Diễn viên phim "Cha và con và..." Thanh Trúc đón tuổi 23 cạnh những bạn bè thân thiết nhất.
Kỳ Duyên: 'Duyên làm gì đã có người yêu,àmẹđơnthânThanhTrúchởbạođónsinhnhậttuổkết quả bóng đá vô địch tây ban nha Duyên còn đang sợ ế đây này'Diễn viên phim "Cha và con và..." Thanh Trúc đón tuổi 23 cạnh những bạn bè thân thiết nhất.
Kỳ Duyên: 'Duyên làm gì đã có người yêu,àmẹđơnthânThanhTrúchởbạođónsinhnhậttuổkết quả bóng đá vô địch tây ban nha Duyên còn đang sợ ế đây này'Sự kiện công bố nguyên nhân khiến Note7 phát nổ của Samsung tại Hàn Quốc đang diễn ra. Đại diện của hãng điện thoại Hàn Quốc đã công bố kết quả nghiên cứu và điều tra trong vòng 2 tháng vừa qua. Kết quả cho thấy nguyên nhân khiến Note7 phát nổ không liên quan đến phần mềm hay các phần cứng khác.
Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến lỗi cháy nổ của Note 7, và đều liên quan đến pin. Samsung đã tự tiến hành thử nghiệm và kiểm tra bên trong phòng thí nghiệm của mình, với hơn 700.000 kỹ sư, 200.000 chiếc Note7 và 30.000 viên pin của Note7.
Kết quả điều tra cho thấy có 2 lỗi được phát hiện trong các viên pin Note7 và của 2 nhà sản xuất pin khác nhau, Samsung SDI và Amperex Technology.
Lỗi đầu tiên được phát hiện trên những viên pin của Samsung SDI. Những viên pin Note 7 này có một lỗi thiết kế nằm ở góc trên bên phải, có thể dẫn đến đoản mạch. Thiết kế của viên pin này quá lớn so với khoảng trống bên trong của Note7, đặc biệt là Note7 lại có thiết kế màn hình cong. Thiết kế này dẫn đến việc các điện cực cũng bị bẻ cong và dễ tiếp xúc với nhau gây đoản mạch.
Trong khi lỗi thứ hai của nhà sản xuất Amperex Technology liên quan đến dây chuyền sản xuất. Samsung phát hiện thấy một lỗi sản xuất trong mối hàn của những viên pin này, các mối hàn này vẫn còn hở và là nguyên nhân khiến những viên pin dễ bốc cháy.
Ngoài 2 nguyên nhân liên quan đến pin, Samsung khẳng định không có phần mềm hay thiết kế phần cứng nào khác của Note7 gây cháy nổ. Do đó, những chiếc smartphone tiếp theo của Samsung chắc chắn sẽ không lặp lại sự cố như Note 7.
Theo Genk
" alt=""/>Samsung chính thức công bố 2 nguyên nhân khiến Galaxy Note7 phát nổPháp Sư là lớp tướng có uy tín bậc nhất trong LMHT, nhưng trong vài năm qua, phong cách chiến thuật và lối chơi của chúng đã trở nên lộn xộn và không theo kịp với tiêu chuẩn phát triển chung. Cũng giống như công việc mà Riot đã từng làm với các Đấu Sĩ và Xạ Thủ, họ đã tìm thấy cơ hội để nâng cấp một “đội hình” các vị tướng để đảm bảo chúng sẽ sẵn sàng đê chơi. Mục tiêu cuối cùng là đem lại sự khác biệt, gắn kết, sức mạnh cho Pháp Sư và cho chúng lí do đặc biệt để được lựa chọn…
Giữa Mùa Giải là sân khấu chủ đạo của các Pháp Sư!
Malzahar vẫn là một vị pháp sư có độ cơ động thấp, nhưng giờ hắn ta sẽ có thêm những người bạn đến từ hư không để gia tăng khả năng bảo vệ. Nhà Tiên Tri cũng có thêm khả năng áp sát giao tranh nhờ Nội tại mới, Chuyển Đổi Hư Không.
Chuyển Đổi Hư Không (Nội tại)
Malzahar nhận hiệu ứng của Chuyển Đổi Hư Không sau khi không phải hứng chịu sát thương trực tiếp trong một quãng thời gian. Trong thời gian hiệu lực của Chuyển Đổi Hư Không, Malzahar được giảm sát thương nhận vào và miễn nhiễm với các hiệu ứng khống chế. Chuyển Đổi Hư Không sẽ mất sau một quang thời gian ngắn khi Malzahar vừa nhận sát thương.
Tiếng Gọi Hư Không (Q)
Malzahar mở ra hai cánh cổng đến Hư Không. Sau thoáng chốc, chúng bắn ra những tia gây sát thương phép và làm câm lặng tướng địch.
Bầy Bọ Hư Không (W)
Malzahar triệu hồi một con Bọ Hư Không trong một quãng thời gian. Bọ Hư Không tấn công một tướng địch, quái to, quái khủng hoặc hỗ trợ tiêu diệt một đơn vị thì Malzahar sẽ triệu hồi một Bọ Hư Không mới tồn tại trong quãng thời gian tương tự. Khi có nhiều hơn ba con Bọ Hư Không tồn tại, chúng sẽ được gia tăng tốc độ di chuyển.
Ám Ảnh Kinh Hoàng (E)
Malzahar ếm lên tâm trí mục tiêu những hình ảnh ghê rợn và tàn độc, gây sát thương mỗi giây. Nếu mục tiêu chết trong thời gian ảnh hưởng, hiệu ứng lan truyền sang đơn vị bên cạnh và Malzahar được hồi lại năng lượng. Trợ thủ Bọ Hư Không của Malzahar sẽ ưu tiên những kẻ đang phải gánh chịu hiệu ứng.
Âm Ti Trói Buộc (R)
Malzahar vận dụng sức mạnh của Hư Không, áp chế mục tiêu tướng địch gây sát thương mỗi giây.
Những thay đổi của Brand ở Giữa Mùa Giải là muốn làm cho thế giới chìm trong ngọn lửa. Sẽ khó khăn hơn để Brand thiêu đốt những mục tiêu đơn lẻ, nhưng khi kẻ địch nghĩ rằng chúng ở sát nhau để an toàn, thì đây là thời điểm thích hợp cho Thần Lửa thổi bay chúng…
Bỏng (Nội tại)
Brand làm bỏng các mục tiêu bằng kỹ năng của hắn ta, gây sát thương phép theo thời gian dựa trên % máu tối đa của kẻ địch. Với 3 điểm cộng dồn, Bỏng sẽ trở nên không thể kiểm soát trong vài giây và phát nổ, gây ra một lượng sát thương lớn trên diện rộng dựa trên % máu tối đa của kẻ địch.
Vệt Lửa (Q)
Brand phóng quả cầu lửa tới phía trước gây sát thương phép thuật. Nếu mục tiêu đang bị bỏng, Vệt Lửa sẽ làm choáng nạn nhân.
Cột Lửa (W)
Sau một thoáng, Brand tạo ra một cột lửa tại vị trí đã chọn, gây sát thương phép lên những kẻ địch trong vùng ảnh hưởng. Những nạn nhân đang bị bỏng trúng chiêu sẽ phải nhận thêm 25% sát thương.
Bùng Cháy (W)
Brand tạo ra một vụ nổ ngay trên mục tiêu đã chọn, gây sát thương phép lên nạn nhân. Nếu mục tiêu đang bị bỏng, Bùng Cháy sẽ lan sang các kẻ địch cạnh bên.
Bão Lửa (R)
Brand phóng ra một chùm lửa xoắn ốc, gây sát thương phép mỗi lần nảy lên các mục tiêu. Nếu mục tiêu đã bị bỏng, Bão Lửa sẽ ưu tiên tướng trong lần nảy kế.
Vladimir vẫn là một pháp sư có khả năng trì trạc dựa trên lượng máu, nhưng khả năng tàn phá của hắn sẽ được gia tăng hơn trước.
Huyết Thệ (Nội tại)
Mỗi điểm Máu cộng thêm cho Vladimir Sức mạnh Phép thuật và mỗi điểm Sức mạnh Phép thuật cộng thêm cho Vladimir điểm Máu (không cộng dồn với chính nó).
Truyền Máu (Q)
Vladimir hút máu từ nạn nhân của hắn. Sau khi dùng Truyền Máu lần hai, Vladimir sẽ nhận được hiệu ứng Huyết Thệ trong vài giây kế tiếp và có hiệu quả với lần kích hoạt với Truyền Máu sau, tăng tốc độ di chuyển và sát thương cho hắn ta.
Hồ Máu (W)
Vladimir lặn vào một vũng máu và không thể bị định vị trong vài giây. Ngoài ra, kẻ địch trúng phải vũng máu sẽ bị làm chậm đồng thời Vladimir cũng rút máu từ chúng.
Thủy Triều Máu (E)
Vladimir tích trữ và tốn một lượng lớn số máu tối đa trong một thời gian để gia tăng sát thương cho Thủy Triều Máu. Khi kích hoạt, hoặc sau vài giây, Vladimir phóng thích lượng máu đó và gây sát thương. Khi đạt tối đa số điểm cộng dồn, Thủy Triều Máu làm chậm các mục tiêu trong vùng ảnh hưởng.
Máu Độc (R)
Vladimir tiêm nhiễm một khu vực bằng dịch bệnh. Kẻ địch bị nhiễm sẽ nhận thêm sát thương gánh chịu. Dịch bệnh gây thêm sát thương phép sau vài giây lên những kẻ bị nhiễm.
Zyra là một pháp sư có khả năng kiểm soát mục tiêu tuyệt vời với các mầm cây xanh trong LMHT, và Nội tại mới của cô nàng giúp cho cô tạo ra ảnh hưởng lớn hơn trước ở Đấu Trường Công Lí. Tạo cho Zyra chút ít thời gian để tạo ra khu rừng xanh của riêng mình, và cô nàng sẽ có rất nhiều cơ hội để khắc chế mở giao tranh…
Vườn Gai (Nội tại)
Hạt giống sản sinh xung quanh Zyra trong một khoảng thời gian quy định, xuất hiện nhanh hơn và tồn tại lâu hơn khi lên cấp (giới hạn số lượng hạt giống). Nếu một tướng địch bước vào hạt giống, nó sẽ bị phá hủy. Nếu Zyra kích hoạt Nở Rộ hay Rễ Cây gần hạt giống, cô sẽ trồng ra những cái cây. Những cái cây này cùng tấn công một mục tiêu sẽ gây ra ít sát thương hơn.
Nở Rộ (Q)
Zyra ném một bó gai vào chỗ chỉ định. Sau một khoảng thời gian trễ, nó phát nổ, bắn ra gai nhọn gây sát thương kẻ địch xung quanh. Nếu dùng lên hạt giống, Nở Rộ hóa thành Cây Gai bắn vào kẻ địch từ xa.
Xum Xuê (W)
Zyra đặt một hạt giống. Các phép dùng lên hạt giống sẽ biến nó thành cây chiến đấu cho Zyra. Nội tại của Xum Xuê tăng máu tối đa cho cây.
Rễ Cây (E)
Zyra gọi những sợi dây leo trồi lên từ mặt đất trói mục tiêu lại, gây sát thương và bám vào chôn chân những kẻ bước ngang qua. Nếu niệm vào một hạt giống, Rễ Cây sẽ hóa thành Dây Leo, với các đòn đánh cự li ngắn làm giảm Tốc độ Di chuyển.
Dây Gai (R)
Zyra gọi ra một bụi cây kì dị tại vị trí đã chọn, gây sát thương lên những kẻ địch lúc nó bành trướng ra rồi hất tung những nạn nhân trúng chiêu đi. Cây trong vùng tác dụng gây thêm sát thương.
Vel’Koz là con quái vật bạn chọn khi cần cấu rỉa từ xa hoặc… tia phân rã gây sát thương chuẩn!Làm tan chảy tuyến đầu, rồi phá nát tuyến sau.
Phân Rã Hữu Cơ (Nội tại)
Các kĩ năng của Vel’Koz cộng dồn các điểm Phân Rã Hữu Cơ lên kẻ địch. Kĩ năng thứ ba trúng đích sẽ tiêu thụ điểm cộng dồn và gây thêm sát thương chuẩn. Sát thương chuẩn tăng theo cấp và sức mạnh phép thuật.
Phân Hạch Plasma (Q)
Vel’Koz bắn ra một luồng plasma chia làm hai tia khi kích hoạt, hoặc khi trúng phải kẻ địch. Tia plasma gây sát thương và làm chậm khi trúng đích. Phân Hạch Plasma hồi lại một nửa năng lượng tiêu hao khi tiêu diệt một đơn vị, và vùng hiển thị mục tiêu giờ chỉ hiện lên với Vel’Koz.
Vết Rách Hư Không (W)
Vel’Koz mở ra một vết rách không gian dẫn tới vùng hư không, gây một lượng sát thương khởi điểm, và sau một thời gian sẽ phát nổ để gây sát thương lần hai.
Phá Vỡ Kết Cấu (E)
Vel’Koz khiến một khu vực phát nổ, hất văng kẻ địch lên không, và đầy lùi nhẹ những kẻ địch cạnh bên.
Tia Phân Hủy Sự Sống (R)
Vel’Koz phóng thích ra một luồng năng lượng tích tụ theo con trỏ chuột trong 2.5 giây, thứ sẽ sát thương và làm chậm kẻ địch. Mọi kẻ địch bị phân rã sẽ bị soi chiếu. Tia Phân Hủy Sự Sống gây sát thương chuẩn lên tướng bị soi chiếu, nhưng sẽ không làm kẻ địch bị phân rã nữa.
Khi đối đầu với các kẻ địch có độ cơ động cao, Cassiopeia là lựa chọn hợp lý. Một loại khống chế mới—”Sa Lầy”—ngăn kẻ địch Tốc Biến, lướt hoặc bấm lồng đèn để chạy đi trong thời gian hiệu ứng.
Rắn Cần Gì Giày (Nội tại)
Cassiopeia tăng tốc độ di chuyển theo cấp. Không cộng dồn với tốc độ di chuyển từ giày.
Vụ Nổ Độc Hại (Q)
Cassiopeia Cassiopeia tung chưởng Độc vào một khu vực sau thoáng chốc, nếu có tướng địch trúng phải, cô sẽ được gia tăng tốc độ di chuyển.
Chưởng Khí (W)
Cassiopeia phun độc thành hình cung trước mặt, để lại một đám mây độc trên mặt đất. Kẻ địch đứng trong chướng khí liên tục trúng độc, khiến chúng chịu sát thương theo thời gian, bị làm chậm và sa lầy.
Nanh Độc (E)
Cassiopeia tung ra một đòn đánh vào mục tiêu, hồi máu cho cô. Nếu bị trúng độc, mục tiêu chịu thêm sát thương. Nếu mục tiêu bị hạ gục, Cassiopeia được hồi lại năng lượng.
Cái Nhìn Hóa Đá (R)
Cassiopeia phóng thích một vòng xoáy năng lượng ma thuật từ đôi mắt của ả, làm choáng tất cả kẻ địch đối diện và làm chậm những kẻ dám quay lưng lại.
June_6th
" alt=""/>[LMHT] Những nâng cấp về Pháp Sư ở bản cập nhật Giữa Mùa Giải 2016