu không thích nước hầm heo hay gà, bạn có thể thay bằng nước dừa tươi.
Những món bánh miền Tây quen thuộc với người Sài thành
Bánh bò, bánh lá mít, bánh mì nướng... đều là những món bánh miền Tây rất được yêu thích ở TP.HCM.
" alt="Món ngon: Cách nấu bún nước lèo cá lóc chuẩn miền Tây" />Món ngon: Cách nấu bún nước lèo cá lóc chuẩn miền Tây
Chúng chỉ sống ở vùng hang động ngập nước thuộc xã Ninh Hải và Tổng Trường Yên, huyện Hoa Lư với số lượng hạn chế. Cá tràu rất khỏe, có khả năng trườn trên đá để lên những điểm cao hơn như khe nước ven lưng chừng đồi, vì thế chúng còn có tên gọi khác là cá trèo đồi.
Tương truyền, cá tràu đã có từ thời vua Đinh Tiên Hoàng. Xưa kia, người dân kinh thành Hoa Lư mỗi khi bắt được loài cá này đều phải cống nạp cho vua, nếu tự ăn sẽ bị coi là phạm thượng.
Cá tràu được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như cá tràu nướng, cháo cá tràu nhưng đặc sắc và hấp dẫn nhất đó chính là canh rau sắng cá tràu.
Chỉ riêng cá tràu ở vùng núi đá vôi Hoa Lư, Ninh Bình mới có được thứ thịt thơm, dai, ngọt đặc trưng.
Rau sắng, hay còn gọi là rau ngót rừng, có lá xanh thẫm, bóng mỡ. Rau sắng là loại cây thân gỗ, mọc tự nhiên trên cheo leo núi đá vôi. Sắng là loại rau thử thách con người, bởi muốn hái rau sắng, người đi rừng phải thông thuộc địa hình, leo trèo giỏi, tốn bao mồ hôi, công sức.
Mùa rau sắng bắt đầu từ tháng Hai đến hết tháng Ba âm lịch và có giá bán khá đắt. Thậm chí ở chùa Hương (Mỹ Đức, Hà Nội), có thời điểm giá rau sắng lên đến 1 triệu đồng/kg.
Sở dĩ loại rau này có giá đắt như vậy là bởi từ khi trồng đến lúc cho lần thu hoạch đầu tiên phải mất từ 3-5 năm và sau 10 năm mới được thu hoạch với số lượng lớn. Rau sắng thường mọc trong rừng sâu, trên những vách núi cao. Càng là những cây mọc trên vách núi cao thì tuổi đời cây càng cao, chất lượng rau càng ngon ngọt lạ thường.
Dường như, từng lá rau, đọt rau đều chắt lọc từ đất trời, từ gió núi để gom lại những tinh túy và gửi tới con người vị thanh khiết, vị ngọt bùi đến say lòng.
Rau sắng sử dụng lá non, đọt thân, hoa và quả để chế biến. Những người sành ăn không bao giờ nấu rau sắng ăn suông. Họ dùng lá non, đọt thân nấu canh với cá, thịt lợn, hay tôm nõn... để dậy lên vị ngon khó tả.
Rau sắng thường được nấu với cá rô, cá quả nhưng đặc trưng nhất vẫn là rau sắng nấu cá tràu vì khi hai nguyên liệu hòa quyện sẽ giữ được vị thơm, săn chắc của thịt cá. Khi nấu canh sắng với cá tràu, người Ninh Bình không cần dùng đến gia vị, bởi chỉ riêng vị ngọt của sắng cũng đủ khiến món ăn vương vấn nơi đầu lưỡi.
Canh rau sắng cá tràu nấu rất đơn giản nhưng có vị ngon, ngọt và ngậy
Hàng năm người dân vùng đất cố đô vẫn tổ chức lễ hội và làm món canh rau sắng cá tràu để thắp hương, cầu mong cho mọi việc ấm êm, mùa màng tươi tốt.Từng một thời là món đặc sản nức tiếng dành để cho bậc vua, chúa thưởng thức, song đến nay, loài cá tràu quí hiếm này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Tại một số nhà hàng ẩm thực ở xã Ninh Hải, khu du lịch Tam Cốc - Bích Động có phục vụ món đặc sản này và được nhiều thực khách ưa thích. Cá được bán với giá 150.000 - 200.000 đồng một kg.
Hai món ăn của Đà Lạt lọt Top 100 ẩm thực đặc sản Việt Nam
Hội kỷ lục gia Việt Nam vừa công bố danh sách Top 100 món ăn đặc sảntiêu biểu của Việt Nam (2011 - 2016), trong đó có 2 món ăn là canh Atisohầm giò heo và bánh ướt lòng gà của TP Đà Lạt - Lâm Đồng.
" alt="Món ngon: Ngon ngọt canh rau sắng cá tràu tiến vua ở Ninh Bình" />Món ngon: Ngon ngọt canh rau sắng cá tràu tiến vua ở Ninh Bình
Một ngày làm việc của tôi bao giờ cũng kết thúc vào lúc 7 giờ tối. Hai vợ chồng về nhà ăn cơm và cùng nhau dọn dẹp, chăm sóc nhà cửa. Tôi rửa bát thì anh đi giặt quần áo và lau nhà… Việc gì hai vợ chồng cũng đều cùng nhau san sẻ, để có thời gian nghỉ ngơi cho cả hai.
Mẹ chồng lại trách tôi là phụ nữ mà lại để đàn ông làm việc nhà. Bà nói mát mẻ: “Thời của mẹ, những việc trong gia đình thế này, mẹ phải tự làm hết, không bao giờ dám nhờ đến chồng".
Thấy mẹ chồng nói thế, tôi không dám nhờ vả chồng việc nhà nữa. Mọi chuyện gia đình nhà chồng tôi cũng không dám lơ là, xao nhãng để mẹ thấy hài lòng.
Mẹ chồng hắt hơi sổ mũi là tôi mua thuốc, mua đồ tẩm bổ cho bà. Bà có sở thích gì tôi cũng mua đồ đắt tiền về tặng. Nhưng điều đó cũng chẳng khiến mẹ thoải mái với tôi hơn. Bà không chê cái này thì chê cái kia.
Tết năm nay, biết mẹ chồng kỹ tính, tôi dậy từ sớm, cẩn thận làm mâm cơm Tất niên, cơm cúng sáng mùng 1 khá tươm tất với một con gà, bát canh măng, đĩa nem rán, rau xào… theo đúng phong tục truyền thống.
Vậy mà mẹ chồng vẫn ỉ ôi, chê con dâu nấu không đủ món. Bà nói, mâm cơm cúng bao giờ cũng phải đủ 8 đĩa 5 bát, đằng nay có mấy món lèo tèo, làm cơm cúng tổ tiên theo kiểu lấy lệ.
Công việc tôi đang làm cần phải đi giao tiếp nhiều, buộc tôi phải chăm chút tới ngoại hình và trang phục. Thấy tôi sắm sửa váy vóc, trang điểm đi làm, bà kêu tôi hoang phí.
Bà trách: “Nếp nhà này từ xưa đến nay vợ mà không biết tiết kiệm chỉ có tan hoang cửa nhà thôi. Ngày trước mẹ đi dạy học, cả năm có 3 bộ quần tây, áo cánh là đẹp lắm rồi”.
Cứ sáng bước chân xuống cầu thang mẹ chồng lại soi tôi từ đầu đến chân. Hôm nào thấy tôi mặc váy, bà sa sầm mặt, chê đồ hở hang. Bộ váy của tôi nào hở hàng gì, dài qua gối kèm áo sơ mi công sở lịch sự.
Chán cảnh nghe giọng mẹ chồng soi mói, chê bai đồ mặc, trước khi ra khỏi cửa, tôi vớ luôn chiếc áo chống nắng dài kín chân mặc ra ngoài bộ đầm. Bà không biết tôi mặc thế nào bên trong nên cũng chẳng kêu ca được nữa.
Hết cảnh bị mẹ chồng kêu ca về váy vóc, quần áo, tôi và mẹ lại rơi vào “cuộc chiến” không khoan nhượng trong căn bếp.
Tôi có thói quen mua đồ tươi nấu nướng cho cả nhà ăn, không ăn hết thì bỏ đi, cùng lắm là ăn sang bữa thứ hai. Nhưng tính tiết kiệm đến kham khổ dường như đã ăn sâu trong máu mẹ chồng tôi nên điều đó làm bà khó chịu.
Có bát canh thừa, lèo tèo vài miếng khoai, tôi định bụng đổ ra sọt rác, ai ngờ mẹ chồng lấy cất đi. Hôm sau bà lấy thêm ít khoai nữa cho vào nấu. Cả bữa cơm hôm đó tôi không dám động đũa vào bát canh.
Tôi đọc sách nhiều, được biết gia vị mì chính không tốt cho sức khỏe nên nấu ăn tôi không cho vào thức ăn.
Mẹ chồng thấy tôi không nêm, bà chê đồ nhạt nhẽo, bảo ngày xưa thời bao cấp, có một lạng mì chính là quý lắm...
Hai vợ chồng tôi kinh tế cũng khá, muốn bù đắp cho bà những năm tháng vất vả thờ chồng nuôi con mà bà không hiểu. Bà cứ duy trì những tư tưởng lạc hậu, cổ hủ vào cuộc sống hiện đại ngày nay khiến ai cũng mệt mỏi.
Thương cô nhân viên trẻ thất tình, chồng qua nhà 'an ủi'
Anh lắp bắp thanh minh rằng cô ấy thất tình buồn quá khóc suốt đêm nên anh thương… anh ở lại nhà cô để… an ủi.
" alt="Tâm sự: Mẹ chồng sáng sáng chặn cửa, soi quần áo con dâu" />
...[详细]
Ca sĩ Noo Phước Thịnh đồng hành cùng chương trình Giờ Trái đất 2017
MC Phan Anh và Diễn viên Nhã Phương giao lưu cùng các bạn trẻ tại sự kiện
Sau 1 giờ kêu gọi hưởng ứng tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết, hệ thống điện quốc gia đã tiết kiệm được 471.000 kWh, tương đương với giá trị khoảng 764 triệu Đồng.
Ý nghĩa lan toả cả cộng đồng
Giờ Trái Đất không phải là hoạt động đo lường số năng lượng tiết kiệm một giờ hàng năm. Đây là hoạt động có ý nghĩa lớn, tạo cảm hứng và góp phần nâng cao nhận thức cho người dân về tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, sự phát triển bền vững và chú ý vào những vấn đề đáng lo ngại mà trái đất của chúng ta đang phải đối mặt.
Các bạn trẻ cùng chung tay hưởng ứng Giờ Trái đất 2017 tại thủ đô Hà Nội
Số giờ tắt đèn không chỉ một giờ mà còn có thể nhiều hơn. Biểu tượng Logo của Giờ Trái Đất là 60 + có nghĩa là khuyến khích mọi người có thể tắt đèn hưởng ứng sự kiện này nhiều hơn 1 giờ.
Khu vực diễn ra sự kiện tràn ngập các khẩu hiệu kêu gọi tiết kiệm năng lượng
Chiến dịch Giờ Trái đất 2017 tuy đã kết thúc nhưng ý nghĩa của hoạt động này đã lan toả đến hàng triệu người, không chỉ ở Việt Nam mà còn với nhiều quốc gia trên thế giới. Tắt đèn, tiết kiệm nguồn năng lượng chính là tạo nên một tương lai tốt đẹp hơn với môi trường trong sạch, giảm thiểu biến đổi khí hậu.
Doãn Phong
" alt="Lan tỏa cảm hứng bảo vệ môi trường sau Giờ Trái đất 2017" />
...[详细]
Theo điều tra, hai cô gái được cho là tới xem một đường đua ngay bên cạnh sân bay. Truyền thông Mexico cho hay, Nitzia hiện đang theo học ngành luật, còn Clarissa đang học năm cuối một trường trung học.
Cánh máy bay va quệt vào đầu khiến nạn nhân tử vong tại chỗ
Một số nhân chứng cho biết, nhân viên an ninh trước đó đã yêu cầu hai cô gái rời khỏi vị trí vì quá nguy hiểm, nhưng họ bỏ qua lời cảnh báo. Phát ngôn viên của phòng công tố viên khẳng định, các nhà chức trách hiện vẫn đang điều tra vụ án. Trong khi đó, gia đình nạn nhân không đưa ra ý kiến gì.
Hiện người ta vẫn đang điều tra tại sao máy bay lại hạ cánh thấp gần vị trí đậu xe tải đến vậy. Trước đó, phi công không nhận bất cứ báo cáo cảnh báo nào về thời tiết xấu ảnh hưởng tới tầm nhìn máy bay.
Học thiếu nữ Nhật cách chụp selfie đẹp
Các teen girl xứ sở hoa anh đào luôn biết cách tạo kiểu dáng cực dễ thương và nổi bật khi “tự sướng” một mình hay cùng nhóm bạn.
" alt="Mải selfie, hai cô gái bị cánh máy bay va quệt dẫn tới tử vong" />
...[详细]
"Từ khi có bài báo, số bệnh nhân đến chùa quá nhiều vượt khả năng của nhà chùa. Vì là cơ sở từ thiện nên chúng tôi không thể từ chối bất cứ một bệnh nhân nào", ni sư Thích nữ Diệu Thiện, trụ trì chùa Lá, cho biết.
Bà giải thích thêm, chỉ một số bệnh nhẹ được bắt mạch lấy thuốc rồi về, số còn lại đều là những bệnh nhân sau khi được các bệnh viện trả về đã tìm đây nằm điều trị dài ngày.
Ni sư Diệu Thiện bắt mạch.
Chúng tôi đang trò chuyện thì một chiếc xe lăn đi ngang qua. Trên xe là một người đàn ông tiều tụy. Ông là Phan Trường Sanh (59 tuổi) ở Tây Thạnh, quận Tân Phú, TP.HCM.
Ông bị lao xương, có khối u trong phổi. Trong người ông có 5 đốt xương sườn bị gãy. Bệnh viện Chợ Rẫy cho ông xuất viện và thay vì về nhà, ông đến thẳng chùa Lá đề đạt nguyện vọng với ni sư Diệu Thiện xin được chữa bệnh.
Bệnh nhân Phạm Trường Sanh
Sau một tuần, ông Sanh cho biết: "Tôi cảm thấy trong người nhẹ hơn trước. Ăn được và tối ngủ tốt hơn".
Dường như trong chùa không ai quan tâm đến những ngày cuối năm. Họ tất bật lo cho các bệnh nhân và công việc Phật sự.
Phòng bệnh đầy bệnh nhân
Ông Hà Văn Phúc (61 tuổi) ở xã Ô Long Vỹ, Châu Phú, An Giang, nằm trên giường bệnh cho biết: "Tôi bị bệnh nặng lắm, vừa bị ung thư phổi vừa bị tai biến. Bệnh viện đã cho kết quả như thế nên tôi xin về uống thuốc nam.
Không lâu sau tôi bị tai biến và người nhà chuyển tôi vào Bệnh viện 115. Nằm tại đây 9 ngày tôi xuất viện về.
Con tôi đọc báo điện tử, thấy có bài viết về chùa này đã đưa tôi đến đây. Vào được một tuần, trong người tôi bây giờ thấy khỏe hơn, bớt ho và chân không còn sưng nữa".
Bệnh nhân Hà Văn Phúc
Một trường hợp khác là chị Nguyễn Thị Nhành (34 tuổi) ở huyện Châu Thành, Trà Vinh bị khối u trực tràng.
Lần trước chúng tôi gặp, bụng chị sưng to. Hơn một tháng sau chúng tôi trở lại, chị mừng rỡ báo cho chúng tôi biết hiện nay sức khỏe chị đã khả quan hơn trước.
"Tất cả các bệnh nhân đến điều trị hoặc khám bệnh bốc thuốc đều hoàn toàn miễn phí", ni sư Diệu Thiện khẳng định.
Chị Nguyễn Thị Nhành lúc mới vào chùa...
...và hơn 1 tháng sau
Ông Hồ Thanh Liêm, Chủ tịch UBND xã Đức Hòa Hạ, đã ghi nhận những đóng góp của chùa trong nỗ lực chữa bệnh cho người dân.
Ông khẳng định, ni sư Diệu Thiện là người đã được đào tạo lương y đa khoa thuốc nam.
Những bệnh nhân đến đây, theo ông Liêm, là những người từ các bệnh viện không còn khả năng cứu chữa.
Trần Chánh Nghĩa
" alt="Quá tải bệnh nhân ở 'ngôi chùa giúp nhiều người thoát án tử'" />