当前位置:首页 > Giải trí > Siêu máy tính dự đoán Girona vs Las Palmas, 3h00 ngày 4/2 正文
标签:
责任编辑:Thời sự
Nhận định, soi kèo Atletico Cerro vs CA River Plate, 05h30 ngày 4/2: Điểm tựa sân nhà
Mới đây, trên một diễn đàn, câu chuyện về chàng trai 23 tuổi gặp nạn được cộng đồng chung tay giúp đỡ đã làm nhiều người cảm động. Theo đó, một thanh niên quê ở huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh ra Thái Nguyên để nhờ bạn tìm việc làm nhưng khi lên đến nơi anh không liên lạc được với bạn nên đành phải quay về.
Không còn tiền, anh phải xin đi nhờ xe của người qua đường. Rất may, chàng trai đã gặp được một chủ xe tốt bụng cho tiền ăn cơm, mua vé xe và giới thiệu xuống Hà Nội làm việc tại công ty.
Tuy nhiên, khi đang trên đường về Hà Nội chẳng may vết thương cũ tái phát, người thanh niên này phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng không còn một xu dính túi, không người thân thích bên cạnh.
Những lời chia sẻ của Nickname Viet Hung Nguyen trên diễn đàn |
Ngay sau khi được đăng tải, câu chuyện đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng mạng. Với hơn 7 nghìn lượt like (yêu thích) và 139 lượt chia sẻ, ai cũng tỏ ra xót thương cho số phận chàng trai nghèo và cảm phục tấm lòng của người đã đăng tải câu chuyện.
Rất nhiều thành viên trên diễn đàn, thậm chí cả những người xa lạ, sau khi đọc được thông tin đã ngay lập tức kêu gọi những người có tấm lòng nhân ái cùng chung tay giúp đỡ nam thanh niên.
Hiếu đang điều trị tại bệnh viện Đa khoa y học cổ truyền Hà Nội |
Liên quan đến vụ việc trên, PV Vietnamnet đã liên hệ với chủ nhân của bài viết, anh Nguyễn Thuận Thành, xác nhận: “Ngay sau khi bài viết được cộng đồng mạng chia sẻ, cá nhân tôi đã liên hệ trực tiếp với Hiếu. Tôi cũng muốn tìm cho em ấy một công việc phù hợp để em kiếm tiền nuôi sống bản thân. Tuy nhiên, khi liên hệ thì được biết Hiếu đang phải điều trị tại bệnh viên nên tôi đã tới và thanh toán viện phí cho Hiếu và động viên em ấy cố gắng dưỡng bệnh”.
Anh Thành nói tiếp: “Hoàn cảnh của Hiếu rất đáng thương, mẹ đau ốm lại ở xa nên khi nhập viện em không có người thân chăm sóc. Bởi vậy, tôi đang cùng với một số anh em đến đây với Hiếu, mua đồ dùng cá nhân, lo viện phí cho em. Đồng thời, khi Hiếu xuất viện chúng tôi sẽ đưa em ấy về làm việc tại công ty của mình”.
Được biết, nhân vật trong bài viết trên có tên là Đỗ Trung Hiếu (SN 1993, quê ở xã Xuân Hải, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh). Theo lời kể của Hiếu, bố mẹ anh ly dị khi Hiếu còn nhỏ. Hiếu sống cùng với mẹ là Chu Thị Chung (SN 1964) và bà ngoại năm nay cũng đã 80 tuổi.
Dù không quen biết nhưng nhiều người vẫn chung tay giúp đỡ Hiếu vượt qua khó khăn |
Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, mẹ Hiếu lại bị bệnh cao huyết áp và bà ngoại cũng đã già yếu nên Hiếu phải bỏ học từ năm lớp 8 để phụ giúp mẹ và trở thành trụ cột chính của gia đình.
Không may, khi đang làm thuê ở TP.HCM thì Hiếu phải nhập viện để mổ sỏi mật và bác sĩ hẹn 2-3 tháng đến bệnh viện tái khám nhưng vì hoàn cảnh khó khăn nên Hiếu không đến bệnh viện tái khám. Sau khi xuất viện Hiếu đã về quê tự điều trị. Thời gian gần đây, Hiếu đi xin việc làm nhưng do sức khỏe yếu nên nhiều nơi không nhận và đành phải bắt xe lên Thái Nguyên nhờ bạn xin việc.
Tại Thái Nguyên, sau 2 ngày không liên lạc được với bạn, tiền hết, chưa có công việc, Hiếu may mắn gặp được một nam thanh niên tốt bụng tặng điện thoại, tặng tiền xe để xuống Hà Nội.
“Em thấy rất bất ngờ và cảm kích trước tấm lòng của các anh. Dù không quen biết từ trước nhưng mấy ngày hôm nay các anh ấy đã đến lo viện phí cho em, chăm sóc và động viên em như người nhà. Các anh ấy còn bảo em cố gắng điều trị cho khỏi bệnh để sau này tìm cho em một công việc phù hợp với tình hình sức khỏe của em”, Đỗ Trung Hiếu chia sẻ.
Minh Giang
Đến giờ, chị Mỹ đã làm dâu bà Liên được 10 năm, sinh được 2 con - một trai một gái.
Trước đám cưới của con trai, bà Liên có nói chuyện với chị Mỹ. Bà dặn, gia đình bà nề nếp, gia giáo, bà chỉ cần con dâu lễ phép và siêng năng, còn lại cái gì không biết bà sẽ chỉ dạy. Công việc gia đình chồng đã có người giúp việc nên chị Mỹ không phải làm gì nhiều. Nhưng có một việc mà mãi đến giờ chị vẫn chưa làm được, đó là dậy sớm để phụ việc buôn bán với mẹ chồng.
Bà Liên kể, ngày nào bà cũng phải gọi con dâu dậy, nhưng nhiều lúc nghĩ tụi nhỏ thức khuya kinh doanh online nên bà lại thông cảm, cho qua.
Chị Mỹ kể, những ngày đầu về làm dâu, chị hay khóc tủi thân vì bị mẹ chồng dạy bảo, do chưa quen cách nói của mẹ nên chị nghĩ mẹ la mình. Dần dần, khi sống với nhau lâu, hai mẹ con lại càng thấy hợp tính nhau.
“Hai mẹ con hợp nhau tới 90%, con dâu tối ngày chọc ghẹo mẹ chồng. Mẹ chồng cũng không có khoảng cách với con dâu, cảm giác như 2 người bạn” - bà Liên chia sẻ.
Hai mẹ con thân thiết đến mức mẹ chồng cứ ra khỏi nhà là chị Mỹ lại gọi điện hỏi mẹ đi đâu, khi nào mẹ về. “Tôi bảo nó ai đời mẹ chồng đi ra ngoài, con dâu gọi tối ngày kêu về. Nó lại cãi: Cũng không có mẹ chồng nào đi chơi giờ này chưa về” - bà Liên hài hước kể.
“Hai mẹ con nói chuyện với nhau rất gần gũi, tự nhiên. Bạn em hay bảo phải học cách nói chuyện của em với mẹ chồng để về áp dụng ở nhà mình. Em bảo nó khéo bị đuổi ra khỏi nhà đó”.
Chị Mỹ cũng phàn nàn, từ ngày về làm dâu bà Liên, chị tăng tới 45kg. Và cứ mỗi lần chị quyết tâm ăn kiêng giảm cân thì mẹ chồng lại nấu món ngon, múc cho một bát tô 3 người ăn mới hết.
Nàng dâu cũng được phen “nói xấu” mẹ chồng với 2 MC. “Mẹ uống thuốc giảm cân xong, gặp ai mẹ cũng la”.
Bà Liên còn một sở thích chơi Facebook “rất kỳ”. Đó là mỗi lần đăng ảnh, bà toàn đăng vài chục chiếc, mỗi ngày có thể đăng tới 3 lần.
“Ảnh nào mẹ cũng tạo dáng selfie đúng một kiểu mặt như thế, chỉ có cảnh đằng sau là khác thôi à. Rồi mẹ còn chụp hình em rất kỳ, đăng lên, tag em vào, trong khi ảnh em bên Facebook em đẹp muốn chết luôn. Có lần mẹ đi chơi về, cô em chồng nói vui ‘giờ là mẹ ngồi chỉnh ảnh tới khuya luôn á’”.
2 MC cười nắc nẻ khi nghe những câu chuyện chị Mỹ kể về mẹ chồng. Bà Liên ngồi nghe con dâu “nói xấu” mình cũng cười bể bụng.
Nàng dâu kể tiếp: “Ngày xưa, mẹ sợ đủ thứ. Mẹ không cho đi xe máy, đi du lịch không cho đi máy bay vì sợ không may xảy ra chuyện. Lâu dần em quen, em ở trong nhà suốt, đến nỗi buổi tối ra ngoài đường em cũng không dám đi xe máy nữa. Sau rồi, mẹ bớt nhiều từ khi có cháu. Vì có cháu rồi cũng muốn cho cháu đi chỗ này chỗ kia chơi”.
“Mỗi lần mẹ chỉ dạy điều gì là mẹ nhắn tin dài cả trang giấy A4” - chị Mỹ hài hước nói.
Về phía bà Liên, bà bảo, hai mẹ con yêu thương nhau nhiều nên trò chuyện rất cởi mở, không giận hờn gì nhau. Ngày xưa, bà Liên từng phải làm dâu nhiều khó khăn nên bà mong sẽ trở thành mẹ chồng tốt, thương dâu như con đẻ để con dâu cũng có thể yêu thương mình như mẹ ruột.
Cuối chương trình, 2 mẹ con đùa nhau: "Mẹ bỏ tật đăng hình Facebook mấy chục chiếc cùng một kiểu thì con sẽ ngủ dậy sớm".
Mẹ chồng nàng dâu tập 357: Nàng dâu tối ngày chọc ghẹo mẹ chồng
Nhận định, soi kèo Kocaelispor vs Sivasspor, 17h00 ngày 4/2: Không hề ngon ăn
Tấm biển lớn được dán trên tường cạnh sân chơi tại trường trung học Zhipu ở thị trấn Jiajinkou, thành phố Gongyi, tỉnh Hà Nam, nói rằng nghiên cứu khoa học cho thấy "những phụ nữ không trong sạch sẽ sinh ra những đứa trẻ ngu ngốc".
Tấm biển giáo dục giới tính ở Trung Quốc gây tranh cãi. Ảnh: Handout. |
Tấm biển này còn ghi một danh sách dài các hành vi gây hại cho xã hội như: mặc quần áo hở hang, quan hệ tình dục trước khi kết hôn, phá thai, thủ dâm và gọi các cô gái phạm phải những điều trên là "không hoàn hảo" và "không thể tìm được chồng".
Nội dung trên áp phích còn nhấn mạnh: "Mặc dù nhiều đàn ông ngày nay hành động khá cởi mở, họ vẫn không muốn một phụ nữ không hoàn hảo khi nói đến hôn nhân".
Sau khi người dân địa phương chụp tấm áp phích và chia sẻ lên mạng xã hội, trường trung học Zhipu và chính quyền địa phương đã nhận vô số chỉ trích.
Ngay sau đó thành phố Gongyi yêu cầu gỡ bỏ tấm áp phích. Trong một thông báo mới đây, chính quyền thành phố cho biết tấm biển được một người dân địa phương tên là Xing treo lên mà chưa có sự cho phép của chính quyền.
Người này đã bị cảnh sát triệu tập và giáo dục. Một cuộc kiểm tra về môi trường tại trường trung học cũng đang được tiến hành sau vụ lùm xùm.
Giáo dục đạo đức nhắm vào phụ nữ đã tăng lên trong những năm gần đây ở Trung Quốc. Ảnh: dipont. |
Trong khi đó, một giáo viên họ Zhang ở trường Zhipu cho biết, tấm biển đã được treo lên ít nhất một năm. Hiệu trưởng nhà trường Qiao Shiqing cho biết chính quyền thị trấn sở hữu sân chơi nên phải chịu trách nhiệm về những tấm biển được đặt để không đúng quy định này.
Feng Yuan, giám đốc của tổ chức phi lợi nhuận hỗ trợ phụ nữ Weiping có trụ sở tại Bắc Kinh, cho biết tấm biển trên là vô cùng phi lý, bất kể nó được đưa ra bởi một cá nhân, trường học hay chính quyền thị trấn.
"Nội dung dựa trên nghiên cứu không đáng tin cậy. Thông qua đó có thể thấy rằng họ coi thường nữ giới và đưa ra yêu cầu quá cao đối với phụ nữ về tiêu chuẩn kép, đạo đức, tình dục", bà Feng nói.
Giáo dục đạo đức nhắm vào phụ nữ đã tăng lên trong những năm gần đây tại Trung Quốc. Điều này được không ít người đồng tình là giải pháp trong bối cảnh tình dục trước hôn nhân, mại dâm và tỷ lệ ly hôn gia tăng.
Vào tháng 8 năm ngoái, một trại hè ở Ôn Châu, thuộc tỉnh Chiết Giang, đã bị đóng cửa vì truyền bá sai lệch với học sinh rằng: "Đàn ông là thiên đàng và phụ nữ là Trái Đất. Phụ nữ thấp kém hơn, nên ở dưới đáy của xã hội".
Đó là cách cư xử của bạn trai em hiện giờ, anh ấy nói một đằng làm một nẻo, mồm bảo không quan trọng chuyện trinh tiết nhưng quyết không 'vượt rào' với em.
" alt="Trường học TQ bị chỉ trích vì nói nữ sinh mất trinh khó có chồng"/>Trường học TQ bị chỉ trích vì nói nữ sinh mất trinh khó có chồng
Nhóm thu thập dữ liệu từ hơn 3.000 bệnh nhân từng điều trị viêm ruột thừa tại bệnh viện Nhân dân Gia Định trong giai đoạn 2016 - 2021 gồm dữ liệu siêu âm và xét nghiệm máu để huấn luyện mô hình máy học.
Với kết quả siêu âm, nhóm xây dựng các dữ liệu về vị trí, khả năng thâm nhiễm xung quanh, hình ảnh dịch ổ bụng, đường kính... của ruột thừa. Với xét nghiệm máu, nhóm xây dựng dữ liệu các tổng số lượng bạch cầu, bạch cầu đa nhân trung tính và bạch cầu lymphô.
Khi người dùng nhập các thông tin dựa trên kết quả siêu âm và xét nghiệm máu lên website do nhóm xây dựng, với sự hỗ trợ của AI sẽ ghi nhận xác thực lại thông tin và cho kết quả về tỷ lệ khả năng có biến chứng. Kết quả độ chính xác mô hình đạt trên 85%, theo PGS.TS Thái Thanh Trúc, Khoa y tế công cộng, Đại học Y dược TP HCM.