Khi nói về sự riêng tư cá nhân và bảo mật nói chung,ạiAImớicókhảnăngbắtchướcgiốnghệtgiọngnóicủabạnchỉsauvàicâxe tay ga mọi người thường nghĩ đến mật khẩu, dấu vân tay, và thậm chí khuôn mặt như những chiếc chìa khóa mở cửa thế giới của chúng ta. Nhưng còn giọng nói của bạn thì sao? Nếu ai đó có thể bắt chước giọng nói của bạn một cách hoàn hảo, họ có thể gây ra những thiệt hại gì? Nếu họ liên lạc với những người bạn biết, liệu họ có thể tìm được thông tin cá nhân về bạn không? Thật không may, chúng ta có thể sớm sống trong một thế giới mà nguy cơ đó là có thật, nhờ vào công nghệ học sâu cực kỳ mạnh, có thể bắt chước giọng nói của bạn bằng cách sử dụng bài một nói trong 60 giây.
Giao thông thường là cơn ác mộng tại các thành phố du lịch, nhưng tại Helsinki, bài toán đã được giải thông qua các dịch vụ đặt, thuê xe hay phương tiện trọn gói với một ứng dụng di động duy nhất. Giải pháp đã được triển khai ngay từ cơ sở, bắt đầu từ chính những người dân của thành phố. Thay vì sở hữu những phương tiện cá nhân, người dân được khuyến khích “thuê xe” thông qua các gói dịch vụ di chuyển công cộng (MaaS), từ tàu hoả, xe đạp, xe bus cho tới taxi với chi phí tiết kiệm. Helsinki đặt mục tiêu tới năm 2025, không người dân nào sở hữu ô tô cá nhân!
Whim, ứng dụng dịch vụ di chuyển của công ty Phần Lan, MaaS Global, đã hoạt động từ năm 2017, đưa Helsinki trở thành thành phố đầu tiên cung cấp dịch vụ thuê phương tiện giao thông toàn diện. Chỉ mất khoảng 60 euro/tháng để đăng ký gói rẻ nhất, người dùng đã có thể sử dụng các phương tiện di chuyển hàng ngày, so với mức phí bảo trì một chiếc xe cá nhân rơi vào khoảng 233-260 euro/tháng tại Phần Lan. Còn nếu thuê theo ngày, 49 euro/ngày là số tiền bạn phải bỏ ra để có một chiếc ô tô vi vu.
Các xe bus không người lái đã được thử nghiệm trên các con phố. Cùng với đó là những “hướng dẫn viên” (Helsinki Helpers) được lắp đặt tại các điểm du lịch trong thành phố, sẵn sàng cung cấp trợ giúp cho các du khách.
Thăm Helsinki, khách du lịch sẽ được trải nghiệm 143 giải pháp mà thành phố này đang áp dụng để đạt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2035. Ứng dụng Helsinki Road Map giúp chính quyền địa phương nhanh chóng giải tỏa các điểm ùn tắc, điều hướng giao thông, từ đó hỗ trợ cho các doanh nghiệp du lịch địa phương. Không chỉ vậy, 75% phòng khách sạn tại thành phố này đều đạt chứng nhận thân thiện với môi trường.
Du lịch ảo, mua sắm thật
Những lệnh giãn cách xã hội và hạn chế di chuyển thời kỳ đại dịch đã tác động tiêu cực tới ngành du lịch toàn cầu. Helsinki cũng không phải ngoại lệ, nhưng thành phố cũng nhanh chóng thích ứng với tình hình mới.
Ngay từ năm 2016, thủ đô Phần Lan đã xây dựng bản đồ số hoá chính mình. Mọi chi tiết của thành phố đều được dựng trên nền tảng 3D và dữ liệu được công khai cho tất cả người dân, cùng doanh nghiệp sử dụng với mục đích nghiên cứu và phát triển.
Với Helsinki phiên bản thực tế ảo dựa trên hình ảnh 3 chiều chất lượng cao, người dùng có thể thăm quan các địa danh nổi tiếng trong thành phố mà không nhất thiết phải chịu đựng cái lạnh của miền Bắc Âu. Không cần ra khỏi nhà, du khách vẫn có thể thăm quảng trường Senate Square hay khám phá phòng làm việc và nhà riêng của kiến trúc sư Alvar Aalto… là xu hướng du lịch thông minh mà thành phố này đang thúc đẩy với sự phát triển của khái niệm thế giới ảo (metaverse).
Zoan, công ty phát triển Helsinki thực tế ảo, cho biết “du khách có thể ghé thăm Helsinki của những năm đầu thế kỷ 20 hoặc vào một cửa hàng ảo mua sắm và các sản phẩm sẽ được chuyển tới tận nhà người mua qua đường bưu điện”. Các khả năng này còn bao gồm những trải nghiệm ảo khác như lễ hội âm nhạc và sự kiện thể thao.
Lauran Olin, trưởng phòng điều hành tại Zoan, khẳng định: “Ý tưởng là tạo ra một không gian tương tác kỹ thuật số và trải nghiệm chìm đắm không khác biệt giữa người dân và khách du lịch trong tương lai”.
Ghi nhận trong dịp lễ hội Ngày tháng Năm (May Day – lễ hội cổ xưa của một số nước châu Âu) diễn ra trong bối cảnh giãn cách xã hội vừa qua, đã có hơn 1,5 triệu người tham gia sự kiện âm nhạc ảo với các hình đại diện thay vì tụ tập trực tiếp.
“Metaverse” là từ khóa công nghệ năm 2021, nhưng ngành du lịch tại Helsinki, một trong những thành phố tiên phong ứng dụng các công nghệ mới tại châu Âu, đã cho thấy thuật ngữ này không phải vừa mới xuất hiện.
Vinh Ngô
100% tuyến đường bộ cao tốc sẽ lắp đặt hệ thống điều hành giao thông thông minh
Đây là một mục tiêu đến năm 2025 của Đề án “Xây dựng và quản lý khai thác, bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
" alt="Helsinki, thành phố du lịch thông minh nơi metaverse không còn xa lạ"/>
Có thể thấy, những điều khoản đưa ra trong hợp đồng trên đều có lợi cho phía đại lý và đẩy mọi rủi ro cho khách hàng. Nội dung của các điều khoản trên đều thể hiện rằng, giá bán xe Veloz Cross thực tế sẽ khác xa với giá nêu ra trong hợp đồng đặt cọc. Do đó, khi hãng xe tăng giá lên bao nhiêu thì khách hàng vẫn buộc phải chấp nhận mua với giá đó mà không có quyền thương lượng.
Ngược lại, nếu vì tăng giá, khách đổi ý, không mua nữa, khách bắt buộc mất trắng toàn bộ tiền cọc.
Trên thực tế, khi mua ô tô, thường chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1, khách hàng đặt cọc, giai đoạn 2 là ký hợp đồng mua bán chính thức và cuối cùng là bàn giao xe. Có những đại lý ô tô chân chính, tôn trọng quyền lợi của khách hàng thì vẫn có các điều khoản công bằng cho 2 bên. Cụ thể, tại hợp đồng đặt cọc mua xe, thường có điều khoản cho phép, nếu giá xe tăng, khách có quyền rút cọc.
Tuy nhiên ở trường hợp đại lý ô tô Toyota Vũng Tàu, điều khoản trên đã bị xóa bỏ khỏi hợp đồng. Khách hàng dường như đã chủ quan và nhầm lẫn về giá trị pháp lý của Hợp đồng đặt cọc và cho rằng, giá lúc đặt cọc cũng là giá mua xe.
Theo quy định tại Điều 16 Luật Bảo vệ người tiêu dùng, doanh nghiệp không được phép quy định trong các hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung khi giao kết với người tiêu dùng các điều khoản có nội dung: cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ quy định hoặc thay đổi giá tại thời điểm giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
Chính vì vậy, trước khi ký hợp đồng với đại lý, người tiêu dùng cần đọc kỹ các điều khoản trong hợp đồng, nếu phát hiện các điều khoản với nội dung cho phép thay đổi giá tại thời điểm giao xe, người tiêu dùng có thể yêu cầu đại lý loại bỏ các điều khoản này ra khỏi hợp đồng.
“Vì đây là lần đầu tiên tôi mua xe, tôi vốn thích mẫu xe này cũng như thương hiệu Toyota nên tin tưởng và không soi xét nhiều. Nhưng đổi lại, đại lý làm ăn kiểu giang hồ, không mua là mất cọc, thử hỏi 10 người đều cọc 50 triệu đồng và mất trắng như tôi thì đại lý họ kiếm được bao nhiêu”, anh Hợp nói thêm.
Như VietNamNet đưa tin trước đó, từ 1/8, Toyota Veloz Cross sẽ được điều chỉnh tăng giá bán niêm yết 10 triệu đồng. Chưa kể mẫu xe này hiện cũng bị bán chênh từ 60-80 triệu đồng.
Toyota Veloz Cross hiện phân phối tại Việt Nam được nhập khẩu từ Indonesia, xe được trang bị động cơ xăng tên mã 2NR-VE 4 xy lanh thẳng hàng DOHC, dual VVT-i, có dung tích 1.5 lít, sản sinh ra công suất 105 mã lực tại 6.000 vòng/phút và mô men xoắn cực đại 138 Nm tại 4.200 vòng/phút. Hộp số tự động vô cấp CVT, dẫn động cầu trước.
Xe tăng giá bán, “bia kèm lạc”, chất lượng bị bàn tán nhiều cộng thêm việc các đại lý liên tục gây bất lợi cho khách hàng chắc hẳn sẽ khiến Toyota Veloz mất điểm, doanh số bán xe sẽ bị ảnh hưởng đáng kể trong thời gian tới.
(Xem tiếp: Điểm lừa dối khách trong hợp đồng đặt cọc mua xe Toyota Veloz)
Y Nhụy
Mời bạn đọc chia sẻ video, thông tin tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
" alt="Mất trắng 50 triệu tiền cọc vì đại lý Toyota cài cắm điều khoản bất lợi"/>