10X bỏ trường chuyên để du học, quyết định ‘gap year’ đi vòng quanh thế giới
“Em từng có suy nghĩ rằng,ỏtrườngchuyênđểduhọcquyếtđịnhgapyearđivòngquanhthếgiớđô hôm nay bao nhiêu du họcchỉ dành cho những bạn khá giỏi hoặc khá giả. Do vậy, con đường du học với em sẽ rất khó chạm tới”, Nguyễn Mậu Đức Bình, sinh năm 2003, quê Đồng Hới (Quảng Bình), nhớ lại. Năm 11 tuổi, ba Bình mất vì xuất huyết não. Trước đó nửa năm, mẹ em không may bị tai nạn phải nghỉ làm. Quãng thời gian đó với Bình vẫn làm nỗi ám ảnh mỗi khi nhớ lại. Cũng kể từ ấy, Bình bắt đầu ý thức hoàn cảnh, tranh thủ đi chụp ảnh thuê để kiếm tiền. Vốn sáng dạ, Bình thi đỗ vào lớp chuyên Hóa, Trường THPT Chuyên Võ Nguyên Giáp. Mùa hè năm lớp 10, nam sinh Đồng Hới nhận được một suất học bổng toàn phần của chương trình trại hè HVIET được tổ chức bởi các sinh viên Đại học Harvard. “Cơ hội ấy như một bước ngoặt làm thay đổi hoàn toàn suy nghĩ của em về câu chuyện du học”, Bình nói. Trong vòng 10 ngày tại TP.HCM, Bình được tham gia các lớp học trau dồi khả năng tư duy phản biện, đàm thoại với các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực, được tìm hiểu về các tổ chức phi lợi nhuận tại Việt Nam. Đây cũng là lần đầu tiên nam sinh Đồng Hới biết đến khái niệm giáo dục khai phóng (Liberal arts). Như được truyền động lực, Bình mạnh dạn chia sẻ câu chuyện và mong ước của bản thân. Một người bạn của Bình tại trại hè khuyên em nên thử tìm hiểu về học bổng của Trường Liên kết Thế giới (United World College - UWC). Khi trở về, lời khuyên ấy khiến Bình băn khoăn. “Nếu không thử, mình sẽ không bao giờ biết bản thân có thể làm được những gì”. Vì thế, nam sinh quyết định thử nộp hồ sơ, dù cũng không có nhiều kỳ vọng. Để giành một suất học bổng của UWC, ứng viên phải trải qua 4 vòng gồm hồ sơ, phỏng vấn online, làm việc nhóm, phỏng vấn với hội đồng. Bình thừa nhận hồ sơ của mình không có quá nhiều hoạt động, nhưng những điều em làm đều là những thứ em rất tâm huyết. Bình là đồng sáng lập Câu lạc bộ Tranh biện thành phố Đồng Hới. Nam sinh từng thực hiện một cuộc khảo sát về mức độ ảnh hưởng của hoàn cảnh gia đình đến tư duy phản biện của học sinh và giành giải Ba cuộc thi nghiên cứu khoa học cấp tỉnh. Trong hồ sơ và các vòng phỏng vấn, Bình đều bày tỏ mong muốn đồng nhất là có thể góp phần giảm sự bất bình đẳng giàu nghèo trong học tập và tư duy phản biện. “Em từng tự ti vì mình không thể cạnh tranh được với các bạn có xuất phát điểm tốt hơn. Nhưng chính xuất phát điểm ấy đã đẩy em ra khỏi vòng an toàn từ sớm nên em không ngại thử. Từ việc thử xin chụp ảnh thuê, thử xin tài trợ vé máy bay đi trại hè, đến việc thử xin học bổng đi du học. Em mong rằng có thể tiếp thêm động lực cho nhiều bạn khác vốn có xuất phát điểm không thuận lợi như em dám đam mê và tiến về phía trước”, Bình nói. Vượt qua tỷ lệ chọi gắt gao với hơn 1.000 hồ sơ, Bình trở thành 1 trong 12 học sinh Việt Nam được UWC lựa chọn để trao học bổng toàn phần trong vòng 2 năm tại Singapore. Đại diện UWC cho biết, điều khiến ban tuyển chọn ấn tượng với Bình là tinh thần tự lập, suy nghĩ lý trí để giải quyết các vấn đề xã hội. Đằng sau đó là sự quan tâm của em với cộng đồng của mình. Còn Bình lại nghĩ rằng bản thân được lựa chọn là nhờ sự tò mò tìm hiểu về thế giới và mong muốn được trở thành một công dân toàn cầu. Chuyến đi vòng quanh thế giới Quyết định đi du học Singapore khi đang học lớp 11, mẹ Bình kiên quyết phản đối. “Em hiểu tính mẹ nên không mấy bất ngờ. Nhưng khi ấy, em đã sắp xếp mọi thứ, xin cả vé máy bay. Trường cũng rất chu đáo, chuẩn bị đầy đủ cho học sinh nên mẹ không cần phải lo gì hết. Em nói rằng cơ hội chỉ có một lần và đây chính là tấm vé giúp em vươn ra thế giới. Cuối cùng, mẹ cũng đồng ý cho em đi”, Bình nhớ lại. Tuy nhiên những ngày đầu du học với Bình không hề dễ dàng. “Em áp lực khủng khiếp vì xung quanh mình đều là những bạn rất giỏi và có điều kiện. Chẳng hạn người bạn cùng phòng của em được xem là một thiên tài toán học, hay một bạn khác từng lập ra một tổ chức phi chính phủ với rất nhiều hoạt động có sức ảnh hưởng. Còn em không có gì hết”. Suốt một năm đầu “bấp bênh”, phải đến lớp 12, Bình mới bắt đầu thay đổi suy nghĩ tích cực hơn. “Mình không cần phải so sánh với ai ngoài việc phải tốt hơn bản thân mình mỗi ngày”. Đó cũng là lần đầu tiên Bình dám đứng lên tổ chức một đêm trình diễn văn hóa Việt Nam ngay tại ngôi trường của mình, trước 2.000 học sinh tới từ hơn 30 quốc gia trên thế giới. Ngoài ra, Bình cũng xuất bản một tập san cho trường về việc sử dụng kỹ năng đa phương tiện mà em vốn có… 2 năm tại Singapore, với Bình đáng nhớ bởi quãng thời gian ấy đã khiến em trưởng thành hơn rất nhiều. Em cũng có được những người bạn ở khắp năm châu - như cách Bình nói, “dù đi tới đất nước nào em cũng có bạn bè để giúp đỡ”. Sau 2 năm tại UWC, Bình nhận được tin trúng tuyển 6 ngôi trường đại học tại Mỹ. Nam sinh Đồng Hới sau đó quyết định theo học hai ngành là Hóa và Chính sách công tại ngôi trường khai phóng Davidson College với học bổng 8 tỷ đồng. Chuyển tới Mỹ sau 2 năm học tập tại Singapore, lần này Bình thích nghi nhanh chóng. Ở Davidson College, vì không muốn mẹ bận tâm, ngoài giờ lên lớp, Bình còn làm thêm một vài công việc như bưng bê, cố vấn, thu thập dữ liệu và tiếp tục chụp ảnh thuê. Sau 1 năm, nam sinh quyết định bảo lưu 1 kỳ học để bắt đầu chuyến hành trình đi tới hơn 10 quốc gia theo chương trình Semester at Sea, được tài trợ hoàn toàn bởi quỹ học bổng Davis-UWC. Nơi đầu tiên Bình đặt đến là Bỉ, sau đó tới Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Malta, Hy Lạp, Áo, Hungary, Ma Rốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan, Ấn Độ…Nửa sau của hành trình, Bình quyết định một mình tự đi xuyên lục địa. Chuyến đi này cũng giúp Bình nhận ra rằng, thế giới thực sự rộng lớn, nhưng bản thân hoàn toàn có thể chinh phục. “Giống như một con cá nhỏ, nỗ lực đã đưa em ra bên ngoài, để biết đại dương bao la đến nhường nào”. Bình cũng cảm thấy biết ơn quãng thời gian tại UWC đã cho mình những người bạn trên khắp thế giới. “Thời điểm ở Ấn Độ, em từng gặp tại nạn lật xe giường nằm khi di chuyển từ Udaipur tới Jodhpur. May mắn tại đất nước này, em được ba mẹ của một người bạn tận tình chăm sóc trong suốt nhiều ngày. Đó là điều em luôn cảm thấy hạnh phúc và biết ơn”, Bình nói. Kết thúc chuyến hành trình đi qua hơn 10 quốc gia, đầu tháng 1/2024, Bình sẽ trở lại giảng đường để bắt đầu cuộc sống sinh viên năm 2 tại Mỹ. “Từ cậu học trò vùng quê, em hiểu cảm giác khó khăn thế nào để có thể vươn ra ngoài thế giới. Nhưng xuất phát điểm ấy không phải là rào cản để bản thân ngừng phấn đấu. Ngược lại, đó sẽ là động lực để mỗi cá nhân có thể vươn xa”.
相关推荐
-
Nhận định, soi kèo RANS vs Persipura, 15h00 ngày 28/1: Chủ nhà thất thế
-
Toyota mang đến diện mạo mới cho các mẫu SUV kết cấu khung thang rời cho sự kiện lớn của lĩnh vực độ xe năm nay. Land Cruiser ROX Concept là phiên bản pickup của chiếc SUV mới với hàng loạt phụ kiện tùy chỉnh, trong khi 4Runner TRD Surf Concept hai cửa phong cách bãi biển với cảm hứng từ thập niên 1980. Land Cruiser ROX là sản phẩm của studio Calty Design Research của Toyota. Nhóm thiết kế theo đuổi tầm nhìn thoáng của thế hệ xe off-road mới của thương hiệu Nhật, giúp người lái hòa mình vào môi trường xung quanh.
Phi\u00ean b\u1ea3n \u0111\u1ed9 c\u1ee7a Land Cruiser c\u00f3 m\u1ed9t lo\u1ea1t ph\u1ee5 ki\u1ec7n thi\u00ean h\u01b0\u1edbng off-road. \u1ea2nh: Toyota<\/em><\/p>\n\t","\n\tN\u00f3c xe c\u00f3 th\u1ec3 m\u1edf to\u00e0n ph\u1ea7n v\u1edbi mui m\u1ec1m m\u1edf tr\u01b0\u1ee3t.<\/p>\n\t","\n\t
C\u1eeda sau c\u00f3 l\u1ed1p d\u1ef1 ph\u00f2ng, m\u1edf hai ph\u1ea7n t\u00e1ch bi\u1ec7t.<\/p>\n\t"]' data-component-value="">" alt="Toyota làm Land Cruiser bán tải">
Toyota làm Land Cruiser bán tải
-
Bài 1: Thắt lưng buộc bụng thời Covid: 'Khéo co thì ấm' Một vấn đề được đặt ra là, trước khi đại dịch xảy ra có không ít người trẻ sống hoang phí. Vậy lý do vì sao người trẻ quá tay? Câu hỏi đã được gửi tới ThS Tâm lý Lê Minh Huân - giảng viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM.
Theo ThS Huân, hành động tốt hay không tốt đều có sự góp phần quan trọng của suy nghĩ, nhận thức... lâu dần tạo thành các thói quen tương ứng. Việc chi tiêu thiếu kiểm soát hay “quá tay” cũng vậy, có thể nhìn nhận dưới nhiều góc độ và ảnh hưởng bởi đa dạng các tác nhân như:
Xem trọng cảm xúc cá nhân, thích hưởng thụ:Một khi quá đề cao cảm xúc của chính mình hay theo “chủ nghĩa thích hưởng thụ” thì cá nhân dễ sa đà vào việc thỏa mãn niềm yêu thích, nuông chiều cảm xúc bằng vật chất, bằng việc tiêu tiền mà cạn nghĩ, cạn lo.
- Thiếu kỹ năng quản lý chi tiêu:Quản lý tiền bạc, quản lý các khoản thu - chi thực ra là một kỹ năng vô cùng quan trọng. Một người biết tính toán kĩ càng thì một đồng bỏ ra phải mang lại giá trị gì, làm sao để thu lại từ đó và khi nào thì nên chi tiêu, lúc nào thì không.
Ngoài ra, luôn kiểm soát được “số dư” trong tài khoản, có thể tiền không nhiều nhưng sẽ sống thoải mái và ít xảy ra tình trạng thiếu thốn. Ngược lại, vì thiếu khả năng quản lý tiền bạc nên nhiều người lương một đồng, xài hai ba đồng, tháng qua tháng, năm qua năm, nợ chồng nợ ngày càng nhiều dẫn đến mất khả năng chi trả.
Đánh giá không đúng giá trị đồng tiền, sức lao động hay năng lực làm việc, tạo kinh tế của cá nhân:Ông bà mình khuyên làm gì cũng phải “nhìn xa, trông rộng” hay “biết người, biết ta”… Nếu thiếu tầm nhìn xa, thiếu biết mình và “biết tiền” thì khó cân bằng cuộc sống xét ở thì tương lai.
Vài người mở miệng ra là “tiền bạc không quan trọng”, “vài triệu với tôi là chuyện nhỏ” nhưng thực chất lại hay đi vay mượn, tình trạng “viêm màng túi” kéo dài, không làm việc ở đâu bền lâu, năng lực làm việc thực sự “không đến đâu”. Những người này năng lực “tạo kinh tế” không có hoặc rất thấp. Theo thời gian, muốn sống phải cầu cạnh gia đình, người thân, phải vay mượn người xung quanh và đi vào vòng lẩn quẩn của “túng - thiếu - vay - trả”.
Theo trào lưu và khoe mẽ:Một số bạn trẻ “thích khoe” và hay có tâm lý “sợ người ta không thấy, không biết” nên tìm cách thể hiện như ăn mặc sang chảnh, đi xe đắt tiền, xài điện thoại đời mới, mua đồ giá ngất ngưởng hay xã hội đang rộ trào lưu gì thì nhất định phải tìm cách “ghi danh” cho bằng bạn, bằng bè… Còn là học sinh thì gây áp lực cho gia đình, nhẹ thì buồn, nghiêm trọng thì đòi nghỉ học, tự tử để “vòi tiền”. Đã đi làm thì vay, mượn… với những “cam kết trên trời” về hạn trả và “những ngôn từ ngọt ngào” khi tiếp cận người khác vay nợ.
Gần đây, báo chí phản ánh thanh thiếu niên Hàn Quốc xếp hàng mua đồ hiệu giữa đại dịch Covid-19 bằng “thẻ tín dụng” - mượn nợ xài trước, rồi đi làm trả sau. Nhiều người trong cuộc bày tỏ niềm hân hoan vì mua được món đồ “có một không hai trên thế giới” hay “giá tiền cao ngất”. Rồi cũng vài người sau một thời gian mất khả năng chi trả, phải ăn mì gói, phải trốn chủ nợ, phải bỏ xứ hay tự tử…
Cố chấp, chủ quan, phớt lờ khi không lắng nghe, tiếp thu những dự báo từ người xung quanh.
Thực ra, số người có thể “dự báo” hậu quả sau nợ rất nhiều nhưng bằng cách nào đó họ tự thuyết phục mình và thỏa hiệp với việc “chi tiêu quá tay” hay mượn nợ để chi tiêu, kể cả cho những mục đích không được xem là chính đáng, cần thiết.
Người ta nhận thấy, ở họ phảng phất tính chủ quan, sự cố chấp và phớt lờ những lời khuyên “tận đáy lòng” của những người xung quanh. Và con đường sau đó, ai cũng biết là “gập ghềnh, sóng gió, khó quay đầu…”.
ThS Tâm lý Lê Minh Huân - giảng viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM. Vậy những hệ lụy của việc không quản lý được chi tiêu là gì? Anh có thể chia sẻ cách khắc phục thói quen này dưới góc nhìn của nhà tâm lý?
Đằng sau những hân hoan, hứng thú vì đạt được mong muốn, cảm giác thỏa mãn sở thích cá nhân do chi tiêu bất hợp lý, vay mượn tiền bạc là một loạt những trắc trở, lo âu mà người trong cuộc phải đối mặt.
Không ít người vì căng thẳng nên đi mua sắm, đi ăn uống thả ga, đi nhậu vô tội vạ… để rồi chuốc lấy căng thẳng nhân đôi, nhân ba, nhân “n” lần.
Một số lo sợ vì đến hạn trả nợ mà khả năng chi trả “bằng 0”, chủ nợ có thể “hỏi thăm sức khỏe” bất kì lúc nào dẫn đến tâm lý bất ổn, công việc cũng dễ đình trệ theo nên khả năng hồi phục cả kinh tế lẫn tinh thần là không cao.
Thực tế ghi nhận, vì mất khả năng chi trả các khoản nợ mà nhiều người bỏ nhà, bỏ xứ, lẩn trốn, tệ hơn là trầm cảm hoặc kết thúc đời mình để không phải chịu giày vò thêm nữa.
Để khắc phục tình trạng này, người vay mượn buộc phải “hồi đầu”, ngồi xuống và liệt kê xem các khoản nợ đến từ đâu, nợ nào cần phải trả trước, nợ nào trả sau. Cần thương lượng thêm với ai về thời gian trả nợ, gia hạn trả nợ hoặc “lấy công chuộc nợ”.
Chỉ có tâm lý sẵn sàng đối mặt, chịu trách nhiệm và cam kết trả, rồi hành động rõ ràng thì mới trả dần được nợ, mới lay chuyển được chủ nợ tin mình, cho mình cơ hội sửa sai. Cũng chỉ có mạnh mẽ đối diện mới gỡ được từng khoản nợ một.
Chạy trốn không phải phương cách trả nợ, buông xuôi không biểu hiện trách nhiệm, lười nhác và bất mãn nợ vẫn ở đấy và lãi ngày một tăng. Trường hợp cần thiết hãy mạnh dạn xin lời khuyên từ những người thành công, thành đạt và tâm lý lành mạnh, vững vàng để lấy đó làm động lực thoái chuyển chính mình.
Anh có biết câu chuyện chi tiêu quá đà nào và cách người ấy khắc phục bản thân hoặc phải trả giá?
Tôi có biết một bạn, từ nhỏ bạn đã học hành chểnh mảng. Gia đình bạn nuông chiều, chu cấp đủ đầy, thậm chí dư dả nhưng tính tình bạn không ngoan, hay nói dối, trốn học. Gia đình phải chuyển bạn từ tỉnh lên thành phố để học nội trú, mong rằng các thầy cô kèm cặp, môi trường nội trú có thể “hạn chế tính tự do thái quá” của bạn.
Trầy trật mãi bạn cũng tốt nghiệp phổ thông. Thấy bạn học hành bình thường nhưng hay tiêu pha tiền bạc quá trớn, sợ học ở Việt Nam thì lại “chứng nào tật nấy”, gần gia đình, người thân thì càng phụ thuộc, nhà bạn lo đủ đường để bạn đi du học tự túc về ngành quản lý. Cả nhà kỳ vọng bạn ra trường có cái nghề và đi xa để mở mang tầm mắt. Quan trọng hơn, việc xa gia đình sẽ giúp bạn học cách quản lý bản thân, quản lý tiền bạc trước khi muốn quản lý một ai đó.
Những tưởng bạn ổn vì biết đi làm phục vụ để kiếm thêm tiền sinh hoạt, bên cạnh chu cấp của gia đình… nhưng khi kết thúc chương trình học, bạn về luôn Việt Nam và chẳng làm gì cả, chỉ ăn bám gia đình.
Một mặt bạn tỏ ra “văn minh” xài điện thoại sang, mua xe sang, áo quần sang, nước hoa đắt tiền. Bạn còn hay cho tiền người này, bao ăn người kia… Nhưng đến một ngày mọi người phát hiện, tất cả những tài sản bạn có là “vay mượn” với cái mác “du học sinh” và độ “dẻo miệng” của mình.
Hết giai đoạn “ngồi mát, ăn bát vàng”, bạn bị các chủ nợ truy đuổi, thậm chí xã hội đen lấy mất một phần da thịt để “dằn mặt".
Sau đó, bạn còn phải lầm lũi mà sống, có nhà không dám về, xin việc ở đâu vài tháng là người ta cho nghỉ vì năng lực không có, hay nói dối để mượn tiền và suốt ngày trong đầu “chỉ có tiền là thượng tôn” nhưng lại hay nói đạo lý.
Ai cũng ngán ngẩm nhưng có trách là trách gia đình nuông chiều, cung cấp quá trớn cho bạn từ nhỏ và không dạy bạn đúng mức ngay từ khi “chưa trưởng thành”.
Thạc sĩ có lời khuyên nào về chi tiêu cho các bạn trẻ, trong vai một người thầy, một người anh?
Điều tôi muốn nhắn nhủ, trước tiên từ phụ huynh. Chuyện dạy con là chuyện dài tập, hễ mình còn nghe, còn thấy mặt con là còn phải dạy, càng nhỏ càng phải dạy cẩn thận và trong số những chuyện nhất định phải dạy thì không thể không kể đến chuyện “quản lý tiền bạc”.
Phải dạy con giá trị của sức lao động, giá trị của sự qui đổi, giá trị của đồng tiền để con hiểu và trân trọng. Dạy con cách tính toán, cách tiêu dùng đơn giản và cả cách sinh lời chính đáng.
Nhiều ba mẹ cứ bảo: “Anh, chị không muốn cho con biết tới tiền sớm!” - đến độ trẻ học lớp 6 rồi mà cũng chưa tính toán tiền bạc trơn tru, cần quyết định mua gì cũng hỏi mẹ… thì khó nghĩ thật! Nếu mình dạy đúng và bám sát đặc điểm độ tuổi thì không có gì phải lo lắng.
Đối với các bạn trẻ, phải biết “liệu cơm gắp mắm”. Còn học sinh, dùng tiền gia đình phải cân nhắc, cái gì cần thiết mới tiêu, mới mua, không cần thì tập nhẫn-nhịn… Thậm chí, rất cần mà khả năng nhà mình không mua nổi - hãy lấy đó làm động lực mà học hành đàng hoàng, rồi tự tay sở hữu nó khi kiếm được tiền, hay cũng tập hiểu “không phải cái gì mình thích, mình muốn đều nhất định phải có được”.
Nên chia nhỏ quỹ tiền mà mình làm ra thành các phần: tiêu vặt, trả tiền nhà, điện nước, tiền dành cho học tập, cho ba mẹ và cho từ thiện…
Biết tiết chế những nhu cầu không thực sự thiết yếu khi tài chính không cho phép như đi xem phim, mua sắm, ăn uống khi bản thân còn chật vật trong việc kiếm sống.
Chiến lược “thắt lưng buộc bụng” trong cảnh huống này là rất cần thiết. Không cần phải cảm thấy thua thiệt khi không được xài đồ hiệu, đồ sang. Đừng nhìn người ta sang trọng, giàu có mà hổ thẹn, nhiều người trong số họ cũng từng phải kiếm tiền như cách chúng ta đang làm, cũng trải qua những khổ cực như mình mới có được hôm nay.
Cái đẹp sau cùng không phải đến từ vật chất bên ngoài mà từ cách chúng ta sống, chúng ta cảm nhận và cho đi bằng trái tim lương thiện, tử tế, đủ đầy và hạnh phúc. Hiện dịch Covid-19 vẫn còn phức tạp và viễn cảnh là điều khó đoán định, dù ai cũng tích cực phòng chống và ước mong bình yên trở lại.
Lưu Đình Long(thực hiện)
Ảnh: NVCC
Thắt lưng buộc bụng thời Covid: 'Khéo co thì ấm'
Mình đừng yêu cầu cuộc sống phải như lúc chưa hề có bóng dáng Covid-19. Tôi quan niệm “khéo co thì ấm”.
" alt="Thắt lưng buộc bụng thời Covid">Thắt lưng buộc bụng thời Covid
-
Ông nội tôi sắp lấy vợ. Tin ấy khiến đại gia đình tôi nháo nhác. Ông sắp sang tuổi 75 rồi, ai cũng nghĩ đã đến lúc an hưởng tuổi già, sum vầy bên con cháu được rồi. Nhưng ngày ngày ông nội tôi vẫn tắm rửa sạch sẽ, quần áo là phẳng phiu đi dạo khắp nơi. Thói quen đi dạo của ông có từ thời ông còn trẻ, cho đến khi lập gia đình và trưởng thành. Dù ngày mưa hay nắng, cứ chiều đến, khi đã xong xuôi việc ở cơ quan, ông lại đi dạo khoảng một tiếng rồi mới về nhà. Lúc còn bé, tôi rất hay lẽo đẽo theo sau ông, nắm lấy vạt áo ông mà đi, rồi sau này khi lớn lên, thỉnh thoảng buổi chiều ở nhà tôi vẫn cùng ông đi dạo.
Trong nhà, ông rất kiệm lời, nhất là từ khi bà nội mất, ông càng ít nói hơn. Ông chăm chú vào mấy cây cảnh trong vườn buổi sáng, sau đó ở trong phòng làm việc, giờ thành phòng đọc sách, cho đến giờ ăn trưa. Buổi chiều, ông thường có bạn đến chơi, các cụ ngồi ngoài hiên uống trà, bàn luận chuyện thế giới. Rồi ông đi dạo. Tôi không thấy ông có gì thất thường lắm. Cũng không thấy ông kể gì về chuyện ông có người yêu. Ấy vậy mà đùng một cái ông bảo ông sẽ lấy vợ. Và ông muốn làm một đám cưới thật vui. Các bác, các chú của tôi phản đối. Ai cũng cho rằng, ông tôi đã quá già để lấy vợ.
"Bố bây giờ là ổn rồi, vui vầy với con cháu thôi. Lấy vợ làm gì", bác cả nói.
"Có khi nào ai đã lừa gạt ông cụ, rắp tâm muốn chiếm gia sản", bác dâu tôi nói thêm. - "Tóm lại là già rồi, yên phận thôi, giờ làm đám cưới, hàng xóm láng giềng, con cái nó cười cho".
Bố mẹ tôi không ai lên tiếng trong cuộc họp giữa mấy anh chị em mà không có ông tôi ở đó. Mãi sau tôi mới biết, hóa ra ông tôi đã nói chuyện với bố mẹ tôi từ trước và họ có lẽ đã hiểu được những điều đó.
Bác cả thay mặt gia đình nói chuyện với ông. Ông vẫn kiệm lời như mọi khi. Ông chỉ nói rằng: "Đến bây giờ bố mới có thể sống cuộc đời của bố. Bố đã sống hơn 70 năm cho những người khác rồi. Các con không thể cổ vũ bố được sao?".
Ông nói rồi mỉm cười. Tôi đứng nép ngoài hiên cũng mỉm cười. Bố mẹ tôi và bác cả ngồi đó, lặng đi. Sắc mặt của bác cả trông thiểu não. Sau đó, cuộc nói chuyện vẫn còn dài, bác tôi vẫn ngồi phân tích thêm rất nhiều điều đạo đức khác nữa, nhưng ông nội chỉ ngồi rung đùi, thỉnh thoảng đưa tay chống cằm, thỉnh thoảng ông nhìn ra sân.
Ông bảo cuối tuần này sẽ dẫn "vợ sắp cưới" về ra mắt con cháu. Ông muốn hôm đó, ba người con của ông cùng năm đứa cháu, một đứa chắt của ông có mặt. Ông muốn gia đình chúng tôi gặp gỡ và chào đón bà.
Cuối tuần, mẹ tôi tất bật từ sớm chuẩn bị nấu nướng. Tôi không giúp gì được mẹ nhưng cũng luẩn quẩn trong bếp vì hồi hộp quá. Nhà cô ba cũng đã sang nhưng đến gần trưa vẫn không thấy bác cả đến. Bố tôi bảo, bác vẫn phản đối đám cưới của ông. Bác tôi từ xưa tới nay luôn bảo thủ như thế, điều gì không như ý mình thì phản đối, không chịu nhượng bộ. Người trong nhà bác, ai cũng phải nghe theo ý bác nhưng với ông nội, bác luôn nể và sợ. Vậy mà, đến chuyện này bác lại tỏ ra không chịu nhượng bộ.
Gần trưa, ông nội tôi đưa bà Tâm về đến nhà. Khi hai ông bà vừa bước xuống khỏi xe taxi, cả nhà tôi có lẽ được phen sững sờ, vì bà đẹp quá. Bà mỉm cười chào cả nhà tôi, tiếng chào nhẹ bẫng, hơi khàn nhưng vẫn rất rõ ràng. Bà kém ông tôi có hai, ba tuổi mà trông như chưa đến 70. Bà mặc bộ áo dài truyền thống sẫm màu, tóc búi cao, trông rất duyên dáng. Ông nắm tay dắt bà vào nhà, hai người đi bên cạnh nhau thực sự rất hài hòa.
***
Buổi trưa hôm đó và cả sau này, khi ông tôi mất rồi, còn một mình bà trong căn nhà nhỏ của hai ông bà, tôi vẫn không thể nào quên được. Bà đã kể cho gia đình tôi về mối tình đầu và cũng là mối tình duy nhất của cuộc đời bà. Ông chính là người ấy.
Ông bà quen nhau khi là sinh viên. Ngay từ lần gặp đầu tiên, họ đã đem lòng quý mến và chẳng mấy chốc tình cảm ấy chuyển thành tình yêu. Hai người đã ở bên nhau rất lâu nhưng sau đó ông phải đi bộ đội và bà ở lại trường đại học vẫn đợi chờ ông. Một năm sau ngày ông đi thì hai ông bà mất tin tức hoàn toàn. Lần cuối cùng, bà chỉ biết ông bị thương rất nặng, do bị trúng bom phục kích của giặc. Nhiều người biết ông khi trở về đều bảo với bà rằng ông đã hy sinh. Sau cú sốc ấy, bà vẫn tìm ông, nhưng chẳng có thêm tin tức gì, bởi đúng là ông nội tôi đã bị thương rất nặng, phải chuyển nhiều tuyến viện. Sau này khi qua khỏi, ông nhận được học bổng sang Nga du học về quân sự. Thế nên, họ bặt tin nhau từ ấy. Bà theo gia đình vào Sài Gòn.
Cho tới một lần khi thấy ông trên tivi trong buổi lễ biểu dương, nhìn khuôn mặt ông sau 40 năm, bà lờ mờ đoán nhưng không dám tin, đường nét thuở xưa dường như vẫn còn nhưng cũng lại thấy như không phải. Chỉ đến khi nghe thấy tên ông, bà mới tin ông vẫn còn sống. Từ lúc ấy, bà đã tìm cách liên lạc với ông.
Vừa gặp lại, ông đã nhận ra bà. Tình yêu và dấu chấm hỏi về sự mất kết nối giữa hai người, ông ôm giữ một mình suốt bao năm qua, bỗng dưng vỡ òa. Ông đã xin được cưới bà.
Dù tôi còn trẻ, chưa có một mối tình nào nhưng tôi cũng muốn tìm được một người khiến tôi cảm thấy rõ được sự tồn tại và ý nghĩa cuộc sống của mình đến vậy. Lúc còn một mình ông trong phòng làm việc, tôi mới hỏi ông: "Bà nội có biết ông luôn yêu một người khác không?". Ông gật đầu, mỉm cười bằng dáng vẻ lịch thiệp nhất của một người ưa đọc, ưa viết. "Bà nội con là một người mà ông luôn biết ơn. Bà đã gánh vác mọi việc để ông lo cho sự nghiệp. Bà là một người bạn lớn trong đời ông. Bà biết ông luôn canh cánh bên mình một tình yêu đã mất nhưng chưa từng oán giận. Ông cũng đã sống với bà vẹn nghĩa vẹn tình. Có lẽ, đám cưới này, bà cũng sẽ hiểu cho ông".
Tôi lặng im. Tôi nhớ đến hình ảnh của bà nội tôi. Bà không đẹp nhưng có cái nhìn phúc hậu, trìu mến khó tả.
***
Đám cưới diễn ra đơn giản nhưng ấm áp. Bà chỉ có người thân là một người con trai, mà tôi biết, đó là con nuôi, bởi bà biết bà không có khả năng sinh con nên hồi ấy cũng khước từ bao nhiêu đám. Không lấy ai, bà chỉ xin nhận một đứa trẻ sơ sinh về làm con nuôi, để có đứa trẻ mà chăm sóc, mà lo lắng. Hôm đám cưới ông bà, người con ấy đưa cả vợ con ra ngoài Bắc, hồ hởi gọi bác cả, bố tôi và cô ba là anh chị em. Cả mấy anh chị em ngồi chung một mâm, kể chuyện rộn ràng, hạnh phúc.
Ông bà tôi mặc áo dài truyền thống đi từng bàn chào khách. Trong mắt ông bà, tôi thấy rất nhiều yêu thương và trìu mến. Đó thực là cảm giác của những người đã trải qua vô vàn câu chuyện trong cuộc sống, vẫn còn nhìn thấy nhau, còn tìm về với nhau. Họ đã mất nhiều thời gian, nhưng thời gian lúc này có nghĩa gì nữa, chỉ là họ đã về với nhau mà thôi.
Theo Gia đình & Xã hội
Bố tôi sống quá khổ khi lấy vợ ở tuổi 80
Sáu năm trước, gia đình tôi đã mắc một sai lầm và phải trả giá rất đắt.
" alt="75 tuổi dẫn người yêu cũ về chào con cháu">75 tuổi dẫn người yêu cũ về chào con cháu
-
Nhận định, soi kèo Persiku Kudus vs Persewar Waropen, 15h00 ngày 28/1: Khách ‘tạch’
-
Chủng virus Corona đang biến đổi không ngừng và cuộc chiến chống dịch còn nhiều cam go, nhưng những tình nguyện viên như Nguyễn Thanh Tâm (20 tuổi, sinh viên trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng, TP.HCM) và hàng nghìn người trong tuyến đầu chống dịch vẫn đang cố gắng không ngừng. Bởi họ hiểu, những nỗ lực đó có thể đổi về sinh mạng của người bệnh. 00h11 phút, Thanh Tâm trở về phòng sau 14 tiếng tình nguyện trong khu cách ly tập trung tại thành phố Thủ Đức (TP. HCM).
Vừa thiếp đi được mấy phút, chàng trai quê Tiền Giang choàng tỉnh, ánh mắt hốt hoảng, không giấu phần mệt mỏi, mồ hôi trên trán vẫn còn nhễ nhại. “Cứ nhắm mắt lại là tiếng còi xe cấp cứu bên tai, mùi thuốc sát trùng thoang thoảng và hình ảnh đau đớn của bệnh nhân chập chờn hiện lên, tôi không thể chợp mắt được”. Gần 2 tuần nay chưa đêm nào Thanh Tâm có một giấc ngủ trọn vẹn. Riêng đêm nay, anh thức trắng hoàn toàn.
Ban đầu, vị trí Thanh Tâm đăng ký là ở bệnh viện dã chiến, nhưng ở đó đã đủ người nên anh chuyển sang khu vực hỗ trợ tiêm vắc xin lưu động của thành phố Thủ Đức .
Thanh tâm lấy thông tin cá nhân của người dân đến tiêm Vắc xin Covid-19. Công việc của những tình nguyện viên như anh là điều phối trong quá trình tiêm vắc xin, đo huyết áp cho bệnh nhân, ghi chép các số liệu cụ thể, hướng dẫn bệnh nhân về phòng bệnh, dọn dẹp sắp xếp chỗ ở cho người bệnh, vận chuyển lương thực thiết yếu từ xe vào khu cách ly,...
Hơn một tháng nay anh rong ruổi khắp các địa điểm tiêm lưu động cùng những chiến hữu của mình. Công việc của nhóm Thanh Tâm phụ trách là hỗ trợ y bác sỹ lấy thông tin và điều phối người dân trong quá trình tiêm vắc xin.
Điểm tiêm chiều hôm đó là nhà văn hóa thiếu nhi Thủ Đức. Dưới cái cái nóng 36-37 độ trong bộ đồ bảo hộ y tế kín mít, mồ hôi ròng ròng như tắm, Nguyễn Thanh Tâm vẫn hoạt động như một con thoi.
Mắt không ngừng quan sát và nhắc nhở mọi người tuân thủ quy định giãn cách, nhiệm vụ của anh là đảm bảo số lượng người tiêm không bị ùn ứ bất cứ khâu nào. “Mấy hôm đầu về, cổ họng khô rát, đau, không phát nổi ra tiếng vì hô hào cả ngày và nói quá nhiều”.
Thanh Tâm (ngoài cùng bên trái) cùng các bạn tình nguyện viên sau giờ tình nguyện. Hơn một tháng tình nguyện, tiếp xúc với y bác sỹ cùng quá trình làm việc đã giúp chàng trai miền sông nước nắm được những thông số và kỹ năng y tế cơ bản. “Ban đầu chưa biết và cũng bỡ ngỡ nhưng làm nhiều nên quen, tôi đã học được cách sơ cứu khi bị thương, các chỉ số khỏe mạnh của một người bình thường và nhiều điều thú vị khác của y học”.
Hoàn thành điểm tiêm ở trung tâm thiếu nhi Thủ Đức, đoàn xe lưu động chuyển sang điểm tiêm trung tâm thương mại Gigamall. Mỗi ngày, bình quân anh phải tiếp xúc với trên dưới 1000 người, nguy cơ tiếp xúc với F0 rất cao. Khi được hỏi có sợ không, người con miền Tây quả quyết: “Khi lựa chọn việc này, tôi đã chấp nhận mọi khó khăn, nguy hiểm rồi, chỉ có tỉnh hay ngất, không có vui hay buồn, càng tiếp cận tiêm cho càng nhiều người càng tốt”.
Những lần chứng kiến cơn đau đớn của bệnh nhân nhiễm Covid-19, Tâm cảm thấy ngộp thở và lặng người đi. Những ca trở nặng được đưa vào bệnh viện dã chiến. Họ không dùng mũi mà phải thở bằng miệng, mỗi lần “lỡ” hít thở bằng mũi thì cơn đau phổi ập đến khiến bệnh nhân quằn quại, thống khổ vô cùng. “Có bệnh nhân đã xin bác sĩ cho họ “được giải thoát” vì không chịu đựng được”.
“Nếu chỉ một lần nhìn thấy nỗi thống khổ của họ, bạn sẽ hiểu tại sao chúng tôi phải cố gắng chiến đấu từng ngày”. Trên gương mặt đầy những vết hằn sâu do thiết bị bảo hộ y tế để lại, ánh mắt người con miền Tây vẫn sáng ngời.
Trước đó, Tâm đã về nhà tránh dịch nhưng khi thấy tình hình dịch bệnh ở TP.HCM phức tạp, Tâm đã trở lại với suy nghĩ “nếu ai cũng sợ và lùi lại phía sau, thì ai sẽ tiến lên chống dịch”. Đến tận hôm nay, chàng trai 20 tuổi vẫn chưa dám báo tin cho mẹ vì sợ nơi quê nhà mẹ mình sẽ lo lắng.
Sau những giờ tình nguyện vất vả, Thanh Tâm và người bạn của mình cùng trò chuyện, san sẻ áp lực vất vả và nỗi nhớ gia đình. Số lượng bệnh nhân ngày càng đông trong khi sức người có hạn khiến gánh nặng trong khu cách ly tăng thêm bộn phần. Mặc dù hoạt động theo nhóm và đã có sự sắp xếp, luân phiên nghỉ ngơi, nhưng kiệt sức trong quá trình tình nguyện là điều không thể tránh khỏi, thậm chí đã trở thành cảnh tượng quen thuộc.
“Không ai bắt chúng tôi làm nhiều đến vậy, nhưng khi nghĩ rằng chỉ cần chúng tôi cố gắng thêm một chút, sẽ có thêm những người bệnh được cứu chữa thì ai cũng cố gắng bằng tất cả sức lực mà mình có”.
Mới hôm qua, đang thực hiện nhiệm vụ, một bạn tình nguyện viên nữ ngất đi. Không có sự hốt hoảng hay sợ hãi, Tâm và mọi người bình tĩnh đưa người đồng đội của mình vào cáng nằm nghỉ ngơi và chăm sóc. Dưới cái nóng cùng bộ đồ bảo hộ y tế kín mít, giọng nói chàng trai trẻ ấy vẫn không giảm đi phần hào sảng và quả quyết: “chúng tôi ngất nhưng đổi lại nhiều người được sống, đáng đánh đổi lắm chứ”.
Đã 4h40 phút sáng, một đêm không ngủ, nhưng chàng thanh niên 20 tuổi vẫn giữ cho mình thói quen tập môn Muay Thái và thể hình. “Đó là cách tôi duy trì năng lượng để tiếp tục chiến đấu”.
Một trong những điều khiến Tâm cảm thấy hạnh phúc khi tham gia chiến dịch này là anh chàng đã làm quen được với một nữ sinh trường Y ở Đà Nẵng. “Những thời khắc khó khăn và mệt mỏi nhất trong khu cách ly, chúng tôi đã cùng nhau chiến đấu, sát cánh vượt qua, thấu hiểu và san sẻ những áp lực cho nhau, điều đó làm tôi thật sự cảm thấy hạnh phúc và may mắn”.
Anh và nữ bác sỹ tương lai đã có với nhau một lời hẹn “đến khi dịch bệnh qua đi, cả hai sẽ gặp nhau và cùng đi du lịch tại Đà Nẵng”.
Phan Nga
Cô gái lai Việt - Thái kể chuyện chống dịch: Bị dân mắng, được dân thương
Bật khóc khi bị người dân mắng mỏ, rưng rưng xúc động khi được người dân dúi vào tay lốc sữa... - những trải nghiệm vui buồn đã giúp cô gái 19 tuổi trưởng thành và trân quý cuộc sống hơn.
" alt="Lời hẹn khi hết dịch Covid">Lời hẹn khi hết dịch Covid
- 最近发表
-
- Nhận định, soi kèo Al Jubail vs Al Bukayriyah, 21h55 ngày 27/1: Chủ nhà thất thế
- Cô gái lai Việt
- Sau một đêm với người mình thầm yêu, đau lòng nghe câu 'đó là một sai lầm'
- Người đàn ông 62 tuổi lên núi Bà sống đời du mục suốt 4 tuần
- Nhận định, soi kèo Havadar SC vs Zob Ahan Esfahan, 19h30 ngày 27/1: Chủ nhà chìm sâu
- 5 sự thật thú vị về trà mật ong
- Bi kịch sau bản giám định 'không phải con bố, chẳng phải con mẹ'
- Bàng hoàng phát hiện vợ 'quan hệ' với sếp nhờ công nghệ cao
- Nhận định, soi kèo Persikas vs Persipa Pati, 15h00 ngày 28/1: Tin vào chủ nhà
- Chuyện ở nơi những bé sơ sinh phải xa mẹ vì Covid
- 随机阅读
-
- Nhận định, soi kèo Rionegro Aguilas vs La Equidad, 6h00 ngày 28/1: Ra quân nhẹ nhàng
- Đừng 'chụp mũ' đàn ông Việt
- Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong tâm tưởng của người con gái đã khuất
- Làm thế nào phân biệt nấm độc?
- Nhận định, soi kèo Tivoli Gardens vs Mount Pleasant, 5h00 ngày 27/1: Khách quá sung
- Nữ tiến sĩ từng chinh phục 15 đỉnh núi để thử thách bản thân
- Chưa từng được chồng cho dù chỉ 10.000 đồng
- Không thể tha thứ cho chồng nhưng lại chạnh lòng khi anh tái hôn
- Nhận định, soi kèo Crystal Palace vs Brentford, 21h00 ngày 26/1: Bẻ cánh Bầy ong
- Bỏ nghề vì lương thấp
- Barca phải nhận tin xấu từ Yamal
- Dù giận đến mấy, người vợ cần rõ một số giới hạn để tránh hôn nhân rơi vào bế tắc
- Nhận định, soi kèo Tigres UANL vs Club Tijuana, 10h00 ngày 29/1: Những vị khách khó chịu
- 'Sốc' vì bạn trai tôi từng ép người yêu cũ phá thai
- Bàng hoàng phát hiện vợ 'quan hệ' với sếp nhờ công nghệ cao
- Vietcombank tài trợ học bổng cho học sinh TP HCM
- Nhận định, soi kèo Al Zawraa vs Naft Misan, 21h00 ngày 28/1: Bảo toàn ngôi đầu
- Hiểu và trao quyền cho con
- Toyota Camry 2022 giá 1,1 tỷ nên mua?
- Pháp công bố dự luật cho phép người bệnh nặng có quyền chết
- 搜索
-
- 友情链接
-