Thế giới

Giải BIM Group IRONMAN 70.3 Phu Quoc đào tạo kỹ năng an toàn nước cho học sinh

字号+ 作者:NEWS 来源:Bóng đá 2025-02-11 13:29:09 我要评论(0)

Trước đó,ảiBIMGroupIRONMANPhuQuocđàotạokỹnăngantoànnướcchohọlich bong da từ ngày 11-15/11, giải IRONlich bong dalich bong da、、

Trước đó,ảiBIMGroupIRONMANPhuQuocđàotạokỹnăngantoànnướcchohọlich bong da từ ngày 11-15/11, giải IRONMAN 70.3 Phu Quoc do BIM Group tài trợ đã tổ chức khóa đào tạo cứu hộ, hồi sức cấp cứu nạn nhân đuối nước cho khoảng 100 nhân viên cứu hộ tại các cơ sở lưu trú trên đảo.

Ngày 15/11, BIM Group IRONMAN 70.3 Phu Quoc cũng tổ chức sự kiện chạy từ thiện Newborns Runout Vietnam, hoạt động nhằm nâng cao nhận thức về sức khỏe trẻ sơ sinh, giảm thiểu tỷ lệ tử vong của trẻ.

Giải BIM Group IRONMAN 70.3 Phu Quoc đào tạo kỹ năng an toàn nước cho học sinh - 1

Chiều 16/11, hơn 100 em học sinh tiểu học và trung học cơ sở thành phố Phú Quốc đã tham dự khóa huấn luyện tại bãi biển Quảng trường Con sò, khu phức hợp Phu Quoc Marina.

Giải BIM Group IRONMAN 70.3 Phu Quoc đào tạo kỹ năng an toàn nước cho học sinh - 2

Ông David Field, Giám đốc đường bơi giải BIM Group IRONMAN 70.3 Phu Quoc, trực tiếp hướng dẫn các em học sinh.

Giải BIM Group IRONMAN 70.3 Phu Quoc đào tạo kỹ năng an toàn nước cho học sinh - 3

Khóa huấn luyện kỹ năng an toàn nước được thiết kế thú vị và bổ ích, phù hợp với nhóm tuổi từ 6-15 tuổi.

Giải BIM Group IRONMAN 70.3 Phu Quoc đào tạo kỹ năng an toàn nước cho học sinh - 4

Các chuyên gia an toàn nước của BIM Group IRONMAN 70.3 Phu Quoc hướng dẫn cách giữ thăng bằng.

Giải BIM Group IRONMAN 70.3 Phu Quoc đào tạo kỹ năng an toàn nước cho học sinh - 5

Tại Việt Nam, đuối nước là 1 trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em.

Giải BIM Group IRONMAN 70.3 Phu Quoc đào tạo kỹ năng an toàn nước cho học sinh - 6

Các em học sinh thích thú với nội dung khóa đào tạo.

Giải BIM Group IRONMAN 70.3 Phu Quoc đào tạo kỹ năng an toàn nước cho học sinh - 7

Khóa đào tạo nhằm nâng cao nhận thức về việc học bơi, góp phần giảm thiểu tỷ lệ trẻ em tử vong do đuối nước hàng năm ở Việt Nam.

Giải BIM Group IRONMAN 70.3 Phu Quoc đào tạo kỹ năng an toàn nước cho học sinh - 8

Nhóm học sinh, các chuyên gia an toàn nước và ban tổ chức BIM Group IRONMAN 70.3 Phu Quoc sau khóa đào tạo.

Cuộc thi BIM Group IRONMAN 70.3 Phu Quoc năm nay ghi dấu ấn với sự tham gia của khoảng 1.500 vận động viên từ 61 quốc gia và vùng lãnh thổ, thi đấu tại khu phức hợp đẳng cấp quốc tế Phu Quoc Marina.

Sự góp mặt của đông đảo vận động viên quốc tế mùa này đã đem đến những kỷ lục thi đấu ấn tượng, cùng sự hỗ trợ nhiệt tình từ cộng đồng địa phương đã thiết lập một tiêu chuẩn mới cho ba môn phối hợp trong khu vực, đóng góp tích cực cho kinh tế của Phú Quốc.

Việc đồng hành với tỉnh Kiên Giang, thành phố Phú Quốc và đối tác Sunrise Events Vietnam tổ chức một sự kiện đẳng cấp thế giới tại Phú Quốc như IRONMAN, nằm trong cam kết phát triển bền vững, mang lại những giá trị thiết thực cho cộng đồng của tập đoàn BIM.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Dự kiến ngày 29/9, TAND TP.HCM sẽ mở phiên xét xử phúc thẩm vụ án “Tranh chấp Hợp đồng mua bán hàng hoá”, giữa nguyên đơn là Công ty TNHH Phát hành sách Sài Gòn (Saigonbook) và bị đơn là Công ty TNHH Thương mại - Tư vấn - Kỹ thuật Sao Nam (Công ty Sao Nam). 

Đáng nói, trong vụ án này Công ty TNHH Konica Minolta Business Solutions Việt Nam (Công ty KMV), Công ty TNHH MTV cho thuê tài chính Ngân hàng Á Châu (ACBL) được xác định là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Vụ án này đã từng 2 lần bị TAND Cấp cao hủy Bản án phúc thẩm vì những sai sót trong quá trình xét xử.

Theo nội dung vụ việc, giữa tháng 8/2014, Saigonbook ký hợp đồng mua máy in C1070P của nhà cung cấp là Công ty KMV thông qua đại lý là Công ty  Sao Nam với giá hơn 1,3 tỷ đồng. 

Đến cuối tháng 10/2014, Saigonbook tiếp tục ký với Công ty Sao Nam mua máy C1100 với giá 3,4 tỷ đồng. Saigonbook đã thanh toán trước hơn 500 triệu đồng. Do kẹt tiền nên Saigonbook, Công ty Sao Nam và Công ty ACBL đã tiến hành ký lại hợp đồng, trong đó có phụ lục để Công ty ACBL cho thuê tài chính thanh toán mua máy. 

Sau khi nhận máy và đưa vào hoạt động, Saigonbook nhận ra giá các máy in của mình mua quá cao so với giá thị trường hiện hành nên đã tiến hành khảo sát giá máy in cùng loại trên thị trường.

Qua đó, Saigonbook phát hiện chiếc máy C1070P mà công ty mua với giá hơn 1,3 tỷ đồng thì tại Công ty Giải pháp công nghệ Sài Gòn (một đại lý thương mại khác của Công ty KMV) báo giá chỉ có 760 triệu đồng; còn chiếc C1100 phải mua hơn 3,4 tỷ đồng, thì Công ty Giải pháp công nghệ Sài Gòn bán chưa đến 1,3 tỷ đồng. 

Sau khi thu thập chứng cứ, Saigonbook yêu cầu Công ty Sao Nam và Công ty KMV thu hồi máy trả lại tiền.

Sau đó, ngày 14/8/2015, Saigonbook đã trả lại máy C1070P và nhận lại hơn 1,3 tỷ đồng. 

Tuy nhiên, với máy C1100, Công ty Sao Nam đề nghị làm thủ tục thu hồi máy bằng hợp đồng mua bán, vì cho rằng máy C1100, Saigonbook đã ký hợp đồng thuê tài chính từ Công ty ACBL, máy này là tài sản của Công ty ACBL. 

Không đồng ý với yêu cầu của Công ty Sao Nam, Saigonbook cho rằng mình trả máy chứ không bán máy và cũng đã tất toán khoản vay của Công ACBL.

Do cả 2 không đạt được thỏa thuận, Saigonbook đã khởi kiện ra tòa, buộc Công ty KMV và Công ty Sao Nam hoàn trả số tiền mua máy và các khoản thiệt hại với số tiền gần 3,8 tỷ đồng.

Ngày 19/4/2016, TAND Quận 3 đã chấp nhận một phần khởi kiện của Saigonbook, buộc Công ty KMV và Công ty Sao Nam phải trả lại cho Saigonbook số tiền mua máy hơn 3,4 tỷ đồng (không chấp nhận yêu cầu về thiệt hại). Sau đó, cả nguyên đơn và bị đơn đã làm đơn kháng cáo.

Ngày 22/9/2016, TAND TPHCM xét xử phúc thẩm, tuyên bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Saigonbook.

Không đồng tình với phán quyết này, Saigonbook đã đề nghị kháng nghị theo thủ tục Giám đốc thẩm.

Ngày 6/11/2020, Ủy ban Thẩm phán của TAND Cấp cao tại TP.HCM cho rằng, căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ cho thấy ngay từ đầu phía Công ty Sao Nam đã không trung thực trong việc giao kết hợp đồng với Saigonbook. Cấp phúc thẩm xét xử bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Saigonbook là không có căn cứ, không phản ánh đúng các tài liệu, chứng cứ có tại hồ sơ vụ án.

Vì vậy, Ủy Ban TAND cấp cao tại TP.HCM đã chấp nhận kháng nghị của Chánh án, quyết định huỷ bản án phúc thẩm, đề nghị xét xử phúc thẩm lại.

Tại phiên phúc thẩm lần 2, TAND TP.HCM đã quyết định hủy án sơ thẩm, giao hồ sơ vụ án cho cấp sơ thẩm để giải quyết lại từ đầu. 

Saigonbook tiếp tục đề nghị kháng nghị Giám đốc thẩm lần 2, Chánh án TAND cấp cao cũng kháng nghị, đề nghị hủy án bản án phúc thẩm lần 2.

Tại phiên Giám đốc thẩm lần 2, Ủy Ban Thẩm phán nhận định: Hợp đồng kinh tế, Hợp đồng mua bán tài sản và Phụ lục hợp đồng đều vô hiệu do lừa dối. Tuy nhiên, cấp phúc thẩm không tuyên bố các hợp đồng này vô hiệu mà lại hủy toàn bộ bản án sơ thẩm để giải quyết lại từ đầu là không đúng.

Ngoài ra, Ủy Ban thẩm phán còn chỉ ra rằng, cấp phúc thẩm cho rằng tòa sơ thẩm chưa thu thập đủ tài liệu, chứng cứ về yêu cầu bồi thường thiệt hại của nguyên đơn, nhưng vấn đề này thực tế cấp sơ thẩm đã thu thập, chứng từ có trong hồ sơ.

Vì vậy, Ủy Ban Thẩm phán đã chấp nhận đề nghị kháng nghị của nguyên đơn, kháng nghị của Chánh án, hủy toàn bộ án phúc thẩm lần 2, yêu cầu xét xử phúc thẩm lại lần 3.

" alt="Mua máy in với giá ‘cắt cổ’, một doanh nghiệp khởi kiện ra tòa" width="90" height="59"/>

Mua máy in với giá ‘cắt cổ’, một doanh nghiệp khởi kiện ra tòa

Trao đổi với báo chí về vụ gian lận thi cử đang làm nóng dư luận, TS Nguyễn Viết Chức, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nhấn mạnh: "Chỉ pha một chút giả dối cũng có thể làm nền giáo dục sụp đổ".

{keywords}
Nguyên Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa, Giáo dục, Thanh Thiếu niên và Nhi đồng của QH

Minh bạch và công khai là tốt hơn cả

Sự việc đã diễn ra gần một năm nay và ngày càng lộ ra những thông tin bất ngờ. Theo ông, tiến độ xử lý như vậy đã thỏa đáng chưa?

- Tôi hoàn toàn không hài lòng với tiến độ xử lý vụ việc như hiện tại, bởi vì việc đó có quá phức tạp, khó khăn đâu. Làm như vậy là chậm, không có lợi cho xã hội.

Đừng nên đặt vấn đề phải bảo vệ cái này, phải bảo vệ cái kia, vì có công khai cũng không phải cố tình làm khổ ông nọ bà kia, mà chính là giúp họ. 

Luật Hồng Đức ngày xưa có rồi, ghi rõ chuyện Hồi ty - thi thế nào, những người có quan hệ với người trong cuộc thi phải hồi ty, có con thi thì phải lánh xa hội đồng.

Tôi khuyến cáo cơ quan chức năng nên xử lý sớm, hợp tình hợp lý. Nguyên tắc của chúng ta không phải là kỷ luật để vùi dập mà để chỉ ra được và tạo điều kiện cho người ta sửa chữa khuyết điểm, để làm tốt hơn.

Những câu trả lời của phần lớn quan chức về vụ nâng điểm này hầu hết đều là họ "không biết" việc con em mình được nâng điểm. Ông nghĩ gì về trách nhiệm của những người này? Phải chăng họ đang trốn tránh trách nhiệm của mình?

- Chưa thể quy chụp cho họ là trốn tránh hay không, cả về mặt căn cứ cũng như pháp lý. Biết đâu, có một ông nào đấy (dù hiếm khi xảy ra như cũng có thể) luôn nghĩ là con mình thi có thể được, không can thiệp gì.

Nhưng chuyện đặt ra là đã có nâng điểm thì phải là nâng điểm cho ai, người đó là con của ai.

Người dân đòi hỏi việc công khai danh tính là chính đáng. Công khai không phải là quy tội cho người này người kia. Trong xã hội hiện đại nói gì cũng phải theo pháp luật, có chứng cứ.

Tất nhiên, dư luận có quyền hiểu là ông phải có tiền, có quyền thì mới nâng được điểm cho con, vì nếu không có thì làm sao làm được chuyện đó. Có người có thể dùng quyền, người không quyền thì dùng tiền nâng điểm, nhưng cũng có thể có những lý do hoàn toàn khác thì sao. Chúng ta lại phải chờ đợi các cơ quan chức năng làm rõ việc đó.

Cá nhân tôi cho rằng dù không phải ông làm nhưng không may rơi vào con mình rồi thì phải chấp nhận danh tính được công khai, bởi cây ngay không sợ chết đứng. Cứ công khai con tôi được nâng điểm nhưng tôi không làm việc ấy, cơ quan điều tra sẽ vào cuộc, nhân dân cũng đỡ bức xúc hơn.

Tôi thấy có thông tin một vị còn kêu: “Trời ơi, sao lại làm thế với con tôi?”. Có thể ông ấy thừa biết con mình thi bình thường cũng trúng tuyển được. Vậy nên, minh bạch và công khai là tốt hơn cả. Nó là liều thuốc làm cho mọi việc dễ dàng hơn. Có khuyết điểm thì phải sửa, mà do tai bay vạ gió thì cũng phải rút kinh nghiệm.

Còn đối với các cháu, vẫn trẻ lắm, mới 17-18 tuổi, công khai danh tính giống như ghi vào lý lịch cuộc đời những người trẻ tuổi, như thế thì không nên.

Dư luận đang đặt vấn đề khắc phục hậu quả việc này thế nào khi có những thí sinh của kỳ thi đó, chỉ thiếu một chút điểm thôi, như trường hợp cô bé ở Thanh Hoá năm ngoái thi vào Học viện Quân y chỉ thiếu 0,25 điểm, mà lại thành trượt đại học do những suất gian lận này?

- Thực sự không biết tính như thế nào được. Cho nên, cái “tội” của những người gian lận nặng lắm, là triệt tiêu cơ hội phát triển của những người tài giỏi đích thực.

Vậy nên, qua vụ này phải thấy rằng chỉ cần một việc làm, có thể là sơ suất chứ chưa nói đến mưu đồ, trong giáo dục thì đúng là “chỉ pha một chút giả dối cũng có thể làm nền giáo dục sụp đổ”.

Vậy nên, giáo dục cần lắm sự minh bạch và công khai. Còn vì bất kỳ lý do gì mà không minh bạch công khai được cũng đều là việc rất đáng bàn.

Liên quan đến sinh mạng chính trị của con người không đơn giản

Theo ông, những quan chức liên quan đến việc tiêu cực gian lận thi cử này có còn xứng đáng nắm giữ vị trí quản lý nữa không? Ông nghĩ gì đến vấn đề từ chức trong trường hợp này?

- Văn hoá từ chức được hình thành trên cơ sở những giá trị của văn hoá, tức con người thấy mình không thể hoàn thành được việc được giao, trách nhiệm cần làm thì từ bỏ chứ không phải là có lỗi, có tội nữa.

Có lỗi thì phải kiểm điểm phê bình, có tội thì pháp luật xem xét xử lý.

Việc dư luận mong muốn phải xử lý kỷ luật thích đáng với những người này, thậm chí cách chức, là mong muốn cũng như cảm xúc, tình cảm của mọi người. Nhưng để miễn nhiệm, cách chức một ai đó cần phải căn cứ vào hành vi của họ. 

Trong sự việc này có nhiều điểm tinh tế lắm, như tôi nghe thông tin là có ông này ông kia vì muốn nâng điểm cho con mình nên nâng luôn đồng loạt cho một vài người khác để có bảo vệ, chống đỡ. Liệu có chuyện đó hay không thì cần phải chờ cơ quan điều tra, vì việc này không hề đơn giản chút nào khi liên quan đến sinh mạng chính trị của con người.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: "Đang nhanh chóng xác định đối tượng vi phạm gian lận thi cử"

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: "Đang nhanh chóng xác định đối tượng vi phạm gian lận thi cử"

Người đứng đầu ngành giáo dục cho biết ông không chấp nhận những cán bộ, giáo viên có hành vi gian lận điểm thi cho thí sinh trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 được tiếp tục đứng trong hàng ngũ của ngành.

" alt="'Gian lận thi cử là triệt tiêu cơ hội của người tài giỏi'" width="90" height="59"/>

'Gian lận thi cử là triệt tiêu cơ hội của người tài giỏi'

- Bộ GD-ĐT nên chơi trò "thả diều" với các trường, thay vì cứ nghĩ theo lối mòn hiện giờ, các cuộc “nổi loạn” sẽ vẫn diễn ra,Bộ sẽ mất thời gian và tâm sức để “trấn áp” thay vì “thả dây” và ungdung ngồi thụ hưởng thú vui của người thả.

Ngán ngẩm với xin –cho

Hiện tượng nhiều trường ĐH-CĐ đang tìm cách thu hút người học bằng nhiều hình thức, từ rải tiền với mức học bổng “khủng” đến chi tiền “cò” cho người giới thiệu thí sinh nhập học, nhìn ở một góc độ khác, giáo dục Việt Nam đang từng bước  cố gắng thoát khỏi cái “vòng kim cô” bao cấp và cơ chế xin – cho.

Là  người có hơn 10 năm công tác trong ngành giáo dục bậc đại học, tham gia tư vấn tuyển sinh nhiều ở các địa phương, tôi nhận thấy chưa năm nào như năm nay nổi lên hiện tượng nhiều trường đại học ,cao đằng ( ĐH –CĐ) có cả công lẫn tư dùng nhiều chiêu bài để “câu” thí sinh như năm nay.

Nhiều ý kiến đã tranh luận về vấn đề này; nhưng phần lớn “nói quá nhiều” về tiêu cực một cách “dè dặt” nhưng nếu nhìn ra giáo dục thế giới, và nhìn ở một góc nhìn khác hiện tượng trên phản ánh một quy luật tất yếu của sự phát triển…cái gì gò bó và mang nặng tính chủ quan, cái đó sẽ phát sinh mâu thuẫn…mâu thuẫn thì phải giải quyết, giáo dục đại học không là ngoại lệ..

Ai làm công tác giáo dục đại học cũng ngán ngẩm với cơ chế xin –cho chỉ tiêu tuyển sinh hiện giờ, cái cơ chế đã làm cho Bộ GD - ĐT  trở thành “ông chủ” , là “cha” của các trường đại học, ôm đồm nhiều thứ và tất yếu sẽ không thể nào “lo chu tất” cho gần 200 đứa con nên mới có chuyện, đứa có thực lực thì cho ít, còn đứa khéo “nịnh đầm” thì dù có ít thực lực cũng cho nhiều.

Chính sự bất công này đã dẫn đến những “bất mãn” ngấm ngấm trong nhiều năm qua; đến năm nay thì nó bắt đầu lớn lên và “vùng vẫy”.

Vùng vẫy để tồn tại,  phát triển hay là chết?

Vẫn còn quá sớm để trả lời cho câu hỏi này bởi hiện tượng ‘xé rào” tuyển sinh, lợi dụng kẽ hỡ trong quy chế và và vung chiêu ra “câu” thí sinh mới chỉ xuất hiện trong vài năm trở lại đây. Nhưng nếu nhìn ở một góc độ khác, giáo dục đại học Việt Nam đang bắt đầu xuất phát trên cuộc đua khốc liệt trong việc thu hút người học hay nói một cách khó chịu là bắt đầu xuất hiện hiện tượng “thương mại hóa” trong giáo dục.

Thực tế, nhiều trường nếu không làm vậy sẽ không thể  nào tồn tại hay suốt đời chỉ ăn được những “mẩu bánh thừa” từ các Trường khác và các Trường lâu nay ung dung, điềm tĩnh “thưởng thức’ trong cái tâm lý ban bố thì giờ phải nhìn lại…

Đã cạnh tranh tất cần có thực lực, điều này lãnh đạo các trường tất biết, mà muốn có thực lực để thu hút người học tất nhiên các trường phải chú trọng đến đội ngũ giảng viên, chú trọng đến cơ sở vật chất và công tác quản lý nhằm xây dựng thương hiệu cho mình.

Điều này vô hình chung là một ‘cú hích” tích cực cho giáo dục đại học Việt Nam vốn nặng cơ chế xin – cho, bao cấp và bệnh “tự sướng” trong đào tạo của các trường vốn tồn tại dai dẳng lâu nay trong đầu của những người làm công tác giáo dục, bao gồm cả đội ngũ đứng lớp và hành chính, giờ là lúc họ bừng tỉnh và tự hỏi: muốn tồn tại thì thay đổi hay là chết?

Bộ nên "thả diều"


Đã đến lúc Bộ GD-ĐT nên từng bước thử nghiệm cho các trường ĐH- CĐ tự chủ trong tuyển sinh của mình, vấn đề là cấn có cơ chế quản lý để các trường không thể xảy ra bất cập.

Nói một cách dân gian, Bộ nên chơi trò “thả diều” với các trường, Bộ nắm dây thừng thì dù các trường có bay xa, bay cao đến đâu, bay hết tầm cũng không thoát khỏi tầm tay “người thả diều”.

Chứ nghĩ theo lối mòn hiện giờ thì các cuộc “nổi loạn” sẽ vẫn diễn ra, Bộ sẽ mất thời gian và tâm sức để “trấn áp” thay vì “thả dây” và ung dung ngồi thụ hưởng thú vui của người thả…

  • Chánh Tâm
" alt="Bộ Giáo dục, chơi 'thả diều' thôi!" width="90" height="59"/>

Bộ Giáo dục, chơi 'thả diều' thôi!