Ông Đức cho hay: "Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi có nói về tiêu chuẩn lương và phụ cấp dành cho giáo viên. Theo đó, tất cả các loại phụ cấp sẽ không còn nữa và sẽ được đưa vào trong lương. Nhưng việc đưa phụ cấp vào trong lương như thế nào cần được tính toán sao cho hợp lý. Nếu như những đề xuất được nêu trong Dự thảo hiện nay thì về cơ bản không có gì đảm bảo cả. Quan trọng là thang bảng lương có đảm bảo cho người giáo viên có thể sống được hay không?".
Việc đưa phụ cấp vào trong lương cần được tính toán hợp lý. Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Theo ông Đức, Luật Giáo dục và Luật Lao động hiện đều đang được sửa đổi và vấn đề đặt ra là làm sao để 2 luật này phải thống nhất mức lương cơ bản của giáo viên phải cao hơn mức lương tối thiểu vùng.
"Nhiều trường chúng tôi có dịp đến như Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Bắc Hà, lương của cô nuôi chỉ 1,3 triệu đồng/ tháng. Hay như ngay tại Thanh Oai của Hà Nội, có những thầy giáo dạy hợp đồng 21 năm mà lương mỗi tháng cũng chỉ 1,3 triệu đồng. Nhiều sinh viên mới ra trường, mức lương cũng chỉ khoảng 2 triệu đồng thì làm gì có tiền mà học tiếng Anh hay nghiên cứu khoa học", ông Đức nói.
Đồng quan điểm, GS Trần Hồng Quân, Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam chia sẻ về đề xuất lương giáo viên tương đương với lực lượng vũ trang mà ông đã từng đưa ra.
"Mặc dù hiện nay lương giáo viên được xếp cao nhất trong khối hành chính sự nghiệp nhưng như vậy cũng chưa ăn thua. Điều này dẫn đến giáo viên giảm động lực với công việc của mình, bởi đồng lương chính từ nghề giáo còn không đủ nuôi sống bản thân chứ đừng nói đến gia đình”.
Theo GS Trần Hồng Quân, lương là vấn đề bức xúc của ngành giáo dục hiện nay, do đó Hiệp hội và Công đoàn Giáo dục Việt Nam cần có sự hợp tác để tìm ra các giải pháp và kiến nghị lên Chính phủ. Tuy nhiên, GS Quân cũng cho rằng cần phải hiểu cho cái khó của Chính phủ khi đội ngũ giáo viên không hề nhỏ.
TS Vũ Minh Đức bày tỏ mong muốn làm sao cho giáo viên có thể sống được bằng lương và ủng hộ đề xuất của ông Quân.
“Cần xem xét kỹ, cân đối nguồn lực của Nhà nước, nhưng nếu tiệm cận được với lương của lực lượng vũ trang thì rất tốt” - ông Đức nói.
Thanh Hùng
Đề nghị lương giáo viên ngang lực lượng vũ trang của GS Trần Hồng Quân đã làm nổ ra một cuộc tranh luận sôi nổi.
" alt=""/>Mong sao giáo viên sống được bằng lươngHoa hậu hoàn vũ 2015, Pia Alonzo Wurtzbach, 26 tuổi, là diễn viên, người mẫu, MC truyền hình, một chuyên gia trang điểm nổi tiếng của Philippines. Cô mang trong mình hai dòng máu Philippines và Đức.
Pia Wurtzbach chỉ có vẻn vẹn 4 tháng kể từ khi nhận được quyết định sẽ tham gia tranh tài ở đấu trường Hoa hậu Hoàn vũ 2015.
Tân Hoa hậu Hoàn Vũ 2015 có thân hình săn chắc, gợi cảm. |
Một đặc điểm dễ nhận thấy ở Pia là dù lịch trình bận rộn, hết sức mệt mỏi nhưng cô luôn vui vẻ, sôi nổi với bạn bè.
Pia là người cầu toàn. Thời gian chuẩn bị cho cuộc thi sắc đẹp toàn cầu, có những lúc cô tập luyện catwalk suốt cả giờ đồng hồ không nghỉ. Cô tuân thủ yêu cầu và hướng dẫn của các huấn luyện viên sao cho đạt dáng người chuẩn, vừa tự tin, tinh tế lại quyền lực và sang trọng.
Tân Hoa hậu Hoàn vũ có thần thái rạng rỡ |
Ngoài sự chuẩn bị về thể chất, Pia cũng phải rèn luyện một tinh thần cứng rắn. Bởi giống như những người thắng cuộc trong các cuộc thi sắc đẹp khác, cô phải đối mặt với rất nhiều thông tin trái chiều bất lợi.
Về chế độ ăn, đã có lúc Pia khá thoải mái, nhưng trong những tháng qua, cô phải tuân thủ chỉ dẫn nghiêm ngặt để đạt được trọng lượng cơ thể cần thiết. Pia chủ yếu dùng khoai lang, lòng trắng trứng, thịt ức gà, chuối và các loại rau xanh.
Phút đăng quang của Hoa Hậu Hoàn vũ 2015 |
Trong 3 năm qua, Pia còn đảm trách bài vở cho mục làm đẹp cho báo Inquirer. Là người đam mê trang điểm, cô dễ dàng nắm bắt, cập nhật các xu thế trang điểm, làm đẹp mới nhất trên thế giới.
Pia đã gây chú ý ngay từ đầu cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ năm nay và nhiều trang tin sắc đẹp đã xếp cô vào Top 10 người đẹp của cuộc thi năm nay trước đêm chung kết.
Cô có một số kinh nghiệm làm đẹp như sau:
- Đừng ngại thử nghiệm điều mới mẻ.
- Tận dụng lợi thế ánh sáng.
- Luôn sẵn sàng và chỉnh tề, nhất là trong công việc.
- Giữ vẻ tự nhiên.
- Giữ mái tóc bóng khỏe cả ngày.
- Đôi mắt sẽ có thần thái và sức mạnh với một đôi môi tự nhiên.
- Luôn khỏe mạnh, xinh đẹp nhất mỗi ngày trong tuần.
- Đừng đánh giá thấp sức mạnh của đôi môi đỏ.
Pia trình diễn tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2015 |
Thái An(Theo Starstyle, Inquirer)
" alt=""/>Tân Hoa hậu Hoàn vũ: Tín đồ của khoai, chuốiSự so sánh của ông Quân đã làm nổ ra một cuộc tranh luận sôi nổi.
Ngoài giờ dạy, giáo viên phải soạn giáo án, chấm bài, vào điểm, xử lý học sinh vi phạm, công tác chủ nhiệm... |
Xếp lương ngang lực lượng vũ trang là đúng
Đây là ý kiến của một bộ phận độc giả, mà đa phần là giáo viên.
“Giáo viên khổ hơn lực lượng vũ trang nhiều. Ngoài giờ dạy, họ phải làm ban đêm - soạn giáo án, chấm bài, vào điểm, xử lý học sinh vi phạm, công tác chủ nhiệm... nhiều lắm lắm” – chị Thu Hằng cho biết.
Độc giả Anh Tú nhận xét “Tôi thấy đề nghị tăng lương này rất chuẩn. Tăng lương cho giáo viên để họ cảm thấy đồng tiền đúng với chất xám bỏ ra. Đáng nhẽ phải làm điều này từ lâu rồi”.
“Lương giáo viên xếp ngang mức lương lực lượng vũ trang với điều kiện: Nhà trường phải có phòng bộ môn để giáo viên làm việc 8 giờ/ngày, toàn tâm toàn ý cho nhiệm vụ dạy học, giáo dục và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Cấm giáo viên dạy thêm, nếu bị phát hiện thì buộc thôi việc. Muốn dạy thêm thì ra khỏi ngành” – một độc giả đề xuất.
“Mọi so sánh đều khập khiễng” – chị Nguyễn Hồng Vân nhìn nhận. “Tôi đồng ý với đề xuất tăng lương cho giáo viên, phù hợp với năng lực và công sức của họ, vì nghề trồng người rất quan trọng. Tuy nhiên, tăng lương đồng thời cũng phải có chế tài để giáo viên không được dạy thêm ngoài giờ nữa, giảm áp lực học tập của học sinh và đỡ chi phí của các gia đình”.
Giữ nguyên lương, bỏ “bánh vẽ”
Tuy nhiên, một luồng ý kiến khác cho rằng không cần tăng lương cho giáo viên mà chỉ cần giảm bớt những thứ “râu ria”.
Một độc giả có thâm niên 36 năm trong nghề giáo viên, nhưng anh chỉ đề nghị cứ giữ nguyên lương như thế cũng được nhưng vứt bỏ những từ lóng lánh, bánh vẽ, tự sướng... như “cao quý nhất”, “kỹ sư tâm hồn”, “quốc sách” đi là được. “Vì nó mà làm khổ bao thế hệ làm thầy vì sự ngộ nhận, Đến lúc nhận ra thì đã quá muộn!” – độc giả này thẳng thắn nhận xét.
Độc giả khác đồng tình “Hãy xem dạy học như một nghề bình thường thì hay hơn xem là một nghề sang trọng”.
Anh Hà Thanh đưa ý kiến “Lương như vậy cũng được nhưng nên giảm bớt các loại hồ sơ, sổ sách, thi thố đi”.
Cho biết mình là người trong ngành giáo dục làm việc đến nay đã 41 năm, độc giả Hoàng Vinh bày tỏ “Tôi rất mong được ưu đãi lương nhưng không so bì với bên quân đội vì tôi biết dẫu là thời bình, họ vẫn phải hy sinh rất nhiều. Ví dụ như, khi tôi luôn luôn ở kèm cùng gia đình để nuôi dạy con cái nên người thì họ phải theo sự điều động đi tỉnh này tỉnh khác. Con cái mới là tài sản lớn nhất, hơn cả đồng lương”.
Còn một giáo viên khác cho rằng ngân sách Nhà nước lấy đâu nguồn để chi, nên tăng cao như đề xuất là không thực tế. “Đội ngũ giáo viên ai cũng mong tăng gấp đôi mức lương hiện nay là hạnh phúc lắm rồi”.
Bạn Quỳnh Anh nhìn nhận “Thực tế là không thể tăng được như thế vì lực lượng giáo viên quá đông, nhưng biết là không thể mà cứ nói ra lại thêm một lần làm các nhà giáo thấy tủi thân”. Chia sẻ về chính bản thân mình, Quỳnh Anh cho biết chị là tiến sĩ về nước công tác, trường xếp hệ số lương 3,0 tức là thấp hơn cả hạ sỹ - vị trí thấp nhất trong bảng lương của quân nhân (3,2) và họ chỉ 2 năm nâng lương 1 lần, mỗi lần 0,4. “Tôi cũng chả hiểu những người xây dựng chính sách có biết không? Hay nhà giáo ở nước ta chỉ sống theo khẩu hiệu?”.
Củng cố chất lượng rồi hãy đòi quyền lợi, ai muốn cứ chuyển việc
Đây là ý kiến của không ít độc giả trước đề nghị tăng lương giáo viên lên bằng lực lượng vũ trang.
Độc giả Nga Nguyễn cho rằng đề xuất quá vô lý khi so sánh như vậy. “Giáo viên là một nghề như bao nghề trong xã hội. Ai thích và yêu nghề giáo, phù hợp với tiêu chuẩn thì hãy vào ngành. Chứ như rất nhiều trường hợp không yêu nghề, trình độ kém mà làm giáo viên đang gây biết bao hệ lụy cho xã hội. Và học sinh tốt nghiệp phổ thông thi vào sư phạm nhằm mục đích tiến thân hay do không có khả năng vào ngành khác thì quá nguy hiểm”.
Độc giả này nói thêm “Nếu giáo viên dạy giỏi sẽ có thu nhập rất tốt và được mến mộ thực sự từ chính năng lực của người thầy. Còn nếu thực hiện như đề xuất này, chắc chắn ngành giáo sẽ phát sinh nhiều vấn đề tiêu cực hơn cả hiện nay. Giáo viên trình độ thấp lương ngang với người dạy tốt, ngang với những chiến sĩ bộ đội, công an ngày đêm vất vả thì quá vô lý”.
Anh Hà Huy Hùng đặt câu hỏi tương tự: “Điểm thi đầu vào của các trường công an, quân đội cao hơn điểm vào các trường sư phạm, đúng không? Thực trạng kết quả dạy học của không ít giáo viên vừa qua đã được phản ánh như vậy mà đòi hỏi tăng lương ư?”.
Trong khi đó, độc giả Đàm Nết đưa thắc mắc “Vậy sao các bạn giáo viên không chọn ngành công an, hay bác sĩ cho lương cao nhỉ? Đơn giản vì IQ của các bạn không qua khỏi “vòng gửi xe”, đúng không?”.
Tỏ ra bất bình với đề nghị tăng lương, một độc giả bình luận “Nói sợ giáo viên bỏ nghề vì lương thấp sao, vậy sao bao nhiêu cử nhân sư phạm thất nghiệp, rồi bán đất mấy trăm triệu để chạy vào làm giáo viên? Ai bảo không làm giáo viên nữa thì nghỉ đi”.
Anh Đức Phương cũng đồng quan điểm: “Theo tôi nghĩ, nếu giáo viên muốn chuyển nghề để họ chuyển. Khi chọn ngành vào học, xin việc làm, họ biết lương thấp sao vẫn vào? Ai làm nghề gì phải yêu nghề ấy, chứ có phải chỉ nghề giáo đâu”.
Độc giả Lưu Linh đề nghị “Nếu lương giáo viên bằng lực lượng vũ trang thì Nhà nước thực hiện tuyển dụng các tiêu chuẩn giáo viên giống như lực lượng vũ trang để nâng cao chất lượng giáo dục”.
Ngân Anh tổng hợp
- GS Trần Hồng Quân, Chủ tịch Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam đề xuất lương giáo viên phải được xếp ngang với lương của lực lượng vũ trang chứ không chỉ cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.
" alt=""/>Đề xuất lương giáo viên ngang lực lượng vũ trang: Hợp lý hay vô lý?