Nhận định, soi kèo Lamphun Warrior vs Buriram, 19h ngày 7/10
(责任编辑:Thế giới)
下一篇:Nhận định, soi kèo Enosis Neon Paralimni vs AEK Larnaca, 23h30 ngày 29/1: Khó tin chủ nhà
- Abdullah Mohammad và gia đình sống trong vùng chiến sự tại Syria, nhưng họ đã có một cách độc đáo để đối mặt với những trận pháo kích thường ngày.
Khi cô bé Salwa, 3 tuổi, con gái anh giật mình bởi tiếng nổ lớn, Abdullah cố gắng bảo vệ con gái mình khỏi bị tổn thương bằng cách biến tiếng bom rơi, pháo kích thành một trò chơi. Anh mô phỏng âm thanh của những đứa trẻ bắn pháo hoa để cho cô bé thấy rằng, tiếng động lớn không có gì đáng sợ, mà trái lại còn vui tai.
Abdullah cho biết, anh muốn tỏ ra bình tĩnh và lạc quan trong khi các cuộc không kích diễn ra, để con gái anh cũng cảm thấy bình tĩnh và vui vẻ. Người cha trước đó đã chuyển gia đình mình từ Idlib đến quận Sarmada của Syria để tránh bom đạn.
Tháng 9 năm 2018, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đã đồng ý biến Idlib thành khu vực xuống thang, trong đó các bên không được phép có hành động khiêu chiến, nhưng kể từ đó, hơn 1.800 thường dân đã bị giết trong các cuộc tấn công.
Thảo An
" alt="Nụ cười thiên thần của bé gái Syria khi đối mặt chiến tranh" /> - Lo sợ điều chẳng lành, tôi vội vã mở khóa nhà, khi điện được bật sáng, tôi suýt xỉu vì đồ đạc của vợ tôi đã không còn trong tủ nữa. Trên bàn ăn là một lá thư còn hoen nước mắt của vợ.Trả giá đắt vì 'rút ruột' tiền nhà đem bao người tình trẻ" alt="Tâm sự: Bây giờ anh mới hiểu tiền không phải là tất cả đối với em" />
Lừa đảo cài đặt dịch vụ công giả mạo là một chiêu lừa rất quen thuộc nhưng người dân vẫn liên tục bị lừa mất sạch tài sản. Ảnh: NCS Trường hợp bị lừa mất 3 tỷ đồng là người chồng giấu vợ lấy tiền đi đầu tư, kẻ lừa đảo dụ dỗ đầu tư vào một dự án liên quan đến sân bay Long Thành. Giai đoạn đầu khi gửi số tiền nhỏ để đầu tư, người chồng thấy sinh lời rất nhanh và rút được tiền ra nên rất hào hứng. Ngay sau đó kẻ lừa đảo đưa ra các gói đầu tư có tỉ suất lợi nhuận lớn hơn, người chồng đã rút hết tiền trong tài khoản và vay thêm bạn bè để tiếp tục đầu tư và bị lừa hết tiền, lâm vào cảnh nợ nần.
Trường hợp thứ hai là một người phụ nữ bị lừa mất hơn 1 tỷ đồng, kẻ lừa đảo gọi điện lừa tải và đăng ký phần mềm dịch vụ công về máy, thực chất đó là phần mềm gián điệp, khi cài vào nó đã tiến hành kiểm soát máy điện thoại của nạn nhân. Sau đó, kẻ lừa đảo yêu cầu chuyển tiền phí đăng ký 12.000 đồng và khi nạn nhân tiến hành mở ứng dụng ngân hàng lên để chuyển khoản đã bị phần mềm gián điệp ghi lại. Bằng cách này, kẻ lừa đảo đã đánh cắp sạch số tiền hơn 1 tỷ đồng trong tài khoản của nạn nhân.
Theo ông Ngô Tuấn Anh, những trường hợp lừa đảo như trên vẫn xảy ra do vẫn còn tồn tại các tài khoản ngân hàng đi thuê và mạo danh người khác. Có những trường hợp kẻ lừa đảo đi đến các vùng xa xôi, miền núi, nhờ người bán rau ngoài chợ, mượn căn cước công dân để đăng ký tài khoản và kẻ xấu dùng chính tài khoản đó. Hay vẫn còn tồn tại SIM rác, ở các nước khác để đăng ký mua một SIM điện thoại trải qua rất nhiều bước phức tạp, nhưng tại Việt Nam việc mua một chiếc SIM nghe gọi được ngay đang quá dễ.
Cả hai trường hợp lừa đảo ở trên đều là những thủ đoạn quen thuộc, liên tục được cơ quan chức năng cảnh báo trên các phương tiện truyền thông trong thời gian dài vừa qua, thế nhưng vẫn có rất nhiều người bị lừa.
Trao đổi với PV VietNamNet, ông Vũ Ngọc Sơn, Giám đốc công nghệ, Công ty Công nghệ An ninh mạng Quốc gia Việt Nam (NCS), cho biết có một số lý do khiến người dân vẫn tiếp tục bị lừa, dù thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo không mới.
Đầu tiên là do tâm lý người dùng vẫn bị tác động khi nghe những “câu chuyện” của những đối tượng lừa đảo trao đổi. Đó có thể là tâm lý hám lợi khi nghe các chương trình khuyến mãi khủng, đầu tư sinh lời cao, cũng có thể là tâm lý lo lắng khi bản thân gặp phải những vấn đề rắc rối hoặc người thân, bạn bè đang trong tình huống khẩn cấp. Yếu tố tâm lý này đâu đó luôn tồn tại trong mỗi người dù có được cảnh báo bao nhiêu lần.
Tiếp theo do sự tinh vi của các thủ đoạn lừa đảo, khi các đối tượng liên tục thay đổi, biến tướng các hình thức lừa đảo, dựa theo những sự kiện thực tế. Vì vậy nội dung của chúng thường khớp đến 70-80% so với những gì nạn nhân đã được biết. Bên cạnh đó là sự hỗ trợ của các công nghệ mới như deepfake giúp cho các nội dung lừa đảo càng khó nhận biết.
Cuối cùng là các kẽ hở liên quan đến quản lý như vẫn còn những số điện thoại rác, số tài khoản rác được lưu hành, thông tin cá nhân bị lộ lọt, tài khoản bị hack, bị giả mạo dẫn tới môi trường, công cụ của các đối tượng lừa đảo vẫn còn nhiều.
Làm sao để phòng chống lừa đảo
Theo ông Vũ Ngọc Sơn, để phòng chống bị lừa đảo, người dùng không nên vội tin vào các nội dung, hình ảnh hay clip nhận được; cần xác minh lại qua các kênh độc lập, chẳng hạn như gọi điện thoại đến số di động, cố định đã biết, hay hỏi qua một người khác.
Không chuyển tiền vào các tài khoản cá nhân chưa giao dịch lần nào và thường xuyên cập nhật thông tin để nâng cao khả năng nhận biết, phát hiện các dấu hiệu lừa đảo.
Trong khi đó, ông Ngô Tuấn Anh cho rằng, cần tăng cường quản lý SIM chính chủ, bên cạnh đó là bảo vệ thông tin cá nhân của người dùng, để kẻ xấu không có thông tin tiến hành lừa đảo. Theo ông Ngô Tuấn Anh, nếu áp dụng Nghị định 13 về bảo vệ dữ liệu cá nhân, quản chặt SIM rác và áp dụng quyết định 2345 của Ngân hàng Nhà nước sắp tới về xác thực sinh trắc học khi chuyển khoản, sẽ giảm thiểu được nhiều vấn đề liên quan đến lừa đảo.
Nhà báo Trần Xuân Toàn, Phó Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ cũng cho biết, truyền thông đã liên tục đưa ra các cảnh báo về nhiều vụ lừa đảo tương tự như trên mà vẫn có người bị lừa, nên cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền hơn nữa. Trách nhiệm của các cơ quan truyền thông là làm sao biến các nội dung tuyên truyền cảnh báo, hướng dẫn người dân phòng chống lừa đảo thành các sản phẩm báo chí có nội dung thật dễ hiểu, dễ hình dung và dễ truyền tải.
Cần lan tỏa trên tất cả các phương tiện truyền thông, trên các nền tảng mạng xã hội để người dân từ nông thôn đến thành thị tiếp cận được thông tin và ngay cả thông tin về các chính sách mới nhất.
" alt="Vì sao người dân vẫn bị lừa đảo dù đó là những thủ đoạn rất quen thuộc?" />- CLOUDSEC 2021 là sự kiện đánh dấu kỷ niệm 10 năm hội nghị thượng đỉnh của ngành công nghệ thông tin đáng được mong đợi nhất, với chủ đề “Reimagine Your Cloud”. Được thành lập vào năm 2011, hội nghị cho thấy sự phát triển đáng kinh ngạc trong thập kỷ qua, đáng chú ý nhất chính là hội nghị năm 2020 thu hút hơn 270 diễn giả và hơn 10.000 người tham dự.
Mỗi năm, CLOUDSEC được tổ chức nhằm mục đích truyền cảm hứng cho những người tham gia bắt đầu cuộc hành trình học tập, tìm hiểu không ngừng nghỉ để khám phá các xu hướng mới nhất, các phương pháp tốt nhất và công nghệ mới trong ngành bảo mật, những điều này sẽ giúp bạn bảo mật cơ sở hạ tầng kỹ thuật số và quản lý các rủi ro công nghệ của tổ chức. Được tổ chức bởi Trend Micro, CLOUDSEC 2021 hứa hẹn sẽ là nơi quy tụ các chuyên gia nổi tiếng, các nhà lãnh đạo tư tưởng trong ngành và các tổ chức từ khắp nơi trên thế giới để xem xét và và đánh giá lại cách tiếp cận công nghệ chuyển đổi và đám mây.
Dhanya Thakkar, Phó Chủ tịch Trend Micro khu vực châu Á, Trung Đông và châu Phi cho biết: “Bộ máy an ninh khu vực cần được kiểm tra kỹ lưỡng khi các tổ chức chạy đua với điện toán đám mây đồng thời áp dụng các công nghệ mới, chuyển đổi môi trường công nghệ thông tin và xây dựng môi trường làm việc kết hợp. 18 tháng qua là khoảng thời gian đầy thách thức nhưng cũng đã dạy chúng tôi rất nhiều điều. CLOUDSEC được thành lập để hiểu và chia sẻ những bài học như vậy, nhằm cải thiện các tổ chức và cộng đồng, cho phép họ tái hình dung công nghệ bảo mật trên mọi nền tảng – từ Edge cho đến đám mây”.
Ngoài một đội ngũ diễn giả nổi tiếng trên toàn cầu và hơn 100 phiên thảo luận đã được chọn lọc, CLOUDSEC 2021 cũng tăng cường đối thoại và gắn kết địa phương, mỗi khu vực sẽ đưa ra và thảo luận về các vấn đề và đặc quyền riêng của mình. Sự kiện trung lập với nhà cung cấp sẽ giúp cho những người tham gia cơ hội để bắt đầu một cuộc hành trình kích thích tư duy:
- Ngày 1 sẽ bắt đầu với các phiên họp quan trọng để xác định tầm nhìn công nghệ chuyển đổi và phương pháp tiếp cận đám mây được mô phỏng lại.
- Ngày 2 tập trung vào các cuộc thảo luận xoay quanh chiến lược và những hiểu biết độc đáo về khu vực, bao gồm bài phát biểu về Đông Nam Á với sự tham gia của các nhà lãnh đạo tư tưởng khu vực và các chuyên gia trong ngành.
- Ngày 3 #CLOUDSEC_Challenge sẽ mang đến các buổi thực hành thực tế và các chương trình trò chuyện cùng chuyên gia, cũng như chương trình thử thách đã trở lại trong năm nay bởi nhu cầu của đa số những người tham gia.
“Chúng tôi tự hào rằng CLOUDSEC đã trở thành một nền tảng lãnh đạo tư duy toàn cầu được làm phong phú bởi tính độc đáo của khu vực. Chúng tôi hy vọng các chuyên gia trong ngành ở Đông Nam Á sẽ cung cấp những hiểu biết về vị thế của chúng tôi hiện tại và những nơi chúng tôi đang hướng tới trong thế giới điện toán đám mây và bảo mật”, Nilesh Jain, Phó Chủ tịch Trend Micro khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ cho biết. “Tôi không nghi ngờ gì về việc CLOUDSEC sẽ tiếp tục truyền thống cung cấp nội dung sâu sắc và thiết thực để truyền cảm hứng cho các các nhà lãnh đạo ngành trong khu vực để củng cố các tổ chức của họ trước sự gián đoạn trong tương lai”.
Buổi giới thiệu về bảo mật đám mây sẽ có sự góp mặt của các diễn giả nổi tiếng từ Đông Nam Á bao gồm:
- Rich Karlgaard, Nhà tương lai học và Tổng biên tập tại Forbes châu Á
- Kevin Khoo, Giám đốc Thông tin Tập đoàn Sunway
- Ian Loe, Giám đốc Công nghệ tại NTUC
- David Ng, Giám đốc An ninh Thông tin tại OCBC
- Jonathan Lumain, Giám đốc Công nghệ & Thông tin Tập đoàn House of InvestmentsSự kiện cũng chào đón các diễn giả từ các công ty đầu ngành bao gồm Amazon Web Services (AWS), RICOH, Pearson và OCBC cùng nhiều công ty khác.
Để biết thêm thông tin về CLOUDSEC 2021 và đăng ký tham gia, vui lòng truy cập https://www.cloudsec.com/
Giới thiệu về Trend Micro
Trend Micro là một công ty an ninh mạng hàng đầu trên thế giới, giúp thế giới trở thành một nơi an toàn hơn để trao đổi thông tin kỹ thuật số. Được xây dựng dựa trên chuyên môn bảo mật, nghiên cứu mối đe dọa toàn cầu và sự đổi mới liên tục qua nhiều thập kỷ, nền tảng an ninh mạng của Trend Micro đã bảo vệ hàng trăm nghìn tổ chức và hàng triệu cá nhân trên các hệ thống đám mây, mạng, thiết bị và endpoint. Là công ty hàng đầu trong lĩnh vực điện toán đám mây và an ninh mạng doanh nghiệp, nền tảng này cung cấp một loạt các công nghệ ngăn ngừa mối đe dọa tiên tiến được tối ưu hóa cho các môi trường như AWS, Microsoft, Google đồng thời khả năng hiển thị tập trung để phát hiện và phản ứng nhanh hơn, tốt hơn. www.TrendMicro.com.
Để tìm hiểu thêm vui lòng truy cập : https://www.facebook.com/trendmicroVNofficial
Tại đây, Trend Micro Việt Nam cung cấp rất nhiều thông tin liên quan" alt="CLOUDSEC 2021: Thảo luận và thiết kế lại an ninh mạng cho một tương lai trên nền tảng đám mây" /> - Cuộc đời vẫn đẹp sao. Oh zee!". Trong ảnh, anh mặc áo bệnh nhân, ngồi ăn trên giường bệnh. Nhiều đồng nghiệp bày tỏ sự lo lắng, gửi lời hỏi thăm và động viên Tùng Dương, còn nam diễn viên vẫn chưa tiết lộ về bệnh tình của mình.
Những năm trước khi quyết định ngừng đóng phim, Tùng Dương gặp nhiều biến cố sức khỏe. Nam diễn viên mắc bệnh tim bẩm sinh, bị chứng cầu cơ tim, thêm ngoại tâm thu thất, tim đập loạn, bỏ nhịp. Anh từng phải nhập viện vì nhồi máu cơ tim. Chính vì căn bệnh này mà 3-4 năm nay, dù nhận được một số lời mời nhưng anh không tham gia phim nào nữa.
"Từ vài năm nay, do bệnh tim có diễn tiến không lạc quan nên tôi không đóng phim được nữa. Nói chung là giải nghệ rồi vì sức khỏe không đảm bảo, còn sức thì ở nhà viết kịch bản thôi", Tùng Dương từng chia sẻ.
Tùng Dương sinh năm 1969, là gương mặt quen thuộc với khán giả do xuất hiện trong nhiều bộ phim truyền hình như: Hành trình bí ẩn, Những người độc thân vui vẻ, Đầm lầy bạc, Dòng sông phẳng lặng, Mạch ngầm vùng biên ải… Những năm qua, anh làm biên kịch và đào tạo diễn viên trẻ. Dự án gần nhất anh tham gia là vai trùm giang hồ trong Người phán xử.
Thành công trên màn ảnh nhưng cuộc sống riêng của Tùng Dương lại gặp nhiều trắc trở. Nam diễn viên từng ly hôn đến 3 lần. Trong cuộc phỏng vấn năm 2020, Tùng Dương cho biết anh giữ mối quan hệ tốt với những người vợ cũ.
Mới đây, anh kết hôn với người vợ thứ 4 (kém 12 tuổi, làm nghề kinh doanh) sau gần một năm yêu nhau. Nghệ sĩ cho biết, họ gặp mặt tại một sự kiện và nhanh chóng cảm mến nhau. Dù không hoạt động nghệ thuật, vợ của Tùng Dương hiểu và cảm thông với công việc của anh. Theo Tùng Dương, giữa họ có nhiều nét tương đồng tính cách, quan điểm sống. Anh trân trọng cô bởi sự chân thành, sống tình cảm.
(Theo VTC)
Diễn viên Tùng Dương trải lòng sau khi ly hôn vợ thứ 3 kém 17 tuổiSau 2 năm ly thân, cuối cùng diễn viên Tùng Dương cũng quyết định ly hôn với người vợ thứ ba. Ở độ tuổi 51, anh tự nhận mình là người đàn ông trung niên thất bại toàn tập.
" alt="Diễn viên Tùng Dương phim Người phán xử nhập viện" /> “Mưa dầm thấm đất”
Nhà báo Phạm Huyền: Trong các phần trước, chúng ta đã thảo luận là với đào tạo chất lượng cao thì sự tham gia sâu của doanh nghiệp là một mấu chốt của thành công. Nhưng liệu các doanh nghiệp có nhiệt tình để đồng hành cùng các trường không, thưa các ông?
Ông Đỗ Văn Giang: Quan điểm chỉ đạo của Bộ LĐ-TBXH và Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp đến các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và thực tế các trường đều coi đó là một điểm mấu chốt. Tuy nhiên để đảm bảo 100% các trường đã tự chủ để tìm đến doanh nghiệp, để đưa ra những yêu cầu của mình rồi thỏa thuận với nhau, thì tôi vẫn nghĩ đó là một vấn đề cần phải thay đổi dần dần chứ không thể ngay một lúc được.
Mặc dù chúng tôi đã liên tục cố gắng, năm nào cũng có kế hoạch với các doanh nghiệp, năm nào cũng tổ chức hội thảo, năm nào cũng tuyên truyền. Thế nhưng về tính sẵn sàng của doanh nghiệp, theo quan điểm của chúng tôi, kể cả cá nhân tôi là các trường phải tự tìm tới doanh nghiệp và có thỏa thuận với doanh nghiệp về tất cả mọi vấn đề.
Ông Nguyễn Khánh Cường: Tôi xin bổ sung ý này một chút. Để phối hợp đào tạo với doanh nghiệp thì đội ngũ cán bộ tại doanh nghiệp phải được đào tạo. Đấy là điều kiện tiên quyết để khi học sinh xuống doanh nghiệp không phải các em đi về đi thực tập hay đi thăm, mà phải làm và tạo ra sản phẩm. Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp hàng năm đều có những khóa đặt hàng cho chúng tôi, để đào tạo cho cán bộ dạy nghề tại doanh nghiệp.
Những chương trình của trường chúng tôi bắt buộc phải có những đội ngũ cán bộ đó. Đấy là điều kiện tiên quyết, họ không những giảng dạy, họ còn có thể thảo luận chương trình, những module trong chương trình của nhà trường có phù hợp với công nghệ của họ không. Và như vậy họ sẽ cùng với nhà trường thiết kế ra một chương trình để khi sinh viên về doanh nghiệp là làm việc ở đó và làm ra sản phẩm. Đấy là điểm khác biệt, điểm mạnh của chương trình chúng ta bàn hôm nay là “Du học nghề tại chỗ”.
Nhà báo Phạm Huyền: Trên thực tế thì việc hợp tác như vậy với doanh nghiệp có khó không?
Ông Nguyễn Khánh Cường: Ban đầu là khó, ban đầu họ chưa hiểu được, ban đầu họ nghĩ "Ô tội gì, các trường cứ đào tạo ra thì tôi nhận vào, tại sao tôi lại phải tham gia, phải chia sẻ nhân lực đang làm việc, sao phải để sinh viên lấy vật tư của họ để làm thực tập?"
Nhưng đã có gần như là một chiến dịch truyền thông mà tổ chức GIZ hỗ trợ rất nhiều. Đó là tổ chức những chương trình hội thảo để giải thích cho doanh nghiệp hiểu là nếu họ tham gia vào thì có thể đào tạo đội ngũ không phải chỉ phù hợp với yêu cầu của họ, mà còn có thể đào tạo được ngay từng vị trí họ cần. Thứ hai, nếu được tuyển dụng, những người lao động đó sẽ hiểu được văn hóa của doanh nghiệp trước cả khi gia nhập. Như vậy họ sẽ trung thành hơn với doanh nghiệp.
“Mưa dầm thấm đất”, số doanh nghiệp tham gia vào mô hình này với chúng tôi đã dần dần tăng lên.
PGS.TS. Bùi Thế Dũng: Thực ra đây là một vấn đề rất khó, xuất phát từ truyền thống, văn hóa của các nước Á Đông nói chung và Việt Nam nói riêng. Cho nên việc này nói thực là hệ thống giáo dục nghề nghiệp cũng phải tự lo cho chính mình, trong khi đáng lẽ Nhà nước phải đảm nhận là chính về vấn đề truyền thông, vấn đề nâng cao nhận thức.
Tuy nhiên, tôi cũng xin nói thế này, ngày nào đó nếu tỷ lệ đào tạo tại doanh nghiệp tăng lên nữa thì lúc đấy doanh nghiệp sẽ thấy rằng mình cũng không bị thiệt. Như kinh nghiệm của Đức đào tạo nghề của họ thời gian là hơn 3 năm trong đó 2/3 là ở doanh nghiệp thì mới đến năm thứ 2,5 họ đã thu hồi được chi phí đầu tư cho các em học sinh.
Thế nên tôi nghĩ rằng ban đầu là sẽ khó nhưng rồi dần dần sẽ đến lúc doanh nghiệp nhìn thấy lợi ích bên cạnh trách nhiệm xã hội của mình để tham gia vào giáo dục nghề nghiệp. Bản thân tôi đã tham gia rất nhiều và hiện cũng đang tham gia xây dựng chương trình đào tạo người đào tạo doanh nghiệp và nhận thấy thực tế là rất khó nhưng không khó đến mức không làm được. Đấy là con đường tất cả các nước công nghiệp phát triển đã đi, không có lý do gì Việt Nam không đi con đường ấy.
Đầu ra và uy tín của tấm bằng
Nhà báo Phạm Huyền: Chúng ta có một dự án là đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Thưa ông Giang, dự án này có những hỗ trợ đặc biệt nào về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở đào tạo nghề? Bởi trong đào tạo chất lượng cao thì chắc chắn chi phí này rất cao.
Ông Đỗ Văn Giang. Ảnh: Thúy Nga Ông Đỗ Văn Giang: Dự án về đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp thực ra đã có từ lâu, sau đó được đưa vào chương trình mục tiêu quốc gia việc làm và an toàn lao động sẽ kết thúc vào năm 2021.
Trong quá trình vận hành từ 2016 đến nay, tất cả những đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị... cho các trường được ưu tiên đầu tư trọng điểm để thành trường chất lượng cao vào năm 2020 thì chúng tôi đã xác định rất rõ ràng về lộ trình. Tức là nguồn vốn được đưa về và cũng cân nhắc tính toán đến các trường, đến các vùng miền. Nhưng quan trọng cuối cùng là đến từng nghề, bởi như tôi cũng phân tích ban nãy, trường ông Cường có 10 nghề mà Nhà nước không thể có đủ tiền đầu tư cho cả 10 đầy đủ luôn các điều kiện về cơ sở vật chất trang thiết bị hoặc giáo viên. Vấn đề phải bằng nhiều nguồn khác nhau rồi tính tự chủ nhà trường.
Tuy nhiên bản thân tôi thì mong muốn Nhà nước đầu tư được nhiều hơn, để các trường được đầy đủ luôn thì tất cả vận hành đồng bộ hơn. Nhưng vì đất nước còn nghèo mà giáo dục nghề nghiệp cũng vậy, nên chúng ta vẫn phải “liệu cơm gắp mắm” và đầu tư làm sao cho hiệu quả. Và tôi tin tưởng rằng các trường đang được ưu tiên đầu tư thành trường chất lượng cao đang hoạt động rất hiệu quả.
Nhà báo Phạm Huyền: Một câu hỏi được rất nhiều phụ huynh, học sinh quan tâm là khi mà tham gia hình thức đào tạo này nếu học sinh có nhu cầu học liên thông nâng cao bằng cấp thì hiện nay có gặp rào cản nào không?
Ông Nguyễn Khánh Cường: Hiện nay thì liên thông trong kể cả chương trình thông thường thì chúng tôi vẫn đang làm được với một số trường chấp nhận chương trình kiến thức, chương trình kỹ năng của chúng tôi. Ví dụ chúng tôi đang làm với trường Đại học Bách khoa TP HCM, họ chấp nhận trường chúng tôi là đầu vào của họ để đào tạo liên thông lên đại học. Trường thứ 2 là Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM.
Như vậy chương trình thông thường đã có con đường liên thông thì không lý do gì những chương trình chất lượng cao này lại không. Nhưng tôi cũng nói lại là những chương trình này học ra đã đảm bảo được kỹ năng làm việc cho học sinh, các em có thể tham gia thị trường lao động, hành nghề tốt và được thị trường lao động chấp nhận không những trong nước mà còn cả quốc tế. Nên chuyện liên thông để nâng cao bằng cấp thì tôi nghĩ khi các em đã học chương trình chất lượng gần như không ai có ý định.
PGS.TS. Bùi Thế Dũng: Theo tôi quan sát, tư duy phải học lên đại học của chúng ta hình như đã có những thay đổi trong những năm gần đây khi mà nền kinh tế thị trường phát triển hơn, khi người dân thấy rằng học tập bất kể hình thức gì cuối cùng vẫn là hướng đến việc làm và thu nhập. Chẳng hạn, tỷ lệ học sinh học tiếp sau THPT và THCS ngay cả ở những tỉnh có truyền thống học tập rất cao cũng đã giảm.
Cái tâm lý “phải đại học” của phụ huynh, học sinh khiến bất kể làm một chương trình đào tạo gì chúng ta luôn luôn nghĩ về việc nó có liên thông được đại học hay không. Nhưng tâm lý này đã có sự thay đổi. Thứ hai, khi một chương trình cao đẳng đã rất tốt, các em học sinh có đủ năng lực hành nghề, có được việc làm thu nhập hấp dẫn sau khi tốt nghiệp thì tự nhiên tâm lý muốn liên thông sẽ rất hạn chế.
Khi sang Trung Quốc công tác, tôi có hỏi họ về Luật thì có liên thông cao đẳng lên đại học được không? Về tư duy chuộng bằng cấp thì TQ cũng rất giống Việt Nam. Họ trả lời là “Có”. Khi tôi hỏi thế thì bao nhiêu phần trăm học sinh tốt nghiệp cao đẳng đi cái cầu liên thông đấy thì họ cho biết: chúng tôi có bắc cầu trong Luật nhưng trên thực tế chỉ 1% người đi qua thôi. Một cây cầu bắc sang mà chỉ có 1% số người đi thì chứng tỏ nó mang tính chất lý thuyết nhiều hơn là thực tiễn.
Do đó, tôi cũng rất chia sẻ với ý kiến của thầy Cường, đấy là trường cứ dạy tốt đi thì chính trường sẽ đóng góp phân luồng sẽ rất tốt. Và tôi nghĩ điều này đóng góp rất tích cực cho xã hội.
Ông Nguyễn Khánh Cường. Ảnh: Thúy Nga Nhà báo Phạm Huyền: Cũng liên quan câu chuyện bằng cấp, thưa ông Cường, khi tham gia mô hình đào tạo chất lượng cao, bằng cấp được cấp có khác gì so với hình thức đào tạo khác không?
Ông Nguyễn Khánh Cường: Như ông Giang nói lúc nãy, học chương trình này ra là có hai bằng, bằng thứ nhất là do tổ chức quốc tế nơi chuyển giao chương trình và bằng thứ hai là bằng do chính nhà trường cấp. Bằng này có khác gì không thì tôi nói về hình thức chẳng khác gì cả, cũng là một cái bằng và cũng là cao đẳng thôi, nhưng vấn đề là uy tín của bằng gắn với uy tín của trường đào tạo có khác hay không.
Ví dụ hiện nay với bằng của LILAMA2 cho những chương trình chất lượng cao theo đúng mô hình của Đức, chúng tôi có thể đưa các em sang Đức để làm việc. Đó chính là sự khác biệt. Hiện chúng tôi đang triển khai một chương trình đặc biệt là đào tạo để đưa các em sang Đức đấy làm việc. Mô hình này là gì, đào tạo ở Việt Nam các doanh nghiệp ở Đức sang đây để khảo sát, đánh giá và nhận các em này, khi học xong lấy bằng LILAMA2, các em sang Đức được học thêm 3 – 6 tháng và các tổ chức như Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức AHK cấp bằng thì các em đi thẳng vào làm việc không phải đào tạo lại.
Nhà báo Phạm Huyền: Thưa ông Dũng, vậy theo nghiên cứu của ông thì học sinh tham gia mô hình đào tạo chất lượng cơ hội được làm việc tại các tập đoàn lớn của các nước phát triển ra sao?
PGS.TS. Bùi Thế Dũng: Trước hết phải nói rằng quan trọng nhất là năng lực của người học ở đầu ra và đầu ra đó hoàn toàn tương thích với một hệ thống đã chuyển giao hoặc liên kết với chúng ta. Thứ hai, hiện nay các tập đoàn đa quốc gia cũng có rất nhiều đơn vị sản xuất khắp nơi trên khắp thế giới. Tại Việt Nam có thể nói tất cả các tập đoàn đa quốc gia về công nghiệp đều có mặt. Và tôi nghĩ ở nước ta nếu mà lực lượng các trường này ra các chương trình chất lượng cao phủ được trong cơ sở đào tạo của họ thì cũng đã là một thị trường rất là lớn.
Còn đối với đi lao động ở nước ngoài, thì phía Bộ LĐ-TBXH cũng có rất nhiều chương trình để hỗ trợ xuất khẩu lao động có tay nghề, đặc biệt với bên Nhật những chương trình đó rất nhiều.
Thế thì những học sinh đã tốt nghiệp những chương trình chất lượng cao, sẽ được học cập nhật, được học bổ sung để hòa nhập với bên kia về ngoại ngữ, phong cách làm việc và có một số kỹ năng chuyên môn nữa thì hoàn toàn có thể đáp ứng được thị trường ấy. Ở Đức thì cũng có một chương trình của Nhà nước khuyến khích những người có kỹ năng nghề nghiệp, có năng lực cao tham gia thị trường lao động này và chính LILAM2 cũng đang khai thác kênh đó.
Theo tôi, những nước công nghiệp phát triển như Đức, Nhật dân số ngày càng già, dẫn đến sự thiếu hụt lao động có tay nghề cao, đặc biệt một số kỹ năng mới của thời đại công nghệ thông tin, 4.0 sẽ trở thành thách thức với những lao động đã nhiều tuổi. Và đó chính là cơ hội cho các trường đào tạo nghề ở Việt Nam như LILAMA2.
Ông Nguyễn Khánh Cường: Tôi bổ sung một thông tin, tại Đức, từ 1/3/2020, họ đã đưa vào luật quy định là người lao động của 3 nước Brazil, Ấn Độ, Việt Nam sau khi học theo mô hình Đức thì có thể đến làm việc ở nước Đức.
Nhà báo Phạm Huyền: Vâng phải nói đây là một thông tin rất hấp dẫn. Tiếp theo xin hỏi ông Giang một vấn đề rất nhiều phụ huynh, học sinh quan tâm là tình hình “đầu ra” của đào tạo chất lượng cao thế nào?
Ông Đỗ Văn Giang: Tỷ lệ có việc làm của học sinh sinh viên tham gia giáo dục nghề nghiệp nói chung trong mấy năm gần đây đều khoảng trên 80%. Ví dụ năm 2019 vừa rồi là 87% sinh viên cao đẳng và 82% học sinh trung cấp ra có việc làm ngay. Còn đào tạo chất lượng cao là 100%, cung không đủ cầu luôn.
Một tầm nhìn mới cho đào tạo chất lượng cao
Nhà báo Phạm Huyền: Thưa ông Giang, năm 2020 là năm cuối cùng để chúng ta hoàn thành nhiệm vụ của chiến lược phát triển dạy nghề giai đoạn 10 năm 2011-2020? Vậy đối với riêng đào tạo chất lượng cao vậy, trong giai đoạn tới chúng ta có những chủ trương chính sách nào để tiếp nối và phát triển?
Ông Đỗ Văn Giang: Những năm qua chúng tôi đã hết sức nỗ lực thực hiện chiến lược phát triển dạy nghề giai đoạn 2011-2020. Năm 2020 này, có lẽ chúng tôi sẽ đánh giá tổng kết chiến lược, hiện chưa có số liệu cụ thể nhưng từ chiến lược này, chúng tôi đã đề xuất để xây dựng dự thảo và cũng sẽ trình trong năm 2020 một chiến lược mới về phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn đến 2025 và tầm nhìn đến 2030, thậm chí đến 2050.
Trong đó chúng tôi dự kiến sẽ có những thay đổi để nó phù hợp với tình hình hiện nay, ví dụ như về phần chuyển giao các bộ chương trình vẫn còn thiếu hụt một chút, rồi về công nghệ 4.0 chúng tôi phải đưa vào, rồi về số hóa trong quản lý quản trị điều hành của cả hệ thống cũng như của các trường, v.v… Đó là những điểm mới mà chúng tôi đã nghĩ ra và trao đổi với nhau qua một vài cuộc hội thảo rồi.
Thế còn nói riêng về đào tạo chất lượng cao trong chiến lược tiếp theo thì chúng tôi tiếp tục coi đây là một trong những giải pháp đột phá, và sẽ đặt trọng tâm vào việc đẩy mạnh tự chủ, đẩy mạnh các tiêu chí, tiêu chuẩn để các trường chất lượng cao sớm được hoàn thiện. Thứ 2 là việc kết hợp với doanh nghiệp, chúng tôi phải đẩy mạnh hơn việc doanh nghiệp đặt hàng, tức là kết hợp Nhà nước - Nhà trường và Nhà sử dụng đặt hàng được tăng cường.
Một việc quan trọng nữa là chúng tôi phải đẩy mạnh truyền thông hơn nữa để phụ huynh, học sinh thấy rằng đào tạo và học tập trong môi trường giáo dục nghề nghiệp không chỉ là con đường tiến thân lập nghiệp mà còn là con đường phát triển tương lai, có tương lai, có triển vọng và thúc đẩy kinh tế xã hội của đất nước.
Nhà báo Phạm Huyền: Vậy thưa ông Cường, ông có điều gì muốn chia sẻ?
Ông Nguyễn Khánh Cường: Về phía nhà trường, phải nói rằng chương trình chất lượng cao đang triển khai ở trường chúng tôi cũng như trong hệ thống là một con đường, như anh Giang nói là con đường tiến thân, con đường lập nghiệp. Khi tham gia những chương trình chất lượng cao thế này, các em sẽ được đảm bảo một cuộc sống thành công trong tương lai.
PGS.TS Bùi Thế Dũng. Ảnh: Thúy Nga Nhà báo Phạm Huyền: Từ góc độ của chuyên gia giáo dục, PGS.TS Bùi Thế Dũng nghĩ sao?
PGS.TS Bùi Thế Dũng: Hơn 20 năm vừa qua, tôi đã có cơ hội chứng kiến sự phát triển của giáo dục nghề nghiệp, cộng tác với hầu hết các tổ chức quốc tế đã tham gia ở Việt Nam. Tôi cũng đang tham gia việc đánh giá chiến lược 10 năm vừa rồi và tư vấn cho việc xây dựng chiến lược 10 năm tới.
Theo tôi, có hai điểm cần đẩy mạnh trong thời gian tới. Thứ nhất là chuẩn hóa mọi khía cạnh liên quan đến đào tạo. Và cái này chúng ta đã học tập được chính qua con đường liên kết đào tạo với nước ngoài, để đủ lớn, đủ kinh nghiệm tự chuẩn hóa hệ thống của mình.
Thứ hai đó là hợp tác với doanh nghiệp. Về việc này, tự thân giáo dục nghề nghiệp đã làm rất nhiều, cũng có nhiều kinh nghiệm, nhiều bài học tốt. Nên tôi hi vọng cộng với chính sách hỗ trợ của Nhà nước, rồi truyền thông được đẩy mạnh thì doanh nghiệp sẽ tham gia nhiều hơn nữa. Và đấy chính là một yếu tố rất mấu chốt nâng cao chất lượng đào tạo.
Nhà báo Phạm Huyền: Vâng thưa quý vị độc giả, rõ ràng là nói tới Việt Nam và nói tới môi trường đầu tư kinh doanh thì nhiều quốc gia, doanh nghiệp thường coi lao động giá rẻ như một trong những ưu điểm của nguồn nhân lực nước ta. Nhưng rõ ràng “giá rẻ” trước đây là gắn với lao động giản đơn và chúng ta cũng hi vọng với sự phát triển của các mô hình giáo dục nghề nghiệp hiện đại như đào tạo chất lượng cao hay còn gọi là “du học nghề tại chỗ”, Việt Nam sẽ còn nổi danh bởi nguồn nhân lực chất lượng cao có sáng tạo, có đổi mới và có trình độ. Điều này cũng sẽ đóng góp rất tích cực cho sự phát triển của khoa học công nghệ, cho nền kinh tế của Việt Nam.
Xin cảm ơn các vị khách mời đã tham gia chương trình. Cảm ơn độc giả đã theo dõi.
VietNamNet thực hiện
" alt="“Du học nghề tại chỗ”: Thấy rõ lợi ích, doanh nghiệp sẽ ngày càng tích cực tham gia" />
- ·Nhận định, soi kèo Queretaro vs Pachuca, 08h00 ngày 30/1: Ai cũng có điểm
- ·Cô thủ khoa kép '5 trong 1'
- ·Giáo sư bị “phá bĩnh” trên sóng BBC nhận hết lỗi về mình
- ·'Gấu bông', thế hệ không giống ai?
- ·Nhận định, soi kèo Comunicaciones vs Deportivo Marquense, 10h0 ngày 30/1: Chặn đà tiến của khách
- ·Cậu bé “người rắn”, 6 tuần thay da một lần
- ·Hoàng Thùy Linh vai trần gợi cảm ngày đầu năm
- ·100% thiết bị đầu cuối tại Bộ KH&CN sẽ được cài đặt giải pháp bảo vệ
- ·Nhận định, soi kèo Brisbane Roar vs Western Sydney, 15h35 ngày 31/1: Khó cho chiếu trên
- ·Nam sinh thành 'chúa chổm' vì bao bạn gái
Khai thác lỗ hổng mới của sản phẩm công nghệ phổ biến để xâm nhập, tấn công hệ thống là 1 trong những xu hướng tấn công mạng nổi bật. Ảnh minh họa: Internet Theo đó, trong cảnh báo mới gửi các đơn vị chuyên trách về CNTT, an toàn thông tin các bộ, ngành, địa phương, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và ngân hàng, tổ chức tài chính trên toàn quốc, Cục An toàn thông tin đề nghị các đơn vị đặc biệt lưu 7 lỗ hổng an toàn thông tin có mức ảnh hưởng cao và nghiêm trọng, tồn tại trong các sản phẩm của Microsoft.
Cụ thể, các lỗ hổng an toàn thông tin vừa được cảnh báo gồm có: CVE-2024-30080 trong Microsoft Message Queuing; CVE-2024-30103 trong Microsoft Outlook; CVE-2024-30078 trong Windows Wi-Fi Driver; CVE-2024-30100 trong Microsoft SharePoint Server; 3 lỗ hổng CVE-2024-30101, CVE-2024-30102 và CVE2024-30104 trong Microsoft Office. Cả 7 lỗ hổng an toàn thông tin này đều cho phép các đối tượng tấn công có thể thực thi mã từ xa.
Để đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống thông tin của đơn vị, góp phần bảo đảm an toàn không gian mạng Việt Nam, Cục An toàn thông tin khuyến nghị các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp kiểm tra, rà soát và xác định máy tính sử dụng hệ điều hành Windows có khả năng bị ảnh hưởng bởi các lỗ hổng an toàn thông tin nêu trên. Trường hợp có ảnh hưởng, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cần cập nhật bản vá kịp thời để tránh nguy cơ bị tấn công mạng vào hệ thống thuộc phạm vi quản lý của đơn vị.
Song song đó, Cục An toàn thông tin cũng đề nghị các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp tăng cường giám sát và sẵn sàng phương án xử lý khi phát hiện có dấu hiệu bị khai thác, tấn công mạng. Đồng thời, thường xuyên theo dõi kênh cảnh báo của các cơ quan chức năng và các tổ chức lớn về an toàn thông tin để phát hiện kịp thời các nguy cơ tấn công mạng.
Trong 5 tháng đầu năm nay, hệ thống kỹ thuật của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia - NCSC thuộc Cục An toàn thông tin, đã ghi nhận hơn 425.000 điểm yếu, lỗ hổng an toàn thông tin tại các máy chủ, máy trạm, hệ thống thông tin của các cơ quan tổ chức nhà nước.
Cũng trong các tháng đầu năm vừa qua, hệ thống giám sát, rà quét từ xa của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia đã phát hiện trung bình mỗi tháng hơn 1.600 lỗ hổng trên 5.000 hệ thống đang mở công khai trên Internet.
Hằng tháng, Trung tâm NCSC cũng ghi nhận 12 lỗ hổng mới được công bố, có mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng, có thể bị lợi dụng để tấn công, khai thác vào các hệ thống của các cơ quan, tổ chức. Đây là những lỗ hổng tồn tại trên các sản phẩm phổ biến của nhiều cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp.
Chính vì thế, trong các cảnh báo định kỳ, Cục An toàn thông tin luôn khuyến cáo các đơn vị cần kiểm tra toàn diện và rà soát hệ thống của mình giúp xác định hệ thống của đơn vị mình có sử dụng các sản phẩm bị ảnh hưởng bởi các lỗ hổng được cảnh báo không, nhanh chóng đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời để bảo vệ an toàn thông tin. Đồng thời, liên tục cập nhật thông tin về các lỗ hổng mới, các xu hướng tấn công trên không gian mạng.
Hacker gia tăng tốc độ tận dụng các lỗ hổng mới để tấn công mạng
Hacker đang có xu hướng tăng tốc độ tận dụng các lỗ hổng mới được công bố để thực hiện tấn công mạng vào hệ thống của các cơ quan, tổ chức." alt="Nguy cơ hệ thống Việt Nam bị tấn công từ xa qua khai thác 7 lỗ hổng mới" />Các phân cảnh tình tứ, ăn ý của hai vợ chồng Ưng Hoàng Phúc. Nội dung MV xoay quanh nam ca sĩ nổi tiếng có tình cảm với cô bạn diễn xinh đẹp. Dù luôn bị vây quanh bởi ánh đèn sân khấu, nhưng phía sau lại là cảm giác thống khổ khi phát hiện người yêu lừa dối.
Đỗ Phong
Ưng Hoàng Phúc được bà xã Kim Cương nhường nhịn, chiều chuộngKhi Ưng Hoàng Phúc cho biết hai vợ chồng vượt qua mâu thuẫn rất tự nhiên vì rất đồng lòng, Kim Cương hài hước tiết lộ mình luôn là người “xuống nước” trước vì hiểu tính cách của ông xã." alt="Ưng Hoàng Phúc đánh nhau toát mồ hôi cùng vợ trong MV mới" />Siêu mẫu Thanh Hằng mới tham dự một sự kiện thời trang tại TP.HCM. Cô diện nguyên set đồ hiệu Dior khoe dáng sành điệu trên phố tại khu vực trung tâm. Dáng váy ngắn trên gối được chân dài kết hợp với boots cao cổ, túi xách hình hộp tôn lên phong cách cá tính, thời thượng. Đầm dáng suông in họa tiết là thiết kế trong BST Cruise 2022 của nhà mốt Dior ra tháng 6/2021 tại Pháp từng được Jisoo nhóm Blackpink mặc khi tham dự tuần lễ thời trang Paris tháng 9/2021. Thanh Hằng chọn tông trang điểm trong suốt để mang đến nét trẻ trung, tươi tắn. Kiểu tóc búi cao để lộ gương mặt xinh đẹp, làn da căng mịn không tì vết tôn lên nét cao quý. Phụ kiện vòng cổ, vòng tay kim loại được kết hợp đồng điệu giúp trang phục thêm phần sang chảnh, nâng tầm cá tính lẫn thần thái lôi cuốn. Sau khi ra mắt tiểu thuyết Mẹ Chồng, Thanh Hằng lại tất bật chuẩn bị cho dự án phim Quỳnh Hoa Nhất Dạ sẽ được bấm máy vào tháng 2/2022 sắp tới. Hoa hậu Phương Khánh, NTK Lý Quí Khánh và Thanh Hằng hội ngộ trong sự kiện. Phương Khánh cũng chọn túi Micro bag Dior làm phụ kiện cho set đồ khá nhẹ nhàng khi dự sự kiện. Thanh Hằng, Phương Khánh tham gia khá nhiều sự kiện giải trí trong thời gian gần đây và được yêu thích bởi gu thời trang tinh tế. Đ.N
Thanh Hằng, Võ Hoàng Yến diễn thời trang cùng mẫu nhí
Pink Show - sàn diễn thời trang dành cho thiếu nhi sẽ trở lại vào trung tuần tháng 1/2022 với chủ đề Pink Ocean. Nhiều gương mặt hàng đầu giới thời trang sẽ trình diễn trong chương trình.
" alt="Thanh Hằng, Phương Khánh trẻ trung, sành điệu 'dát' toàn hàng hiệu" />Bệnh nhân đang được hồi sức cấp cứu tích cực. Ảnh: BVCC. Ngoài nam thanh niên trên, các bác sĩ Bệnh viện E còn đang điều trị cho 6 nạn nhân khác. Trong đó, Khoa Chấn thương Chỉnh hình có 3 bệnh nhân. Điển hình là nữ bệnh nhân D.T.T (30 tuổi, mẹ của bé 3 tuổi đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương) bị đa chấn thương, chấn thương sọ não. Bệnh nhân bị xuất huyết dưới nhện bán cầu, gãy mâm chày phải, gãy hở hai mắt cá chân trái, gãy đốt bàn chân ngón III và gãy ngành ngồi mu trái. Bệnh nhân đã được cố định máng bột đùi cẳng bàn chân 2 bên, xử lý làm sạch, khâu các vết thương và đang chờ mổ kết hợp xương.
Khoa Chấn thương chỉnh hình - Y học thể thao còn 3 bệnh nhân đang tho dõi. Trong đó, nam bệnh nhân T.N.A (trú tại Hà Nội) đã được phẫu thuật cắt lọc, cố định ngoại vi cẳng chân, chuyển vạt da che phủ xương. Sức khỏe hai bệnh nhân khác ổn định, phần vết thương ít dịch, khô.
Như VietNamNet đã đưa tin, khoảng 16h ngày 5/4, tại ngã tư Võ Chí Công - Xuân La (Tây Hồ, Hà Nội) đã xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Ô tô 4 chỗ đã đâm liên hoàn 17 xe máy khiến 22 người bị thương. Trong đó, nam thanh niên trên và bé 3 tuổi (điều trị tại Bệnh viện Nhi trung ương) bị thương nặng nhất. Các bệnh nhân khác bị chấn thương như gãy xương, chấn thương phần mềm tiếp tục được theo dõi tại Bệnh viện E.
Vụ ô tô đâm 17 xe máy ở Hà Nội: Bé 3 tuổi vẫn phải cách ly với người thân
Theo thông tin mới nhất từ Bệnh viện Nhi Trung ương, sức khỏe của bé 3 tuổi bị thương nặng sau vụ ô tô đâm 17 xe máy ở Hà Nội đã có tiến triển tích cực nhưng vẫn đang được nhân viên y tế chăm sóc hoàn toàn." alt="Vụ ô tô tông 17 xe máy ở Võ Chí Công: Nam thanh niên 28 tuổi vẫn hôn mê sâu" />
- ·Nhận định, soi kèo Al Khor vs Al Ahli, 22h45 ngày 29/1: Khó cho cửa dưới
- ·Ngậm ngùi tiễn đưa GS Nguyễn Đăng Mạnh
- ·Vụ 500 giáo viên mất việc: Thống nhất kỷ luật bí thư, chủ tịch
- ·Giới trẻ dùng bạo lực để tìm lại sự công bằng?
- ·Nhận định, soi kèo Sturm Graz vs Leipzig, 3h00 ngày 30/1: Không nhiều động lực
- ·Vmusic,Quang Vinh, Minh Hằng quậy thả ga bên xe đạp khổng lồ
- ·Quang Lê phản hồi thông tin kết hôn với Hà Thanh Xuân
- ·Báo chí địa phương ‘nhập cuộc’ AI
- ·Nhận định, soi kèo Argentinos Juniors vs Tigre, 07h30 ngày 31/1: Lợi thế sân nhà
- ·86% ca Covid